KT – 233 – 112711 – Công ty niêm yết lũ lượt tính chuyện bỏ sàn

27/11/2011  Để lại phản hồi Go to comments


Ngọc Thảo

Theo: vef-vn

(TTHN) – Chuyện những cty niêm yết trên sàn bỏ niêm yết là tất yếu khi họ biết rằng suy thoái sẽ là lâu dài, 7 năm chứ không ít.

Và nếu cứ nằm mãi trên sàng chứng khoán thì không ma nào thèm mua cp của họ, cho dầu họ vẫn giữ thành trì, lời chút chút nhưng vì không nhà đầu tư nào mua vào cp, còn người giữ cp thì tìm bất cứ cơ hội nào để bán tháo (ngay cả sụt giá đại trà) thì giữ niêm yết làm gì ??? Cty mình sẽ tự nhiên mất giá trị từ 10.000/cp xuống còn ly trà đá/cp hay 800/cp (thấp hơn ly trà đá).

Khi nhiều cty niêm yết rút thì VN – Index giảm sâu hơn nữa, tâm lý tuyệt vọng càng đào sâu trong lòng nhà đầu tư thì không giải pháp nào cứu nỗi. Cũng như BĐS, đây là con chim thứ 2 bị trúng mũi tên.

Muốn đọc về TTCK của tôi từ trước đến giờ thì vào bên phải, dưới cung, nơi có chử “thẻ”, bấm TTCK sẽ ra tất cả những bài tôi viết. (tương tự với những hạn mục khác (hãy đọc hạn mục “đặc biệt (me) là hạn mục những bài tổng hợp)

Chỉ có dân đen là chịu khổ thôi, còn tư bản đỏ và cánh hẩu, vây cánh của chúng nó vẫn sung sướng.

Châu Xuân Nguyễn

 

Công ty niêm yết lũ lượt tính chuyện bỏ sàn

Tác giả: Ngọc Thảo
Bài đã được xuất bản.: 26/11/2011 06:00 GMT+7
In
Email
Thảo luận
TIN LIÊN QUAN
Tại sao chứng khoán bị hắt hủi?
Tiếng thở dài trên sàn chứng khoán
Dòng tiền từ vàng – Cơ hội cuối cho cổ phiếu?
Tâm lý bán tháo cổ phiếu đang hình thành
Tiền có vào cổ phiếu khi vàng bị bán tháo?
(VEF.VN) – Không chỉ xót ruột vì tài sản sụt giảm theo giá cổ phiếu, nhiều ông chủ các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán còn có một mối lo ngại lớn hơn nhiều đó là bị thâu tóm. Phải chăng đây là một trong những lý do khiến một số công ty đã tính tới chuyện rời sàn?

Vụ Masan-VCF: Thâu tóm quá nhanh

Có thể thấy rõ nguy cơ này ngay hồi giữa tháng 9 vừa qua. Khi đó HĐQT Công ty cổ phần Vinacafe Biên Hòa (HOSE: VCF) đã không khỏi giật mình khi nhận được đề nghị chào mua công khai hơn 50% vốn điều lệ.

Người đưa ra đề nghị này là một đại gia trong lĩnh vực hàng tiêu dùng – CTCP hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer-MSF), cũng ở trên sàn chứng khoán HOSE.

HĐQT VCF đã ngay lập tức có một cuộc họp bất thường nhưng chốt lại VCF vẫn phải gửi công văn đến HOSE xin hoãn công bố thông tin về quan điểm chào mua công khai của Masan Consumer thêm 14 ngày bởi chưa nhận định được mục đích chào mua cũng như kế hoạch phát triển VCF của Masan sau khi chào mua thành công.

Vụ việc đã nhanh chóng đi đến hồi kết sau đó chỉ hơn 1 tháng với việc Masan đã mua được số cổ phần mong muốn và ông Nguyễn Đăng Quang (Chủ tịch HĐQT của Tập đoàn Masan) và ông Trương Công Thắng (Tổng giám đốc Masan Consumer – MSF) đã ngồi vào HĐQT của VCF.

Mục đích của Masan cũng đã được phân tích một cách rõ ràng đó là chiếm lĩnh thị trường café hòa tan mà trong 30 năm qua VCF đã vươn lên thành người dẫn đầu thị trường với một hệ thống mạng lưới phân phối rộng lớn.

