CXN_090511_1218_Phải vì “lợi ích quốc gia”

Châu Xuân Nguyễn

Khi tôi viết bài và đưa ra giải pháp, có nhiều giải pháp để lựa chọn tùy theo mục đích của mình. Tôi chỉ chọn giải pháp nào tốt nhất cho 90 triệu dân tộc của tôi đang sống ở VN mà thôi, tôi không có “lợi ích sát sườn” gì ở Vn cả, ví dụ như có đầu tư BĐS, TTCK hay được trả tiền theo lối nào đó mà viết bài theo một lối nào đó v..v…
Chỉ viết vì lợi ích của dân tộc VN thôi. Tuy nhiên, ngay cả lợi ích 90 triệu người Vn thì cũng còn nhiều cách viết, lợi ích ngay trước mắt hay lợi ích về lâu về dài, dĩ nhiên là phải vì lâu dài, nhưng đôi khi lợi ích về lâu dài mà không đạt được, thất bại (như việc lật đổ ĐCS) thì phải đưa giải pháp tối ưu nhất và có lợi ích cho 90 triệu người nhất trong tương lai trước mắt.
Chủ để hôm nay đang là chủ đề nóng, cần được bàn cải vì có nhiều biện pháp giải quyết, nới lõng tín dụng (tức là tăng cung tiền và giảm lãi suất) hay tiếp tục thắt chặt tiền tệ.
Trước hết, tôi xin nói rõ quan điểm của tôi (vì lợi ích sát sườn nhất của 90 triệu dân tộc VN) là phải tiếp tục thắt chặt tín dụng theo nghị quyết 11 để tiếp tục kiềm chế lạm phát, đánh thắng tệ nạn lạm phát trong thời gian ngắn nhất để vãn hồi nền kinh tế lại với lạm phát 1 chữ số (<10%). Đây cũng là ý kiến của những nhà đầu tư ngoại quốc (những người này cũng không là thế lực thù địch hay lợi ích cá nhân của họ)

Không những cái lợi trước mắt là cuộc suy thoái này sẽ không kéo dài (nhưng cuối cùng hy vọng rằng ĐCS sẽ sụp vì sức chịu đựng của 90 triệu người hết nỗi) mà hạ lãi suất là không bảo vệ giá trị của vnd, nguy cơ phá giá là rất cao. (Nhớ lại hồi tháng 3, khi NHNN muốn người dân đổi usd ra vnd nhiều thì họ nâng lãi suất vnd lên từ 12% đến 14% và hạ lãi suất usd xuống từ 5% còn 2%.

Khi đó, người dân ùn ùn đổi usd trong tay thành vnd đi gửi nhân hàng lấy lãi suất vnd cao, như thế mới bảo vệ được giá trị của vnd trong thời gian mấy tháng. Bây giờ, giảm lãi suất ngân hàng sẽ có hiệu ứng ngược lại.

Nguyên tắc kinh tế của thế giới là muốn giữ giá trị tiền nội tệ là phải giữ lãi suất cao, như nước Úc, hàng tháng, cả trăm, cả ngàn tỉ usd từ khắp thế giới đổ vào, khi Úc muốn có thêm usd, họ chỉ cần nâng lãi suất nội tệ (dòng tiền thế giới là mỗi ngày có cả chục ngàn tỉ usd, nơi nào ổn định, lãi suất cao là họ vào chổ trũng đó). Khi tiền Euro, usd, British pound, Yen, D Marks etc…muốn hưởng lãi suất cao của Úc đều phải đổi thành aud tại Úc, vì nhiều nhu cầu nên aud sẽ tăng giá trị của nó, đó là phương cách nâng giá trị nội tệ của một quốc gia. VN cũng thế, nhưng nguồn tiền không là thế giới nhưng là của Việt Kiều, người VN giữ usd v.v..số này rất lớn.

