Chắc là vì đồng tiền quá nặng


Đào Tuấn

Tháng 11-2008, ngay chỉ một buổi sáng đăng đàn trả lời chất vấn, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Phạm Khôi Nguyên đã nhận tới 30 câu hỏi và 24 trong đó chất vấn ông trách nhiệm quản lý nhà nước về môi trường. Đó là lần đầu tiên, và cũng duy nhất người đứng đầu ngành môi trường trả lời chất vấn. Đến giờ, cử tri vẫn nhớ như in cách né trách nhiệm khi ông viện dẫn “yếu tố chủ quan”: Lực lượng quản lý mỏng. “Ở các nước trong khu vực, trung bình có 50-70 người quản lý nhà nước về môi trường trên 1 triệu dân thì ở ta hiện nay chỉ 7 người. Thanh tra môi trường của Bộ chỉ có 3-4 biên chế và 1-2 nhân viên hợp đồng”. Cuối cùng Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên, người sau đó từng thân chinh xuống Vedan “ngửi nước thải”- hứa sẽ tăng cường xử phạt, củng cố thanh tra lên 15-20 người…
Tiếp tục đọc

Nguyên nhân dẫn đến thất bại trong kinh doanh lĩnh vực viễn thông của Tập đoàn EVN


Dan Luan

Tập đoàn Điện lực Việt Nam tham gia vào lĩnh vực kinh doanh viễn thông, EVNTelecom có nhiều lợi thế hơn các đối tác khác như: sử dụng các tuyến cáp quang trên đường dây 500 KV, 220KV, 110 KV đầu tư bằng nguồn vốn dự án điện; có sẵn hạ tầng cột điện treo cáp viễn thông; tận dụng đất đai và phòng ốc sẵn có của ngành điện để cải tạo hoặc xây mới showroom bán hàng hoặc làm phòng máy; đội ngũ nhân viên ngành điện hùng hậu vừa là khách hàng sử dụng dịch vụ của ngành, vừa tuyên truyền quảng bá dịch vụ của ngành ; đặc biệt là dựa lợi thế thương hiệu lớn EVN.
Tiếp tục đọc

CÂU CHUYỆN RUỘNG ĐẤT


Lê Phan, theo diễn đàn thế kỷ

Năm 1993, trong lúc đang cao trào đổi mới, chính quyền Hà Nội đã cho ban hành Luật Ðất Ðai với một nguyên tắc, “Ðất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý. Nhà nước giao đất cho các tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan chính trị, xã hội (gọi chung là tổ chức), hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài. Nhà nước còn cho… thuê đất.” Luật này được sửa đổi lại nhiều lần và lần cuối là năm 2003.
Tiếp tục đọc

SUY NGẪM VỀ HAI CHỮ NHÂN DÂN


Trương Văn Dũng, theo blog Nguyễn Tường Thụy

Kể từ khi thành lập nước VNDCCH đến nay đã gần 70 năm. Hiến pháp 1946 với mục tiêu xây dựng một nhà nước pháp quyền của dân do dân và vì dân. Cũng từ đó lại sinh ra ủy ban nhân dân các cấp từ tỉnh (thành phố) huyện (quận) đến xã (phường). Tiếp theo là tòa án nhân dân các cấp, viện kiểm soát nhân dân các cấp. Kế tiếp là quân đội nhân dân “vì nhân dân quên mình, vì nhân dân hy sinh”, rồi công an nhân dân “vì nước quên thân, vì dân phục vụ”. Chưa hết, các danh hiệu cũng phải có chữ nhân dân như: anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, thầy thuốc nhân dân, nhà giáo nhân dân, nghệ sĩ nhân dân …
Tiếp tục đọc

Thủ tướng Việt cộng Nguyễn tấn Dũng thí tốt cứu xe


Nguyễn Liệu

Nhà của Đoàn văn Vươn bị phá sạch cướp sạch

Vụ cướp đất của dân ở xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải phòng làm xao động cả thế giới. Qua hình ảnh xe ủi đất hạng nặng vào san bằng nhà,  ủi bằng các bờ cảng,  và ủi luôn người đàn bà té bếch xuống bùn. Quân đội, cảnh sát có dẫn chó ào ào kéo vào khu đất khu nhà của nông dân  Đoàn văn Vươn để thực hiện lệnh cưỡng chế thu hồi đất đai.
Tiếp tục đọc

