Tiếp tục tranh cãi về vai trò trí thức


BCC – Ý kiến của ông Ngô Bảo Châu đã gây phản ứng mạnh trên một số trang blog nhiều người đọc. Trong bài phỏng vấn trên Tuổi Trẻ, Giáo sư Châu nói ông phản đối việc “coi phản biện xã hội như chỉ tiêu để được phong hàm ‘trí thức’”.

Ông nói: “Đối với tôi, trí thức là người lao động trí óc… Giá trị của trí thức là giá trị của sản phẩm mà anh ta làm ra, không liên quan gì đến vai trò phản biện xã hội”.

Giáo sư Châu cũng cảnh báo: “Những người có học, có tri thức thật ra cần phải rất tỉnh táo khi tham gia việc phản biện xã hội”.

Ông cho rằng “Trước khi lên tiếng về một vấn đề nào đó, người trí thức hơn ai hết cần phải hết sức ý thức về ảnh hưởng của nó”.

“Cá nhân tôi thường tránh bàn luận các vấn đề mà tôi không biết rõ. Tôi quan tâm nhiều hơn tới những lĩnh vực mà tôi có thể trực tiếp tham gia hành động thay vì chỉ nêu ý kiến.”

Tuy nhiên, ông Ngô Bảo Châu khẳng định “việc đưa ra các phản biện có lập luận chặt chẽ là những đóng góp lớn cho xã hội, cho đất nước của giới trí thức”.

“Không có phản biện, xã hội đã chết lâm sàng.”

Những bình luận trên của vị giáo sư hiện đang giảng dạy tại Hoa Kỳ đã “khiến mạng Facebook sôi sùng sục”, như nhận xét của blogger, nhà văn Nguyễn Quang Lập.

Đóng góp xã hội

Trên blog Quê Choa của mình, ông Lập viết: “Không thể nghĩ đơn giản: trí thức là người lao động trí óc”.

“Các nhà khoa học được coi là Trí thức hay không phải xét xem họ đã dấn thân trong cộng đồng và xã hội như thế nào, xưa nay đều thế cả.”

Nhà văn Nguyễn Quang Lập cũng bày tỏ quan ngại: “Phát biểu của Châu, dù vô tình đi chăng nữa, sẽ làm cho đám trí thức trùm chăn được thể vênh vang, tiếp tục trùm chăn kĩ hơn nữa, trong khi vẫn có cớ để dè bỉu và chỉ điểm những trí thức chân chính”.

Trực diện hơn nữa, một blogger khác – nhà văn, dịch giả Phạm Viết Đào, viết ra nhận xét của ông về một giới trí thức mà “phần lớn có thể xếp họ vào tầng lớp ‘trí ngủ’ , họ buông xuôi, họ làm ngơ, họ thờ ơ với thời cuộc, với vận mệnh đất nước”.

Ông Đào viết: “Trong lớp trí thức này được bổ sung thêm những thành phần kiểu như Giáo sư Ngô Bảo Châu”. Ông cũng cho rằng việc nhà nước Việt Nam vinh danh Giáo sư Châu là “động thái chính trị hơn là một hành động thể chế hóa chính sách trọng dụng trí thức”.

Năm 2010, Giáo sư Ngô Bảo Châu được nhận giải thưởng danh giá – giải thưởng Fields, mà nhiều người coi như giải Nobel của toán học.

Ông cũng gây chú ý qua một số bài viết trên mạng, như bài về vụ xử Tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ, hay trang blog nói về thực trạng tự do ngôn luận, vốn bị chi phối bởi hiện tượng “lề trái, lề phải”.

Khi đó ông Châu viết “bám theo lề là việc của con cừu, không phải việc của con người tự do.”
Cuộc tranh cãi về vai trò của trí thức trong đời sống xã hội Việt Nam gần đây nổi lên trên các diễn đàn mạng với nhiều ý kiến trái chiều.

___________________________________________-

GIÁO SƯ NGÔ BẢO CHÂU: BẠN TRẺ VẪN ĐẦY NIỀM TIN TƯƠNG LAI

Tuoitre

TTCT – “Cảm xúc mạnh nhất là niềm vui khi cảm thấy dường như mình đang mang đến cho các bạn trẻ được cái gì tốt đẹp, ít nhất là niềm tin vào một cái gì đó tốt đẹp”.

