Sự kiện Tiên Lãng và “giọt nước tràn ly”


GS-TS. Đặng  Hùng Võ

Theo: TVN

Câu chuyện cưỡng chế bằng sức mạnh để thu hồi đất khai hoang ven biển trước thời hạn giao đất vừa qua ở Tiên Lãng, Hải Phòng là một giọt nước làm tràn ly. Giọt nước này đang xẩy ra ở nhiều nơi, nhưng ở đây thể hiện nhiều điều làm mọi người ở các cương vị khác nhau phải suy nghĩ, bắt đầu từ các Đại biểu Quốc hội sẽ xem xét để thông qua Luật Đất đai mới trước năm 2013, tới các quan chức địa phương đang thực thi và kiểm tra việc thực thi pháp luật đất đai, tới người nông dân bình thường đang lo lắng về đời sống chật vật hàng ngày nhờ vào đất đai. Trong sự việc ở Tiên Lãng, một quyết định sai của UBND huyện về thu hồi đất trước thời hạn do pháp luật quy định là điểm bản lề dẫn tới những sai phạm khác. Không có quyết định này thì không có cưỡng chế và không sự phản kháng của dân trong vô vọng…

Người nông dân thường chịu đựng trước những oan trái của mình. Nhưng những con người thuần khiết nhất, sức chịu đựng giỏi nhất cũng có giới hạn. Chỉ cần một giọt nước, giọt nước cuối cùng cũng làm nước tràn khỏi ly nước, đó chính là giới hạn dẫn đến phản kháng. Việc cưỡng chế thu hồi đất luôn đóng vai trò giọt nước tràn ly. Những người chịu đựng cao thì tính tới việc hủy hoại thân mình để biểu lộ sự oan khuất. Những người quyết liệt hơn thì động viên những người cùng cảnh ngộ để cùng nhau khiếu kiện đến cùng cho đỡ đơn độc. Những người vô vọng thì thể hiện bằng những cách tiêu cực nhất trong vô vọng… Cách nhìn nhận vấn đề lúc này phải thật khách quan, công bằng và thẳng thắn, có lý và có tình. Việc xử lý cụ thể là việc nhỏ những giải quyết những vấn đề cốt lõi về đất đai, về chính quyền nhân dân mới là việc lớn.

Cái sai của quá trình giao đất, thu hồi đất và cưỡng chế thu hồi đất so với các quy định của pháp luật

1. Từ đầu tháng 10/1993 cho tới 2005, UBND huyện Tiên Lãng đã ban hành nhiều Quyết định giao đất hoang hóa ven biển tại xã Vinh Quang cho nhiều hộ gia đình thuộc các xã kề cận để cải tạo nuôi trồng thủy sản. Thời hạn sử dụng đất được giao rất khác nhau và diện tích được giao cũng rất khác nhau, vài năm cũng có, tới 14 hay 15 năm cũng có và tới 20 năm cũng có. Diện tích đất được giao cũng rất khác nhau, từ vài ha tới vài chục ha cho mỗi cá nhân.

Theo quy định của pháp luật lúc đó, cơ chế giao đất bãi bồi ven biển căn cứ vào:

(1) Điều 50 của Luật Đất đai 1993 “Việc quản lý, sử dụng đất mới bồi ven biển do Chính phủ quy định”;

(2) Quyết định số 773-TTg ngày 21/12/1994 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình khai thác, sử dụng đất hoang hoá, bãi bồi ven sông, ven biển và mặt nước ở các vùng đồng bằng, trong đó Điều 13 quy định hạn mức giao đất là từ 2 đến 10 hécta;

(3) Nghị định số 64-CP ngày 27/9/1993 về việc ban hành Bản quy định về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp, trong đó thời hạn sử dụng đất là 20 năm (nếu đất được giao từ ngày 15/10/1993 trở về trước thì thời hạn được tính thống nhất từ ngày 15/10/1993, nếu đất được giao sau ngày 15/10/1993  thì tính từ ngày giao).

Như vậy các Quy định giao đất của Tiên Lãng có biểu hiện tùy tiện về cả thời hạn lẫn hạn mức diện tích. Theo đúng pháp luật thì thời hạn là 20 năm và hạn mức cho hộ gia đình là từ 2 tới 10 ha. Vậy thì việc thực thi pháp luật căn cứ vào pháp luật của Nhà nước hay căn cứ vào Quyết định của huyện. Ai cũng biết rằng phải căn cứ vào pháp luật của Nhà nước.

Ngôi nhà 2 tầng bị phá hủy

2. Hết thời hạn, các hộ gia đình đều nhận được Thông báo của UBND huyện dừng đầu tư sản xuất nuôi trồng thủy sản trên diện tích đất được giao. Sau khi ban hành Thông báo, UBND huyện ban hành Quyết định thu hồi đất căn cứ vào Khoản 10 Điều 38 của Luật Đất đai (Đất được Nhà nước giao, cho thuê có thời hạn mà không được gia hạn khi hết thời hạn).

Vì việc thu hồi đất xẩy ra sau ngày Luật Đất đai 2003 có hiệu lực thi hành (01/07/2004) nên phải căn cứ vào Luật Đất đai 2003 và Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 về thi hành Luật Đất đai. Khoản 1 Điều 34 của Nghị định 181 quy định rằng khi hết thời hạn sử dụng đất, các hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp sử dụng đất nông nghiệp do được Nhà nước giao được tiếp tục sử dụng đất với thời hạn đã quy định (20 năm), trừ các trường hợp: (1) Nhà nước có quyết định thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, phát triển kinh tế; (2) Người sử dụng đất cố ý hủy hoại đất; (3) Cá nhân sử dụng đất chết mà không có người thừa kế; (4) Người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất; (5) Đất không được sử dụng liên tục trong thời hạn quy định (12 tháng đối với đất trồng cây hàng năm, 18 tháng đối với đất trồng cây lâu năm, 24 tháng đối với đất trồng rừng). Lưu ý rằng, quy định tại Khoản 1 Điều 34 không trừ trường hợp hết thời hạn quy định tại Khoản 10 Điều 38 của Luật Đất đai mà UBND huyện Tiên Lãng lấy làm căn cứ để ban hành Quyết định thu hồi đất. Như vậy quyết định thu hồi đất căn cứ vào Khoản 10 Điều 38 của Luật Đất đai là hoàn toàn trái pháp luật.

3. Các hộ gia đình bị thu hồi đất bắt đầu thực hiện khiếu nại hành chính và khởi kiện hành chính, Tòa án Huyên Tiên Lãng đã xét xử sơ thẩm và tuyên UBND huyện thắng kiện. Các hộ gia đình lại khởi kiện lên tòa án thành phố Hải Phòng để được xét xử phúc thẩm. Tòa án thành phố yêu cầu UBND huyện Tiên Lãng và các hộ gia đình hòa giải, hai bên đã hòa giải theo Biên bản với nội dung là các hộ gia đình rút đơn kiện và UBND huyện sẽ làm thủ tục theo quy định của pháp luật nếu các hộ có nhu cầu tiếp tục sử dụng đất đai. Trên thực tế, UBND huyện không thực hiện theo Biên bản này mà tiếp tục thực hiện cưỡng chế thu hồi đất. Việc thực hiện cưỡng chế thu hồi đất bằng lực lượng vũ trang đã diễn ra và sự chống đối của người dân cũng đã diễn ra.

