KT – 225 – 111811 – Hệ quả của biện pháp hành chính đã bộc lộ

19/11/2011  Để lại phản hồi Go to comments

https://i0.wp.com/1.bp.blogspot.com/-jAT9dHPXMlg/Tr8hVpyYnoI/AAAAAAAAAFI/jXqcsk_oe0s/s200/downturn.jpg

Nguyễn Minh Cường

Theo:  SGTT

(TTHN) – Đây là bài viết chỉ trích những quyết định hành chính của NHNN. Trong bài Vài lời với Thống Đốc NHNNVN Nguyễn Văn Bình 28.10.2011, tôi đã viết : “Hậu quả là người dân rút tiền hết ra khỏi hệ thống NH, hàng chục ngàn, trăm ngàn tỉ vnd mỗi ngày, kết quả là tình hình xấu của NH càng nhanh chóng lộ rõ qua thanh khoản rất yếu, tiền không có nên 3 tháng nay doanh nghiệp có muốn vay 40% lãi suất cũng không có mà vay” . Và :“Hậu quả của những đối phó tình thế này là sao ??? là những đối phó này không những không hữu hiệu mà có tác dụng ngược lại, trầm trọng thêm tình hình như vụ Nguyen van Bình siết trần lãi suất huy động 14% để giảm lãi suất vay từ 22,25% còn 17,19%.”

Chỉ có dân đen là chịu khổ thôi, còn tư bản đỏ và cánh hẩu, vây cánh của chúng nó vẫn sung sướng.
Châu Xuân Nguyễn

—————————-

Bình luận kinh tế đầu tuần:

Hệ quả của biện pháp hành chính đã bộc lộ

SGTT.VN – Trong thời gian qua, để bình ổn thị trường vàng, ngoại tệ và thị trường tiền tệ, ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã đưa ra rất nhiều chính sách, trong đó có khá nhiều chính sách mang tính chất hành chính. Tuy nhiên đến thời điểm này, dường như những chính sách trên chưa mang lại những hiệu quả như kỳ vọng của NHNN và nền kinh tế. Đồng thời, nhiều bất cập mới cũng đã nảy sinh khi áp dụng chúng.

Người dân vẫn bị thiệt với giá vàng

Những chính sách của ngân hàng Nhà nước nhằm bình ổn thị trường vàng, tiền tệ và ngoại tệ chưa mang lại những hiệu quả như kỳ vọng của NHNN và nền kinh tế. Ảnh: L.Q.N
Dự thảo nghị định mới về quản lý hoạt động kinh doanh vàng đã tác động lớn đến giá vàng trong nước. Không thể phủ nhận rằng, từ khi dự thảo nghị  định được công bố, khoảng cách giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới đã giảm rất mạnh từ mức vài triệu đồng/lượng xuống chỉ còn vài trăm ngàn đồng/lượng. Tuy nhiên, mức chênh lệch như hiện nay vẫn chưa về được mục tiêu của NHNN là còn khoảng 400.000 đồng/lượng. Nếu tính theo tỷ giá USD/VND tự do là 21.400 thì giá vàng trong nước và thế giới vào ngày thứ sáu tuần trước còn chênh lệch khoảng gần 700.000 đồng/lượng. Còn nếu tính theo tỷ giá trần USD/VND của NHNN là 21.011 thì mức chênh lệch lên đến hơn 1.000.000 đồng/lượng.

Tâm lý lo ngại khi nắm giữ những thương hiệu vàng miếng không phải SJC đã khiến cho người dân có xu hướng bán vàng miếng của các thương hiệu  này ra nhiều hơn. Giá mua vào và bán ra của các thương hiệu này thấp hơn so với giá của SJC. Đặc biệt, vàng miếng Bảo Tín Minh Châu có giá thấp hơn từ 550.000 – 800.000 đồng/lượng. Nguyên nhân giá rẻ hơn đã được nhiều chuyên gia bình luận cũng như giám đốc công ty vàng bạc đá quý Bảo Tín Minh Châu đưa ra là do tác động của dự thảo nói trên, nó có thể khiến cho các thương hiệu vàng miếng khác không còn nữa.

