Chỉnh đốn Đảng – Góc nhìn từ một nhà khoa học

Theo:TTHN

Tô Văn Trường

Tiến sĩ Tô Văn Trường mới gửi tới các bạn bè của anh trong đó có blog tôi một lá thư ngắn cùng với bài viết đầy tâm huyết xung quanh câu chuyện chỉnh đốn Đảng đang rất thời sự lúc này. Xin phép tác giả giới thiệu bài viết của Ts Tô Văn Trường và lá thư vừa nhắc đến (xin đọc ở phần dưới bài). – Vệ Nhi Tiếp tục đọc

Hồ Bất Khuất – Có bớt sự dối trá được không?

theo:danluan

Hiện nay đại bộ phận chúng ta không đói, không khát nhưng luôn cảm thấy ngột ngạt, ấm ức, tức tối, vô vọng… Sở dĩ chúng ta có cảm giác này vì sự dối trá đang tràn lan trong cuộc sống.

Hầu như ngày nào chúng ta cũng “chạm trán” với sự giả dối, nhưng chúng ta lại cố tình lờ đi vì đấu tranh với sự giả dối không đơn giản chút nào. Có những sự giả dối vô hại, thậm chí có chút lợi ích nho nhỏ, nhưng đại đa số giả dối có hại – cái hại đó lớn tới mức làm băng hoại đạo đức xã hội, suy tàn quốc gia. Tiếp tục đọc

HÒA HỢP HÒA GIẢI LÚC NẦY LÀ HÀNH ĐỘNG PHẢN BỘI VÀ TỘI ÁC

Theo:baotoquoc

Xưa nay hễ trong nhà có việc anh em bất hòa thì các bậc trưởng thượng thường khuyên ngăn :Anh em trong nhà đừng chống nhau,hãy lo chống kẻ thù trước mặt.Lần này xin thưa không phải như vậy,mà đây là một ý đồ khác biệt của một nhóm người có thể gây nguy hại cho đại cuộc chống Cộng trong ngoài nước cần phải được làm sáng tỏ.Riêng những ai có ý đồ kia khác,chớ có lu loa cái câu cũ rich :”Phe ta chống phe mình”,Vì đây không phải là sự khác biệt về “thế cách” chống Cộng giữa những người anh em cùng chí hướng mà là sự khác biệt về “thái độ chính trị” cần phải được minh định rạch ròi trước công luận đồng bào tỵ nạn Cộng sản, Tiếp tục đọc

Một bộ phận “không nhỏ”!??!

Theo:danluan

D1201_01.jpgMột bầy sâu.

Lại chuyện hai ông bạn về hưu ngồi nói chuyện phiếm với nhau. Một ông nói:

– Này ông bạn, gần đây nói đến chuyện tiêu cực, suy thoái lý tưởng, đạo đức… người ta thường dùng cụm từ “một bộ phận không nhỏ…”, ông là người rành về chữ nghĩa, vậy ông giải thích giúp tôi cụm từ này có nghĩa là gì?

Ông kia thủng thẳng đáp: Tiếp tục đọc

Chỉnh đốn Đảng: Đạo đức đảng viên và tiếng nói dân chúng

 Theo:danlambao.vn

Định Nguyên (RFA) – Nếu nhìn từ Đại Hội VI đến nay, việc chỉnh đốn Đảng luôn đặt ra với 14 Nghị quyết. Nhưng vấn đề suy thoái nhân cách, đạo đức của hàng ngũ đảng viên từ cấp thấp đến cao vẫn chưa được giải quyết một cách triệt để.