Điều quan trọng cần rút ra ở đây là nếu không có các Quyết định sai pháp luật của UBND huyện Tiên Lãng về thu hồi đất và cưỡng chế thu hồi đất thì cuộc sống của người nông dân ở đó vẫn bình lặng, lực lượng vũ trang của huyện cũng đỡ vất vả. Việc thu hồi đất sản xuất giao cho hộ gia đình nông dân trước thời hạn 20 năm là một cái sai “tầy đình”.

Vấn đề quyết định thế nào đối với thời hạn sử dụng đất sản xuất nông nghiệp khi hết thời hạn 20 năm đã được xem xét tại Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX (năm 2002), chưa quyết định được và để lại để giải quyết trước thời điểm thời hạn sớm nhất kết thúc là 15/10/2013. Nội dung quan trọng này cũng sẽ được Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa này quyết định vào thời gian tới và cũng là nội dung quan trọng của Luật Đất đai mới sẽ được Quốc hội thông qua trước năm 2013. Vấn đề lớn như vậy mà huyện Tiên Lãng coi như chuyện “vặt”, làm sai hết. Tôi có cảm giác như huyện Tiên Lãng không biết địa phận của mình đang nằm trong lãnh thổ Việt Nam.

Nói gì từ những sự việc áp dụng sai pháp luật của UBND huyện Tiên Lãng

1. Việc áp dụng sai pháp luật đất đai không phải chỉ ở UBND huyện mà ở cả Tòa án nhân dân huyện. Hơn nữa, những luận cứ đưa ra trong áp dụng pháp luật theo kiểu “không trung thực”, kể cả luận cứ của Tòa án nhân dân huyện trong xét xử sơ thẩm. Ở đây cho thấy, khó có thể đạt được tính độc lập của Tòa án cấp huyện khi xử các vụ kiện hành chính đối với quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính của UBND cấp huyện. Tòa án thành phố cũng giải quyết nửa vời bằng cách cho thương thảo lại. Đáng nhẽ, khi thu lý vụ án thì Tòa án thành phố phải hiểu ngay những sai trái của chính quyền đang diễn ra, sai không chỉ pháp luật mà còn quyết định trước cả những vấn đề mà Trung ương Đảng chưa quyết định.

2. Nhiều cơ quan hành chính ở địa phương có quan niệm rất sai về cơ chế Nhà nước thu hồi đất. Đã có rất nhiều ý kiến phản ảnh rằng các cán bộ thừa hành ở cấp huyện hay nói “Nhà nước có quyền muốn thu hồi đất của ai thì thu”. Đây là một cách nói rất sai, làm mất uy tín của Nhà nước ta. Cơ chế Nhà nước thu hồi đất được áp dụng theo quy định của luật pháp, chỉ được thực hiện trong những trường hợp nhất định và khi thực hiện phải tuân thủ trình tự, thủ tục rất rõ ràng. Các cơ quan có thẩm quyền cũng chỉ được áp dụng thẩm quyền theo quy định của luật pháp, không thể “dọa dân” bằng quyền lực thu hồi đất “vô biên” như vậy.

Hải Phòng cũng thừa nhận đã “cưỡng chế quá tay” vụ thu hồi đầm của Đoàn Văn Vươn.

3. Theo những nghiên cứu về các nguy cơ tham nhũng trong quản lý đất đai ở nước ta hiện nay, cơ chế Nhà nước thu hồi đất chứa các nguy cơ tham nhũng cao nhất. Đằng sau quyết định thu hồi đất là quyết định sẽ giao đất đó cho ai? Về bản chất, quyết định thu hồi đất là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định lấy đất của người này giao cho người khác. Đằng sau quyết định hành chính này thường chứa chất những mối quan hệ kinh tế phức tạp, dễ gắn với tư lợi của người có thẩm quyền, của cơ quan có thẩm quyền. Vậy thì ai sẽ là người chờ phía sau của quyết định thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng để chờ được giao đất đã thu hồi của dân. Theo quy hoạch thì đất nuôi trồng thủy sản ở đó vẫn để nuôi trồng thủy sản. Đáng lẽ thì UBND huyện phải tạo điều kiện hỗ trợ nhiều hơn cho người dân đã có công khai phá để nâng cao năng suất và sản lượng. Không làm được vậy thì thôi, đừng làm đảo lộn người sử dụng đất mà tạo nên sự bất ổn định trong Tam Nông.

4. Việc sử dụng lực lượng vũ trang để cưỡng chế thu hồi đất là một biện pháp không hay, các địa phương không nên áp dụng. Việc áp dụng cơ chế thu hồi đất luôn luôn là mối quan hệ giữa chính quyền của nhân dân và nhân dân. Nguyên tắc thuyết phục và đồng thuận, tận dụng sự tham gia của cộng đồng cần được đặt lên hàng đầu. Lực lượng vũ trang có nhiều việc hệ trọng phải tập trung vào làm.

5. Hệ thống kiểm tra của cơ quan hành chính đối với các cơ quan trực thuộc ở ta còn rất kém. Hệ thống giám sát của Hội đồng nhân dân đối với Ủy ban nhân dân ở ta cũng rất yếu. Mọi việc diễn ra ở Tiên Lãng cho thấy rõ điều này. Một việc sai phạm pháp luật về đất đai đến như vậy, ý kiến oan trái của cả một tập thể nông dân nhiều đến như vậy mà không thấy xuất một hình bóng nào của công tác kiểm tra và giám sát.

6. Chính quyền phải giữ chữ “tín” với dân, không thể thỏa thuận với dân một đằng rồi lại làm một nẻo. Vật chất có thể mua được nhưng lòng dân không bao giờ mua được. Dân tin khi những người thay mặt cho chính quyền giữ đúng chữ “tín” trước với dân. Hãy cho dân trước rồi mới lấy đi của dân.

7. Vấn đề đất đai cho nông dân không hề đơn giản. Trong chế độ thực dân, phong kiến, người nông dân trực tiếp sản xuất không có ruộng, phải làm thuê, cuốc mướn, cấy rẽ. Người nông dân đã bị phong kiến, đế quốc bần cùng hóa để phải rời bỏ ruộng vườn. Hầu hết nông dân đã lên đường làm cách mạng vì một mục tiêu rất giản dị: có ruộng để cầy. Người nông dân Việt Nam ít được học nhưng sống luôn có đạo lý, biết hy sinh và cũng biết phẫn nộ.

