Khởi sự
Khi CP Hậu CS tiếp thu, một sự dân chủ, công bằng và minh bạch, thực sẽ đem lại lòng tin cho 90 triệu dân VN cùng thế giới tự do. Từ đó, 1 hay 2 năm sau thì kinh tế sẽ trỗi dậy và giá BĐS sẽ cao gấp mấy lần bây giờ vì tất cả VKHN đều muốn về VN sống và phục vụ.
Hiện giờ chỉ có dân đen là chịu khổ thôi, còn tư bản đỏ và cánh hẩu, vây cánh của chúng nó vẫn sung sướng.
Châu Xuân NguyễnMelbourne
15.02.2012
Năm 2012, sẽ có nhiều doanh nghiệp BĐS phá sản
- Nghịch lý thị trường BĐS: Khi người bán là thượng đế!
- Chưa năm nào chứng khoán, BĐS đau đầu thưởng Tết như năm nay
- 4 vụ vỡ nợ BĐS tiền tỷ tai tiếng nhất năm 2011
- Hết thời BĐS “dựa hơi”, nhà đầu tư thèm cuộc sống “không nợ”
- BĐS phía Bắc: Giảm giá chứ không bán tháo
- Vỡ nợ, bán tháo: Cú “nốc ao” thị trường BĐS
- “Cứu” thị trường BĐS bằng cuộc đua “khoe” tiến độ dự án
- GS Đặng Hùng Võ: Thị trường BĐS sẽ “nóng” từ quý 2/2012
- “Muốn thị trường BĐS khởi sắc, phải sớm công bố các dự án”
- Nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng: BĐS như cơ thể bị viêm nhiễm!
Năm 2012 sẽ có nhiều doanh nghiệp BĐS phá sản?
![]() |
Theo đánh giá của những nhà kinh doanh BĐS: Năm 2012 là năm cạnh tranh khốc liệt, thậm chí là cuộc chiến sống còn của doanh nghiệp BĐS. |
Giải thích cho hiện tường này, ông Nguyễn Văn Đực – Phó giám đốc Công ty TNHH địa ốc Đất Lành cho rằng: Năm 2011, tình hình kinh tế khó khăn, một số sản phẩm BĐS không phù hợp với thị trường.
“Người dân có nhu cầu chỉ dưới 1 tỷ đồng cho một căn hộ, trong khi, chúng ta chủ yếu cung cấp những căn hộ 2- 3 tỷ đồng. Do đó, chúng ta có một cuộc khủng hoảng vừa thừa vừa thiếu. Thừa những căn hộ 2 – 3 tỷ đồng mà thiếu những căn hộ dưới 1 tỷ đồng”. Do đó, theo ông Đực: Nếu Bộ xây dựng không kịp thời can thiệp, đưa ra các giải pháp, phương án để các nhà đầu chuyển đổi mục đích, hướng kinh doanh, chú ý tới các căn hộ nhỏ khoảng 30-50m2 với giá 500 triệu đến 1 tỷ đồng thì sắp tới nhiều doanh nghiệp sẽ khó khăn, thậm chí phá sản.
Ông Đực nhấn mạnh: Năm 2012 sẽ là năm kinh tế cực kỳ khó khăn. Nhà nước cần kịp thời đưa ra các luật lệ hướng dẫn nhà đầu tư, càng sớm, các doanh nghiệp càng nhanh chóng thoát khỏi khủng hoảng khó khăn.
Cũng đồng tình với quan điểm trên, ông Nguyễn Quốc Hiệp, Phó chủ tịch hiệp hội Nhà thầu Xây dựng Việt Nam đánh giá: Việc có nhiều các doanh nghiệp BĐS phá sản trong năm 2012 là điều chắc chắn. Ông Hiệp cho biết: “Có rất nhiều doanh nghiệp BĐS đã phá sản chỉ có điều họ không công bố”. Với tình hình không bán được hàng, bị ngân hàng thúc ép, ông Hiệp tin rằng: “Chắc chắn, nhiều doanh nghiệp phải mua đi bán lại hoặc phá sản”.
Năm 2012, doanh nghiệp BĐS vẫn nín thở lo vay vốn?
Hiện nay, việc thắt chặt tín dụng bất động sản cả phía cung lẫn cầu được coi là một trở ngại lớn đối với khả năng phục hồi của thị trường bất động sản. Nhiều ý kiến cho rằng, năm 2012 chỉ là năm đảo nợ của thị trường BĐS vì tiền vốn không nhiều.
