CXN_012612_1381_Tham nhũng phá tanh bành nền kinh tế này như thế nào ????

Châu Xuân Nguyễn
Một chuyện hiện giờ đang xẩy ra mà 90 triệu dân VN đều biết:
Lãi suất huy động ngầm trước Tết là 21, 22% vì hệ thống ngân hàng (tư lẫn công) tuyệt vọng về thanh khoản mà NHNN không dám nghiêm cấm.
Đây là dấu hiệu mới của tham nhũng tư nhân, tham nhũng bây giờ không còn giới hạn trong những quan chức to của ĐCS mà nó đã lây bệnh trầm trọng cho lãnh đạo Ngân hàng tư nhân.
Một chuyện điển hình là NH tư có vốn điều lệ 3.000 tỉ (150 triệu usd). NH này chỉ được phép huy động gấp 10 lần vốn điều lệ, nhưng vì quản lý lõng lẽo, họ huy động gấp đôi số cho phép tức là 60.000 tỉ vnd (3 tỉ usd. vinashin phá sản 4 tỉ usd).
Với số tiền này, trong vài trường hợp cá biệt, lên tới 80% là cho vay cho TGĐ, CTHDQT, PTGĐ và vợ con của họ. Số tiền tự cho vay này đổ vào BĐS và TTCK, BDS thì kẹt cúng ngắc (không bán được 1 vnd nào) và TTCK từ lúc họ đổ tiền vào là đã giảm đi phân nữa.
Chuyện tự cho vay và đầu tư vào BDS và TTCK này chỉ mới phanh phui ra trước Tết theo chương trình sát nhập những NH có thanh khoản yếu để bán đi, sát nhập hay phá sản.
Sự khám phá này shock cả 3 Dũng và TĐ Nguyễn văn Bình, mỗi NH mất mát hằng 50.000 tỉ vnd (2.5 tỉ usd, phân nửa số tiền mất của Vinashin cho mỗi NH).
Quá trình sát nhập thì phải xem NH nào nợ bao nhiêu và nợ ai, cho vay bao nhiêu và nợ xấu là bao nhiêu. Đó là một điều kiện cần phải làm trước khi sát nhập, gọi là “due diligent” process. Due đilligent đang tiến hành khoảng từ 10 đến 20 nhà băng và mức độ tham nhũng như kể trên là ngang nhau. Vậy là 20 nhà băng, tham nhũng 2.5 tỉ usd, tổng cộng 20 nhà băng này là 50 tỉ usd (GDP Vn là 100 tỉ usd). Và không dừng ở đó, tất cả có 100 tổ chức tín dụng, vậy tổng lỗ là bao nhiêu và tiền này là của ai ????
Tiền lỗ này là tiền huy động trong dân gian và tiền vay usd của những NH quốc tế. Vậy thì NHNN có những biện pháp sau đây:
1. Cho những nhà băng này phá sản và phủi tay rồi sẽ có cách mạng hoa cải ngay lập tức.
2. Sát nhập và CP gánh nợ. Vài tháng nữa, khi phải trả usd cho NH ngoại quốc thì sẽ lại thiếu hụt usd dự trữ, lập lại kịch bản 2010 là thiếu usd, phá giá, lạm phát 25%, nang7 cao lãi suất, suy thoái v.v…Khi người dân biết rõ là do bất tài thì cách mạng hoa cải sẽ xẩy ra. Nhưng càng để lâu thì cuối cùng người dân mang nợ thêm vì tiền trả NH ngoại quốc và trả lại tiền huy động là tiền thuế của 90 triệu người dân.
Nguyễn văn Bình hé lộ điều này ngày 26.12.2012 tại đây… http://vneconomy.vn/2011122601554132P0C6/tai-co-cau-ngan-hang-moi-la-kinh-khung.htm .
Vậy thì nền kinh tế này bị những tham nhũng sau đây:
DNNN…35 tỉ usd/năm
Nhà băng ước tính 75 tỉ usd
BDS ..tham nhũng qua thổi giá…40 tỉ usd (qua phá sản doanh nghiệp BDS nhà nước hay bán giảm giá sau khi 40 tỉ này vào túi HUD hay Vinaconex lãnh đạo rồi chui vào tài khoản của con cái đang du học bên Úc và Mỹ hay Thụy sĩ)
TTCK gian lận và tham nhũng làm cp đầu tư của DNNN bốc hơi…7 tỉ usd
——————
Tổng cộng là năm 2011, tham nhũng làm mất tài nguyên quốc gia mà người dân phải trả nợ sau này là…157 tỉ usd (GDP là 100 tỉ).
Làm sao một đất nước xuất khảu (tính luôn vốn 100 tỉ và bị tham nhũng ăn mất 157 tỉ usd ????
Tôi sẽ viết một bài nữa chỉ rõ là 3 Dũng đừng phí thời gian đi Hongkong hay mời chuyên gia thế giới về cứu TTCK, BDS, NH hay DNNN vì chỉ có một cách cứu thôi, duy nhất một cách thôi mà những ng không theo sát 3 năm nay như tôi sẽ không biết, sẽ chỉ vẽ loại “xẹp bên này, phình bên kia”.
Melbourne
26.01.2012
Châu Xuân Nguyễn
Các bạn có thể kiểm chứng những điều tôi viết đây bằng cách bấm thẻ bên tay phải phần dưới “BĐS”, TTCK, Interest, banks v.v..
—————————————————–