Cựu Bộ trưởng Nội vụ thời Cộng sản Hungary bị truy tố về tội ác chống nhân loại

 Theo:danlambao.vn

http://www.google.com/reader/ui/3523697345-audio-player.swf

Hoàng Nguyễn /Trọng Nghĩa (RFI) – Căn cứ vào đơn tố cáo của đảng cực đoan JOBBIK tại Hungary, Viện Kiểm sát Thủ đô Budapest ngày 29/02/2012 đã khởi tố ông Biszku Béla, cựu Bộ trưởng Nội vụ Hungary thời kỳ 1956. Năm nay 91 tuổi, người từng được mệnh danh là “nắm đấm cứng nhất của thể chế độc tài mềm” bị truy tố về vai trò của ông trong các cuộc thanh trừng, đàn áp sau cuộc cách mạng dân chủ 1956. Tiếp tục đọc

Khi Đà Nẵng bị “tuýt còi” vi hiến

 theo:danlambao.vn

Đặng Minh Tuấn (TuanVietNam) – Nghị quyết số 23 của HĐND Đà Nẵng mới đây đã bị nhiều cơ quan nhà nước có thẩm quyền khẳng định là trái Hiến pháp và Luật. Vụ việc lần này của Đà Nẵng một lần nữa lại đặt ra vấn đề văn hóa tôn trọng Hiến pháp ở đất nước ta.