Chia sẻ với báo Giáo Dục Việt Nam, ông Nguyễn Quốc Hiệp, Phó chủ tịch hiệp hội Nhà thầu Xây dựng Việt Nam cho rằng: Phải hết quý 3 may ra thị trường BĐS mới có dấu hiệu khả quan hơn. “Chúng tôi xác định từ nay tới đó chủ yếu sẽ chỉ cầm hơi và chống chọi”.
![]() |
Hiện tại, các doanh nghiệp kinh doanh BĐS đều đi vào chiến lược giá thành, tính toán chi li từ thiết kế, thi công tiết kiệm, chống lãng phí để giảm giá thành ở mức cao nhất có thể. |
Ông Hiệp cho biết: Hiện nay, doanh nghiệp BĐS vẫn đang cố gắng bằng nội lực của mình, câu chuyện vay vốn ngân hàng trở nên khó khăn và xa vời.
Hơn nữa, theo ông Hiệp, các chủ trương của Chính phủ về các giải pháp tháo gỡ cho thị trường Bất động sản, các văn bản, xu thế đều phải có một độ trễ nhất định trước khi có hiệu quả tác động làm thị trường khởi sắc.
Còn ông Nguyễn Văn Đực (Công ty TNHH địa ốc Đất Lành) lại lo lắng về một kịch bản mà ông cho rằng “hết sức nguy hiểm” có thể xảy ra ở năm 2012.
Trong đó, một doanh nghiệp có 200 tỷ, vay ngân hàng 300 tỷ, thu khách hàng 200 tỷ, tổng cộng đầu tư 700 tỷ để xây dựng dự án. Tuy nhiên, tới lúc gần hoàn thiện thì không còn tiền nữa, ngân hàng không bơm vốn vào còn người dân đã cạn tiền, doanh nghiệp phải bỏ giữa chừng, khối bê tông khổng lồ trở thành vô giá trị. Doanh nghiệp đứng trước nguy cơ phá sản hoặc buộc phải bán cho ngân hàng hay Doanh khác với giá khoảng 300 tỷ.
Như vậy, 300 tỷ này, theo ông Đực, chỉ đủ trả nợ cho ngân hàng còn 200 tỷ của người dân đóng góp vào sẽ “không cánh mà bay”, chưa kể sự góp vốn của các doanh nghiệp xây lắp khác tham gia vào dự án.
“Nếu kịch bản này xảy ra thì một sự xáo trộn xã hội to lớn sẽ bùng nổ, Nhà nước xử lý không tốt, doanh nghiệp sẽ phá sản, điều đó cũng đồng nghĩa với việc người dân có nguy cơ mất luôn nhà” – ông Đực không khỏi băn khoăn.
Hiện tại, các doanh nghiệp kinh doanh BĐS đều đi vào chiến lược giá thành, họ phải tính toán chi li từ thiết kế, thi công tiết kiệm, chống lãng phí để làm sao giảm giá thành ở mức cao nhất có thể.
“Năm 2012 sẽ là năm cạnh tranh cực kỳ khốc liệt, các doanh nghiệp cũng như người dân sẽ phải chịu một “cơn bão” BĐS, thậm chí đây sẽ là cuộc chiến sống còn của doanh nghiệp. Doanh nghiêp nào khôn ngoan, đủ bản lĩnh mới có thể sống sót được. Còn doanh nghiệp nào nào yếu kém về tài chính, nhân lực, khoa học kỹ thuật sẽ sớm bị thải loại, hoặc dự án xây xong, giá cao sẽ không bán được hàng” – ông Đực nhận xét.
doc blog nay co hai cho nhung ke giau co va CS, neu khong CAM no pha lam gi?
Chào bạn hpaw,
CAM đâu có phá đâu bạn, bọn nó cũng mua vàng, usd, CK, BĐS nên chúng nó cũng ráng giữ trang này để vào đọc chứ…
Thân ái,
Châu Xuân Nguyễn
Ngay cả Bộ Trưởng, 3 Dũng còn đọc và thấy ích lợi thì đánh tôi làm gì ???
Cái gì tôi dự báo cũng đúng hết thì giết tôi làm chi ??? Chúng nó cũng học dc nhiều điều từ blog này lắm chứ…
hê..hê…vậy anh Châu nên xúi tụi nó đầu tư thêm vào CK, BĐS…cho nó mau sụp. Dân đen như tụi em thà chịu khổ để thay đổi, còn hơn là cứ ngắc ngoải chờ lên thiên đàng XHCN…anh quăng lựu đạn càng nhiều càng tốt…