Ngược lại, khi muốn hạ giá đồng nội tệ để tăng xuất khẩu, Úc lại giảm lãi suất. Lãi suất là công cụ duy nhất của Thống Đốc Ngân Hàng để điều hành tiền tệ, nên điều thiết yếu nhất là Thống đốc phải biết những hệ lụy khi tăng hay giảm lãi suất với 1 nền kinh tế. Nếu không đủ hiểu biết (vì chỉ biết kinh tế khối Cộng sản thôi) thì sẽ chỉnh cái này, hư cái khác, chỉnh cái khác, hư cái khác nữa…tiếng Anh chúng tôi gọi là: “The dog chasing his tail” tức là con chó lòng vòng tìm cách cắn đuôi của nó.

Quan điểm của TT Dũng bây giờ là một mặt nói là kiên quyết giữ vững nghị định 11, kiên trì chống lạm phát nhưng lại âm thầm nới lõng tín dụng bằng cách in thêm tiền, và giảm tín dụng, đứa tín dụng BĐS ra khỏi phi sản xuất để không còn giới hạn tín dụng… Những hành động này là không vì lợi ích của 90 triệu dân VN mà chỉ vì lợi ích của cánh hẩu, của vây cánh ở Bộ Xây Dựng đã bị mất tiêu lợi nhuận từ bong bóng bất động sản.

Tin liên quan:

Đọc hết 8 bài trên đây, các bạn sẽ thấy chỉ một nhóm nhỏ lợi ích cục bộ nên họ áp lực thả lõng kiềm chế lạm phát. Khi lạm phát trở lại thì chỉ có 90 triệu người dân khổ vì những cơn bão giá do phá giá vnd gây ra, lúc ấy thì con đường lãi suất cao để đánh lạm phát càng dài hơn, thời gian chống chọi suy thoái càng dài hơn và 90 triệu người dân càng khổ lâu hơn.

Theo tôi thì kinh tế CS này đang xuống dốc thậm tệ mà không có cách nào sửa chửa được, tất cả đều dẫn đến đường chết mà không biết chết cách nào, như tôi đã dự báo về cơn suy thoái mà ĐCS không thể nào tránh khỏi…Hậu quả của nới lõng tín dụng này sẽ là lạm phát tăng cao và nhanh, 50, 70% và sẽ có biểu tình, nỗi loạn đòi cuộc sống và ĐCS hy vọng sẽ sụp đổ vì đó. Còn nếu không giảm lãi suất, người dân sẽ bớt khổ hơn và hy vọng trong quá trình chống chọi suy thoái, người dân sẽ thấy rõ sự bất tài mà xuống đường biều tính lật đổ ĐCS này. Nói chung là đường nào cũng chết, chết sớm hay chết muộn mà thôi.

Bài Lãi suất tiền gửi: Thực dương hay thực âm? phản ảnh việc Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình đòi hạ lãi suất mà ông ta không biết rằng nếu lãi suất thực âm thì người dân sẽ đổi vnd ra usd và vàng để bảo tồn giá trị, vì nếu lãi suất âm thì sau 6 hay 12 tháng, vnd phải phá giá để cân bằng mức hoán chuyển usd – vàng – vnd.

Melbourne
05.09.2011
Châu Xuân Nguyễn

—————–

Phải vì “lợi ích quốc gia”

Ông Deepak Mishra.
Tư Giang

(TBKTSG) – Chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới Deepak Mishra trao đổi với TBKTSG về những thách thức của Việt Nam khi thực hiện Nghị quyết 11 trong bối cảnh các nhóm lợi ích đang tìm cách gây ảnh hưởng.

TBKTSG: Ông nhìn nhận như thế nào về những cam kết ổn định kinh tế vĩ mô của Chính phủ nhiệm kỳ mới?