Giáo sư Ngô Bảo Châu trải lòng với Tuổi Trẻ Cuối Tuần những suy nghĩ của ông sau một năm trở về đầy bận rộn…

>> Phát hành tủ sách của giáo sư Ngô Bảo Châu

Giải pháp có sẵn ở điểm bế tắc

* Thưa giáo sư, lần đầu tiên kể từ khi thành danh ở xứ người, năm qua giáo sư đã dành thời gian làm việc tại quê nhà suốt ba tháng. Trong ba tháng đó, có gì làm giáo sư thất vọng hay ngược lại, giáo sư có điều gì để hi vọng?

– Giáo sư Ngô Bảo Châu: Không có gì phải thất vọng đâu chị, mặc dù khi tôi về mọi việc thật ngổn ngang. Tháng 6-2011, bộ máy hành chính của Viện Nghiên cứu cao cấp về toán mới bắt đầu hoạt động. Khi ta muốn xây dựng một cái gì từ con số không thì khó khăn là tất yếu. Giáo sư Lê Tuấn Hoa, giám đốc điều hành của viện và tôi đã xác định trước là mình phải rất cố gắng trong giai đoạn này.

Hi vọng thì nhiều. Qua dịp hè vừa rồi, tôi cảm thấy sự ủng hộ của Chính phủ dành cho viện là tương đối chắc chắn. Tuy những khó khăn mang tính chất hành chính thì vẫn muôn hình vạn vẻ, nhưng tôi hi vọng giai đoạn này cũng sẽ chóng kết thúc để năng lượng được dồn vào những việc thật sự bổ ích là làm khoa học.

Cái không dễ chút nào của chúng tôi là việc giải thích với các bộ có chức năng rằng khoa học thật sự, đặc biệt là khoa học cơ bản, rất khó làm được trên nguyên tắc đơn đặt hàng. Vai trò của viện là nhìn thấy những nhóm nghiên cứu mới có tiềm năng, hỗ trợ họ về cơ sở vật chất, môi trường làm việc. Tôi rất hi vọng trong thời gian tới sẽ có nhiều nhà khoa học chủ động đến với viện với những dự định mà mình ấp ủ.

Nói như vậy không có nghĩa là Viện Nghiên cứu cao cấp về toán không chú trọng những đơn đặt hàng nghiên cứu toán ứng dụng. Đây là một hướng mà chúng tôi mong muốn sẽ làm được ngày một nhiều trong tương lai.

* Không chỉ các bạn trẻ trong nước đang chờ mong nhiều ở giáo sư mà nhiều bạn trẻ đang làm nghiên cứu sinh ở nước ngoài cho biết họ hi vọng Viện Nghiên cứu cao cấp về toán sẽ là mồi nhóm để thổi bùng ngọn lửa đam mê khoa học trong giới nghiên cứu, từ đó thay đổi môi trường làm việc trong các trường đại học. Giáo sư nghĩ sao?

– Tôi nghĩ rằng ngọn lửa đam mê khoa học đã có sẵn trong nhiều bạn trẻ rồi. Vấn đề là làm thế nào biến những người mang ngọn lửa đam mê ấy thành những nhà khoa học chuyên nghiệp. Tôi hi vọng Viện Nghiên cứu cao cấp về toán sẽ làm được việc đó, đầu tiên là với toán, toán ứng dụng, sau đó là những ngành khoa học có liên quan đến toán như khoa học máy tính, vật lý lý thuyết. Nhưng với quy mô nhỏ của viện, chúng ta không thể chờ đợi nó giải quyết mọi vấn đề (rất nhiều) của khoa học Việt Nam.

Nếu ta muốn thật sự thay đổi diện mạo của khoa học Việt Nam, theo tôi, cái cần làm nhất (mà chắc ai cũng biết) là đặt chất lượng nghiên cứu khoa học lên như một nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của các trường đại học. Tất nhiên, nếu tính chất ưu tiên hàng đầu không phải là nói suông thì sẽ kéo theo nhiều chính sách khác.

Nói đến chuyện thay đổi chính sách là tôi lại băn khoăn. Hình như cái mà ta làm cho đến nay là thấy cái gì chưa ổn thì ta sửa lại, sắp xếp lại, mà ít để ý đến sự vận động tự nhiên của cuộc sống.

* Giáo sư có thể giải thích rõ hơn nhận xét này?

– Đơn cử hai vấn đề có tính thời sự hiện nay là việc phát triển mạng lưới đại học và lương giáo viên. Căn cứ vào tỉ lệ số lượng sinh viên trên tổng số người ở độ tuổi đi học, ta nhận thấy Việt Nam có tỉ lệ rất thấp so với các nước khác, đã phát triển hoặc đang phát triển. Ta suy ra rằng cần phải có thêm bao nhiêu sinh viên, mở thêm bao nhiêu trường đại học.