Mức chênh lệch giữa giá vàng Bảo Tín Minh Châu và giá vàng SJC như vậy cho thấy, các doanh nghiệp kinh doanh vàng miếng vẫn có thể kinh doanh được khi giá vàng giảm về mức ngang bằng với mức thế giới. Thế thì tại sao, một doanh nghiệp lớn chiếm đến hơn 90% thị phần như SJC vẫn tiếp tục giữ giá vàng ở mức cao? Rõ ràng, SJC đang được hưởng lợi nhuận rất lớn từ lợi thế độc quyền. Và ở đây, người thiệt thòi nhất vẫn là người dân có nhu cầu tích trữ vàng. Họ phải bán vàng miếng của các thương hiệu khác với giá thấp để rồi mua lại vàng miếng SJC với giá cao hơn nhiều. Điều này cũng khiến cho người dân lo ngại về việc nếu sau này chỉ còn duy nhất một đầu mối được phép sản xuất, gia công vàng là SJC. Khi độc quyền như vậy, liệu SJC sẽ đẩy chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới cao đến mức nào?

Thị trường ngoại tệ có dấu hiệu mất thanh khoản

Thị trường ngoại tệ cũng đang chịu những ảnh hưởng không tích cực từ các biện pháp hành chính. Việc quy định trần tỷ giá cùng với việc thanh tra kiểm tra các ngân hàng bán ngoại tệ vượt trần, cũng như tăng cường xử phạt vi phạm hành chính bằng các biện pháp phạt tiền nặng và tịch thu tang vật, đã khiến cho thị trường ngoại tệ trở nên trầm lắng. Nhưng cho dù các giao dịch có ảm đạm thì tỷ giá thực tế vẫn tiếp tục ở mức cao hơn so với mức trần của NHNN. Cuối tuần qua, tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do vẫn dao động trong khoảng 21.300 – 21.400. Tỷ giá thực mà các ngân hàng giao dịch có thể vẫn ở mức cao hơn tỷ giá trần của NHNN. Theo niêm yết của VCB, tỷ giá EUR/VND bán ra cuối tuần qua ở mức 29.373 trong khi tỷ giá EUR/USD trên Bloomberg đóng cửa cuối tuần ở mức 1,3750. Như vậy, tỷ giá quy đổi USD/VND là 21.362 trong khi tỷ giá trần là 21.011.

Việc áp dụng các biện pháp hành chính như vậy khiến cho các chi phí giao dịch tiếp tục tăng lên. Người dân và doanh nghiệp khó mua ngoại tệ và khó hạch toán chi phí thật. Nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài, các doanh nghiệp nhập khẩu nhiều sẽ khó cân đối được nguồn ngoại tệ. Nhập khẩu máy móc thiết bị hay các hàng hoá cần thiết khác sẽ trở nên khó khăn. Nguồn hàng trong nước có thể sụt giảm khiến cho hàng hoá trở nên khan hiếm, đặc biệt là với những hàng hoá mà trong nước chưa sản xuất được. Nếu việc này tiếp tục kéo dài sẽ có thể làm giảm tăng trưởng và gia tăng áp lực lạm phát. Thêm vào đó, khi doanh nghiệp và người dân không mua được ngoại tệ, họ sẽ tiếp tục phải chuyển hướng sang vay ngoại tệ để tài trợ cho các hoạt động nhập khẩu và như vậy, dư nợ bằng ngoại tệ trong nước tiếp tục gia tăng. Rủi ro cho cả ngân hàng về quản lý thanh khoản bằng ngoại tệ, cũng như rủi ro tỷ giá cho các doanh nghiệp đã đi vay ngoại tệ ngày càng lớn.

Theo niêm yết của VCB, tỷ giá EUR/VND bán ra cuối tuần qua ở mức 29.373 trong khi tỷ giá EUR/USD trên Bloomberg đóng cửa cuối tuần ở mức 1,3750. Như vậy, tỷ giá quy đổi USD/VND là 21.362 trong khi tỷ giá trần là 21.011. Còn tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do vẫn dao động trong khoảng 21.300 – 21.400.
.