8. Động viên tốt, người nông dân đã từng nhịn ăn để nuôi các chiến sỹ cách mạng, đã từng đem giường ngủ ra lát đường cho xe ra tiền tuyến, đã từng hiến đất để làm trường học, mở bệnh viện, v.v. Họ hy sinh cả vật chất và tinh thần rất vui vẻ. Những người nông dân đa số là chịu đựng mặc dù biết rằng oan trái. Việc người nông dân oan trái trong mất ruộng đất đang xẩy ra ở nhiều nơi. Đừng coi câu chuyện này đơn giản, xem xét một chiều, vô cảm.

9. Việc động viên các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tham gia khai hoang, phục hóa, lấn biển là một chính sách lớn của Nhà nước. Cần có nhiều ưu đãi đối với những ai làm tốt việc này. Cái ưu đãi lớn nhất đối với người nông dân là hãy để cho họ ổn định làm ăn khi họ đang sử dụng đất có hiệu quả. Nếu Nhà nước cần đất hãy tính đến chuyện lấy đất ở những nơi đang sử dụng không hiệu quả. Khai khẩn, thuần dưỡng đất hoang hóa là công việc rất nặng nhọc. Trên từng thước đất có mồ hôi, nước mắt và có cả máu của người nông dân nữa. Chúng ta đừng dửng dưng với việc này mà phải hiểu hơn nữa người nông dân mới hy vọng làm cho tam nông tốt lên được.

Vài lời kết

Có thể coi sự việc vừa qua ở Tiên Lãng là đỉnh điểm của những bất cập về cả pháp luật đất đai và việc thực thi pháp luật ở các cấp địa phương. Một người nông dân tốt, thuần chất, ham lao động mà phải bảo vệ quyền lợi đất đai của mình bằng vũ khí tự tạo thì quả là cùng cực. Con người ai cũng tin vào công lý và tin vào công lý đó được pháp luật bảo vệ. Những người nông dân khai phá đất nuôi trồng thủy sản ở Tiên Lãng chắc chắn cũng tin như vậy. Rồi tới tòa án, nơi rất công bằng, mà những chân lý giản dị như họ tự hiểu cũng vẫn không nhìn thấy. Họ phải tự quyết liệt một mình trong vô vọng…

.

20 comments on “Sự kiện Tiên Lãng và “giọt nước tràn ly”

  1. Còn đây là bất cập gì hở ông Cựu Thứ trưởng nắm về đất đai khi ông không làm được gì cho người dân mà chỉ nói và nói.Cướp thì phải nói là CƯỚP chứ không thể dùng từ ngụy biện được

  2. Cái mớ chữ nghĩa “sở hữu toàn dân” mà ông và đồng bọn của ông vẫn cố giữ để có thể tiếp tục thích cướp thì cướp mà ông còn cố mà bảo vệ nó hả.Tại sao đến giờ ,sát với năm 2013 ông mới dám nói trong khi ông đương chức thì CĂM hả???Ông quá hiểu nhưng chỉ là loại cục phân trí thức bón cho cây XHCN mà thôi.Mở miệng thì nói cho rõ chứ cứ giở cáigiọng CHÓ NÔ cộng sản nói bậy “Trong chế độ thực dân, phong kiến, người nông dân trực tiếp sản xuất không có ruộng, phải làm thuê, cuốc mướn, cấy rẽ”.Mày nói LÁO! Thế đất đó CỦA AI nếu không phải là SỞ HỮU TƯ NHÂN và bọn cộng sản với kiểu nói Y HỆT mày đã cướp đoạt ruộng đất của người dân( chứ bần cố nông cộng sản thì lấy đâu ra đất) dồn người ta vô hợp tác,biến toàn bộ nhân dân thành những kẻ làm thuê cho Đảng mà còn giở giọng đạo đức Hồ chó ” đem ruộng về cho dân cày”

  3. Đâu phải đến bây giờ mới có chuyện cướp đất của dân mà bao nhiêu năm qua dưới thời ông còn đương chức mà bọn cộng sản vẫn cướp đều đều đất đai của dân. Cái đống DÂN OAN ùn ùn kéo về Hà Nội trong đó có cái Bộ Tài …lanh của ông mà làm như đến giờ ông mới biết vậy.Chỉ có điều lần này tại Hải phòng có khác biệt ĐÓ LÀ TIẾNG SÚNG ĐOÀN VĂN VƯƠN không thể cúi đầu chịu sự cưỡng chế bất công của cộng sản .Nó đánh thức TOÀN DÂN Việt nam,bắt buộc nhưng con chó nô như ông phải mở chút mỏ để CHẠY TỘI.Bọn cộng sản lo sợ nhân dân sẽ học tập tấm gương Đoàn Văn Viên nên phải lên giọng xoa dịu và thằng Hiền- Lãm có thể bị thí tốt(việc xì cái lý lịch là một minh chứng).Bọn trí nô như ông cũng sẽ lên giọng đòi chỉnh nọ chỉnh kia.Sao ông không kêu bọn bạn cộng sản ông TRẢ LẠI CHO NHÂN DÂN cái mà chúng đã cướp đoạt của nhân dân QUYỀN TƯ HỮU ĐẤT ĐAI

  4. phục vụ dự án là cái từ hoa mỹ cho hành động cướp đất của người dân…có bao nhiêu phần trăm người dân thuộc mức nghèo khó? vậy những dự án cao cấp trong suốt thời gian qua nhầm phục vụ cho ai? trong cái thời luật rừng thì có bao nhiêu doanh nghiệp làm ăn đứng đắn phát triển được? thật đáng đời cho những thằng tiếp tay ăn cướp để lảnh đạn và mìn, nếu chúng có hy sinh thì nhà nước sẽ ghi công và nhân dân rủa xả vào nấm mồ của chúng…cái hậu quả thích đáng cho những kẻ muốn thăng tiến để chung mâm với sếp của chúng…làm người có ích cho xã hội không muốn, lại thích vào AN, CA…trong tương lai tiếng bom sẽ to hơn chứ không như mấy bình gaz đâu nhá các đồng chí !..hơ..hơ…

  5. Thằng LÙN họ Đặng này khi còn đương chức thì ngậm miệng ĂN ĐẤT giờ đang về hưu giở giọng đạo đứt ra dạy đời chán bỏ mẹ.Bọn cộng sản thừa biết phải làm gì cho dân sướng nhưng dân sướng thì quan ĂN GÌ?Vậy nên chúng cứ chót lưỡi đầu môi vậy thôi. Chứ cái dạng ý kiến ý cò của cha Võ thì chúng có hàng bao tải do các nơi đưa lên như chúng cho vào ngăn kéo làm như không biết gì giờ giả bộ làm sai sẽ sửa sai tới Tết Công gô.Chỉ là một chiêu của mấy con ma nhà họ Hứa mà thôi.

