Châu Xuân Nguyễn
–
Đọc bài báo dưới đây thì biết ngay lý do, tham nhũng ảnh hưởng đến chất lượng của công trình, những công trình nhà máy điện chậm tiến độ cực kỳ mà không chủ đầu tư nào dám hé miệng vì mắc quai hết trơn rồi.
Dĩ nhiên khi EVN được lại quả thì phải cúng một phần lớn cho ông thầy 3 Dũng trông coi 19 Tập đoàn và tổng công ty, bổ nhiệm vào những chức CT HĐQT thì gọi là “mua quan bán tước”, tất cả đều có cái giá của nó, dép còn có giá mà.
Nhìn lại sắp hạng của Úc, hạng 6 đấy, sau Hà Lan, Thuy sỹ, Bỉ, Đức, Nhật Bản. Tôi vận hành doanh nghiệp Úc nên tôi cũng như họ, rất ghét và không chấp nhận tham nhũng, không bao giờ hiệp thương với tham nhũng cho dầu tôi ngồi ở ghế nào đi nữa.
Chính vì họ rất ghét nên khi Securency lòi ra, họ tống vào tù 6 tên ngay, nhưng Ba Dũng thì nói bên VN “chưa có dấu hiệu tham nhũng” thì bên Anh Quốc, tên dắt mối cho con Lê Đức Thúy đã bị truy tồ.
Nên nhớ tham nhũng ăn sụp cả những quốc gia đồ sộ như Mỹ, Úc, và chúng ta thấy rất rõ tham nhũng ăn sập tập đoàn, hệ thống nhà băng và sắp tới là ĐCS cùng Ba Dũng.
Melbourne
03.11.2011
Châu Xuân Nguyễn
————————-
Doanh nghiệp nước nào “thích” đưa hối lộ nhất?
AN HUY
02/11/2011 16:06 (GMT+7)
Kết quả cuộc thăm dò của TI cho thấy, tình trạng đưa hối lộ phổ biến nhất khi các công ty muốn giành được các hợp đồng từ khu vực kinh tế công, như các hợp đồng thu gom rác, làm đường, xây dựng…
Các công ty Nga và Trung Quốc có mức độ sẵn sàng cao nhất cho việc chi tiền hối lộ trong quá trình kinh doanh ở nước ngoài, hãng tin BBC dẫn báo cáo của Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) cho biết.
Tổ chức này đã thực hiện một cuộc thăm dò ý kiến của 3.000 lãnh đạo doanh nghiệp tại 28 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới về việc đưa hối lộ.
Kết quả, Nga và Trung Quốc là hai nước có điểm số tệ nhất, trong khi Hà Lan và Thụy Điển là hai quốc gia đi đầu.
“Việc Nga và Trung Quốc đứng cuối bảng trong chỉ số này là một vấn đề đáng quan tâm. Xét trong bối cảnh ngày càng có nhiều doanh nghiệp của hai quốc gia này vươn ra thị trường toàn cầu, ‘thói quen’ tham nhũng và đưa hối lộ của các doanh nghiệp này có thể có những ảnh hưởng không nhỏ tới những xã hội mà họ có hoạt động cũng như khả năng cạnh tranh bình đẳng của các công ty ở thị trường đó”, báo cáo của TI có đoạn viết.
Kết quả cuộc thăm dò của TI cho thấy, tình trạng đưa hối lộ phổ biến nhất khi các công ty muốn giành được các hợp đồng từ khu vực kinh tế công, như các hợp đồng thu gom rác, làm đường, xây dựng…
Riêng ở Nga và Trung Quốc, vấn nạn này còn nhức nhối trong các ngành dầu khí và khai mỏ. Trong khi đó, nông nghiệp là lĩnh vực có ít hoạt động hối lộ nhất trong số 19 ngành được thăm dò, ngành ngân hàng xếp thứ tư.
Dưới góc nhìn của TI, tình trạng đưa hối lộ ở Nga đặc biệt nan giải. Bên cạnh Nga và Trung Quốc, một số quốc gia đang phát triển lớn khác cũng nhận được điểm số kém trong xếp hạng về nạn hối lộ của TI như Ấn Độ ở vị trí thứ 19 hay Brazil ở vị trí thứ 14.
Trước thực trạng này, TI kêu gọi tăng cường luật pháp quốc tế để cấm các công ty đưa hối lộ ở nước ngoài. “Các chính phủ trong nhóm G-20 cần xem việc chống đưa hối lộ ở nước ngoài như một vấn đề khẩn cấp”, ông Huguette Labelle, Chủ tịch TI, phát biểu.