Câu chuyện này thoạt nghe thì có vẻ rất đơn giản, mạch lạc. Cũng giống như lương giáo viên, ai cũng thấy là rất thấp, không đủ để giáo viên tái tạo sức lao động, vì vậy cần phải tăng lương cho giáo viên và công nhân viên chức nói chung. Đặt ra vấn đề như vậy là rất đúng rồi, nhưng phương pháp luận trong việc giải quyết vấn đề thì có thể chưa ổn.

Thay vì ồ ạt mở thêm trường đại học, nâng cấp cao đẳng lên đại học, hoặc là tăng lương công chức một cách đồng loạt, nên chăng coi đó như là một xu hướng để nhân cái đà đó mà cải thiện chất lượng các trường, cải thiện năng suất và chất lượng lao động của công chức nhà nước?

Nói cách khác, những cái bất hợp lý hiện tại có thể làm đòn bẩy cho tương lai, làm điểm tựa cho những vận động tích cực của xã hội. Tôi cũng hiểu là bàn chung chung như thế này thì dễ, làm cụ thể như thế nào thì khó hơn nhiều. Nhưng rõ ràng những biện pháp thuần túy mang tính hành chính sẽ làm triệt tiêu cái đòn bẩy, lợi thế duy nhất của sự bất hợp lý.

Trong chuyện tăng lương cũng vậy. Tôi cảm thấy hình như việc tăng lương đồng loạt cho viên chức không cải thiện mức sống của họ mà chỉ làm tăng lạm phát. Chính phủ có thể tác động lên thu nhập của giáo viên bằng những quy định cởi mở và minh bạch hơn.

Tôi lấy ví dụ chuyện chạy trường mà ai cũng biết. Liệu có thể cho phép một số trường tốt có một cơ số học sinh trái tuyến với quy định minh bạch mức lệ phí, có thể rất cao cho học sinh trái tuyến? Lệ phí được thu một cách minh bạch có thể sử dụng trả một mức phụ cấp cho giáo viên một cách minh bạch. Phụ cấp có thể thấp, cao hoặc rất cao tùy thuộc vào năng lực của giáo viên. Câu chuyện này thực chất đang xảy ra trong thực tế nhưng dưới những hình thức không minh bạch. Nếu có quy định rõ ràng, Nhà nước cũng sẽ có thêm phương tiện để điều chỉnh.

Không ai độc quyền chân lý

* Gần đây phong trào phản biện của giới trí thức ngày càng sôi nổi. Thậm chí người ta còn cho rằng người lao động trí óc sẽ chưa đạt tầm của một trí thức nếu chỉ biết làm công việc chuyên môn của mình mà chưa bộc lộ được năng lực phản biện xã hội. Giáo sư suy nghĩ thế nào về trách nhiệm phản biện xã hội của giới trí thức cũng như vai trò của giới trí thức trong xã hội?

– Tôi không đồng ý với việc coi phản biện xã hội như chỉ tiêu để được phong hàm “trí thức”. Đến bao giờ chúng ta mới thôi thi đua để được phong hàm “trí thức”?

Đối với tôi, trí thức là người lao động trí óc. Cũng như những người lao động khác, anh ta cần được đánh giá trước hết trên kết quả lao động của mình. Theo quan niệm của tôi, giá trị của trí thức là giá trị của sản phẩm mà anh ta làm ra, không liên quan gì đến vai trò phản biện xã hội.

Mặt khác, cần trân trọng những người trí thức, hoặc không trí thức, tham gia công tác phản biện xã hội. Không có phản biện, xã hội đã chết lâm sàng.

Những người có học, có tri thức thật ra cần phải rất tỉnh táo khi tham gia việc phản biện xã hội. Học hàm, học vị không thể đảm bảo rằng cái anh nói ra là mặc nhiên đúng. Với thói quen làm việc khoa học của mình, cái mà anh có thể làm là đưa ra những lập luận vững chắc và có tính thuyết phục. Nhà lãnh đạo văn minh, có bản lĩnh sẽ biết lắng nghe những lập luận đó. Họ có thể làm theo hoặc không làm theo kết luận của anh. Trong trường hợp họ không làm theo, vẫn dưới giả thiết là lãnh đạo văn minh và có bản lĩnh, lãnh đạo sẽ phải đưa ra những lập luận ít nhất cũng vững chắc bằng những lập luận của anh để bảo vệ quyết định của mình.