    • Chào bạn anhtusg,
      Cứ đề quan điểm của những thằng đạo đức giả lên, chính chúng chống đảng của chúng thì dư luận lại thấy mấy anh đảng viên về hưu còn chống đảng thì mới nhiều ng xuống đường chứ, ngồi đó chửi hắn, lần sau hắn ko lên tiếng thì mình thành ít ng chọi DCS àh ???,
      Cứ để Lê Đức Anh, Đặng hùng Võ nói….,
      Thân ái,
      Chau Xuan Nguyen

  6. Biết đâu bọn Lê Đức Anh , ông Võ… lại bị chính con quỉ họ Hồ lừa dối như đã lừa những ông tướng cộng sản 2 mang của thời VNCH …

    Dẫu sao có còn hơn không đánh kẻ chạy đi chứ ai đánh kẻ chạy lại bao giờ …

    Bữa nay bác @ anhtusg nóng thật …. chúc bác đón xuân 2012 an lành hạnh phúc … và sang năm sẽ có nhiều biến cố lớn tống văng cái Đảng cướp này về cát bụi cho sớm … kính…

    • Thank you! Cũng xin chúc bác một năm 2012 nhiều may mắn cùng với DÂN TỘC VIỆT có nhiều biến cố lớn đưa cái Đảng cộng sản mắc dịch này về sum họp với ông Tổ Mác Lê của chúng! Một năm của HY VỌNG ĐỔI THAY!!!

  7. Ông Võ ông Anh lên tiếng vào lúc này là đúng lúc và rất quý đấy, chúng nó đang bao biện lấp liếm cho nhau để sự việc “chìm xuồng”…Các bác đừng cả giận mất khôn.

  8. http://phamvietdao2.blogspot.com/2012/01/oi-ieu-thua-voi-ong-ang-hung-vo.html

    ĐÔI ĐIỀU THƯA VỚI ÔNG ĐẶNG HÙNG VÕ
    Trương Nhân Tuấn.

    Cựu thứ trưởng Đặng Hùng Võ vừa lên tiếng về vụ Đoàn Văn Vươn trên báo Tuổi Trẻ hôm qua là một điều đáng mừng. Ý kiến của ông Võ dễ thuyết phục vì không dựa lên tình cảm mà dựa lên luật lệ nhà nước. Hy vọng các cơ quan hữu trách theo tinh thần của Thứ trưởng Đặng Hùng Võ để giải quyết thỏa đáng vấn đề này. Tuy vậy, các ý kiến của ông Võ, trên phương diện kỹ thuật, theo tôi vẫn có một vài lấn cấn, không phải do kiến thức, mà đến từ “cơ chế” của nhà nước. Tôi nghĩ rằng luật lệ áp dụng cho trường hợp “thu hồi đất” của ông Vươn có một số điều mâu thuẫn, nhất là các điểm về thể lệ giao đất, diện tích tối đa đất được giao, thời hạn được sử dụng đất, phương thức thâu hồi đất… Ngoài ra còn có những mâu thuẫn giữa tính công bằng của xã hội chủ nghĩa với quyền tư hữu của kinh tế thị trường, hoặc giữa « tư điền » là tập tục ngàn năm của dân tộc Việt với « sở hữu đất đai thuộc về toàn dân » của chủ nghĩa xã hội. Nếu đúng như tôi nghĩ, trường hợp cá biệt của Đoàn Văn Vươn, nếu chỉ dựa hoàn toàn trên pháp luật (mà pháp luật có điều không ổn) thì việc giải quyết chắc chắn sẽ gây nên những điều oan ức. Việc nổ súng đáng tiếc trong khi giải tỏa đất đã nói trước việc này. Hy vọng ông Võ (hay người có thẩm quyền khác) sẽ lên tiếng giải thích. Các thắc mắc của tôi gồm các điểm:

    1/ Phân loại khu vực đất:

    Thứ trưởng Đặng Hùng Võ nhận xét: “theo Luật đất đai năm 1993, cụ thể là theo nghị định 64 về việc giao đất sản xuất đối với đối tượng ở đây là giao đất sản xuất trồng cây hằng năm, nuôi trồng thủy sản, làm muối… “

    Tôi nghĩ khác. Khu vực gọi là “đất” mà ông Vươn sử dụng từ năm 1993 không thuộc vào bất kỳ một loại “đất” nào đã được qui định theo điều 11 bộ Luật đất đai năm 1993 hay điều 13 bộ Luật đất đai năm 2003.

    Thật vậy, trước khi « khu vực đất » này được giao cho ông Vươn thì nó không thể gọi là « đất » để « trồng cây hàng năm », cũng không thể gọi đơn thuần là « đầm » để « nuôi trồng thủy sản », và nó cũng không thể sử dụng vào việc « làm muối » như Thứ Trưởng Võ đã nói. Nếu chiếu theo Luật Hồng Đức thì khu vực này không thuộc diện « điền » (không thể trồng trọt hay làm muối – diêm điền), cũng không thuộc diện « thổ » (không thể định cư), và cũng không thuộc diện « trạch » (không thể nuôi cá).

    Đây là một khu vực đất đang bồi, thường xuyên ngập nước biển và hàng năm chịu nhiều thiên tai bão lụt. Theo luật của các (nước Tây phương) hay Luật về thổ trạch ở VN các thời kỳ trước, vì lý do an ninh, các vùng đất này không được nhà nước cấp cho dân, hay không khuyến khích cho dân khai hoang, vỡ hóa… nhằm định cư hay khai thác kinh tế.
    Vấn đề đặt ra, theo pháp luật, nhà nước có thể cấp cho ông Vươn khai thác « khu vực đất » đó hay không? Nhà nước có trách nhiệm gì nếu tai nạn do thiên tai (bão, lụt) đổ xuống?

    2/ Tính không hợp lý của việc thâu hồi đất trong bộ Luật về đất đai.

    Nhưng “khu vực đất” này vẫn được chính quyền địa phương Hải Phòng cấp cho ông Vươn khai thác, bất chấp những hiểm nguy có thể gây ra cho cá nhân và gia đình ông Vươn.

    Để biến khu vực “đất không thể sinh sống” thành một khu vực xếp vào hạng “điền trạch” (tức vừa định cư vừa nuôi thủy sản), ông Vươn đã sử dụng kiến thức kỹ sư của mình để làm các việc sau :
    a) Đắp một con đê dài 2 cây số để ngăn lũ lụt, (con đê này đem lại lợi ích cho nhiều gia đình lân cận, chứ không hẳn cho cá nhân ông Vươn)
    b) Trồng cây vẹt để giữ đất bồi đồng thời để che bão
    c) Đổ đất, cát, đá… làm nền
    Làm các công trình (a) và (b) ông Vươn đã biến một vùng bờ biển hiểm nguy thành một cái « trạch » (đầm nước) có an ninh. Công trình (c) biến một góc « trạch » thành « điền » (đất trồng trọt) và “thổ” (đất xây cất). Sau 17 năm gầy dựng, ông Vươn đã tạo ra một « khu vực điền – thổ – trạch » có diện tích là 40 ha. Điều đáng chú ý là khu vực này, theo lời dân sống ở đó, trước khi giao cho ông Vươn, “nhà nước không dám khai phá”.