Cần giải quyết gốc rễ của bất ổn vĩ mô 
(14/01 14:38)
Chính phủ đã phát đi tín hiệu cải cách kinh tế mạnh mẽ nhằm ổn định kinh tế vĩ mô.

Giám đốc Ngân hàng Phát triển châu Á tại Việt Nam Tomoyuki Kimura trao đổi với TBKTSG về động thái này nhân diễn ra hội thảo “Kinh tế đối ngoại Việt Nam: hành trình vào một thế giới mới” do Economist Conferences tổ chức ngày 11-1 tại Hà Nội.

TBKTSG: Việt Nam đang cắt giảm đầu tư công nhằm kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô. Ông nhận xét thế nào về nỗ lực này?

– Ông Tomoyuki Kimura: Lạm phát cao thường trực đang làm xói mòn các thành tựu xóa  đói giảm nghèo và làm suy giảm niềm tin của giới đầu tư. Chính phủ đã rất đúng khi ưu tiên ổn định giá cả trong năm 2011 bằng cả hai chính sách tài khóa và tiền tệ. Tuy nhiên, Chính phủ cần tìm được điểm cân bằng giữa nhu cầu kiềm chế áp lực lạm phát và nhu cầu duy trì mức đầu tư công nhằm đảm bảo tăng trưởng và cung cấp mạng lưới an sinh xã hội đầy đủ cho nhiều người dân hơn.

Chính phủ đã nhìn nhận thực tế là vốn đầu tư công không phải luôn được rót cho các dự  án có hiệu quả nhất về kinh tế và xã hội, trong khi công tác triển khai dự án chậm chạp cũng ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả dự án. Nâng cao hiệu quả đầu tư công bằng cách lựa chọn các dự án tốt hơn và cải thiện công tác thi công sẽ giúp Chính phủ hạn chế tối đa tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế.

Đầu tư công được cắt giảm, trong khi giới đầu tư tư nhân đang thiếu nguồn lực về tài chính và kỹ năng cho các dự án hạ tầng lớn. Như vậy, Việt Nam khó mà cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng lạc hậu. Làm sao để  giải quyết được vấn đề này, theo ông?

– Biện pháp khẩn cấp trước mắt là Chính phủ phải cải thiện tính hiệu quả của các dự án đầu tư công đang hoặc sẽ được triển khai. Trong dài hạn, duy trì ổn định giá cả và tăng trưởng kinh tế đòi hỏi cải cách cơ cấu kinh tế, đặc biệt là khu vực doanh nghiệp nhà nước và phát triển hệ thống tài chính lành mạnh. Nâng cao hiệu quả ở hai khu vực này là cần thiết để Việt Nam chuyển đầu tư có chất lượng sang xây dựng cơ sở hạ tầng và đào tạo nguồn nhân lực, vốn đang là những nút thắt cổ chai của nền kinh tế.