– Ông Deepak Mishra: Chính phủ Việt Nam vẫn cam kết “ổn định kinh tế vĩ mô” như trong thông điệp nhậm chức của Thủ tướng. Điều này có nghĩa là Nghị quyết 11 vẫn tiếp tục được thực hiện, bao gồm duy trì mục tiêu tăng trưởng tín dụng và mức thâm hụt tài khóa đã công bố. Tương tự, cần phải dần hủy bỏ việc kiểm soát giá và các hạn chế định lượng (như trần lãi suất) và thay thế bằng những công cụ thị trường nhiều hơn. Ngoài ra, việc công bố số liệu, thông tin nhiều hơn và trao đổi tốt hơn với thị trường cũng giúp ích cho tiến trình thực hiện nghị quyết. Cuối cùng, bất ổn kinh tế vĩ mô của Việt Nam bắt nguồn từ những yếu kém về cơ cấu kinh tế, đầu tư công kém hiệu quả, quản trị doanh nghiệp nhà nước chưa tốt, sức khỏe của hệ thống ngân hàng không đủ mạnh… Tất cả đều là những vấn đề cần được giải quyết trong trung hạn.

TBKTSG: Nghị quyết 11 đã được thực thi hơn nửa năm, theo ông, có cần điều chỉnh điều gì cho phù hợp với thực tế?

– Các công cụ chính sách là không đồng đều trong quá trình thực hiện Nghị quyết 11. Chính phủ đang dựa quá nhiều vào các chính sách tỷ giá và tiền tệ để đạt được ổn định kinh tế vĩ mô, trong khi chính sách tài khóa lại được sử dụng chưa đúng mức. Theo tôi, điều chỉnh lại sự mất cân bằng này là rất quan trọng. Một tầm nhìn tài khóa trung hạn, đáng tin cậy, trong đó Chính phủ có thừa nhận các khoản dự phòng nợ sẽ giúp nâng cao niềm tin của nhà đầu tư.

TBKTSG: Nhưng ngày càng có nhiều nhóm đòi hỏi Chính phủ trợ giúp, nhìn ở góc độ khác là đang thử thách Nghị quyết 11, theo ông nên xử lý tình huống này như thế nào?

– Lợi ích duy nhất mà Chính phủ phải bảo vệ là lợi ích quốc gia. Thật không may, vì thiếu thông tin và số liệu tin cậy, những nhóm lợi ích khác nhau đang phàn nàn những điều khác nhau cứ như là sự thật. Ví dụ, Tổng cục Thống kê công bố, kinh tế tăng trưởng 5,6% trong nửa đầu năm 2011 và xuất khẩu tăng trưởng 33,7% trong tám tháng đầu năm 2011. Thế mà lại đầy rẫy những lời kêu ca rằng tín dụng không có và các doanh nghiệp thì đóng cửa. Thật khó giải thích hai diễn biến này. Theo tôi, một số vấn đề như vậy có thể được giải quyết bằng cách công khai các số liệu kinh tế tốt hơn và trao đổi những thay đổi về chính sách với thị trường nhiều hơn, rõ ràng hơn.

TBKTSG: Liệu Chính phủ có thể cân bằng giữa chống lạm phát và đảm bảo tăng trưởng, nhất là trong bối cảnh sức ép từ các nhóm đó ngày càng lớn?

– Việc ổn định kinh tế vĩ mô có thể gây trở ngại cho việc đạt được tăng trưởng kinh tế nhanh trong ngắn hạn, nhưng chúng lại bổ sung cho nhau trong trung và dài hạn. Không một quốc gia nào có thể tăng trưởng 7-8% trong thời gian lạm phát hai con số và tỷ giá hối đoái biến động mạnh. Vì thế, những gì Chính phủ đang làm hiện nay là vì lợi ích dài hạn của Việt Nam, bao gồm cả lợi ích của cộng đồng doanh nghiệp. Nếu Việt Nam muốn trở thành một quốc gia công nghiệp hóa hiện đại vào năm 2020, Việt Nam phải tìm được một giải pháp lâu dài cho những cơn sốt mang tính chu kỳ của nền kinh tế vĩ mô. Vì thế, điều quan trọng là mọi người nên ủng hộ những nỗ lực của Chính phủ.

