19/11/2011AdminĐể lại phản hồiGo to comments
Hồng Quý
Theo: VEF.VN
–
(TTHN) – TTCK từ hồi tháng 06.2011 đến giờ thì tuột dốc không phanh. Hôm nay là thấp nhất trong 33 tháng và đây chỉ là bắt đầu của suy thoái dài 7 năm. Đừng thấy tình hình này mà nghĩ là đáy, đáy còn sâu lắm, bỏ tiền ham rẻ thì ôm hận, cứ mua usd và vàng là chắc cú nhất.
Chỉ có dân đen là chịu khổ thôi, còn tư bản đỏ và cánh hẩu, vây cánh của bọn họ vẫn sung sướng.
Châu Xuân Nguyễn
————-
Tiếng thở dài trên sàn chứng khoán
Tác giả: Hồng Quý
Bài đã được xuất bản.: 7 giờ trước
(VEF.VN) – Giờ này, chính các công ty chứng khoán, các quỹ trong và ngoài nước và các ngân hàng – cũng đang thở dài. Thở dài lo cho số tiền cứ mòn dần theo chỉ số. Thở dài lo cho tương lai và thở dài không biết sân chơi chính của họ bao giờ đông vui, màu mỡ trở lại.
Hà Nội những ngày đầu đông thật đẹp. Trong khi tâm hồn đang đắm chìm trong vô vàn lãng mạn thì cái bụng thực đang có nguy cơ trống trải trong những ngày giá rét sắp tới. Những tín hiệu mới không hề tốt lành đang vây bủa nền kinh tế Việt Nam, vốn vẫn chưa qua được cơn đau yếu trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế lan tràn khắp toàn cầu.
Kinh tế Việt Nam đang đối mặt với muôn vàn khó khăn: hệ thống ngân hàng trước nguy cơ nợ xấu tăng cao, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng bị đẩy lên mức “khủng”; thị trường bất động sản tiếp tục trầm lắng trong khi hầu hết DN trong ngành phải gánh chịu chi phí lãi vay khá lớn khiến rủi ro tại các công ty này tiếp tục tăng cao. Ngoài ra, chi phí lãi vay vẫn tiếp tục ở mức cao cũng khiến nhiều doanh nghiệp hoạt động khó khăn hơn…
Phản ánh đầy đủ những khó khăn đó, thị trường chứng khoán Việt Nam đã ghi nhận những tin xấu nói trên thành điểm số theo chiều thẳng xuống. Tuần qua, thị trường gần như không đón nhận thông tin nào thực sự tích cực. VN-Index tiếp tục đà suy giảm của mình và chính thức mất mốc 400 điểm, đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần VN-Index lùi về mức 396,3 điểm. Trong khi đó trên sàn HNX-Index đã thiết lập đáy thấp nhất trong lịch sử tại mốc 63,6 điểm. Xin nhắc lại, đáy thấp nhất trong lịch sử.
Chứng khoán Việt Nam lúc này cũng mới chỉ là khởi đầu của một mùa đông giá lạnh, thua lỗ, chán chường? (ảnh minh họa).
“Trước đây ít ngày còn nghĩ, mọi khó khăn đã bộc lộ ra hết. Tin xấu đã cạn và giờ là lúc trông chờ nền kinh tế bắt đầu hồi phục. Vậy rồi tin xấu lại vẫn cứ về, khó khăn vẫn y nguyên. Không biết bao giờ kinh tế hết xấu”, Trần Đông Sơn, chuyên viên môi giới dạn dày kinh nghiệm đang làm việc tại Công ty Chứng khoán Đông Dương, nói trong tiếng thở dài ngao ngán.
Nhưng những tín hiệu xấu của ngày hôm nay vẫn chưa đáng ngại bằng tín hiệu của sự lo lắng về lâu dài. Khủng hoảng kinh tế và khó khăn chồng chất không còn xa lạ với doanh nghiệp cũng như người dân trong mấy năm gần đây. Mỗi lần khó khăn, các cơ quan chức năng đều nỗ lực đưa ra giải pháp khắc phục. Mỗi lần như thế, doanh nghiệp và nhà đầu tư lại chờ đợi và kỳ vọng những tín hiệu lạc quan về chính sách từ trên đưa xuống. Tuy nhiên, thời điểm này, có vẻ như kỳ vọng đó không còn hào hứng như trước. Nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài, chưa hoàn toàn tin tưởng vào sự thành công của các mục tiêu mới đề ra.