Có thực tế rõ ràng là các luồng vốn tư nhân cần phải được tăng cường để tài trợ cho các nhu cầu phát triển của Việt Nam. Tuy nhiên, hệ thống tài chính nội địa vẫn còn hẹp và nông, khi tài sản tài chính hạn hẹp được tập trung vào các ngân hàng quốc doanh và các thể thế phi ngân hàng mới chỉ phát triển phôi thai. Bảo vệ hệ thống ngân hàng là ưu tiên, nhưng Chính phủ cũng cần tiếp tục nhiệm vụ dài hơi nhằm lành mạnh hóa hệ thống tài chính vốn bị chỉ trích là huy động hết các nguồn lực để đầu tư công.

Lạm phát ở Việt Nam cao nhất trong khu vực trong khi các quốc gia khác có tỷ lệ lạm phát thấp hơn nhiều, ông lý giải điều này ra sao?

– Lạm phát cao trong năm 2011 có thể được lý giải bởi các nguyên nhân trong nước và quốc tế. Lạm phát cao là hệ lụy của giá lương lực tăng cao, tăng trưởng tín dụng nhanh trong năm 2010 và phá giá tiền đồng. Giá lương thực vào tháng 8 đã tăng gần 34% so với đầu năm, chủ yếu là do thời tiết xấu ảnh hưởng đến nông nghiệp và nguồn cung thịt heo đứt đoạn. Giá điện và nhiên liệu tăng cũng làm tăng chi phí tiêu dùng.

Như tôi đã nói, những nguyên nhân gốc rễ của lạm phát cao ở Việt Nam là do đầu tư công, đặc biệt là ở khu vực doanh nghiệp nhà nước thiếu hiệu quả, và sự phụ thuộc quá mức vào tín dụng từ hệ thống tài chính yếu kém bị chi phối bởi vài ngân hàng nhà nước. Nếu không cải cách cơ cấu, không tập trung giải quyết các nguyên nhân này, Việt Nam sẽ luôn bị tổn thương bởi các vòng xoáy lạm phát cao, cao hơn đáng kể so với các quốc gia trong khu vực.

Ông nhìn nhận như thế nào về những vấn đề kinh tế vĩ mô hiện nay, như tỷ lệ lạm phát, áp lực tỷ giá, dự trữ ngoại tệ… của Việt Nam so với một số các quốc gia khác?

– Những cam kết chắc chắn của Chính phủ nhằm ổn định kinh tế vĩ mô đã giúp lạm phát có xu hướng giảm và dự trữ ngoại hối dần được bổ sung. Tuy nhiên, tỷ lệ lạm phát vẫn còn rất cao so với các nền kinh tế khác trong khu vực, trong khi dự trữ ngoại hối tính theo tuần nhập khẩu vẫn rất mỏng. Dù tỷ giá tương đối ổn định trong quí 2-2011, niềm tin vào tiền đồng vẫn còn mong manh và kỳ vọng lạm phát vẫn còn lớn. ADB khuyến khích Chính phủ khôi phục lại niềm tin của công chúng và giới đầu tư bằng cam kết cải cách cơ cấu để giải quyết những nguyên nhân cơ bản gây bất ổn kinh tế vĩ mô.

 

Theo TBKTSG

31 comments on “CXN_012612_1381_Tham nhũng phá tanh bành nền kinh tế này như thế nào ????

  1. 157 tỷ $ là quá kinh khủng, vậy vỡ nợ quốc gia hả anh CXN ơi. thế thì chữa làm sao được bệnh cho đúa con này hay đẻ đứa khác nuôi cho đỡ tốn tiền thuốc duy trì đời sống sinh vật anh nhỉ

  2. Giám đốc Ngân hàng Phát triển châu Á tại Việt Nam Tomoyuki Kimura : “ Những nguyên nhân gốc rễ của lạm phát cao ở Việt Nam là do ĐẦU TƯ CÔNG, đặc biệt là ở khu vực DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC thiếu hiệu quả, và sự phụ thuộc quá mức vào tín dụng từ hệ thống tài chính yếu kém bị chi phối bởi vài ngân hàng nhà nước.”