Tôi quan niệm vai trò của trí thức là như vậy, anh ta có vai trò gây sức ép lên người lãnh đạo, nhưng cũng như lãnh đạo, anh ta không độc quyền chân lý.

* Giáo sư có nói cần khuyến khích mọi thành phần trong xã hội phát biểu ý kiến của mình và lãnh đạo phải lắng nghe tất cả ý kiến đó. Nhưng điều quan trọng là cuối cùng lãnh đạo cần phải có một quyết định, vậy việc quyết định nên căn cứ vào đâu?

– Nếu có một thuật toán để ra quyết định trong mọi trường hợp thì chắc không cần đến lãnh đạo nữa mà thay bằng một cái máy tính. Người lãnh đạo có bản lĩnh sẽ có những hành động nhất quán, chứ không được chăng hay chớ. Đi cùng với sự nhất quán là tính chủ quan, ở đây nếu lắng nghe ý kiến phản biện, người lãnh đạo sẽ tránh được những sai lầm không thể cứu vãn. Theo tôi, phẩm chất quan trọng nhất của người lãnh đạo là tính lương thiện, ít nhất là lương thiện vừa đủ để không tự lừa mình bằng những điều viển vông và không tự bao biện cho những sai lầm của mình.

* Để tận dụng được khả năng suy nghĩ của trí thức, lãnh đạo nên chăng chia sẻ thông tin với họ để nhận được lời tư vấn tốt nhất trước khi đưa ra quyết định?

– Đối với người lãnh đạo, chia sẻ thông tin là một việc khó, như từ bỏ một phần quyền lực của mình. Thông tin hoàn toàn mở, anh lãnh đạo sẽ phải tranh luận với anh trí thức trong tình huống “cân bằng vũ trang” và chưa chắc anh lãnh đạo đã thắng.

Nhưng thật ra cởi mở thông tin, tranh luận với trí thức, với những người nằm ngoài bộ máy chính là một cách tiếp năng lượng cho anh lãnh đạo, vẫn với giả thiết lãnh đạo văn minh và có bản lĩnh. Để làm được việc, anh lãnh đạo luôn phải phụ thuộc vào bộ máy của mình. Nếu không cởi mở, dừng tranh luận, những quyết định của anh sẽ dần dần chịu ảnh hưởng của bộ máy, phục vụ lợi ích của bộ máy chứ không ưu tiên phục vụ xã hội nữa.

* Năm qua là năm có nhiều hoạt động phản biện của giới trí thức trong nước cũng như ngoài nước. Giáo sư đánh giá thế nào về các hoạt động này? Là một trí thức, giáo sư có muốn đóng góp tiếng nói của mình vào trào lưu chung đó?

– Cá nhân tôi thường tránh bàn luận các vấn đề mà tôi không biết rõ. Tôi quan tâm nhiều hơn tới những lĩnh vực mà tôi có thể trực tiếp tham gia hành động thay vì chỉ nêu ý kiến. Nhưng tôi cho rằng việc đưa ra các phản biện có lập luận chặt chẽ là những đóng góp lớn cho xã hội, cho đất nước của giới trí thức. Tuy nhiên, trước khi lên tiếng về một vấn đề nào đó, người trí thức hơn ai hết cần phải hết sức ý thức về ảnh hưởng của nó.

* Cảm ơn giáo sư!

* Mùa hè 2011, giáo sư dành nhiều thời gian để giao lưu với giới trẻ nhiều tỉnh thành. Những cuộc giao lưu đó mang đến cho giáo sư cảm xúc như thế nào và các bạn trẻ ấy có tạo được những ấn tượng đặc biệt với giáo sư?

– Cảm xúc mạnh nhất là niềm vui khi cảm thấy dường như mình đang mang đến cho các bạn trẻ được cái gì tốt đẹp, ít nhất là niềm tin vào một cái gì đó tốt đẹp.

Ấn tượng tích cực nhất tôi có được trong những buổi gặp gỡ đó là tính hướng thiện của các bạn trẻ. Còn có một sự khác biệt tương đối rõ nét giữa những người trưởng thành mà tôi quen biết với các bạn trẻ mà tôi gặp trong các buổi giao lưu.

Nếu như nhiều người tôi quen, những người có vị trí xã hội, thành công trong sự nghiệp hoặc đơn giản là rất giàu, có một cái nhìn rất bi quan về thực tế xã hội thì các bạn trẻ vẫn tràn trề lạc quan và đầy niềm tin vào tương lai.