TBKTSG: Hiện tại có nhiều chuyên gia cho rằng lãi suất cao có tác dụng ngược lên cuộc chiến chống lạm phát. Ông nghĩ thế nào?

– Có rất nhiều yếu tố làm lạm phát cao ở Việt Nam – từ những cú sốc bên ngoài cho đến những vấn đề chính sách bên trong. Câu hỏi khẩn cấp đối với các nhà hoạch định chính sách không phải là điều gì gây ra lạm phát (mà các nhà kinh tế rất thích tranh luận), mà là làm sao giảm lạm phát xuống nhanh nhất. Từ quan điểm đó, chúng ta cần hỏi, Chính phủ nên tăng hay giảm lãi suất (thực)? Nếu lãi suất thực được giảm xuống, tín dụng sẽ trở nên rẻ hơn, và vì thế các doanh nghiệp và hộ gia đình sẽ vay nhiều tín dụng hơn. Điều này sẽ làm tăng tổng cầu gần như ngay lập tức. Tăng tổng cung sẽ mất thời gian – vì thế cầu tăng sẽ được đáp ứng qua tăng nhập khẩu hoặc tăng giá. Cho nên, giảm lãi suất (thực) bây giờ sẽ  làm tiền đồng mất giá, hay thậm chí làm lạm phát cao hơn.

TBKTSG: Căn cứ vào những số liệu cập nhật về dự trữ ngoại hối, tỷ giá, lãi suất… thì ông có cái nhìn như thế nào về tình trạng kinh tế vĩ mô hiện tại của Việt Nam?

– Đánh giá của chúng tôi phụ thuộc vào một số yếu tố như sức khỏe của kinh tế thế giới, việc thực hiện hiệu quả Nghị quyết 11, độ sâu và rộng của các chương trình cải cách cơ cấu của Chính phủ… Nếu kinh tế thế giới không rơi vào suy thoái lần hai và Chính phủ kiên định thực hiện tất cả những biện pháp đã nêu trong Nghị quyết 11, chúng tôi hy vọng những ngày tốt đẹp hơn đang chờ phía trước. Tăng trưởng năm 2011 có thể cao khoảng 6%, cho dù lạm phát có thể vẫn còn cao trong bối cảnh mức lương tối thiểu sẽ tăng vào tháng 10 tới đây. Tuy nhiên, dự báo của chúng tôi có thể bị chệch đi vì rất nhiều rủi ro đang chờ phía trước không chỉ với nền kinh tế Việt Nam mà cả với thế giới.

TBKTSG: Theo ông những biến động gần đây như giá vàng, nợ công… trên thế giới có ảnh hưởng mạnh đến kinh tế Việt Nam?

– Kinh tế thế giới đang trải qua một giai đoạn bất ổn chưa từng có, và vì thế, giới đầu tư đang có xu hướng “hướng tới chất lượng”. Điều này đã làm tăng giá các loại tài sản tương đối an toàn như vàng và trái phiếu chính phủ (của một số nước), và làm giảm giá thị trường mới nổi như là một loại tài sản. Điều này có nghĩa chi phí vay sẽ cao hơn và nhu cầu với các sản phẩm nợ sẽ thấp hơn với các nước như Việt Nam. Rõ ràng, Việt Nam không thể cách ly hoàn toàn khỏi những ảnh hưởng của giá vàng tăng và khủng hoảng nợ tại các quốc gia phát triển.

Share this:

Like this:

Be the first to like this post.
  1. 05/09/2011 lúc 16:10 | #1
  2. 05/09/2011 lúc 16:40 | #2

    gởi bạn nxx says tôi đã gởi trả lời bạn mà không gởi đươc.
    cảm ơn sự chia sẻ và an ủi của bạn.
    thân chào bạn.