Thay vào đó, các nhà đầu tư tin vào những nhận định như của Standard & Poor’s (S&P) đưa ra ngày 9.11 vừa qua. Cụ thể, S&P điều chỉnh đánh giá mức độ rủi ro trong hệ thống ngân hàng của Việt Nam từ “Nhóm 9″ lên “Nhóm 10″ (“Nhóm 1″ là nhóm có mức độ rủi ro thấp nhất còn “Nhóm 10″ là nhóm có mức độ rủi ro cao nhất. Các quốc gia thuộc nhóm 10 có tên cả Hy Lạp). Tổ chức này cũng gia tăng mức độ rủi ro của nền kinh tế từ “9 điểm” lên “10 điểm”. Mức điểm rủi ro kinh tế “10″ mà S&P dành cho Việt Nam phản ánh “rủi ro rất cao” đối với sự linh hoạt của nền kinh tế, sự mất cân bằng kinh tế và rủi ro tín dụng “cực kỳ cao” trong nền kinh tế.
Có những tiếng thở dài lo lắng. Sau bao nhiêu nỗ lực, kết quả vẫn là sự khó khăn thể hiện trong từng câu chữ từ một tổ chức uy tín như S&P? Hồi đầu năm, Chính phủ cũng đã thông qua Nghị quyết 11 nhằm kiềm chế lạm phát qua cắt giảm đầu tư công nhưng giải ngân cho các dự án vẫn tiếp tục tăng. Như vậy, cần phải có những hành động quyết liệt hơn nữa mới có thể đạt mục tiêu này, và lấy lại niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường.
Trong bối cảnh đó, hầu hết các công ty chứng khoán đều rụt rè trong những khuyến nghị đầu tư của mình.
“Chúng tôi tiếp tục khuyến nghị nhà đầu tư ưu tiên giữ tiền mặt. Việc bắt đáy nếu có, phải ý thức được cửa kiếm lợi nhuận chỉ là cửa hẹp”, các chuyên gia của Công ty Chứng khoán VNDirect cảnh báo.
Khách hàng của VNDirect khi đọc được những khuyến nghị đó hẳn sẽ không nén nổi tiếng thở dài. Nhưng không chỉ có họ. Các nhà đầu tư khác ở các sàn khác trên cả nước cũng không vui gì hơn. Họ đang ở trong một cuộc chơi mà hy vọng kiếm lời đang ngày càng nhỏ trong khi rủi ro lại quá lớn, hoàn toàn không phù hợp với quy luật kinh tế rủi ro cao – lợi nhuận lớn (high risk – high return).
“Nhà đầu tư nhỏ lẻ chơi sao nổi trong thị trường kiểu này? Lúc dễ còn khi ăn khi thua, giờ khó cỡ này chỉ may ra các đại gia mới chơi nổi”, bà Phạm Anh Thư, một nhà đầu tư hầu như không ngày nào không ngồi ở sàn chứng khoán Phương Đông ở TP.HCM, than vãn.
Nhưng không hẳn như bà nói. Giờ này, chính các công ty chứng khoán, các quỹ trong và ngoài nước và các ngân hàng đầu tư – những tay chơi chính, những nhà tạo lập thị trường – cũng đang thở dài. Thở dài lo cho số tiền cứ mòn dần theo chỉ số. Thở dài lo cho tương lai và thở dài không biết sân chơi chính của họ bao giờ đông vui, màu mỡ trở lại.
Có lẽ, ở đâu đó trong văn phòng của Ủy ban chứng khoán trên đường Trần Quang Khải cũng đang có những tiếng thở dài âu lo, trăn trở. Hy vọng những trăn trở của họ sẽ làm đỡ đi những tiếng thở dài của công chúng đầu tư, những người khốn khổ của năm 2011.
Hà Nội mới đầu đông. Những đêm giá rét nhất vẫn còn ở phía trước. Không chừng, cái cảnh thê thảm của sàn chứng khoán Việt Nam lúc này cũng mới chỉ là khởi đầu của một mùa đông giá lạnh, thua lỗ, chán chường.
