
–
Cổ phần hóa tất cả doanh nghiệp nhà nước là một động thái cần thiết để cởi trói nền kinh tế “định hướng xã hội chủ nghĩa” này. Nền kinh tế này bị những cty quốc doanh này trói buộc bước tiến và cần được tháo xiềng xích mặc dầu phải trả một giá rất đắt nhưng thà là trả một giá rất đắt bây giờ còn hơn là năm này qua năm nọ phải trả giá mỗi năm không kém lần trả giá này.Những trói buộc đó là:
1. Phân biệt đối xử nên kinh tế tư nhân không phát triển được
2. Hoang phí, tham nhũng, vận hành không hữu hiệu sinh lỗ lã triền miên mà phải bù đấp bằng thuế của 90 triệu dân tộc ta.
3. Thiết bị lạc hậu, quản trị cũ kỹ, nhân sự thiếu kinh nghiệm quản lý và tầm nhìn chiến lược của kinh tế hội nhập, cạnh tranh quốc tế, điều này không những trói buộc cty quốc doanh mà còn làm chậm bước tiến của cty tư nhân cạnh tranh vì quốc doanh được hỗ trợ thiên vị đặc biệt.
4. Vì hoạt động lỗ lã triền miên, TGĐ quốc doanh cố tình hạ mặt bằng lương của công nhân viên quốc doanh,, điều này làm mặt bằng lương tối thiểu bị kiềm hãm cho tất cả hơn 40 triệu lao động.
5. Vì mặt bằng lương thấp do điều 4. nên sức đóng thuế thấp (đầu tư công và hạ tầng yếu, quốc phòng yếu nên bị TQ ăn hiếp) và sức mua yếu (purchasing power) dẫn đến nền kinh tế dễ bị chi phối khi có lạm phát, suy thoái…
6. Tất cả những phát minh, sáng kiến của doanh nghiệp tư nhân (nếu là doanh nghiệp thay thế quốc doanh) không có cơ hội phát huy vì Tây Âu biết rằng vì yếu tố lợi nhuận, doanh nghiệp tư nhân sẽ khuyến khích mạnh phát minh, sáng kiến, từ đó phát triển toàn ngành (như EVN và Petrolimex độc quyền và bảo hộ nên họ rất chây lỳ trong sáng kiến và phát minh để hiện đại hóa cơ nghiệp của doanh nghiệp.
7. Những chỉ đạo hành chánh từ quan chức không hiểu rỏ đặc thù, khó khăn của hoạt động doanh nghiệp như thị trường, mẫu mã, tài chánh, lợi thế cạnh tranh, tồn kho, trưng bày, dòng tiền, lãi suất sản xuất, tài khoản vật tư, nhân công, vật tư, chuyên chở v.v. và hàng trăm vấn đề vận hành từng ngày của doanh nghiệp. Quan chức thì có 50 hay 60 năm kinh nghiệm…sáng xách ô đi, chiều xách ô về thì không thể nào nắm hết để chỉ đạo, chỉ có tư nhân với lợi nhuận sát sườn mới biết điều hành doanh nghiệp tốt nhất.
Vì những lý do này nên tất cả những nhà tài trợ cho Vn như IMF, ADB v.v..đều tăng áp lực cải cách mạng quốc doanh cho dù có thất thoát về tay quan chức như bài này.
Hãy đọc thêm 6 bài này nữa để thấy việc cổ phần hóa là phải làm ngay bây giờ.
Trích: “Một số điểm mới đáng chú ý là nghị định này cho phép doanh nghiệp được bán cổ phần cho cổ đông chiến lược trước khi tiến hành IPO; vẫn cho phép chuyển đổi trong trường hợp IPO không đạt một tỷ lệ nhất định…” hết trích. Đây là bước đầu, sau 6 tháng, nếu ăn nên làm ra thì cty tư nhân sẽ thúc đẩy thêm cổ phần hóa, điều này làm quá trình cổ phần hóa sẽ không trở về như cũ được, đó là một bước tiến khởi đầu.
Trích: “Trong cuộc gặp này, chủ đề thúc đẩy cổ phần hóa cũng đã được các chuyên gia đồng loạt kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ, xem đó như một trong những công việc cần tiếp tục được duy trì ngay cả trong thời điểm khó khăn.” hết trích. Hy vọng là tiến trình cph sẽ diễn biến suông sẽ.

Quá trình cổ phần hóa MobiFone đã trải qua nhiều lần lỡ hẹn.
▪ ANH MINH
12:26 (GMT+7) – Thứ Năm, 8/9/2011
Đề xuất cổ phần hóa và niêm yết bốn doanh nghiệp gồm Viettel, Mobifone, Habeco và Sabeco ngay trong năm 2012
Bốn “ông lớn” được nêu tên trong báo cáo này bao gồm Viettel, MobiFone, Habeco và Sabeco, những doanh nghiệp mà tiến trình cổ phần hóa và niêm yết đã được khởi động từ lâu, nhưng vì nhiều lý do khác nhau mà cho đến thời điểm này vẫn chưa được hoàn tất.
Ngoài việc cổ phần hóa và niêm yết các doanh nghiệp này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đề xuất việc thúc đẩy quá trình sắp xếp, cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước nói chung, theo đó sẽ chuyển đổi tất cả các doanh nghiệp nhà nước sang công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
Trong một diễn biến liên quan, kể từ ngày 5/9/2011, Nghị định 59 mới được ban hành thay thế cho Nghị định 109 về chuyển đổi doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần sẽ chính thức có hiệu lực với một số điểm mới.
Một số điểm mới đáng chú ý là nghị định này cho phép doanh nghiệp được bán cổ phần cho cổ đông chiến lược trước khi tiến hành IPO; vẫn cho phép chuyển đổi trong trường hợp IPO không đạt một tỷ lệ nhất định…
Đây là những điểm mấu chốt đang được các nhà đầu tư chiến lược đặc biệt quan tâm.
Đáng chú ý là trong cuộc gặp mặt các chuyên gia quốc tế vào ngày 6/9, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng cho biết là trong năm 2012, tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước sẽ được thúc đẩy trở lại sau một giai đoạn khá trầm lắng.
Trong cuộc gặp này, chủ đề thúc đẩy cổ phần hóa cũng đã được các chuyên gia đồng loạt kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ, xem đó như một trong những công việc cần tiếp tục được duy trì ngay cả trong thời điểm khó khăn.
Đầu năm nay, Thủ tướng đã có quyết định bổ nhiệm có thời hạn ông Phạm Quốc Doanh, hàm Vụ trưởng Vụ Kinh tế ngành, Văn phòng Chính phủ, giữ chức Phó trưởng ban chuyên trách Ban chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp, trong một nỗ lực kiện toàn tổ chức của cơ quan này nhằm thúc đẩy cổ phần hóa.
-
Dân Thanh Hóa16/09/2011 lúc 12:18 | #1
Với tình hình thị trường chứng khoán èo uột này, có IPO cuối năm nay cũng không có khách mua đâu bác Châu!
Thôi để các tập đoàn nước ngoài nhảy vào chi phối, dân em có tiền cũng mua vàng mua đô về cất tủ cho nó lành…
Cứ nhìn chứng khoán các bác “đánh lên’ rồi lại “xả hàng” mà chóng cả mặt! -
Lang