    Nói ngắn gọn và rỏ ràng là : nguyên nhân gốc rễ của lạm phát cao ở Việt Nam là do THAM NHŨNG

  3. ADB khuyến khích Chính phủ khôi phục lại niềm tin của công chúng và giới đầu tư ..
    Thật ra không phải đợi ADB nhắc nhở , khuyến khích chính phủ CSVN mới biết niềm tin của người dân và giới đầu tư đặt vào chính phủ đã là con số 0 …Bây giờ niềm tin đã mất , và cũng không phải mất lần đầu , hệ thống rệu rả , tan nát , ngay chính nội bộ chính phủ còn không ai tin ai , ông nầy nói một đường , bà kia nói một nẽo , tép riu cở chủ tịch huyện còn chẳng coi lời nói thủ tướng là cái đinh gì , thì làm sao lấy lại được niềm tin của người dân và giới đầu tư bây giờ . Thôi , giờ cuối rồi , mạnh ai nấy hốt , quơ quào được bao nhiêu hay bấy nhiêu , ngồi đó mà đặt niềm tin và hy vọng , chết ráng chịu !

  4. Bác CXN đã nói: Nền kinh tế này bị những tham nhũng sau đây:
    DNNN…35 tỉ usd/năm
    Nhà băng ước tính 75 tỉ usd
    BDS ..tham nhũng qua thổi giá…40 tỉ usd (qua phá sản doanh nghiệp BDS nhà nước hay bán giảm giá sau khi 40 tỉ này vào túi HUD hay Vinaconex lãnh đạo rồi chui vào tài khoản của con cái đang du học bên Úc và Mỹ hay Thụy sĩ)
    TTCK gian lận và tham nhũng làm cp đầu tư của DNNN bốc hơi…7 tỉ usd
    Tổng cộng là năm 2011, tham nhũng làm mất tài nguyên quốc gia mà người dân phải trả nợ sau này là…157 tỉ usd (GDP là 100 tỉ).
    Làm sao một đất nước xuất khảu (tính luôn vốn 100 tỉ và bị tham nhũng ăn mất 157 tỉ usd
    Vậy con số này bác lấy ở đâu ra đấy ?, có đáng tin cậy không ? đã kiểm toán chưa ? Nếu đúng như vậy thì Quốc tế ai còn dám cho mình vay nữa ? vay để mà quỵt nợ à ? trong nhà đóng cửa bảo nhau ai lại vạch áo cho người xem lưng vậy bác CXN, nhất là lúc hết sức nhậy cảm như này bác lại đổ nước vào bếp nhà em …..

    • Khi mình tiêu nhiều hơn mình làm ra thì gọi là nợ. Nợ là để đó, trả từ từ nhưng ngày tháng năm phải trả. Con số này là estimate, phỏng đoán dựa vào thông tin bên trg. DNNN la có trg báo đãng, tôi có viết bài, tìm thẻ “vay” sẽ thấy, hay thẻ “DNNN”, nhà bank thì có tay trong + phỏng đoán, BDS thì cũng dựa và tổng dư nợ là 2trieu65 400 ngàn tỉ vnd, BDS là 30% của tổng dư nợ etc…TTCK thì là 7 tỉ usd bốc hơi…
      Thân ái,
      Chau Xuan Nguyen

  5. Người lao động thuộc diện đi lao động xuất khẩu mà không gửi tiền về để trả nợ NH thì có mà mất nhà à, trả lãi vay chưa chắc đã đủ chứ đừng nói đến gốc đâu nhé, lãi là 22,5% cộng với phí môi giới 5% cơ đấy