Giáo sư Ngô Bảo Châu – Ảnh: Duy Thanh

20 comments on “Tiếp tục tranh cãi về vai trò trí thức

  1. CÓ chút thời gian viết VỞ BI HÀI KỊCH về GS từ Hà Lội đến PARIS rồi tọt qua CHICAGO ….đúng cũng giống bác TRÙM Al Capone thôi …Đó là điều buồn cho Đất Nước ….

    BẤM VÀO XEM
    Nhà Toán học người Nga tiến sĩ Perelman đã từ chối nhận Giải thưởng Fields TƯƠNG ĐƯƠNG NOBEL TÓAN HỌC và GIẢI TOÁN HỌC THIÊN NIÊN KỶ giá trị vật chất băng một triệu Mỹ kim

    Gửi Ngô Bảo Châu!

    Nhại theo lời của Kẻ thích nói Không!
    Trâu ơi Ta bảo Trâu này
    Đã chót ăn cỏ phải cày theo Ta
    Thích nhà Ta đã cho Nhà
    Thích làm Viện trưởng hương hoa cho đời.
    Ngẫm thay học thức hơn người
    Cũng không tránh khỏi bả mồi vinh hoa.

    Lão Bộc

    22/01/2012

    Tặng biệt thự 3 triệu USD cho Viện Nghiên cứu Cao cấp về Toán
    Giáo sư Ngô Bảo Châu đại diện Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán sẽ nhận biệt thự ven biển trị giá 3 triệu USD do Chủ tịch Tập đoàn Tuần Châu trao tặng vào 30.8.
    Dự kiến, 16g30 chiều 30/8 tới, tại khu biệt thự Paradise Villa – Bến du thuyền Tuần Châu, Quảng Ninh sẽ diễn ra lễ trao tặng ngôi biệt thự ven biển trị giá 3 triệu USD của ông Đào Hồng Tuyển – Ủy viên T.Ư MTTQ Việt Nam, Phó Chủ tịch thường trực Hội Cựu chiến binh đoàn tàu không số Việt Nam, Chủ tịch Tập đoàn Tuần Châu – cho Viện Nghiên cứu Cao cấp về Toán. Đây sẽ là nơi các nhà khoa học hàng đầu Việt Nam và quốc tế hội tụ, giao lưu.

    Ông Đào Hồng Tuyển sẽ trao tặng biệt thư cho đại diện Viện Nghiên cứu Cao cấp về Toán – GS Ngô Bảo Châu
    Nằm ngay cạnh Vịnh Hạ Long, di sản thiên nhiên thế giới, căn biệt thự Paradise Villa không phải đắt nhất thế giới nhưng được coi như một trong những căn biệt thự có vị trí vô cùng “đắc địa”.

    Đại diện Viện Nghiên cứu Cao cấp về Toán – Giáo sư Ngô Bảo Châu – Giải thưởng Fields Toán học 2010, Giám đốc khoa học của Viện – sẽ có mặt để nhận món quà này.

    http://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/xem-biet-thu-3-trieu-usd-gs-ngo-bao-chau-nhan-cho-vien-toan/52748.gd

    http://dantri.com.vn/c20/s20-512562/Tang-biet-thu-3-trieu-USD-cho-Vien-ghien-cuu-Cao-cap-ve-Toan.htm

    Biệt thự ven biển trị giá 3 triệu USD do ông Đào Hồng Tuyển- Chủ tịch Tập đoàn Tuần Châu, trao tặng Viện Nghiên cứu Cao cấp về Toán

    Thông tin từ Tập đoàn Tuần Châu cho biết, xuất phát từ sự ngưỡng mộ đối với trí tuệ toán học kiệt xuất của GS Ngô Bảo Châu, bằng tình cảm, lòng yêu nước và trách nhiệm với thế hệ tương lai của đất nước, ông Đào Hồng Tuyển hy vọng, ngôi biệt thự này sẽ là nơi nghỉ ngơi của các cán bộ Viện Nghiên cứu Cao cấp về Toán và là địa điểm đón tiếp các nhà khoa học khắp nơi trên thế giới.
    Theo Minh Việt

    Giáo dục 24h
    Xem biệt thự 3 triệu USD GS Ngô Bảo Châu nhận cho Viện Toán
    Chủ nhật 28/08/2011 16:07
    (GDVN) – Căn biệt thự trị giá 3 triệu USD mà GS Ngô Bảo Châu sắp thay mặt Viện Nghiên cứu Cao cấp về Toán vẫn chưa được hoàn thành xong.
    GS Châu nhận biệt thự 3 triệu USD Tuần Châu cho Viện Toán
    Như Giáo dục Việt Nam đã đưa tin, lúc 16h30 ngày 30/8 tới, tại Khu biệt thự Paradise Villas – Bến du thuyền Tuần Châu, sẽ diễn ra Lễ trao tặng Ngôi biệt thự ven biển trị giá 3 triệu USD cho Viện Nghiên cứu Cao cấp về Toán do Chủ tịch Tập đoàn Tuần Châu – Ông Đào Hổng Tuyển trao tặng.