    Nhà nước thâu hồi đất này dựa trên điều 6 Luật đất đai 2003, theo qui định khoản đ) « chuyển mục đích sử dụng đất » hay các điều qui định ở mục 4. Dĩ nhiên nhà nước có quyền, theo Hiến pháp và Luật, nhưng thử đặt giả thuyết : nếu « khu vực đất » đó không giao cho ông Vươn, tức vẫn còn là một vùng đầm lầy phủ sóng và luôn chịu gió bão, liệu nhà nước có qui hoạch hay lên kế hoạch sử dụng khu vực này hay không ?
    Nếu câu trả lời là “không” thì không có lý do gì nhà nước hôm nay lại thâu hồi khu vực đất ấy.

    Trong khi điều 12 qui định: Nhà nước có chính sách khuyến khích người sử dụng đất đầu tư lao động, vật tư, tiền vốn và áp dụng thành tựu khoa học và công nghệ để “Khai hoang, phục hoá, lấn biển, đưa diện tích đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước hoang hoá vào sử dụng” (khoản 1)
    Ông Vươn đã tin tưởng vào điều luật đó, đã đem kiến thức khoa học, tiền vốn và công sức để làm các điều mà nhà nước khuyến khích.
    Vậy mà nhà nước đã có quyết định thâu hồi (trong khi thời hạn sử dụng chưa mãn).
    Người ta không thể vừa “khuyến khích” vừa “thâu hồi “. Ở đây “khuyến khích” có nghĩa là cho làm, “thâu hồi” có nghĩa là không cho làm. Mâu thuẫn ở đây khá rõ rệt. Việc này làm mất niềm tin của dân chúng vào nhà nước và luật của nhà nước?

    3/ Về diện tích sử dụng đất và thời hạn sử dụng:

    Thứ trưởng Võ nói rằng “thời hạn giao đất được Luật đất đai quy định là 20 năm.” … “Luật quy định hạn mức được giao đối với một hộ gia đình cá nhân không được vượt quá 2ha”.

    + Về diện tích đất được giao. Khu vực đất của ông Vươn tạo nên là do công sức của ông và gia đình trong việc đắp con đê dài 2km để ngăn lũ và trồng các hàng cây vẹt để giữ đất. Đất của ông Vươn tân tạo được tính từ con đê chận lũ.

    Đặt giả thuyết, nếu nhà nước lúc đầu đã qui định ông Vươn chỉ được giao 2 ha đất, thì chắc chắn ông Vươn sẽ không nhận. Vì nhận cũng không làm được gì! Muốn cải tạo đất thì phải làm con đê chận lũ và trồng vẹt giữ đất bồi. Tức là, hoặc ông Vươn tân tạo được 40 ha đất thổ trạch, hoặc không tạo ra khoảnh đất nào cả. Không ai bỏ công sức làm con đê, trồng rừng vẹt để nhận 2 ha, ngoại trừ việc nhà nước bỏ công để làm (như trường hợp Nguyễn Công Trứ ở huyện Tiền Hải, sẽ nói bên dưới).

    Ông Vươn đã được Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu vì thế thuộc diện người đang sử dụng đất ổn định (điều 4 phần 3), như vậy đã 17 năm qua.
    Qui định ông Vươn chỉ có 2 ha sử dụng là mâu thuẫn với thực tế. Thực tế ở đây là nhà nước hàm ý công nhận quyền sử dụng của ông Vươn trên toàn vùng đất mà ông này khai thác. Trong 17 năm nhà nước không phản đối, thì nhà nước đã chấp nhận thực tế đó.
    Nhà nước, qua cơ quan tư pháp, có nhiệm vụ bảo vệ công lý. Nếu hôm nay nhà nước nói ngược lại, thì còn đâu là công lý?

    + Về thời hạn được sử dụng đất, theo tôi cũng không thể áp dụng trong trường hợp của ông Vươn. Bởi vì, trong 17 năm sử dụng, thời gian cải tạo khu vực đất không thể không chiết tính ra. Mặt khác, ông Vươn đã đầu tư rất nhiều công và của. Huê lợi thâu từ việc sử dụng đất vẫn chưa trả hết nợ.

    Khu vực sinh sống của ông Vươn đã được qui định theo điều 66, khoản 2,3 và 4, là « đất sử dụng ổn định lâu dài ». Mặt khác, điều 67 về thời hạn sử dụng đất, cho phép sử dụng đến 50 năm ở các loại cây trồng lâu dài. Trường hợp của ông Vươn thì luật không qui định, nhưng về tính hợp lý, cũng phải để cho ông Vươn sử dụng ít ra 50 năm. Với thời hiệu này ông Vươn mới có thể thâu được huê lợi tương xứng với công lao, của cải mà ông đã đổ xuống.

    Nhà nước không thể vịn vào bất kỳ lý cớ gì để thâu hồi đất này của ông Vươn, như đã nói ở phần 2. Vì nó không công bằng. Nếu đất đó để yên, không có ông Vươn ra sức cải tạo, thì không thể đưa vào sử dụng.

    + Ngày xưa, sẽ nói bên dưới, vua chúa có toàn quyền trên số phận của mỗi thần dân, nhưng cũng không có các hành vi bạo ngược trưng thâu đất tư điền một cách tự tiện. Huống chi ngày hôm nay, chế độ xã hội chủ nghĩa, nguyên tắc là đem công bằng cho mọi người trong xã hội. Mà nguyên tắc của công bằng là, trước khi bảo vệ quyền sử dụng đất của mỗi người, thì phải tôn trọng đúng mức quyền sử dụng đất (thời hiệu sử dụng) của từng cá nhân.

    Như vậy còn đâu tính công bằng của XHCN do hiến pháp qui định mà nhà nước phải thực thi ?

    4/ Về “tư điền” và sở hữu toàn dân:

    + Theo Phủ Biên Tạp Lục của Lê Quí Đôn, một tập tục ngàn năm của Việt Nam được lưu truyền từ đời này sang đời kia, đến trước thời xã hội chủ nghĩa :
    “Nếu có người tự đem sức lực của mình khai khẩn những nơi rừng rú bỏ hoang, khi đã thành điền phải khai rõ, liền cho phép coi như là “bản bức tư điền”. Chỉ nhà nước mới có quyền thu thóc tô, còn dân xã không được tranh ruộng tư ấy. Cái lệ ấy thành ra vĩnh viễn”.

    Tức đất hoang mà người dân bỏ công khai phá, như trường hợp ông Vươn, sẽ thuộc vào loại « bản bức tư điền », tức sẽ trở thành ruộng riêng của ông Vươn (và con cháu sau này của ông).