Điểm Tin Thứ Năm 23.02.2012

(Tin tức mới được cập nhật liên tục trong ngày)

Bản tin Video

BREAKING NEWS

  • Cánh cửa Cam Bốt đã khép lại với người tỵ nạn châu Á (RFI) – Từ nhiều năm nay, Cam Bốt vẫn là nơi tạm lánh của khá đông người tỵ nạn trong khu vực, chủ yếu đến từ Miến Điện và Việt Nam hay Trung Quốc. Nhưng vài năm trở lại đây, theo báo cáo của tổ chức bảo vệ nhân quyền Human Rights Watch, số người tỵ nạn đến Cam Bốt thưa dần.

Tiếp tục đọc

Bí thư Hải Phòng Nguyễn Văn Thành: Người mở ra giai đoạn cát cứ và Loạn 12 sứ quân …

La Quán Cơm

Loạn 12 sứ quân là một giai đoạn loạn lạc của lịch sử Việt Nam, xen giữa nhà Ngônhà Đinh. Giai đoạn này hình thành và phát triển mạnh từ khi Dương Tam Kha cướp ngôi nhà Ngô, các nơi không chịu thuần phục, các thủ lĩnh nổi lên cát cứ một vùng và đem quân đánh chiếm lẫn nhau. Loạn 12 sứ quân kéo dài hơn 20 năm (944-968) và kết thúc khi Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước, lập ra nhà nước Đại Cồ Việt – nhà nước phong kiến tập quyền đầu tiên trong lịch sử…” – ( Theo WikiPedia )

Những tuyên bố gần đây của Bí thư thành ủy Hải Phòng Nguyễn Văn Thành khiến cho dư luận không thể không tiên cảm tới tình hình chính trị-xã hội Việt Nam hiện tại phải chăng cũng rối ren, trống đánh xuôi, kèn thổi ngược giống như giai đoạn cuối Ngô đầu Đinh cách đây hơn 10 thế kỷ; thời kỳ dẫn tới “ Loạn 12 sứ quân “ như sử sách từng ghi… Tiếp tục đọc

Vụ án Nguyễn Công Nhựt: Hàng loạt câu hỏi tại sao cho cơ quan chức năng


Nguyễn Thị Thanh Tuyền

Sau khi ra cùng mẹ ra tận Hà Nội khiếu nại đến VKSND Tối cao và hiện gia đình còn đang chờ trả lời từ VKSNDTC về cái chết của anh Nguyễn Công Nhựt, thì ngày 15-2 vừa qua, ông Nguyễn Tấn Đức, Chánh Văn Phòng VKSND tỉnh Bình Dương, cho hay Cơ quan Điều tra của VKSND Tối cao đã kết luận vụ anh Nguyễn Công Nhựt chết tại trụ sở Công an huyện Bến Cát, Bình Dương là “do tự tử và những nghi ngờ thể hiện trong khiếu nại của chị Nguyễn Thị Thanh Tuyền (vợ anh Nhựt) là không đúng”. Tiếp tục đọc

Gieo gió ắt sẽ gặt bão

Trần Định

“Nếu không có những loạt đạn hoa cải, những quả mìn tự chế làm 4 cảnh sát, hai quân nhân bị thương hoặc anh em nhà ông Vươn bị trọng thương do các binh sĩ và cảnh sát gây nên thì những việc làm phạm luật, giã man của chính quyền Tiên Lãng có bị phanh phui như chúng ta đã thấy hay không?”