    Đại diện Viện Nghiên cứu Cao cấp về Toán – Giáo sư Ngô Bảo Châu, Giám đốc khoa học của Viện – Người vinh dự được nhận giải thưởng cao quý nhất về Toán học năm 2010 cùng đoàn giáo sư của Viện sẽ có mặt để nhận món quà này.

    Tính đến thời điểm hiện tại, khu biệt thự chưa hoàn chỉnh hẳn. Và, bên cạnh một không gian rộng lớn, thoáng đãng, biệt thự mà Chúa đảo Tuần Châu dành tặng Viện Nghiên cứu Cao cấp về Toán nằm rất gần biển.

    Toàn cảnh khu biệt thự 3 triệu USD. Lễ trao tặng ngày 30 tới có sự tham gia của lãnh đạo các cơ quan, sở, ban ngành tỉnh Quảng Ninh, các cựu lãnh đạo của tỉnh và một số các học sinh, sinh viên giỏi của tỉnh nhà, các cơ quan truyền thông cả nước.

    Trước đó, vào tháng 8/2010, ngay sau khi Giáo sư Ngô Bảo Châu đoạt giải thưởng Fields, ông Đào Hồng Tuyển đã có ý định tặng riêng Giáo sư căn biệt thự 3 triệu USD tại Tuần Châu nhưng GS Bảo Châu đã từ chối.

    Ông Đào Hồng Tuyển quen biết Bảo Châu từ khi Giáo sư chưa nhận giải thưởng Fields thông qua Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước. Ông nói, bản thân là một người ái mộ nhân tài, nhất là với những người trẻ tuổi hiếm có ở VN như GS Ngô Bảo Châu.
    Văn Trinh

    • Năm mới – năm rồng lộn rồi, Bác Viện mở blog riêng đi cho bọn em vào thưởng ngoạn, cám ơn bác nhiều. Thật với bác, em thấy bác chiếm nhiều tài nguyên của bác Châu quá, cũng hơi ngại.

      • Chao ban Tếu,
        Ko sao đâu bạn, bây giờ tôi quen rồi……Lâu lâu làm quá thì tôi xóa để bớt, rồi đâu cũng hoàn đấy rồi lại xóa. Cám ơn bạn,
        Than ai,
        Chau Xuan Nguyen

  2. Tết năm nay, ĐCSVN mà đầu têu là Nguyễn Hữu Vinh (anhbasam) cho các nhà trí thức dân chủ tập thể dục ném đá GS NBC thoải mái con gà mái quên đứt chuyện anh Vươn đang ở trong tù, vợ con anh phải dựng lều bạt trên nền nhà bị đập phá hôm mùng 1 tết để lấy chổ ở và thờ cúng tổ tiên. Sang năm 2012, các trí thức dân chủ chắc chắn khỏe mạnh có cơ bắp tay to hơn…đầu

    • Chao ban hh,
      Thực tập, tập lựa đá nhỏ, đá to, ôm đá to quá thì liệng ko xa v.v..Vài tháng sau tất cả thuần nhiễn rồi liệng CS. Cám ơn bạn,
      Than ai,
      Chau Xuan Nguyen


  3. “…Nếu không hèn yếu cớ sao không ít quan tham ngu dốt cứ nói, cứ làm mà hàng triệu người vẫn cúc cung tận tụy trong lặng câm? Nếu không bị ảnh hưởng bởi hơn 1.000 năm với kiếp cúi luồn thì tại sao bây giờ chúng ta lại sống trong sợ hãi…”

    SỰ VÔ CẢM bất nhân Đoạn video TRÊN quay lại cảnh người dân đã hét vang khẩu hiệu “Cù Huy Hà Vũ vô tội”. ANH TÔI VÔ TỘI ! CHỒNG TÔI VÔ TỘI !
    Trong khi hàng vạn NGƯỜI HÀ LỘI đầu mũ bảo hiểm MADE IN CHINA chứa « chất» BỂ PHỐT sân bay NỘI BÀI đi ngang qua VÔ CẢM bất nhân BÀNG QUANG LÃNH ĐẠM …

    Có một câu hỏi tôi luôn nghĩ từ nhiều năm nay nhưng SỢ chẳng dám nói ra bởi biết chắc là sẽ bị ném đá tơi bời – thậm chí là bị vùi cho thân tàn ma dại.