Thị trường tiền tệ vẫn chưa đạt được mục tiêu điều hành

Tác động lớn nhất từ các biện pháp hành chính mà chúng ta có thể nhìn thấy rõ nhất chính là tác động của việc NHNN tiếp tục duy trì chính sách trần lãi suất 14%. Nếu NHNN cho rằng, lạm phát đang trong xu hướng giảm dần khiến cho mức lãi suất thực đang dương và do vậy tiếp tục duy trì lãi suất trần 14% sẽ là không hợp lý. Có thể cuối năm sau mức CPI hạ xuống mức dưới 10% như NHNN kỳ vọng. Tuy nhiên, không có gì đảm bảo điều này chắc chắn. Chẳng hạn, vào năm ngoái, kỳ vọng của NHNN là CPI năm 2011 sẽ ở mức 7 – 9%. Nếu người dân vào thời điểm đầu năm 2011 gửi dài hạn với mức lãi suất chỉ khoảng 12% thì rõ ràng là đến thời điểm này họ chịu thiệt, vì lạm phát năm 2011 lên tới 18 – 19%. Nói cách khác, có rất nhiều lý do để người dân vẫn chưa tin tưởng vào mức lạm phát kỳ vọng mà NHNN đưa ra. Và do vậy, việc họ đòi một mức lãi suất cao hơn trong thời điểm hiện tại không phải là vô lý. Đây là lý do khiến cho người dân rút tiền ra khi trần lãi suất được áp dụng cứng nhắc. Theo thông tin về hoạt động của hệ thống ngân hàng tháng 10.2011, tổng số dư tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng đến 20.10.2011 ước giảm 0,74% so với tháng trước, trong đó tiền gửi bằng VND giảm 1,29%, tiền gửi bằng ngoại tệ tăng 1,73%. Đây là tháng thứ hai, tổng số dư tiền gửi của khách hàng giảm.

Nguồn tiền VND huy động sụt giảm đã khiến cho hệ thống ngân hàng gặp nhiều khó khăn, đặc biệt các ngân hàng nhỏ. Lãi suất liên ngân hàng tiếp tục tăng cao. Vì vậy, thông tin gần đây về việc NHNN và các ngân hàng thương mại (NHTM) lớn công bố cấp tín dụng hỗ trợ cho các NHTM nhỏ không phải là điều khó hiểu. Khoảng năm, sáu NHTM đã được NHNN tái cấp vốn có điều kiện từ 1.000 – 5.000 tỉ đồng. VCB hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng qua việc cho vay có thế chấp và mới đây nhất, BIDV đã cấp hạn mức tín dụng 5.000 tỉ đồng cho Ficombank. Đây là một hạn mức rất lớn với Ficombank, bởi lẽ tổng tài sản của NHTM này đến thời điểm 31.12.2010 mới chỉ ở mức 7.648 tỉ đồng (theo bản cáo bạch của Ficombank).

Những khó khăn về thanh khoản cùng với việc khó huy động về nguồn vốn tiếp tục khiến cho lãi suất cho vay của các NHTM vẫn giữ ở mức cao, chưa thể về sát với mức mục tiêu 17 – 19% mà NHNN mong muốn. Theo NHNN, trong tháng 10.2011, lãi suất cho vay VND đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và xuất khẩu khoảng 17 – 19%/năm, cho vay sản xuất – kinh doanh khác khoảng 18 – 21%/năm, cho vay lĩnh vực phi sản xuất khoảng 20 – 25%/năm. Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đang vay lãi suất chủ yếu là từ 18 – 21%. Mức chênh lệch lãi suất huy động và cho vay của các NHTM lên tới 4 – 7%, như vậy là do rủi ro cho vay vẫn tiếp tục gia tăng khi nợ xấu tiếp tục tăng cao và các NHTM khó khăn về nguồn vốn có thể cấp tín dụng ra. Thực tế, đến thời điểm này, tín dụng của hệ thống NHTM mới chỉ tăng 8,61% so với mức đầu năm, chưa bằng một nửa chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng mà NHNN định hướng từ đầu năm nay.

Rõ ràng, các biện pháp hành chính mà NHNN đưa ra chỉ có tác dụng trong ngắn hạn. Nếu tiếp tục duy trì trong một thời gian dài sẽ dẫn tới rất nhiều bất cập và sớm muộn sẽ gây tổn thất cho doanh nghiệp và người tiêu dùng nói riêng và cả nền kinh tế. Vì vậy, để nền kinh tế có thể hoạt động ổn định bình thường, các hoạt động kinh tế diễn ra thuận lợi thì những chính sách hành chính bất hợp lý cần sớm được điều chỉnh hoặc huỷ bỏ.