Trước sức ép của sự phát triển đô thị về hạ tầng cơ sở, y tế, giáo dục, HĐND TP. Đà Nẵng đã ban hành Nghị quyết 23 về những giải pháp phát triển KT-XH ngày 24/12/2011 để hạn chế nhập cư của một số đối tượng, cụ thể là “tạm dừng giải quyết đăng ký thường trú mới vào khu vực nội thành đối với các trường hợp chỗ ở là nhà thuê, mượn, ở nhờ mà không có nghề nghiệp hoặc có nhiều tiền án, tiền sự”. Mặc dù Chính sách hướng tới xây dựng “một thành phố hấp dẫn và đáng sống”, Nghị quyết 23 bị coi là trái Hiến pháp và Luật.
Tranh cãi về tính hợp hiến, hợp pháp
Nhiều cơ quan nhà nước có thẩm quyền như Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội (Bộ Công an), Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ tư pháp) đều khẳng định Nghị quyết số 23 của HĐND TP. Đà Nẵng về hạn chế nhập cư là trái với Luật cư trú, vì những trường hợp tạm dừng đăng ký thường trú của Đà Nẵng không phù hợp với các quy định của Điều 20 của Luật cư trú. Khoản 1 của Luật này quy định mọi công dân có quyền đăng ký hộ khẩu thường trú khi có chỗ ở hợp pháp, đã tạm trú tại Thành phố đó liên tục từ một năm trở lên (trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ mà người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản). Trước những những chỉ trích trên đây, ông Nguyễn Bá Thanh – Bí thư Thành ủy, chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng cho rằng Chủ trương trên là hoàn toàn hợp pháp vì HĐND có quyền “phân bổ dân cư và cải thiện đời sống nhân dân địa phương”, “quyết định biện pháp quản lý dân cư thành phố và tổ chức đời sống đô thị” (Điều 12, 18 Luật Tổ chức HĐND và UBND). Hơn nữa, ông Thanh cho rằng “quy định trên đưa ra chỉ là giải pháp tạm thời trong khi chờ hướng dẫn của Trung ương về Luật Cư trú”. Rõ ràng, những lập luận của ông Bí thư Đà Nẵng là không có căn cứ, vì thẩm quyền chung của HĐND theo quy định của Luật Tổ chức HDND và UBND phải phù hợp với những quy định riêng (chuyên ngành) về các điều kiện đăng ký hộ khẩu thường trú của Luật cư trú. Trong mối quan hệ này thì Luật cư trú đóng vai trò là “luật riêng” (lex specialis), còn Luật Tổ chức HĐND và UBND là “luật chung” (lex generalis); và luật riêng sẽ được ưu tiên áp dụng trước luật chung. Hơn nữa, các hành vi lạm dụng quy định về hộ khẩu làm hạn chế quyền, lợi ích hợp pháp của công dân đều bị nghiêm cấm dù đó là “tạm thời” hay “thí điểm”.
Ông Nguyễn Bá Thanh – Bí thư Thành ủy Đà Nẵng
Trên hết, Hiến pháp – đạo luật có giá trị pháp lý cao nhất của Quốc gia – quy định “công dân có quyền tự do cư trú ở trong nước” (Điều 68 Hiến pháp). Điều khoản này có nghĩa là công dân có quyền cư trú ở bất cứ nơi nào trong nước mà vẫn hưởng đầy đủ các quyền công dân. Nhưng khi không thể có hộ khẩu, những công dân “tạm trú” bị đối xử bất bình đẳng với các công dân “thường trú”. Việc phân loại và đối xử không bình đẳng giữa hai hạng công dân “tạm trú” và “thường trú” tiếp tục vi phạm quyền bình đẳng trước trước pháp luật của mọi công dân (Điều 52 Hiến pháp). Như vậy, việc hạn chế đăng ký hộ khẩu thường trú theo Nghị định 23 có dấu hiệu vi phạm quyền hiến định về tự do cư trú và quyền bình đẳng trước pháp luật của công dân. Phản pháo lại lập luận này, ông Thanh cho rằng việc giới hạn quyền tự do cư trú là nhằm bảo đảm các quyền khác như quyền được bảo đảm phúc lợi, an sinh xã hội, quyền được chăm sóc y tế, đảm bảo việc học hành, có việc làm, có nhà ở của người dân thành phố. Nhưng không phải lúc nào cũng có thể lấy lợi ích đa số (người có hộ khẩu Đà Nẵng) làm lý do để hy sinh quyền của thiểu số (người nhập cư). Vì cứ với kiểu lập luận này, thì khi xe khách bị mất phanh mất lái thì có thể đâm bất kỳ người đi đường nào, nếu việc hy sinh của người này có thể cứu mạng được mấy chục người trên xe khách. Và quan trọng hơn hết, quyền hiến định của công dân tại Điều 68, không thể bị bất kỳ cơ quan nhà nước nào cắt xén, vô hiệu hóa một cách tùy tiện; đặc biệt việc cắt xén này lại đồng thời trái với Luật cư trú.
Thiếu cơ chế tài phán hiến pháp và hành chính
Trước những hành vi trái luật và Hiến pháp của các văn bản quy phạm pháp luật của HĐND Tỉnh, cơ chế xử lý hiện hành đang đặt ra nhiều vấn đề. Bộ tư pháp với tư cách là cơ quan chịu trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Khoản 3, Điều 90 Luật ban hành VBQPPL), có thể kiểm tra tính hợp hiến, hợp pháp của các cơ quan chính quyền địa phương, trong đó có HĐND Tỉnh. Tuy nhiên, Bộ tư pháp không có quyền đình chỉ, bãi bỏ các văn bản của HĐND, mà chỉ có quyền kiến nghị các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về kết quả kiểm tra của mình. Theo dự kiến, vấn đề này có thể được báo cáo lên Ủy ban pháp luật và UBTVQH. UBTVQH có quyền quyết định xem xét và bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với Hiến pháp, luật (Khoản 4, Điều 15; Khoản 2 (d) Điều 20 Luật hoạt động giám sát của QH). Mặc dù giám sát của Quốc hội (UBTVQH) được cho là một hình thức giám sát quan trọng nhưng cho đến nay hiệu quả vẫn chưa cao bởi lẽ UBTVQH là một cơ quan chính trị chứ không phải cơ quan áp dụng Hiến pháp và Luật, nên không phù hợp với chức năng giải thích Hiến pháp và Luật.
Cơ chế kiểm tra tính hợp hiến, hợp pháp hiệu quả nhất là cơ chế tài phán thông qua các tòa án. Tòa hành chính là một mô hình hữu hiệu trong việc kiểm tra tính hợp pháp hành vi của các cơ quan hành pháp nhằm kiểm soát các hành vi lạm dụng quyền lực nhà nước và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân. Tuy nhiên, Tòa hành chính Việt Nam lại chỉ có thẩm quyền kiểm tra tính hợp pháp của các quyết định hành chính, hành vi hành chính cá biệt cụ thể, mà không có quyền kiểm tra các văn bản quy phạm pháp luật. Trong trường hợp này, Tòa án hành chính không thể thụ lý vụ án xét xử về hành vi bất hợp pháp của Nghị quyết 23.
Nếu như các quốc gia pháp quyền ngày nay đều có cơ chế tài phán hiến pháp (Tòa hiến pháp hoặccác tòa án thường được trao thẩm quyền bảo vệ tính tối cao của Hiến pháp), Việt Nam chưa có cơ chế tương tự để kiểm tra tính hợp hiến hành vi của các cơ quan công quyền. Do đó, khi các công dân cho rằng các quyền hiến định của họ bị xâm phạm bởi Nghị quyết 23, họ không thể khiếu kiện ra tòa để phán xét về tính hợp hiến của văn bản pháp luật này
…và văn hóa tôn trọng Hiến pháp
Vụ việc lần này của Đà Nẵng một lần nữa lại đặt ra vấn đề văn hóa tôn trọng Hiến pháp ở đất nước ta. Trong nhiều trường hợp, một số chính sách công đã được ban hành bị cho là chưa phù hợp với Hiến pháp.Có thể kể đến như chính sách hạn chế đăng ký xe máy (2005) và việc thí điểm bỏ Hội đồng nhân dân ở một số cấp hiện nay[1]. Tương tự, việc Nghị quyết 23 “tạm dừng” đăng ký hộ khẩu thường trú “trong khi chờ xin ý kiến của trung ương về một số vấn đề liên quan tới Luật cư trú trên địa bàn TP Đà Nẵng” là không phù hợp với Điều 68 Hiến pháp 1992. Không thể lấy lý do về đặc thù địa phương hoặc mục tiêu tốt đẹp của chính sách để bao biện cho các quy định trái với Hiến pháp, Luật: “Nếu tất cả các thành phố lớn hoặc 62 tỉnh thành khác cũng làm như Đà Nẵng với lý do đặc thù của địa phương thì hẳn luật lệ của Nhà nước Việt Nam sẽ không còn là một thể thống nhất mà như một tấm mền mạnh ai nấy căng kéo theo nhu cầu, ý thích riêng của địa phương”[2].
Những cải cách của Đà Nẵng sẽ chỉ thực sự giúp ích cho sự phát triển bền vững của đất nước và địa phương khi những thay đổi đó được thực hiện theo những nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền, như cách mà chính ông Bí Thư TP Đà Nẵng đang làm trong việc đề xuất “mô hình thị trưởng” cho chính quyền địa phương trong tương lai. Các giải pháp hợp lý cần phải được tích hợp vào Hiến pháp trước lúc đem ra thi hành [3].
——————————
[1] Xem thêm Đặng Minh Tuấn, Cải cách Hiến pháp Việt Nam trong xu thế chuyển đổi, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Số 19(204)/Tháng 10/2011.