    Một trường hợp khai khẩn đất hoang ở nước ta, vào đầu thế kỷ 19, cần nhắc ở đây, là việc thành lập huyện Tiền Hải ở Nam Định của cụ Nguyễn Công Trứ. Huyện Tiền Hải trước kia vốn là một bãi đất bồi (bãi Tiền Châu), việc khai khẩn gọi là « doanh điền », do cụ Nguyễn Công Trứ hướng dẫn với sự ủng hộ của triều đình qua việc giúp đỡ tiền bạc và dụng cụ khai phá. Những người dân khai khẩn vùng đất mới bồi này, phần lớn được làm chủ các khoản đất do dọ tạo ra (gọi là tư điền) và có bổn phận đóng thuế cho nhà nước.

    + Dưới thời thực dân cũng thế, người dân nào khai khẩn đất hoang thì đất đó thuộc quyền sở hữu của người đó. Trong khi đó, chính quyền thực dân đã giúp đào kinh chằn chịt khắp nơi để cho dân xả nước phèn, biến một vùng đất phèn, đồng chua thành một kho lúa gạo to lớn của miền Nam hiện nay. Dưới thời Mỹ xâm lược, chế độ tay sai bán nước Mỹ-Diệm, họ cũng tổ chức các khu “doanh điền”, lập “đồn điền” ở Tây Nguyên, khuyến khích dân khai khẩn đất hoang, giúp tiền bạc, xây cất nhà cửa cho dân định cư. Tất cả đất khẩn hoang cũng như nhà cửa đều thuộc quyền sở hữu vĩnh viễn của người dân.

    + Trong khi dưới thời XHCN, đất đai thuộc sở hữu toàn dân, nhưng lại do nhà nước quản lý.

    Trường hợp khai khẩn “khu vực đất” của ông Vươn thì không hề được sự giúp đỡ của nhà nước xã hội chủ nghĩa như trường hợp đất doanh điền ở Tiền Hải, đất khẩn hoang ở Nam bộ hay đất doanh điền, đồn điền ở Tây nguyên.

    Nếu thời trước các nhà nước phong kiến, thực dân hay tay sai bán nước Mỹ Ngụy không trưng thâu đất, mặc dầu việc khai khẩn là có sự trợ giúp của nhà nước về tài chánh và công cụ, thì hôm nay, nhà nước không hề giúp điều gì cho ông Vươn, thì tại sao lại thâu hồi ?

    Các qui định của xã hội chủ nghĩa có đi ngược lại đạo lý giống nòi hay không ?

    5/ Thủ tục thâu hồi đất, mâu thuẫn giữa XHCN và kinh tế thị trường:

    Như đã nói ở điều 2, việc khai khẩn của ông Vươn là một « công trình », gồm nhiều phần : con đê dài 2km, rừng vẹt, đầm nuôi cá, đất trồng trọt và đất xây dựng nhà cửa. Ngoài chi phí vật chất như tiền của, sức lao động, công trình này bao gồm hai thành quả: vật chất và trí tuệ.

    Ông Vươn là một kỹ sư. Nếu công trình này không có đóng góp của kiến thức khoa học và việc đầu tư suy nghĩ lâu dài thì khu đất này sẽ không bao giờ được thành tựu như thế. Nếu giao đất cho tay ngang, người này chưa chắc sẽ hình hung ra việc đóng cừ xây đê hay trồng cây vẹt để giữ đất, đó là chưa nói đến việc phải định hướng con đê như thế nào, trồng cây vẹt ra làm sao để khỏi bị sóng đập tan và giữ được đất. Tức công trình đó còn là một công trình của trí tuệ.

    Theo hiến pháp và luật định, đất đai sở hữu của toàn dân, do nhà nước quản lý. Nhưng vì có nền « kinh tế thị trường » và gia nhập WTO, do đó nhà nước VN phải tôn trọng các luật lệ do WTO qui định, (theo điều 3 khoản 2 bộ Luật đất đai 2003) trong đó có điều luật phải tôn trọng quyền sở hữu tài sản cũng như sở hữu trí tuệ của tư nhân.

    Nhà nước có thể thâu hồi đất mà bỏ qua quyền sở hữu trí tuệ cùng sở hữu tài sản của ông Vươn ? Không giải quyết ổn thỏa là tạo ra sự xung đột giữa hai bộ luật (luật quốc tế và luật quốc gia) mà theo lẽ VN phải đặt luật quốc tế lên trên.

    Mâu thuẫn ở đây là mâu thuẫn của nền “kinh tế thị trường” với định hướng “xã hội chủ nghĩa”.

    Nhưng sự mâu thuẫn này đã tạo ra tại VN một tầng lớp giàu mới do kinh doanh về đất đai. Con số này chiếm đến 40%. Như thế, việc này gián tiếp tạo cho VN một nền kinh tế què quặc, do việc tư bản nội địa không đầu tư vào kinh doanh hay sản xuất mà đầu tư vào một ngành không tạo ra công ăn việc làm hay của cải vật chất cho xã hội. Nó chỉ mở một môi trường tốt đẹp tại VN cho hàng hóa dỏm của TQ vào thống lĩnh thị trường.

    6/ Kết luận: Đôi điều với Thứ Trưởng Võ như thế. Theo tôi, về pháp luật, nếu có sự mâu thuẫn (như đã dẫn ra) thì ánh sáng công lý sẽ không bao giờ rọi dến các nơi tối tăm, ở các vùng sâu, xa, như ở xã Vinh Quang, huyện Tiên lãng, tỉnh Hải Phòng. Việc lên tiếng của ông Võ là một điều tốt, vì nó rất cần thiết cho việc xét xử ông Vươn. Nhưng ở những mâu thuẩn giữa đạo lý giống nòi với đạo lý xã hội chủ nghĩa hay giữa kinh tế XHCN và kinh tế thị trường thì cần điều chỉnh lại. Xã hội chủ nghĩa trên nền tảng Mác Lê đã đi vào quá khứ, do tính lỗi thời của nó. Nếu VN tiếp tục kéo dài, tầng lớp dân oan ngày càng lớn, các nỗi bất bình sẽ có ngày bùng nổ, trong khi lớp cường hào ác bá đỏ sẽ có môi trường tốt để hoành hành.

    Hy vọng nhiều người khác cũng sẽ lên tiếng như Thứ trưởng Võ. Đó cũng là việc công ích cho xã hội.

  9. http://www.pagewash.com////nph-index.cgi/000010A/uggc:/=2fphnena.oybtfcbg.pbz/
    ĐẤT VÀ NGƯỜI!
    (Cua rận)

    Ở xóm mình có bà tên là Rao.
    Bà có 2 con trai, nhỉnh hơn mình vài tuổi. Còn ông chồng thì chết đã lâu.

    Ngày cải cách ruộng đất gia đình nhà bà được xếp là cố nông, lại tích cực đấu tố địa chủ phong kiến tay sai đế quốc sài lang, nên thuộc diện thành phần cốt cán của cuộc cách mạng vĩ đại đổi đời để dân cày có ruộng.
    Vậy là bà Rao được chia 5 sào ruộng, lại được chia quả thực một nửa cái nhà ngói của địa chủ Tiếm.