Nguyên Minh Cường

Share this:

Like this:

Be the first to like this post.
  1. 19/11/2011 lúc 10:51 | #1

    http://danlambao.blogspot.com/2011/11/du-bao-kinh-te-nam-2011-2012-kinh-te-va.html
    dự báo kinh tế năm 2011-2012 kinh tế và thị trường chứng khoán tồi tệ hơn giai đoạn 2008-2009

  2. Lang
    19/11/2011 lúc 11:07 | #3

    Chúc mừng Nghị quyết của cac đ/c thành công tốt đẹp!

  3. Lan Phương
    19/11/2011 lúc 11:13 | #5

    Đề nghị anh Châu cho biết phản ứng của việc để 1 mình kinh doanh vàng miếng của SJC

    • 19/11/2011 lúc 16:22 | #6

      Chào bạn LP,
      Chúng nó thu vàng về 1 mối để chỉ có chúng nó ra giá thôi và mua thât rẻ, như usd hiện thời,
      Thân ái,
      Chau Xuan Nguyen

  4. KENT
    19/11/2011 lúc 11:28 | #7

    Cám ơn anh Châu đã vì dân tộc mà nhiệt tình không mỏi đưa ra những thông tin rất cần thiết hữu ích cho đồng bào của anh.Cách đấu tranh đầy sáng tạo và thiết thực của anh không phải tổ chức đảng phái nào cũng làm được.Người thứ 2 ở hải ngoại mà em muốn nói đến cũng bền bỉ sáng tạo đi vào lòng người như anh,xứng đáng làm bạn với anh (tuy ở mảng khác),đó là nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn,người dẫn dắt chương trình trung tâm Thúy Nga.Con người này vận động đấu tranh cho Tự do-dân chủ một cách rất khéo léo,hiệu quả làm cho dân trong nước và hàng ngũ cán bộ Đảng CS yêu thích một cách mê mẩn.Rất mong thấy được 2 anh làm bạn và hợp tác với nhau góp phần mang lại tự do-dân chủ cho quê hương VN.

    • cutin
      19/11/2011 lúc 12:14 | #8

      ông Ngạn xuất khẩu thì khỏi chê, người ta cứ há mồm mà nghe ổng nói. nhưng tui chưa được chứng kiến ổng vận động cho dân chủ, bác Kent có cái link nào không, share cho anh em với.

    • KENT
      19/11/2011 lúc 17:41 | #9

      Bác @Cutin,em không có link nào mà chỉ có DVD như mọi người,nhưng bác Ngạn là bậc anh tài trong lối dựa vào văn hóa nghệ thuật để tuyên truyền rất hữu hiệu đấy bác ạ.

  5. 19/11/2011 lúc 16:23 | #10

    Chào bạn Kent,
    Ko biết anh Ngạn có thích làm chính trị hay ko ??,
    Thân ái,
    Chau Xuan Nguyen

    • KENT
      19/11/2011 lúc 17:31 | #11

      Anh Ngạn có nhiều nét rất giống anh Kami đấy anh Châu ạ,chỉ có điều anh ấy không phải là nhà báo nên không có bài viết cụ thể.Nhưng anh Ngạn đã khéo léo dùng ca từ,văn thơ,hình ành..để đối chiếu so sánh,cổ động cho dân chủ,chắc anh Châu cũng rất biết.Anh Ngạn có vợ con bị chết vì vượt biên tìm đến bến bờ tự do nên cũng đắng cay lắm anh ạ.Nhìn qua anh Ngạn có vẻ như là nghệ sĩ vô tư,nhưng xem kỹ thì rất thâm thúy không vô tư một chút nào.Mong lắm thay 2 anh là bạn với nhau.

    • 19/11/2011 lúc 18:01 | #12

      Chào bạn Kent,
      Anh Ngạn ở Canada đấy, Kent tìm cách liên lạc với anh ấy xem sao, anh sẵn sàng kết hợp với bất cứ ai giải thoát gông cùm cai trị, đô hộ của ĐCS
      Thân ái,
      Chau Xuan Nguyen

    • KENT
      19/11/2011 lúc 18:35 | #13

      Vâng, em biết anh Ngạn ở Toronto,nhưng em hiện đang ở trong nước nên khó có điều kiện gặp anh ấy,khi nào qua lại việc đó sẽ dễ dàng hơn.Anh Châu chắc cũng có nhiều bạn tên tuổi ở Toronto chắc họ cũng biết nhau nên tạo điều kiện các anh gặp gỡ dễ dàng hơn,(vì tên tuổi anh Châu chắc anh Ngạn cũng biết).Vâng,để em liên hệ với mấy ca sĩ người Hà nội đang biểu diễn trong chương trình đó.