    Đó là câu hỏi người Việt có anh hùng bất khuất thật hay không? 
    Đành rằng vì không biết nên phải hỏi, nếu có sai thì các bậc thức giả, nhà cầm quyền có lẽ cũng chẳng trách đâu nhưng nỗi sợ nó ngấm vào máu, nó cuộn đắng trong tim nên mới để mãi đến bây giờ. Một trong những danh ngôn mà tôi thích nhất là câu nói của tổng thống bị bại liệt hai chân F. D. Roosevelt nói trong lễ nhậm chức năm 1933: “Điều duy nhất mà chúng ta phải sợ chính là bản thân nỗi sợ” (The only thing we have to fear is fear itself). Quả thực, trong mấy ngày qua, không ngày nào tôi không muốn viết nhưng bạn bè – người thân cản ngăn nhiều quá, cho đến lúc này, sau khi đọc thông tin đã tương đối, mới dám cố gắng đặt nỗi sợ sang một bên và… viết.

    http://ethongluan.org/trangnha/1217-cai-su-hen-va-noi-uat-nghen.html

    SO VỚI biểu tình quanh HỒ GƯƠM mùa Hè rồi THẬT ĐÁNG TỦI so với DÂN TỘC SYRIA anh hùng !!!! cho dù có vài cá nhân BẤT KHUẤT như bà BÙI MINH HẰNG ! !!!

    Năm 1988 là năm định mệnh gắn liền bà San Suu Kyi với cuộc đấu tranh đòi dân chủ của Miến Điện.
    Tháng Ba năm đó bà San Suu Kyi về nước săn sóc Mẹ bị bệnh nặng. Tháng 5 sinh viên Rangoon xuống đường phản đối chế độ quân nhân của đảng Xã Hội Miến Điện
    do tướng Ne Win cầm đầu sau cuộc đảo chánh quân sự năm 1962 đưa đến sự từ chức của tướng Ne Win ngày 3/7/1988. Sinh viên Miến Điện tiếp tục xuống đường đòi hủy bỏ chế độ xã hội quân phiệt tái thiết lập chế độ dân chủ.


    Các cuộc biểu tình bị đàn áp, 5.000 người bị bắn chết trên đường phố.
    Ngày 15/8/1988 bà San Suu Kyi viết một thư ngỏ gởi chính phủ quân nhân yêu cầu thiết lập một Hội đồng Tư vấn để chuẩn bị một cuộc bầu cử có nhiều đảng chính trị tham dự.

    CẢNH PHIM cảm hứng từ SỰ KIỆN CÓ THẬT

    Ngày 21/8/1988 bà San Suu Kyi nói chuyện trước 500.000 người tụ tập trước cổng chùa Shwedagon, một ngôi chùa lớn tại Rangoon kêu gọi giới quân nhân nhanh chóng thiết lập một chế độ dân chủ để cứu nước. Chồng bà, ông Michael Aris và hai con đều có mặt trong buổi nói chuyện lịch sử này để yểm trợ tinh thần.

    500,000 VIT KÌU về hành D(h)ương ăn TẾT tàu các NGÀI Ở NƠI ĐÂU ????
    Dạ e đang nhậu, quán rượu ngoại, vũ trường ; khách sạn 5 SAO, gái chân ngắn CHÂN DÀI em đang ÁO GẤM về làng CỠI NGỰA CÁI CHÂN DÀI và xem HOA ĐỘC ….

    VÌ SAO ??? TẠI SAO ???? Đây là lý do :

    Hậu quả Cộng sản – cuộc phá sản toàn diện !
    ============================

    Một niên kỷ Bắc thuộc bạo tàn

    Một thế kỷ thuộc địa dã man

    Dân Việt còn anh hùng bất khuất

    Năm thập kỷ Cộng sản ghé ngang

    Chúng hủy hoại tất cả truyền thống

    Nhân bản bao dung dũng khí tan

    Trí ngủ cung văn thi nô thỏ cáy

    Bi hài kịch vĩ đại Nước Nam !