  3. QUANG HUNG
    05/09/2011 lúc 17:39 | #3

    Ai đang gởi tiết kiệm cho BIDV cần lưu ý:
    ngân hàng nhà nước Vn đo đ/c Bình làm thống đốc vừa ký QĐ:1974/QD-NHNN chuyển BIDV thành cty TNHH MTV do nhà nước cộng sản làm chủ sở hữu.
    như các đ/c đã biết khi quyền lợi & lợi ích hợp pháp bị xâm phạm…các bạn có thể kiện thằng nhà nước cộng sản này bồi thường được kh?cụ thể là thằng nào,3 Dũng hay 4 Sang….nếu không chắc x/đ được ai….nên r1t tiền ra mua vàng cho chắc ăn

    • Hồng Xương Long
      06/09/2011 lúc 01:28 | #4

      Mấy thằng cộng sản này vui ra phết. Trước đây thì trách nhiệm của ngân hàng là VÔ HẠN. Bây giờ, nghiệp vụ, nhân viên, ……. của ngân hàng cũng y như thế nhưng chúng bày trò ĐỔI TÊN, ĐỔI HÌNH THỨC, ….. để thêm vào chữ “HỮU HẠN” để có gì thì chúng nó giựt tiền của mọi người, nếu có ai kiện thì chúng nó nói rằng “chỉ trả nợ trong HỮU HẠN những tài sản thuộc về ngân hàng BIDV, còn chính quyền cộng sản thì không có trách nhiệm phải trả nợ của ngân hàng BIDV”.

      Thật ra, nếu tôi không nhầm, cách đây vài tháng, Việt Cộng đã làm động thái tương tự này đối với Agribank rồi.

      Và sắp đến, tôi cho rằng bọn chúng sẽ áp dụng đối với tất cả các ngân hàng còn lại như Vietinbank, Vietcombank, Eximbank,……….

      Ngoài ra, bọn cộng sản VN cũng sẽ tiến hành KẾT HỐI, KẾT KIM, ĐỔI TIỀN trong năm 2012. Mọi người hãy cẩn thận với các trò cướp này của bọn cộng sản.

  4. 05/09/2011 lúc 18:23 | #5

    1nxx says:
    02:05 Ngày 05 tháng 9 năm 2011

    Obama says: “…LÀ TÔI KHÔNG BỎ CUỘC VÀ CÓ PV NHÀ BÁO VÀO GIÚP TÔI VÀ SAU ĐÓ NÓ ĐÃ LÀM CHO TÔI PHẢI BỎ CUỘC, BẰNG CÁCH GÂY RA TAI NẠN GIAO THÔNG, NHƯNG TÔI ĐÃ KHÔNG CHẾT VÀ PHẢI MANG THƯƠNG TẬT, TRẦM TRỌNG SUỐT ĐỜI.”

    Tôi rất buồn vì câu chuyện oan ức của bác Obama, bác có thể viết chuyện của mình rồi đăng trên Dân làm báo cho hàng chục triệu bạn đọc trên khắp thế giới biết được không? Các thế hệ mai sau con cháu của chúng ta cũng cần phải biết bè lũ ác quỉ đảng giả danh csvn đã hành hạ dân tộc ta dã man như thế nào. Cảm ơn bác Obama.