Kết quả cuộc thăm dò của TI cho thấy, tình trạng đưa hối lộ phổ biến nhất khi các công ty muốn giành được các hợp đồng từ khu vực kinh tế công, như các hợp đồng thu gom rác, làm đường, xây dựng…
Kết quả thăm dò cho thấy, nhiều doanh nghiệp đưa hối lộ gần như một thói quen khi làm ăn với doanh nghiệp khác hoặc khi giao dịch với các quan chức chính phủ. Theo TI, việc đưa hối lộ để giành các hợp đồng lớn trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng là sự lừa dối đối với người dân đóng thuế và có thể có ảnh hưởng xấu tới các tiêu chuẩn về an toàn.
* Dưới đây là xếp hạng hối lộ của TI với 28 quốc gia và vùng lãnh thổ được lựa chọn để khảo sát:
1. Hà Lan
2. Thụy Sỹ
3. Bỉ
4. Đức
5. Nhật Bản
6. Australia
7. Canada
8. Singapore
9. Anh quốc
10. Mỹ
11. Pháp
12. Tây Ban Nha
13. Hàn Quốc
14. Brazil
15. Hồng Kông
16. Italy
17. Malaysia
18. Nam Phi
19. Đài Loan
20. Ấn Độ
21. Thổ Nhĩ Kỳ
22. Saudi Arabia
23. Argentina
24. UAE
25. Indonesia
26. Mexico
27. Trung Quốc
28. Nga
-
DAIS02/11/2011 lúc 23:34 | #1
Vì sao Việt nam lại chấp nhận giao cho Trung cộng nhiều dự án lớn thậm chí bất lợi cả về lĩnh vực an ninh quốc phòng ?
Vì sao bộ sậu BCT thừa biết tác hại của dự án Boxit tây nguyên với hợp đồng với trung cộng là 50 năm và sau đó sẽ ra sao và chúng ta được gì và Trung Cộng được gì ? còn chúng ta mất gì thì đối với BCT không quan trọng .Rất nhiều cái vì sao , tại sao ….
Nhưng câu trả lời cho các tại sao đó là …. Vét cho đầy túi tham …. THAM NHŨNG là những vấn đề chính mà bộ sậu BCT không thể kìm chế được lòa mắt trước đồng tiền hoàn toàn không quan tâm đến quyền lợi của dân tộc Việt nam thậm chí con cháu của chính chúng nó con cháu của chính bộ sậu BCT … nhưng mưu sự tại nhân hành sự tại thiên …vì lẽ đó bọn chúng không ngờ mặt trái của tham nhũng chính là sự trì trệ của nền kinh tế hiện nay và những hệ lụy của nó là làm tan vỡ hoàn toàn các kho bạc mà bọn chúng hiện đã và đang vơ vét vì thế bất ổn xã hội sẽ gia tăng và Đảng từng bước mất dần các vị thế của nó trong lòng dân hiện trạng giải thể ĐCSVN là tất yếu .
Sau khi sát nhập , xử lý hệ thống nhà băng là đến xử lý tiếp hệ thống DNNN và các tập đoàn TcTy nhà nước … rồi tới xử lý các nhân vật sai phạm làm cho thế giới hạ mức tín nhiệm … một trong những vụ việc bao che Tham nhũng lộ thiên nhất đó là vụ tiền Pholyme mà qua năm 2012 vụ việc này sẽ báo hiệu sự tan rã trong nội bộ Đảng , Tiến trình nhà nước DÂN CHỦ sẽ phục sinh và phát triển .
-
03/11/2011 lúc 02:17 | #2
Hiện nay, Các nhà hoạch định chính sách của xứ Việt hay đưa ra những chính sách có tính “hoang đường”, được hiểu là những chính sách tồn tại trên giấy tờ nhưng hầu như lại không có tác dụng gì trên thực tế. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của những chính sách này: có thể là chúng không được tài trợ, không khả thi, hay đơn giản là định hướng sai ngay từ đầu.
Các quyết định đầu tư của Nhà nước thường bị chi phối và thao túng bởi các nhóm lợi ích đặc biệt. Khi EVN không thể thỏa thuận được hợp đồng mua bán điện với các nhà sản xuất điện trong nước thì nó lại phải mua điện từ Trung Quốc với giá cao hơn, các gói thầu EPC nhà máy điện cũng vậy !