    Ông Tiếm bị quy địa chủ bóc lột vì nhà có hai mẫu ruộng, một con trâu. Ông cày ruộng, bà làm hàng xáo. Thỉnh thoảng lúc thời vụ cũng phải thuê người làm. Thuê người làm là bóc lôt. Điều ấy được khẳng định một cách hùng hồn từ Trung ương tới địa phương. Vậy ông Tiếm là kẻ thù của giai cấp.

    Chưa hết, lúc có tiền ông Tiếm còn mua được chức Lý Cựu (Cựu Lý trưởng)… nhưng thực ra ông chưa được làm lý trưởng ngày nào. Không đương mà cựu là như thế- chức mua mà! Chả là ngày xưa Hội đồng Hương thôn bán chức công khai để lấy tiền sửa lại cái đình làng. Chức Lý cựu chỉ để lấy oai chứ chả có quyền hành gì. Có chức sắc thời phong kiến ắt hẳn là tàn tích của chế độ phong kiến, là kẻ thù của chế độ mới… đáng để loại trừ.

    Ông Tiếm mất nhà, mất đất… ngậm ngùi dẫn vợ con ra cuối làng làm cái lều ở tạm. Bụng bảo dạ cũng còn may không bị án tử hình.

    Bà Rao lên đời. Ở nhà ngói. Vênh vang lắm. Bà nói bằng giọng người ở tỉnh, bảo với các con: “Mẹ con ta từ lay xa dời con cua dốc” (Cua rốc là cua đồng, ở quê tôi vẫn gọi thế)
    Ruộng bà để cỏ mọc. Vì lười nên dù có vào tổ đổi công nhưng chẳng ai người ta làm cho.
    Được ít hôm bà bán nhà, bán đất vừa được chia. Nhiều tiền lắm. Mấy mẹ con bồng bì ra cắm đất ngay cạnh cái lều chỗ ông Tiếm đang ở. Ông bà Tiếm hùng hục quật lập đào bới san lấp… được độ sào đất, tưởng yên thân; thì bà Rao nhảy đến ở ké. Ông kêu toáng lên đưa đơn Ủy Ban Hành chính giải quyết.
    Nhưng bà Rao còn kêu to hơn. Bà kể lể tham gia cách mạng Cải cách ruộng đất. Bà là người có công lôi bọn bóc lột ra ánh sáng…
    Ủy ban thương bần cố nông nghèo khổ lại là tầng lớp cách mạng tiềm tàng. Vả lại đất ông Tiếm đang ở tự dưng thành đất có tranh chấp. Đã có tranh chấp thì chia đôi, bên nào cũng có phần là yên chuyện.

    Ông Tiếm lại mất đất lần nữa. Ông phải chia đôi mảnh đất của mình vừa quật lập cho bà Rao một nửa.

    Bà Rao lại có đất ở, lại có nhiều tiền bán đất bán nhà ngày xưa của chính địa chủ Tiếm. Mấy mẹ con sống sung sướng lắm! Ngày ngày thằng cu Thìn con thứ hai bê cái nồi đất đi mua phở ở ngoài đầu đường quốc lộ. Ba mẹ con xì xụp húp phở… mùi nước phở thơm lừng.

    Cả đời ông địa chủ Tiếm cũng chưa biết đến cái bát phở nó như thế nào. Nhưng cái mùi phở thơm lừng làm cả nhà ông chỉ biết nghênh mặt hướng về nhà bà Rao bần cố nông, hít hít mũi tưởng tượng và… nuốt nước bọt.

    Ông Tiếm lụi cụi biết thân biết phận kẻ thù giai cấp nên chẳng dám ho he. Ruộng còn vài sào chó ỉa, ông giao cho bà vợ. Còn ông đi làm thợ mộc.

    Ngày xưa làm thợ mộc thường được chủ nhà mời ăn cơm trưa. Ông Tiếm làm cho người ta nhưng bữa cơm trưa ông không uống rượu, chỉ mỗi bữa ba bát cơm- kể cả cơm độn cũng ba bát, chỉ một con tôm kho, một ít rau và lưng bát nước rau hoặc canh. Thế là xong bữa. Khác hẳn những ông thợ khác ăn uống bê tha, sáng giũa cưa trưa mài đục… Ông Tiếm làm rất chăm chỉ đẫy ngày đẫy buổi. Buổi tối hôm trước ông ngồi giũa cưa, mài chàng đục sắc lẻm sáng loáng. Sáng đến nhà chủ là làm ngay. Ông làm ra sản phẩm vừa chắc vừa đẹp, tiền công vừa phải. Thành thử ông là thợ mộc có uy tín. Quanh năm không hết việc.

    Bà Tiếm cùng các con cắm mặt mò cua bắt ốc, chăm vài sào ruộng chó ỉa được chia lại (vì thành phần không được vào Hợp tác xã). Lúa tốt. Hợp tác xã ghét lắm nhưng đành chịu.

    Dần dà kinh tế cũng khá lên. Người ta đồn ông mua một cái soong nhôm bốn đồng hai hào, cho tiền vào đấy lấy dây thép ràng lại. Nhà ông lại càng bị ghét vì…giầu. Các con học hành tử tế nhưng chẳng được đi đâu ngoài việc đi bộ đội.

    Năm Bảy sáu- người chủ mua đất quả thực của bà Rao đi kinh tế mới. Ông Tiếm phá cái soong bốn đồng hai đếm tiền mua lại miếng đất cha ông với giá bốn nghìn năm trăm đồng. Hôm nhận đất, ông cùng vợ con thắp hương giữa sân khấn vái Tổ tiên đã phò trợ cho vợ chồng con cái hai chục năm bòn gio đãi sạn nuôi chí bền để hôm nay lấy lại được mảnh đất cha ông. Ấy là nhờ bề trên khôn thiêng phù hộ. Ấy là điềm nhà vẫn còn sự hưng vượng. Rồi ông khóc. Vợ con ông cũng khóc.

    Mà đúng số ông may thật vì chỉ ít lâu sau đổi tiền: mười ăn một. Với số tiền ấy nếu có cũng chỉ mua được vài con gà. Đấy là nói về sau này.