  6. giai đoạn kinh tế chỉ huy bao cấp,độc tài cs đã làm phá sản kinh tế, và nền tảng xã hội VN, qua các chủ trương,:cải tạo công thương nghiệp., dánh đổ tư sản,hợp tác nông nghiệp, kinh tế quốc doanh…dẫn đến kiệt quệ, bế tắc, năm 1986 buộc độc tài cs (đổi mới) dể sống còn trong cái bánh vẽ: kinh tế thị trường, định hướng xhcn chưa có tiền lệ, làm bằng mồ hôi, nước mắt, tài nguyên quốc gia, xương máu dân tộc, tiếp tục đẩy dân VN vào một cuộc thí nghiệm mới, hết sức nguy hiểm, hiên nay người dân phải sống với dối trá áp bức, đói nghèo lạc hậu … và nhất là gánh nặng THAM NHŨNG ,là tai họa khủng khiếp cho thế hệ hôm nay và mai sau…

  7. Luật tín dụng cấm điều này phải không? Trích:…”NH tư có vốn điều lệ 3.000 tỉ (150 triệu usd). NH này chỉ được phép huy động gấp 10 lần vốn điều lệ, nhưng vì quản lý lõng lẽo, họ huy động gấp đôi số cho phép tức là 60.000 tỉ vnd (3 tỉ usd. vinashin phá sản 4 tỉ usd).
    Với số tiền này, trong vài trường hợp cá biệt, lên tới 80% là cho vay cho TGĐ, CTHDQT, PTGĐ và vợ con của họ…” nhưng chúng tôi nghi là giám đốc Eximbank Bạc Liêu vẫn làm? Còn thách thức người khác làm gì được vì chắc gốc ông D?

  8. Đừng nói đồng tiền giảm giá mà hảy nói tiền đồng mất giá khi tháng 12/2011 trong vòng 10 ngày in them 56.000 tỷ đổ vào ngân hàng vì thiếu thanh khoản !!! Tiền đồng mất giá..Lạm phát cao là đương nhiên chỉ có những thằng ngu mới o biét điều này !!!

  9. Hay, nói rất hay. Trích:…”Khi mà « dân oan » đã trở thành một tầng lớp rộng lớn …Khi mà người yêu nước, bất đồng chính kiến với đảng CSVN, cho dầu chỉ mới lên tiếng một cách ôn hòa, thì bị trù dập, tù đày… Một nữ nhà báo, thật can đảm, vạch trần những nhơ nhớp bẩn thỉu của gia đình một đại quan công an thì bị công an bắt. Một nhà báo khác dùng thủ thuật để vạch trần những nhũng nhiễu của công an thì cũng bị công an bắt. Một tờ báo nói thật bị đóng cửa ; một trang web nói thật cũng bị đóng cửa. Từ đó không ai dám nói thật. Chân lý không còn thì xã hội đó là xã hội của những tên lưu manh, điểu giả…”

    http://tintuchangngay.info/2012/01/27/n%E1%BB%97i-lo-trong-sa-long/#comment-79923

  10. Bác “Giao chi” nói (khi tháng 12/2011 trong vòng 10 ngày in thêm 56.000 tỷ đổ vào ngân hàng) Vậy sao không tính xem tổng phương tiện thanh toán toàn hệ thống nó mất thanh khoản cụ thể là bao nhiêu ? thì cho in ra một thể bơm cho NH một làn cho nó hết mất thanh khoản luôn có được không ? Hàng, tiền đô, vàng thì thiếu chứ VNĐ thì ta có cả một nhà máy in rôi, phôi gây thì sang Úc mà mua về in thoải mái thậm chỉ cho chạy 365 ngày/năm cho đỡ lãng phí công suất..hi..hi…

  11. cứ in đến lúc trị giá thành phẩm thấp hơn chi phí in ấn thì “ta” trở về thời kỳ kháng chiến Việt minh, nghe kể rằng…một gánh tiền pác hồ mới mua được con gà…vui nhễ?..

  12. Đến chừng một gánh tiền mới mua được con gà thì ta lại đổi tiền 1 triệu ăn một ngàn..hà….hà….như năm 1985 ấy cũng được máy chục năm…

  13. tham nhũng còn phá tanh bành nhiều thứ khác như văn hóa giáo dục, luân thường, dạo lý, nhân phẩm,lòng tin, tình người… nghĩa là phá sạch những giá trị mà người VN đã tôn vinh

Gửi phản hồi cho chauxuannguyen Hủy trả lời