Lên sàn là cơ hội lớn để thu hút vốn, nhưng các công ty đã đồng loạt tính chuyện rút lui do giá cổ phiếu giảm mạnh (ảnh minh họa)

Cũng như các hoạt động khác, thâu tóm cũng có hai mặt. Cũng có khi là tốt mà cũng có khi là xấu. Cái này phần nhiều phụ thuộc vào ý chủ quan của người đi thâu tóm. Điều này có  nghĩa là doanh nghiệp bị thâu tóm sẽ không chủ động được với đường lối phát triển của mình.

Cổ phiếu rẻ như rau, nguy cơ bị thâu tóm lớn

Vụ thâu tóm VCF diễn biến quá nhanh do Masan có thể đã chuẩn bị cho phương án này từ lâu và chỉ chờ cơ hội thị trường đi xuống và cổ phiếu dễ mua bán để tiến hành ý định của mình thông qua sự hỗ trợ của một số đơn vị với vai trò là bên thứ ba.

Dù với cách nào đi nữa, một điều có thể nhận thấy đối với các công ty đại chúng nguy cơ bị thâu tóm là rất lớn. Đối với VCF, việc thâu tóm có thể nói còn khó thực hiện hơn so với rất nhiều các doanh nghiệp đang niêm yết trên sàn bởi tỷ lệ Nhà nước (Tổng công ty Cà phê Việt Nam – Vinacafe) nắm giữ là khá nhiều; VCF là một doanh nghiệp nổi tiếng, được nhiều người biết đến và giá trị công ty không bị đánh giá quá thấp so với thực tế, với giá chào mua lên tới 80.000 đồng/cổ phiếu…

Trong khi đó, cùng với xu hướng lao dốc không phanh của TTCK, nhiều cổ phiếu hiện đang niêm yết trên cả 3 sàn HOSE, HNX, UPCOM có giá quá thấp.

Trong số 700 doanh  nghiệp niêm yết thì có tới hơn 400 doanh nghiệp có thị giá thấp hơn mệnh giá 10.000 đồng (với nhiều mã đứng ở mức 2.000-5.000 đồng/cổ phiếu), trong khi giá trị sổ sách của hơn 90% các doanh nghiệp này cao hơn so với mệnh giá.

Điều này cho thấy, có rất nhiều doanh nghiệp mà giá cổ phiếu đang không phản ánh đúng giá trị doanh nghiệp bởi TTCK chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố như chính sách, dòng tiền, niềm tin…

Tất nhiên nói đến giá cổ phiếu còn phải nói đến hoạt động của doanh nghiệp trong quá khứ và tương lai. Tuy nhiên, có một thực tế là không phải doanh nghiệp nào cũng gặp quá nhiều khó khăn trong bối cảnh kinh tế bi đát. Nhiều doanh nghiệp dù chật vật nhưng vẫn đang làm ăn có lãi và trả cổ tức đều đặn.

Nói tới điều này có thể liên tưởng tới thông tin Gỗ Tân Mai (TMW) vừa trả quyết định trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 20% (tương đương 2.000 đồng/cổ phiếu) nhưng giá trên sàn khi đó chỉ là 4.500 đồng/cổ phiếu. Trong năm trước đó là 2010, TMW cũng chốt trả cổ tức tỷ lệ 20% và có hoạt động kinh doanh rất tốt với EPC đạt 8.730 đồng/cổ phiếu.

Nó cho thấy nhiều doanh nghiệp đang bị TTCK đánh giá một cách méo mó và có thể các doanh nghiệp này sẽ rơi vào tầm ngắm thâu tóm của một số đối tượng có tiền nếu như tính đại chúng và thanh khoản của các doanh nghiệp này cao.

Hiện tượng hủy niêm yết

Chưa phải làn sóng, nhưng hiện tượng một số doanh nghiệp quyết định hủy niêm yết cho thấy nhiều người, cả doanh nghiệp và nhà đầu tư đang ngày càng mất niềm tin vào TTCK.

Ngoài những doanh nghiệp bị bắt buộc phải hủy niêm yết do sai phạm và không đáp ứng được điều kiện như DVD, VTA, FPC… một số doanh nghiệp khác đã xin hủy niêm yết như SQC, SGT, TBC, CSG, TRI, V11, S27… với nhiều lý do nhưng chung nhất là do lên sàn không huy động được vốn và giá xuống thê thảm.