    mến chào bạn 1nxx says đọc những dòng của bạn gởi cho tôi, tôi cảm thấy ấm lòng và nước mắt tuôn rơi, làm tôi đau hết cả đầu. bạn ơi, tôi đã muốn viết chuyện này từ lâu, nhưng vì nhiều lý do nên tôi không thể nào viết được.
    1/ trình độ học thức của tôi chỉ đến lớp ba, ngữ pháp không vững, nên tôi ngại sẽ phiền lòng người đọc.
    2/ cuộc sống của tôi hiện giờ thật là bi đát, tôi không còn tinh thần để mà viết,tôi không điên loạn,điều đó cũng là may cho tôi trong lúc này lắm rồi.
    3/nếu có thuận điều kiện để tôi viết, tôi cũng không thể viết trong lúc này, vì xem bài viết, chúng sẽ nhận ra tôi và thủ tiêu tôi ngay, tôi tin chắc là phải có.thân tôi hiện giờ có xác nhưng gần như không hồn. sự việc dù đã qua đi gần năm năm, vậy mà nó vẫn sống trong tôi từng ngày, từng giờ, trừ khi tôi vào giấc ngủ.bạn có biết không? chúa đã che chắn và thu xếp mọi điều cho tôi từ khi tôi bị bọn chúng hảm hại và cho đến hiện nay.tôi cũng không muốn sống để sẽ là gánh nặng cho những người thân quen, những con người, còn lại tình người.
    nhưng bạn ơi! tôi tin rằng một ngày không xa chúa sẽ thu xếp và lấy lại sự công bằng giúp tôi,giúp đứa con đơn độc và quá bất hạnh như tôi, tôi đã sống bằng tình người,tôi chưa làm điều gì phạm đức công bằng.bọn chúng cướp của tôi và giết tôi để mà bịt được nhiều đầu mối,lúc đó tôi như miếng mồi ngon gặp đàn thú đói, của cái gọi là thiên đàng xhcn cs.tôi kiên trì một mình đối phó với lũ cướp, mà trên danh nghĩa gọi là chính quyền.
    một lần nữa tôi cảm ơn bạn 1nxxsays tôi mong bạn đọc những diều này và tôi chúc bạn sức khỏe -hạnh phúc và bạn sẽ đem đến niềm vui hạnh phúc chia sẻ với những người bất còn hạnh đang gáng chịu bao nỗi kinh hoàng khốn khồ của chế độ khát csvn.

    thân mến
    obama

  5. Hồng Xương Long
    06/09/2011 lúc 01:21 | #6

    Mấy thằng cộng sản VN vì lợi ích của chúng nó trước nhất. Trong đầu mấy con vượn đứt đuôi đó làm gì có khái niệm “lợi ích quốc gia”, “tồn vong dân tộc” đâu.

    Mấy thằng này nới lỏng tiền tệ để đổ tiền vào chứng khoán, bất động sản đó mà. Để chúng nó thổi chỉ số VN index lên cao ngút trời để gạt những con thiêu thân chứng khoán cò con. Một hai tháng sau thì chứng khoán bốc hơi (vì có thực lực sản xuất kinh doanh gì đâu mà không bốc hơi chứ !!!), bất động sản bể bong bóng, ……………. rồi cả nền kinh tế sẽ đi chầu hà bá, lạm phát sẽ cực khủng, sản xuất sẽ đình trệ, người dân sẽ đói khắp nơi, trộm cướp sẽ khắp chốn, …….

    Khi đó chỉ cần một lời hiệu triệu, một tiếng kêu gọi toàn dân đứng dậy chống độc tài cộng sản thì sẽ có tác dụng tức thì. Mùa xuân Trung Đông – Bắc Phi sẽ bay tới dải đất hình chữ S, sẽ thổi bay bọn độc tài cộng sản bán nước xuống hố, thổi tung cái lăng thối Ba Đình đang lưu giữ xác cáo Hồ, dân Sài gòn sẽ đứng lên giật đổ bức tượng chó Hồ trước Ủy ban thành phố Sài Gòn. Hàng trăm nghìn bức tượng bán thân bằng thạch cao của cáo Hồ sẽ bị dân đập nát để làm xà bần đổ nền nhà cho các công trình xây dựng, ………. hàng triệu hình cáo Hồ sẽ bị xé nát đưa vào sọt rác.

  6. Lang
    06/09/2011 lúc 10:58 | #7

    potay rồi, bán nhà mua vàng , mua usd thôi….

Gửi phản hồi

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s