Phạm Anh Tuấn (NVDT) – Việt Nam là một nhược tiểu lại ở một vị trí quá tốt từ quân sư đến thương mại, nhất là về hàng hải. Vì vậy, đất nước ta bị dày xéo từ mọi phía, từ chủ nghĩa ngọai bang, đến văn hóa và quân sự. Muốn đất nước được giàu manh, nhà nhà ấm no, góp phần cho nhân lọai, Việt Nam nên chọn con đường trung lập như Thụy Sĩ. Bài sưu tầm dưới đây trình bày một sự thật mà ta nên noi theo.
Phần lớn các quốc gia trên thế giới đều có 1 đặc điểm lịch sử nào đó khiến ta phải thán phục. Ví dụ như Trung Quốc với lịch sử thuộc loại lâu đời nhất thế giới và luôn luôn giữ vai trò quan trọng trên trường quốc tế kể từ khi loài người bắt đầu văn minh, Hoa Kỳ với các thành tựu vượt bậc về khoa học kỹ thuật, quân sự và kinh tế, Nga với những thành tựu trong công cuộc giữ nước, phát triển, hay Việt Nam với lịch sự đấu tranh chống ngoại xâm lâu đời v.v…
Đối với liên bang Thụy Sĩ, đó là sự khôn ngoan trong ngoại giao, biết cương nhu đúng lúc, và sự sáng tạo, năng động trong việc phát triển kinh tế đã biến quốc gia nhỏ bé nằm trên dãy Alps này thành thiên đường của sự thịnh vượng và bình an ngay cả khi thế giới xung quanh nó có thể được mô tả là địa ngục trần gian.
Lãnh thổ nước Thụy Sĩ hiện đại được thiết lập ở Hội nghị Vienna (Áo) năm 1815 sau khi liên quân châu Âu đánh bại Napoleon, công nhận độc lập của Thụy Sĩ và cả sự trung lập của nước này. Trong vòng 33 năm sau đó, tuy không bị nước ngoài xâm lăng, nhưng tình hình Thụy Sĩ không phải là yên ổn do xung đột giữa các canton (tạm dịch là tiểu bang) theo Công giáo và canton theo Tin Lành. Đỉnh cao là cuộc chiến tranh năm 1848, cùng lúc với cao trào cách mạng ở châu Âu, kết quả làm 100 người thiệt mạng. Cuộc chiến kết thúc bằng 1 sự thỏa hiệp của cả 2 bên và lập ra 1 chính phủ liên bang tồn tại đến hiện nay. Sau đó Thụy Sĩ trải qua 1 thời kỳ thái bình và phát triển liên tục về tất cả các mặt kinh tế, chính trị, xã hội.
Trong khi đó, tình hình thế giới xung quanh nước này diễn ra hết sức hỗn độn. Xung quanh Thụy Sĩ là 4 quốc gia-lãnh thổ: Pháp, Áo, Ý, Đức.
Năm 1866, hai siêu cường phía Đông và Bắc Thụy Sĩ là Áo và Phổ quyết chiến giành quyền kiểm soát nước Đức. Trước đó, ở phía nam Thụy Sĩ, người Ý nổi dậy, với sự giúp đỡ của Pháp, đánh đuổi người Áo khỏi bán đảo Ý và thống nhất đất nước. Đến năm 1870, lại 1 cuộc chiến lớn nữa diễn ra giữa 2 láng giềng hùng mạnh của Thụy Sĩ là Pháp và Phổ bùng nổ. Sau cuộc chiến này, các láng giếng lớn này bắt đầu chi phe phái kình địch nhau: Đức, Áo-Hung vào thành 1 phe đối đầu với Pháp, Ý thì bề ngoài bắt tay với Đức, Áo-Hung, bên trong lại ngầm bắt tay với Pháp chống lại 2 nước kia. Thụy Sĩ vẫn miễn nhiễm với các biến cố đó. Điều đáng nói là liên bang Thụy Sĩ bao gồm những canton nói tiếng Pháp (ví dụ như Geneva), Đức (như Zurich, Berne) và Ý (và 1 ngôn ngữ nữa là Romansh) – không có cái gọi là “tiếng Thụy Sĩ” nhé.
Các láng giềng của Thụy Sĩ gầm ghè nhau vài chục năm thì lôi nhau ra chiến trường mà bắn giết: chiến tranh thế giới thứ 1. Đức, Áo, hai láng giềng ở phía Đông và Bắc, đánh nhau với Pháp và Ý, hai láng giềng ở phía Tây và Nam. Thụy Sĩ tuyên bố trung lập. Tuy nhiên “trung lập” của Thụy Sĩ không có nghĩa là đóng cửa nằm run sợ trong nhà mà không chuẩn bị đối phó. Nền trung lập của Thụy Sĩ rất đặc trưng, và được gọi là trung lập có vũ trang (armed neutrality).
Trong thế chiến thứ 1, Thụy Sĩ có một số rắc rối với Áo Hung và Ý khi hai nước này giao tranh ở vùng biên giới giữa 3 nước. Nhưng sự thể không đến nỗi nào.
Đệ nhị đại chiến thì khác. Mặc dù Thụy Sĩ vẫn giữ vững thế đứng trung lập của mình, nhưng đất nước vùng Alps này thực sự trở thành một ổ gián điệp, nơi các điệp viên của cả 2 bên ra sức hoạt động chống phá nhau. Đồng thời Thụy Sĩ cũng là 1 điểm nóng về kinh tế khi các công ty nước ngoài, đặc biệt là Đức, coi các ngân hàng Thụy Sĩ là nơi an toàn nhất để gởi tiền khi hầu hết các thành phố Đức đều nằm trong tầm ném bomb của quân Đồng Minh. Tuy nhiên điều này sẽ gây cho Thụy Sĩ nhiều phiền phức và tai tiếng về sau. Nhưng vào chiến tranh thế giới thứ hai, nước này cũng là nơi trú ẩn an toàn của hàng ngàn người tị nạn.
Việc Thụy Sĩ duy trì được sự trung lập, và độc lập, của mình khi toàn bộ châu Âu đều nằm dưới chân Quốc xã không phải là tự nhiên mà có. Như trên đã nói, Thụy Sĩ là 1 quốc gia trung lập có vũ trang, chính khả năng tự vệ và tinh thần đoàn kết, cương quyết của Thụy Sĩ là 1 nguyên nhân chính khiến Hitler phải nản lòng bỏ qua quốc gia nằm chen giữa lòng châu Âu quốc xã thế này.
Sự may mắn ấy không phải tự nhiên mà có phải không quý vị. Khởi đầu ở việc 2 canton biết ngồi lại với nhau. Nghe dễ dàng, nhưng từ quyết định ngồi lại cho đến thực hiện điều hành tốt đẹp cho quốc gia có 1 khoảng cách định mệnh rất lớn. “Định mệnh” này tùy vào “đầu óc” của mỗi thành viên có thể xoay chuyển được.