Đến 15h00 chiều nay, 21-2-2012, hàng trăm nông dân Hưng Yên về thủ đô khiếu kiện đất đai vẫn còn diễu hành thành từng đoàn qua phố Lê Thái Tổ, đi về phía phố Hàng Trống trong ôn hòa, lặng lẽ, không ai nói với ai. Không thấy hô khẩu hiệu, không có biểu ngữ, áp phích. Tiếp tục đọc

Lê Phương Như – ‘Rác ý thức’ trong thói quen người Việt

Những công viên, dòng sông của Melbourne đều như thế này hết

Ở Việt Nam, ở bất cứ nơi công cộng nào cũng có biển “Cấm vứt rác”. Rác tràn ngập từ đường phố, công viên cho đến bệnh viện hay cả những nơi linh thiêng như đền, chùa. Rác luôn hiện diện không chừa nơi nào, nhất là khi có sự kiện sinh hoạt văn hóa quy tụ đông người. Tiếp tục đọc

Hoa Kỳ và Châu Á-Thái Bình Dương

 

Lê Minh Nguyên – Chính sách của Hoa Kỳ ở Châu Á-Thái Bình Dưong (CA-TBD) nói chung và vùng Đông Nam Á cùng đất nước Việt Nam nói riêng được nổi bật bởi ba đặc điểm: thứ nhất là yếu tố Trung Quốc nhưng không phải chỉ Trung Quốc, thứ hai là trụ xoay chiến lược (strategic pivot), và thứ ba là đón đầu (hedging). Tiếp tục đọc

Miến Điện: Những thách thức to lớn trong tiến trình hội nhập kinh tế

Miến Điện, quốc gia Đông Nam Á, đang trong quá trình hội nhập quốc tế

Đức Tâm

Những thay đổi trong lĩnh vực chính trị và dân chủ hóa tại Miến Điện đã mở ra một triển vọng to lớn đối với việc phát triển kinh tế đất nước này. Tuy nhiên, theo giới phân tích, tiến trình hội nhập kinh tế đòi hỏi Miến Điện phải tiến hành hàng loạt cải cách trên quy mô lớn, phức tạp và phải nhờ đến sự hỗ trợ của nước ngoài. Tiếp tục đọc

Paulo Thành Nguyễn – Ước mơ Việt nhìn từ Thái

Theo: danluan

Không biết tôi có phải dạng chống Tàu cực đoan không, nhưng thật ra tôi không muốn lệ thuộc kinh doanh quá nhiều vào hàng hóa Tàu, hiện đang chiếm hết 90% sản phẩm tại công ty. Nguồn cung sản xuất trong nước thì không đáp ứng được về chất lượng và giá cả nên tôi muốn tìm đến những người “hàng xóm” Thái Lan, nơi có truyền thống sản xuất vật liệu xây dựng hoàn thiện bậc nhất trong khu vực Đông Nam Á với những thương hiệu nổi tiếng của tập đoàn SCG- Cotto, Karrat… Tiếp tục đọc

CXN_022312_1416_Chuyện bên lề của vụ thâu tóm Sacombank

Châu Xuân Nguyễn
Chuyện Sacombank không còn là thông tin nằm trong vòng ‘tin đồn’ nữa.Mọi chuyện đã bắt đầu đưa ra ánh sáng báo chí , dư luận.Không giống như ở các nước có TTCK phát triển ,khi muốn M&A (Mua bán & sáp nhập) 1 Công ty hay Tập đoàn người ta hay chào mua công khai với giá thỏa thuận thường cao hơn giá thị trường tại thời điểm đó, còn ờ Việt Nam thì tất cả mọi chuyện đều nằm trong vòng bí mật, khi có thông tin lộ ra thì mọi chuyện đã xong rồi. Chuyện M&A ở Việt Nam không chỉ có dấu ấn của Tiền mà còn có Tồn tại sự hiện diện của áp lực chính trị-Dùng ‘Quyền’ đi ăn cướp. Tiếp tục đọc

Người Việt khắp nơi cậy nhờ chính phủ sở tại lên án tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam

VRNs

Đăng BởiNgoclinhvugia’s blog

http://www.chuacuuthe.com/archives/27029

VRNs (22.02.2012) – Úc Châu – Tiếp sau nổ lực của nhạc sĩ Trúc Hồ và cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ yêu cầu chính phủ của tổng thống Obama có biện pháp ràng buộc thương mại với nhân quyền khi giao thương với VN, luật sư Vũ Đức Khanh cũng đã làm việc tương tự gởi đến Bộ trưởng ngoại giao Canada, và bây giờ là cộng đồng người Việt tại Úc lên tiếng cho các thanh niên Công giáo và Tin Lành bị bắt cách phi pháp và sự tấn công vào giáo xứ Thái Hà của nhà cầm quyền Hà Nội. Tiếp tục đọc

Đường Một Chiều

Báo Tổ Quốc

Cộng sản không thể nào sửa chửa, mà cần phải đào thải nó” Boris Yelsin.