    TRIỆU LƯƠNG DÂN

    • csVN muốn vùi nhân dân vào nổi sợ hãi để trị, nhưng chúng quên rằng sự yếu hèn đó sẽ hại chúng khi có ngoại xâm…hoặc đó chính là điều chúng mong muốn…theo em thống kê được trên yahoo.vn thì khi có chiến tranh, số thanh niên bỏ trốn lớn hơn số có tinh thần chiến đấu rất nhiều…thực tế nó thế, bác cũng đừng vì đó mà phẩn uất…

      • Tôi đã U 50 rồi , nhưng cầm súng giết giăc ngàn năm thì cũng cố noi gương Lý Thường Kiệt , Trần Hưng Đạo, Quang Trung, Đánh cho Răng Đen , Đanh Cho Dài Tóc thì cũng có thể được….. Mong lắm thay.

  4. Tuổi tui lơn hơn Ngô Bảo Châu. Tui chỉ nói rằng NBC bị ( xin nói rằng là ” Bị” ) con cờ của bọn đảng con sâu và nợ…. hahahaah.. tiếc cho 1 nhân tài được đào tạo ở nơi thế giới tự do….. hahhahahahah… hahahaha….
    “””””””. Chém gió trong một cái võ đài rỗng về hàm lượng tri thức là một sự phí phạm cuộc sống đáng tiếc.””””””
    Ngô Bảo Châu ơi Ngô Bảo Châu …. Em có giỏi mệnh đề gì …gì …đó đó…. Dân Việt Nam cũng không biết được nó là cái gì…

  5. Khai bút Ngày Đầu Xuân 2009
    ====================

    Đầu Xuân khai Hội Đại Ziên Hồng

    Dân Chủ mọc rộ khắp Non Sông

    Tổ Quốc trên Thiên đỉnh tối thượng

    Pháp trị an dân cháu Tiên Rồng

    Trau luyện Tinh thần Việt Võ Đạo

    Đồng thuận – Canh tân – Giữ Biển Đông

    Liên minh chiến lược Mỹ-Âu-Nhật

    Bình minh rực sáng đang đợi trông

    Nguyễn Hữu Viện

    PARIS – 09 giờ sáng 01/01/2009

    Vẫy Gọi Nguyên Xuân
    =================

    Nguyên khai tiểu luận bàn Đa nguyên

    Tâm huyết thiết tha nhắn độc quyền

    Hành văn lôi cuốn thuật ngữ đẹp

    Khúc chiết tâm tình còn trinh nguyên

    Huyết lệ bút mài Trăng nước Mỹ

    Đặng Dung tóc mây đêm trắng nguyền:

    « Nợ Nước chưa xong đầu đã bạc ! »

    Tổ tiên ba lần dẹp Mông Nguyên

    Nguyễn Hữu Viện

  6. Tôi nghe nói quân tử không tiêu diệt kẻ yếu, anh hùng không dung kẻ mạnh. Nặng ngàn cân thêm vào 1 đồng cũng đủ gây chênh lệch. Lúc trước tôi nghĩ vì ông ta (D) quá mạnh nên ông H, S mới “cân bằng” thế trận lại. Do tt có hàng vạn chân tay binh tướng và nhiều tiền lắm của…Tôi trộm nghĩ đó là nguy cho ông Tr…vì có người nói là ông D sẽ làm tổng thống VN? Vì vậy, cứu người chánh nghĩa, người làm đúng thì mấy ổng sẽ hiển danh (như ông Sang). Có đúng không?
    Em xin lắng nghe và học hỏi!

  7. Anh Châu ơi thời gian gần đây em luôn bị “chơi dơ”, bị đe dọa, mua chuộc…đủ kiểu nhưng em không sợ. Nó đang âm mưu cho người hại em đó do tụi nó người đông thế mạnh…

  8. Theo em nghĩ phải tìm ra nguyên nhân chính thì mới có thể phát triển. Đó là do ai cũng lo ăn và lợi cho riêng mình nên mới đổ nợ. Thật vậy, bạn nghĩ xem nếu ăn hoài núi còn lở huống chi nhà Bank? Nếu lúc đầu, ai cũng lo làm và giữ gìn cái chung thì đâu dẫn đến hậu quả kém như hôm nay phải không ạ?

    https://chauxuannguyen.wordpress.com/2012/01/26/kt-417-012512-ma-ngan-hang-s%E1%BA%BD-di%E1%BB%85n-ra-m%E1%BA%A1nh-m%E1%BA%BD/#comment-12307

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s