    Lại nói về mẹ con bà Rao thời mới bán đất ăn chơi được mấy tháng rồi cũng hết tiền. Hai anh con giai là Mão và Thìn lồng ngồng là Đoàn viên, nhưng chẳng chịu đi làm nên không có công điểm HTX. Dẫu vậy vẫn được HTX chia thóc điều hòa. Thóc điều hòa chỉ ăn vài tháng là hết. Rút cuộc lại đói vẫn hoàn đói.
    Hai tay con giai bỏ đi đâu không biết. Bà mẹ ở nhà lại đến từng nhà xin bòn từng cái lá rau già, lại mò mẫm cua ốc ngoài đồng…

    Vài năm sau thì bà Rao mất. Hai ông con giai về lại gạ bán đất cho ông Tiếm. Ông Tiếm bảo mua. Nhưng con ông Tiếm không đồng ý. Mặc dù các con ông giống tính ông bà chăm chỉ tằn tiện, chịu khó bươn chải nên bây giờ giầu có lắm rồi. Họ bảo không mua.
    – Đất của gia đình ta quật lập, bây giờ lại phải bỏ tiền ra mua là cớ làm sao?
    Ông Tiếm bình tĩnh bảo:
    – Vì đấy là đất của nhà ta nên bằng mọi giá ta phải lấy về. Giữ được đất thì nhà mới thịnh. Cứ nghiệm mà xem: kẻ nào bán đất đai của cha ông đi thì chắc chắn kẻ ấy mạt vận ngay. Vua chúa cũng vậy thôi! Các con cứ giở sách sử mà xem, cấm có sai một mảy.
    Các con ông nghe ra. Gia đình ông mua lại mảnh đất của chính mình mà ngày xưa bà Rao chiếm dụng.
    Bây giờ thì ông lại giầu nhất làng mặc dù ông đã già lắm rồi, móm hết cả răng.

    Có người dọa ông Tiếm: không khéo lại bị quy địa chủ lần nữa.
    Ông cụ chả nói gì… móm mém cười…

    Vừa rồi lại nghe nói chỗ đất nhà ông cụ Tiếm lại bị đưa vào diện quy hoạch. Nhà nước đang chuẩn bị thu hồi cho doanh nghiệp.

    Tôi hỏi chuyện đó có thật không. Ông cụ Tiếm chả nói gì… mắt nhênh nhếnh nước, hấp háy nhìn… Rồi thở dài.

  10. NGÒI NỖ ĐÃ CHÂM

    Posted on January 16, 2012 by hoangkybactien
    Tg Oanh Yến Thị Phạm
    Như một điềm gở ứng báo cho lời kêu gọi “chỉnh đốn Đảng vì sự sống còn của chế độ” của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng 26/12/2011 tại Hội Nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, năm 2011 khép lại với sự kiện hơn nghìn người dân Đô Lương và Nghi Lộc, Nghệ An 31/12/2011 đã tràn vào trại heo giống của Công ty TNHH Thái Dương, đập phá chuồng trại và thả hơn 10.000 con heo giống của công ty này mặc cho sự can thiệp của hằng trăm Công an của tỉnh Nghệ An.
    Người dân Đô Lương và Nghi Lộc đã hết kiên nhẫn trước sự chây ì, không chịu di dời cơ sở chăn nuôi của Công ty TNHH Thái Dương ở đầu nguồn nước của hồ đập chợ Ràu, nơi cung cấp nguồn nước sạch cho dân chúng quanh vùng cũng như sự bao che của dàn lãnh đạo tỉnh Nghệ An.
    Mở hàng đầu năm 2012 với sự kiện người thân anh Đoàn Văn Vương, một cựu chiến binh, gia đình truyền thống bao đời cách mạng nổ súng chống lại lực lượng cưỡng chế của huyện Tiên Lãng, gồm 2 trung đội CS đặc nhiệm cùng nhiều lực lượng CS bảo vệ của CATP Hải Phòng phối hợp cùng bộ đội biên phòng dưới sự chỉ huy của Giám đốc và 4 Phó Giám đốc CA TP Hải Phòng (VN express 05/01/2012).
    Liền tiếp đó 2g sáng ngày 07/01/2012 một tiếng nỗ lớn đã làm rung chuyển khu vực đường Lương Ngọc Quyến, Thành Phố Thái Nguyên, phá hũy hoàn toàn tầng trệt của nhà riêng Đại Tá Nguyễn Như Tuấn, Giám Đốc CA Thái Nguyên tại số 119 Lương Ngọc Quyến (Thanh Niên Online 07/01/2012).
    Công văn khẩn của các tỉnh báo cáo việc dọa giết, khủng bố các quan chức lãnh đạo đầu nghành của các tỉnh và thân nhân tới tấp được gửi về Tổng cục An ninh.
    Rõ ràng sau một thời gian dài từ việc gửi đơn khiếu kiện, đến “tụ tập đông người” khiếu kiện tại các cơ quan thanh tra chính phủ hoặc kiểm tra Trung ương Đảng mà không có kết quả, người dân đã có một sự lựa chọn mới trong hình thức phản kháng lại sự lộng quyền cũng như sự bao che của “một bộ phận không nhỏ” quan chức Chính phủ từ Trung ương đến địa phương.
    Trong suốt quá trình tồn tại 82 năm của Đảng CS VN cho đến ngày hôm nay, việc tu dưỡng đạo đức và học tập theo tấm gương “Đạo đức Hồ Chí Minh”, phát huy tinh thần”Phê và tự Phê” trên cơ sở “tình đồng chí, thương yêu lẫn nhau” không ngừng được phát động trong hàng ngũ Đảng viên Đảng CS VN.
    Chính cái “Tình đồng chí thương yêu lẫn nhau” cao quý này trong nội bộ Đảng CS VN đã tạo ra những “bản án bỏ túi” “nhẹ tựa lông hồng” với những hành vi vi phạm pháp luật của một bộ phận không nhỏ các quan chức từ Trung ương đến địa phương. Việc này đã trực tiếp tạo ra sự hoành hành của nạn tham nhũng và sự lộng quyền của quan chức các cấp.
    Có thể thấy rõ nhất qua việc vận dụng và hiểu những văn bản Pháp luật một cách tùy tiện sao cho có lợi nhất cho các quan chức hoặc nhóm lợi ích núp bóng các quan chức huyện Tiên Lãng, Hải Phòng. Bên cạnh đó lạm dụng sự độc quyền sử dụng bạo lực khi huy động các lực lượng công an, quân đội để thi hành những quyết định cưỡng chế vi phạm Pháp luật.
    Người dân luôn bị dồn vào thế cô, lẽ phải luôn đứng về phía các quan chức hoặc nhóm lợi ích cánh hẫu với các quan chức.
    Mối quan hệ xã hội trên tinh thần thượng tôn Pháp Luật đã bị phá vỡ, Những hành động tự xữ như các vụ đánh chết người vì trộm chó tại các địa phương của tỉnh Nghệ An, giờ đây được người dân chuyển sang các đối tượng là các quan chức đã gây ra những nỗi oan ức cho bản thân họ và gia đình.
    Qủa bom đã được châm ngòi.
    Trong năm 2012 này Chính quyền toàn trị CS VN sẽ đối mặt với một tình hình bất ổn khó lòng kiểm soát được vì “Quan thì ngoài sáng, Dân thì trong Tối”.
    TNT không khó kiếm ở Việt Nam.
    Không khó để tiêu diệt những mục tiêu ngoài ánh sáng.
    Còn bao nhiêu vụ nổ như nhà của Giám Đốc CA tỉnh Thái Nguyên?
    Ai biết được chuyện gì sẽ xẩy ra, một khi người dân đã nổi giận?
    Hà Nội 16/01/2012
    Oanh Yến Thị Phạm
    Nguồn:Today’s News

Gửi phản hồi cho anhtusg Hủy trả lời