Chẳng hạn, ngày 15/11, Công ty CP nước giải khát Sài Gòn (Trabico, mã chứng khoán TRI, sàn HoSE) đã gửi thư cho cổ đông xin ý kiến việc hủy niêm yết cổ phiế TRI đang giao dịch tại HoSE. Khối lượng xin hủy bao gồm toàn bộ cổ phiếu đang lưu hành (27.548.360 cổ phiếu). Trước đó, ngày 30/9, Công ty CP Sông Đà 27 (mã S27, sàn HNX) cũng xin hủy niêm yết. Ngoài ra, hàng loạt đơn vị khác cũng xin tự nguyện hủy niêm yết như Công ty CP Thủy điện Thác Bà (TBC), Công ty CP Cáp Sài Gòn (CSG)…

Ngoại trừ yếu tố chiêu trò như là xin tự hủy niêm yết để sau lên sàn lại và tự định giá lại cổ phiếu, thì một điều có thể nhận thấy rõ là việc giá cổ phiếu quá thấp đang làm ảnh hưởng tới hình ảnh của các doanh nghiệp, khiến các ông chủ đau đầu. Lên sàn chưa thấy lợi nhưng phải chịu ràng buộc của các quy định là rất lớn và nhiều khi ảnh hưởng tới quyết định kinh doanh nhanh của công ty. Hơn thế nữa, nguy cơ bị thâu tóm là rất lớn.

Câu chuyện thâu tóm trên thị trường chứng khoán không có gì là mới mẻ. Nó có đầy rẫy trong sách vở và thực tế hàng chục ngàn vụ lớn nhỏ đã xảy ra trên thế giới. Ở Việt Nam cũng có, nhưng cùng với sự phát triển của TTCK thì những vụ thâu tóm mới được nhận biết rõ ràng hơn, những người trong cuộc mới thấm thía hơn.

Và khi đó nhiều người sực tỉnh rằng lên sàn chứng khoán có rất nhiều điểm lợi, nhưng ở đó không phải tất cả mọi thứ đều tốt đẹp. Quản trị không tốt, thông tin không minh bạch công khai… có thể khiến doanh nghiệp đi xuống thảm hại.

Share this:

Like this:

Be the first to like this post.
Categories: Kinh TếKT Thẻ:
  1. Tếu
    27/11/2011 lúc 19:53 | #1

    Anh Châu viết mấy bài liền về TCK và BĐS để cứu tầng lớp trung lưu thôi nha. Bọn tui, những người lao động thất nghiệp, có mấy đồng còm đang bị lạm phát bào mòn nốt mà chẳng thấy anh Châu quan tâm. hu…hu…

    • 27/11/2011 lúc 20:08 | #2

      Chào bạn Tếu,
      Người nghèo là quan tâm đặc biệt của tôi, điều đó tôi khẳng định.
      Bạn chỉ chưa thấy chiến lược của tôi đâu, đánh BDS,TTCK, NH, DNNN là tôi quan tâm người nghèo nhất đấy (ko phải ng giàu đâu).
      Tại sao thế ??? Tại vì những thằng TTCK, BĐS, NH, DNNN gục thì CS mới gục, khi CS gục thì người nghèo mới có cơ hội chỉ định người có tài, tâm, tầm để lo cho cuộc sống của họ. Lúc đó nếu giới nghèo chỉ định tôi làm Thủ Tướng thì tôi phải làm thôi, đâu có thể nào chí nói, đả phá rồi người ta sập rồi tôi ngoảnh mặt ra đi, quay lưng với người nghèo đc,
      Thân ái,
      Chau Xuan Nguyen

  2. 27/11/2011 lúc 20:36 | #3

    Chúng nó chuẩn bị in thêm tiền để bơm ra cứu mấy nhóm lợi ích rồi anh ạ
    Vừa rồi nó kìm lãi suất đầu vào thật thấp để cứu ngân hàng nhóm lợi ích nhưng cũng không cứu nổi, phải in tiền ra bơm vào tiếp
    http://danlambao.blogspot.com/2011/11/sap-co-goi-kich-cau-moi-noi-long-tin.html

  3. người già vn buồn
    27/11/2011 lúc 21:04 | #4

    Đã chết lâm sàng rồi nhưng chưa tính được “giờ tốt’ nên chưa rút dây để “thăng”.Không phải phăng teo,không phải thăng thiên vui thú điền viên(Triết chủ tịch)mà thăng đây là tìm chổ đáp,chổ hạ cánh đấy thôi.

    Posted by 27.72.0.35 via http://webwarper.net, created by AlgART: http://algart.net/
    This is added while posting a message to avoid misusing the service

  4. cutin
    27/11/2011 lúc 22:52 | #5

    màu đỏ ngày xưa kiêu hãnh biết bao
    màu đỏ ngày nay đau tim biết mấy

  1. 27/11/2011 lúc 22:53 | #1

Gửi phản hồi

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s