Cuộc nổ súng, bắn thẳng vào những tên côn đồ ác ôn, ẩn nấp dưới danh nghĩa công quyền, công an, rồi quân đội nhân dânở đầm tôm Tiên Lãng, Hải Phòng, do anh em Đoàn văn Vươn, Đoàn văn Qúy thực hiện vào ngày 05-01-2012 không phải chỉ để lại những dấu ấn. Trái lại, sẽ được coi là mốc điểm, hoặc đi vào lịch sử của một cuộc tranh đấu từ nhân dân chống bạo quyền, bảo vệ công lý, bảo vệ quyền sống, bảo vệ quyền làm người bằng những chứng từ, chứng tích đậm nét, không thể nào phai nhòa với thời gian và không gian. Bởi vì, nó đã: Tiếp tục đọc

KIẾN ĂN CÁ, HAY…

Theo: Báo Tổ Quốc

“Kiến ăn cá hay cá ăn kiến”. Cá lên bờ thì bị kiến ăn, kiến xuống nước thì bị cá táp, ý nghĩa của câu thành ngữ này là tùy thuộc hoàn cảnh chứ không tùy thuộc sức mạnh hay mưu trí. Một khi kiến “sẩy chân” xuống nước không biết bơi, dù có bơi cũng không kịp vào bờ đã bị cá đớp rồi. Còn cá một khi đã lên bờ không chân để đi, để chạy trở về nước, chỉ biết dùng sức mạnh của xương sống nẫy lên, có khi vì thế mà càng xa bờ, bị kiến bu lại cắn lấy thịt, tha về tổ cho đến khi cá chỉ còn bộ xương. Cũng như “giang sơn nào, anh hùng đó”, hoặc “rừng nào cọp nấy”. Nhưng… Tiếp tục đọc

Tiên Lãng và Nhóm Lợi Ích

Báo Tổ Quốc

Cưỡng chế đất tại Việt Nam, trong đó kể cả tình hình cưỡng chế đất mới đây tại Tiên Lãng nơi anh Đoàn Văn Vương chống lại công an, là để phục vụ cho nhóm lợi ích kinh doanh nào? Bởi vì, tuy chính sách chính phủ nêu ra luôn luôn là cưỡng chế đất là để phục vụ kinh doanh địa phương, câu hỏi kế tiếp cần nêu ra đó là những kinh doanh nào, phục vụ quyền lợi cho nhóm tư bản đỏ nào? Tiếp tục đọc

BOM TIÊN LÃNG ĐÁNH TRÚNG TỬ HUYỆT – VGCS “CHỮA CHÁY” VÔ VỌNG

Báo Tổ Quốc

Bình Luận Thời Sự ngày 19-2-2012 – Trích Diễn Đàn Paltalk VietnamExodus

Bất cứ ai từng sống trong xã hội xã hội chủ nghĩa, từ Mác-Lênin đến Stalin, Mao, Hồ, đều có trải nghiệm cuộc đấu tranh thường trực giữa “cái chung” và “cái riêng”. Từ tuổi ấu nhi lớn lên, vào “đội”, vào “đoàn”, rồi vào “đảng”, mọi phần tử xã hội muốn gia nhập “nhóm lợi ích cầm quyền”, phải “phân đôi” cá nhân mình ra, một nửa là “cái riêng”, một nửa là “cái chung”, hàng ngày “đấu tranh tư tưởng” với nhau, với chủ đích rất “duy ý chí”, rằng “cái chung phải thắng cái riêng, để được gọi là “giác ngộ cách mạng”. Tiếp tục đọc

ĐÊM GIỮA BAN NGÀY

Báo Tổ Quốc

Có thể nói Cộng Sản Việt Nam (CSVN) đang đến hồi rệu rã vì cái căn bệnh tham nhũng đã hết thuốc chữa!