Trong khi chính sách của Đảng và chủ trương của nhà nước tuyên truyền,la làng hằng ngày,… khẳng định rằng tập đoàn kinh tế tập trung vào những ngành chiến lược thì trên thực tế, tập đoàn này hiện đang mở rộng hoạt động một cách nhanh chóng và đầy tham vọng sang nhiều lĩnh vực khác nhau như bất động sản, dịch vụ tài chính, ngân hàng, lữ hành, và cả phân phối điện thoại di động nữa.
Càng ngày càng có thể thấy rõ là EVN đã nhầm lẫn trong khi xác định ưu tiên của mình. Bên cạnh việc đầu tư quá mức vào thủy điện thì việc EVN bành trướng hoạt động sang lĩnh vực viễn thông, dịch vụ tài chính, bất động sản không những không giúp thực hiện nhiệm vụ cơ bản của nó là “giữ vai trò chính trong việc đảm bảo cung cấp điện ổn định, an toàn cho sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội. Vì vậy,ở xứ Việt , mất điện đã trở thành câu chuyện hàng ngày. Mặc dù ai cũng biết rằng điện là một yếu tố đầu vào thiết yếu của sản xuất, thế nhưng chính sách năng lượng của xứ Việt lại có những sai lầm tai hại. Với việc đầu tư quá nhiều vào thủy điện, giờ đây Việt đang gặp phải tình trạng thiếu điện ngày càng trở nên trầm trọng trong mùa khô.
Theo chiến lược năng lượng của chính phủ của Lão Dũng cho giai đoạn 2006-2015, mỗi năm Việt Nam phải tăng công suất điện từ 17-20%. Nhiều dự án hiện nay đã bị chậm tiến độ một cách trầm trọng, đúng vào lúc mà nền kinh tế đang cần điện nhất. Đây là những dấu hiệu cho thấy EVN không đủ năng lực trong việc cung cấp điện để đảm bảo duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế kỳ vọng của chính phủ Lão Dũng! “chủ nghĩa tư bản thân hữu” đang sụp hầm xuống hố cả nút!
Ngày nào EVN chưa chấm dứt việc đầu tư nguồn nhân lực và tài lực khan hiếm của mình vào các hoạt động có tính đầu cơ, không nằm trong nhiệm vụ kinh doanh chính như viễn thông, tài chính và bất động sản… Ngày đó Lão Dũng đừng mơ tăng trưởng kinh tế ổn định vĩ mô… và dân xứ Việt sẽ còn khổ dài dài.. với tập đoàn kinh tế mang màu sắc “chủ nghĩa tư bản thân hữu” đội lốt xã hội chũ nghĩa hoang đường, với những thân xác đầu tàu lãnh đạo ở xứ Việt nhưng “hồn bướm mơ tiên” ở bên xứ Tàu xa xôi, đẩy xứ Việt xuống hố cả nút!
-
ST03/11/2011 lúc 06:39 | #3
14 thằng Bò chó tri vô học, rất ngu, rất tham, độc ác tàn bạo với dân, nhu nhược hèn hạ với TQ, bọn này không có năng lưc trình độ để điều hành cơ cấu lại bộ máy tổ chức chính trị kinh tế xã hội văn hoá giáo dục.
Quốc hội vừa rồi có người chơi sỏ 3dũng “đề nghị thủ tướng trực tiếp chỉ đạo giáo dục”
3dũng có học hành gì đâu mà chỉ với chỏ….
Cũng như QH giao 3dũng (trùm tham nhũng) làm Trưởng ban chống tham nhũng cho xong chuyện, đàng nào cũng chết thì chết cho mau sướng hơn…. -
Sy Dan
-
Nguyễn Trần Cường
-
03/11/2011 lúc 08:49 | #6
@Nguyen Tran Cường,
Luật chơi trong sân chơi là thế này:
1. Tôi và tất cả mọi ng đều bình đẳng
2. Tôi nói sai, nói láo ai thì tôi phải xin lỗi và Nguyễn trần cường nói láo, xuyên tạc về tôi thì phải xin lỗi.
3. Chưa xin lỗi là chưa trở vào được.
Châu Xuân Nguyen
-
-
CâyTre03/11/2011 lúc 08:45 | #7
Chúng ta thấy rõ trước 1975 và sau 1982….khi được “mở trói”!!và cuối cùng bao nhiêu Cán bộ cao cấp,cấp trung,cấp vừa và cấp thấp(gọi chung là Quan)đều có của ăn của để trong khi đồng lương chỉ có hạn….?!Do đâu,vì đâu thì ai cũng hiểu chỉ có bọn “Đầu trộm đuôi cướp”là không muốn hiểu mà thôi….!?Cho nên,bằng bất cứ giá nào,bằng mọi thủ đoạn nào miễn sao thực hiện “phi vụ”để có Tiền là OK!!Đa kim ngân phá luật lệ ấy mà…!!Bây giờ thì “No cơm ấm cật”rồi…!!Tô Tồng ngồng Chủ tịch Hà Giang là điển hình??và còn nhiều nữa!
Ngân Hàng Thụy Sĩ “mời gọi”các Quan chức đầu tư vào….!!Số này rất đông trong hệ thống của Đảng tham gia vô cùng “tích cực”đến nỗi Dân như con khô hố,mỏng như khô mực,như cá bạc má vậy….!!
http://www.google.com.vn/url?sa=t&rct=j&q=nguy%E1%BB%85n%20t%E1%BA%A5n%20dung%20su%20that&source=web&cd=5&ved=0CEcQFjAE&url=http%3A%2F%2Fnamvietnetwork.wordpress.com%2Ftai-s%25E1%25BA%25A3n-n%25E1%25BB%2595i-c%25E1%25BB%25A7a-nguy%25E1%25BB%2585n-t%25E1%25BA%25A5n-dung%2F&ei=PvCxTobXOqyZiQeOpvTnAg&usg=AFQjCNFwZLlzcO70rat0kHCd-ZZ8mXrKdA&sig2=KVih-Xzel7tQ3UywITGhgQ
Tài Sản 3D được Google quảng bá cho bàn dân thiên hạ biết,thấy và đọc….!!
Và Hồ Sơ Tham Nhũng nữa:http://www.google.com.vn/url?sa=t&rct=j&q=h%E1%BB%93%20s%C6%A1%20tham%20nh%C5%A9ng&source=web&cd=4&ved=0CC8QFjAD&url=http%3A%2F%2Fdanchuvietnam.wordpress.com%2F2009%2F09%2F30%2Fwebsite-%25E2%2580%259Cno-kia%25E2%2580%259D-d%25C6%25B0a-h%25E1%25BB%2593-s%25C6%25A1-tham-nhung-g%25E1%25BB%2599c-csvn-len-lien-m%25E1%25BA%25A1ng%2F&ei=N_GxTsiFM8qUiQe_7fjjAg&usg=AFQjCNHQriTl08XC9OEsSAF207Vn3hDgvQ&sig2=EeWeXp5M8WzM2QEe0shq-w
Có ai tin không??Saigon,3/11/2011-8h45′. -
Tổ Quốc là trên hết
-
Duyên Vương03/11/2011 lúc 16:22 | #9
Đầu tư và đầu cơ là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau, tại VN đa phần là đầu cơ, nhiều tiền nhất và cũng lũng đoạn nhất là lãnh vực công. Tất cả các lĩnh vực hiện nay tại VN nếu muốn khá lên chỉ còn cách xoá bàn làm lại từ đầu. NTC theo thói phê phán chủ quan, suy nghĩ dể dải ở VN, không hiểu tính anh CXN nên phán bậy.
Hôm nay vừa xem xong chương trình: Giáo sư Cù Trọng Xoay” trên VTV3 thấy ông ấy chê “xéo” người khác là chém gió “chưa tới” và trình độ chưa tới…
Em thì thích xem hài của chương trình này nhưng em bị không thuyết phục ở những điểm như sau của ông Xoay là:
1/. Nếu anh nói trình độ của người ta chưa tới. Vậy sao anh không chỉ ra luôn rằng: chưa tới ở những điểm nào???
2/. Nói thì phải đi đôi với làm, có lý thuyết thì phải có thực hành thì mới có thể thuyết phục người khác. Vậy anh có bằng chứng để chứng minh những điều anh nói ra không???
a/. Về lý thuyết: Xin anh định nghĩa cho những người ngu dốt như tụi em hiểu: Thế nào là “tới” và thế nào là “chưa tới”??? Có ví dụ cụ thể?
b/. Về thực hành: Để chứng minh rằng anh là đỉnh cao của trí tuệ loài người-> anh có “chém gió” ai chưa? Và điều này nói lên trình độ anh ra sao???