  6. VTV
    19/11/2011 lúc 11:33 | #14

    Tất cả các biện pháp mệnh lệnh hành chính để điều hành kinh tế chỉ chứng tỏ sự vô học ngu dốt khùng điên của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

    CSVN đã mục ruỗng thối nát đến mức phải nhắm mắt trông chờ vào sự điên khùng của một kẻ vô học …..

  7. Duyên Vương
    19/11/2011 lúc 17:22 | #16

    Còm lộn chổ, xin đem qua đây góp với anh CXN về Nguyễn Văn Bình, Thống đốc, TS kinh tế Liên Xô.

    Nhân coi lá thư anh CXN có vài lời với Nguyễn Văn Bình, phải ũng hộ thống đốc Nguyễn Vạn Bình chớ anh ,“Chuyện này của ông làm mà 3 triệu người VN hải ngoại làm suốt 36 năm nay không hiệu quả bằng ông đấy, đó là “đánh sập đảng cộng sản vn” (CXN).

    Xin hỏi anh chút, nghe nói là NHNH sẽ tái cấu trúc (restructure),các NHTM và Ngân hàng tư nhỏ để làm vững mạnh hệ thống ngân hàng nhưng theo tui đoán mục đích chính là chuyển nợ BĐS của cánh hẫu từ ngân hàng nhỏ sang ngân hàng của nhà nước cho an toàn?

    Bác Cutin hỏi link về ông NNN khéo ghê.

  8. người già vn buồn
    19/11/2011 lúc 19:52 | #17

    Điều hành đất nước và điều hành kinh tế cho người dân nó chẳng khác chi của cha mẹ trong gia đình.Lệnh của cha là sắp xếp cho “gọn gàng,ngăn nắp” nhưng “không có cái gì mới để thay thế”nên con cái cứ bê cái này thay chổ cái củ hư kia.Tuy có thông khí hơn nhờ “cơ cấu”lại nhưng nhà nghèo vẫn hoàn nghèo và chắc chắn cuộc sống của gia đình nó vẫn tiếp tục rung rinh với bão giá và xuống cấp toàn phần.Ôi thiên đường là thế sao??Nếu “tin tưởng” vào tài lãnh đạo sáng suốt của “đảng ta”thì không biết đến hết đời con,tới đời cháu của ta có được Làm Chủ không nhỉ??Với quy luật phát triển mang nhiều mầm bệnh quái ác của độc tài đảng trị và toàn trị thì chắc chắn 100% là con cháu ta chỉ có đi xin ăn trong đất nước mình.Vậy sao ta phải chờ và đợi nhỉ??Dẹp cái độc tài đảng trị tức dẹp cái mầm bệnh ung thư cho mọi người và gia đình ta ngay hôm nay thế là thượng sách nhỉ.Nào toàn dân VN ta ơi,những người bị,sắp và sẽ bị cướp ngày,cướp đêm,cướp cả vật chất lẫn tinh thần hãy đoàn kết hy sinh cho Dân Tộc và đất nước được Tự do Dân chủ và Nhân Quyền thôi.

  1. No trackbacks yet.

One comment on “KT – 225 – 111811 – Hệ quả của biện pháp hành chính đã bộc lộ

  1. misslotus12 :
    Trích Bolg Đào Tuấn:”Còn dư luận thì há mồm kinh ngạc khi nghe câu trả lời của bà Vụ trưởng Tiền lương tiền công thuộc bộ Lao động – thương binh và xã hội, rằng: “Việc doanh nghiệp trả lương cho lao động bằng sản phẩm như vậy không có gì sai và được pháp luật cho phép”.”
    Vậy các bác trả lương cho bả bằng bánh đi, đừng trả tiền cho bả!

    Các bác hãy trả lương cho mụ này = bánh cho bả ăn “lòi họng” luôn đi. Để cho bả biết “nỗi khỗ người dân” với các anh!

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s