Trong các bài viết trước, chúng tôi đã so sánh chuyện cưỡng chế đất ở Tiên Lãng giống như chuyện Cải Cách Ruộng Đất (CCRĐ) mà ông Hồ Chí Minh đã phát động tại miền Bắc từ năm 1954.   Tiếp tục đọc

Phản ứng của những người trẻ với lực lượng thừa hành của pháp luật – Tín hiệu đáng mừng cho một xã hội dân sự mới

Dân Làm Báo – Trên Facebook và Youtube đang loan truyền một đoạn clip được quay tại khu vực Nhà thờ Đức Bà – Quận 1 – Sài Gòn. Trong đoạn phim ngắn được công bố này, người ta thấy cảnh các bạn trẻ trong lứa tuổi thanh niên, sinh viên đang đối chất với lực lượng Thanh niên xung kích khi những người này yêu cầu một trong số những người có mặt tại đó phải xuất trình giấy tờ tùy thân (CMND). Tiếp tục đọc

Chỉ còn cách: xóa bài làm lại

Hoàng Thanh Trúc (Danlambao)  Còn gì nữa không? Hậu Tiên Lãng? – Khi mà những cơn sóng bạc đầu “Tiên Lãng” tưởng như dịu lại sau khi có kết luận của người đứng đầu Nhà nước thì một cơn “giông” khác từ Thành ủy TP. Hải Phòng lại bất chợt nổi lên, thách thức lương tâm, liêm sĩ của người dân và sĩ phu thành phố hoa phượng đỏ lẫn công luận trên cả nước! Tiếp tục đọc

“Luật Pháp” tại Việt Nam

Huỳnh Ngọc Tuấn (Danlambao)  Tôi không bao giờ ngây thơ để tin rằng nhà nước CSVN hành xử theo luật pháp, đó là kinh nghiệm xương máu của tôi đã trải qua 37 năm từ ngày Việt nam Cộng hòa bị sụp đổ và bản án 10 năm tù cộng với 4 năm quản chế vì cái gọi là “Tuyên truyền chống chế độ Xã hội chủ nghĩa”. Một xã hội không thượng tôn luật pháp thì điều gì cũng có thể xảy ra. Việc công an đánh chết người một cách dễ dàng và không bị trừng phạt, hoặc trừng phạt không thích đáng. Việc cướp đoạt tài sản của Công dân núp dưới chiêu bài thu hồi đất, hoặc cưỡng chế xảy ra thường xuyên và có hệ thống… Tiếp tục đọc

Vòi mới của con bạch tuộc công an trị

 

Dân Làm Báo – Tổng cục An ninh II là đơn vị chuyên trách mảng an ninh chính trị nội bộ. Đối với đảng và nhà nước Việt Nam, công tác trong lĩnh vực tôn giáo là nhiệm vụ quan trọng để quản lý chặt chẽ chính trị – xã hội. Ban Tôn giáo chính phủ là nơi có quyền hạn quản lý tôn giáo cấp nhà nước. Ngày 21 tháng 2, 2012 báo lề đảng đăng tin ông Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng,cũng xuất thân từ ngành công an, bổ nhiệm ông Trung tướng công an, xếp sòng Tổng cục An ninh II, một đảng viên cộng sản sang nắm đầu tôn giáo, điều hành và kiểm soát sinh hoạt đức tin của nhân dân. Tiếp tục đọc

Phòng phòng chống chống, dân chủ muôn năm!

Dân Làm Báo – Ông Thủ tướng 2 nhiệm kỳ, người hùng tại Tiên Lãng với tuyên bố “không dẹp được tham nhũng tui sẽ bái bai”, cũng là đồng chí kiêm luôn chức Trưởng Ban chỉ đạo TƯ về phòng, chống tham nhũng vừa mới gật đầu với kiến nghị của Thanh tra chính phủ về việc tổng kết 5 năm thực hiện Luật PCTNTiếp tục đọc