-
19/11/2011 lúc 00:40 | #1
Mấy cái cọc đểu này mà giá tận 7 tỷ đồng vãi quá
http://danlambao.blogspot.com/2011/11/phan-luong-giao-thong-may-cai-coc-eu.html
-
DaoUu
-
19/11/2011 lúc 02:53 | #5
Ðầu tư chứng khoán : Công nghệ bốc hơi
========================
Bí quyết đầu tư của một đại gia Đầu tư chứng khoán, BẤT ĐỘNG SẢN kinh doanhTư bản vàng lỗ tỉ đô la
Tư bản trắng mất hơn nữa là
Thương hại thị trường đầy non trẻ
Đầu tư bỏ chạy cổ phiếu sa
Niềm tin vào Tương lai thẳng tiến
Chiến lược kế hoạch bỏ vốn xa
Sàn giao dịch khóc cười chơi luật
Chứng khoán : may rủi bốc hơi mà !
HÒN NGỌC VIỄN ĐÔNG : Em Gái Sài Gòn ngày xưa khoảng năm 1961 TRONG MẮT ANH Ba Lê…he he he
Tuột dốc không phanh không điểm dừng
Bão lốc giảm giá tài sản bưng
Nhiều đại gia mất ăn mất ngủ
Ác mộng cổ vào thòng lọng thừng
Người chơi đành bán đổ bán tháo
Choáng váng mất máu nhảy cà tưng
Hạ rơi ngàn tỷ đồng sứt mẻ
Ai cũng âu lo chóng hết mừng
Phụ nữ Sài Gòn : Áo dài và mini jupe năm 1968
Thương cho Tổ Quốc vào giai đoạn
Giao thời Toàn Cầu đầy bất an
Kinh tế thị trường cần chứng khoán
Đầu tư viễn kiến vững bền van
Nài xin đầu cơ mau dừng cánh
Mong vì Quốc Dân tránh lụn tàn
Mạo hiểm máu làm giàu lương thiện
Việt Nam ra biển lớn bạt ngàn .. ..
Nguyễn Hữu Viện
HÒN NGỌC VIỄN ĐÔNG : Sài Gòn ngày xưa năm 1945 THẬT COOL ! ….KHÔNG CÓ Tiếng thở dài trên sàn chứng khoán
-
thang he
-
Đảng có thể sai,Bác có thể sai,nhưng Mao chủ tịch”ĐÉO”bao giờ sai19/11/2011 lúc 09:02 | #7
Trong quý 3, CTCP Quốc Cường Gia Lai (HOSE: QCG) lỗ hợp nhất hơn 26 tỷ đồng, gấp 2 lần so với mức lỗ 12 tỷ đồng của công ty mẹ.
http://vietstock.vn/ChannelID/737/Tin-tuc/207303-qcg-quy-3-lo-hop-nhat-26-ty-dong.aspx -
mannn
-
Đọc báo Vẹm19/11/2011 lúc 09:10 | #11
Bây giờ nhớ lại những câu nói của Ông Nguyễn Sinh Hùng mà thấy nổi da gà:
1. “Với những chính sách điều chỉnh thị trường hiện nay, tôi đảm bảo TTCK sẽ lên giá và có chất lượng hơn. Nếu là nhà đầu tư chứng khoán thì lúc này tôi sẽ mua cổ phiếu”. Trả lời phỏng vấn Báo Tuổi trẻ ngày 6/3/2008
2. “Thị trường đã giảm đến đáy, nên trong điều hành Chính phủ quyết tâm không để giảm thêm. Thời điểm này, nếu nhà đầu tư nào bán tháo cổ phiếu thì sẽ thất bại, ngược lại người nào có quyết định mua vào thông minh sẽ thắng“.
Đây là khẳng định của ngài PTT Nguyễn Sinh Hùng tại Lễ kỷ niệm ba năm thành lập và đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba của Trung tâm giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HASTC) ngày 19/3/2008
Khi ngài PTT nói 2 câu trên thì chỉ số giá chứng khoán đang đứng ở mức khoảng trên dưới 600 điểm, sau thời điểm ngài PTT phát biểu thì mọi người đều biết giá chứng khoán đã đi xuống một lèo và đáy thực sự của TTCK là khoảng 220 điểm.
-
nguyentuananh269Thnahnhan
-
20/11/2011 lúc 00:30 | #16
“ Mỗi lần khó khăn, các cơ quan chức năng đều nỗ lực đưa ra giải pháp khắc phục. Mỗi lần như thế, doanh nghiệp và nhà đầu tư lại chờ đợi và kỳ vọng những tín hiệu lạc quan về chính sách từ trên đưa xuống.”
Lần nầy thì đừng chờ đợi và kỳ vọng làm gì vô ích , sẽ chẳng có tín hiệu lạc quan nào đâu , đơn giản vì đã hết thuốc chửa rồi . Hảy suy nghĩ , tìm cách bỏ của chạy lấy người đi .