Tiền đâu ra vậy Thủ tướng!?

Dân Làm Báo – Không biết! Thấy sao hỏi vậy. Thủ tướng là đại diện giai cấp vô sản, lương tròm trèm đâu khoảng 4-5 triệu đồng (không phải đô la – đó là… chuyện khác), Thủ tướng “móc” đâu ra 10 tỉ đồng tặng cho Quỹ Giải thưởng tài năng nữ. Rõ ràng báo lề đảng của Thủ tướng đăng: “…công bố và trao tiền hỗ trợ 10 tỉ đồng của Thủ tướng Chính phủ cho Quỹ Giải thưởng tài năng nữ Việt Nam…”. Tiếp tục đọc

Kịch tính… 1001 đêm Ba Tư (Iran)

Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) – “Một phương án quân sự đã sẵn sàng và tôi cho rằng mọi người hiểu điều đó nghĩa là gì” –  Tổng Thống Mỹ Obama trả lời khi được hỏi về những ý định của Mỹ đối với vấn đề Iran trong cuộc hội kiến giữa Tổng thống Obama và Thủ tướng Israel, Benjamin Netanyahu tại New York hôm 2/3/2012). Tiếp tục đọc

Con người của Tự Do và Lòng Yêu Nước – Bùi Hằng

 Theo:danlambao.vn
Trịnh Kim Tiến – Cô Bùi Hằng là một người tự do. Cô tự do yêu nước, thương nòi, tự do yêu tha thiết mảnh đất nuôi nấng cô và bao thế hệ dân Việt. Cánh cửa tù mang danh trung tâm phục hồi nhân phẩm chỉ bỏ tù được hình hài thân xác cô nhưng không trói nhốt được tinh thần và khát vọng tự do của cô. Ngược lại, những người bắt giam cô không có được cái tự do cao quý ấy. Họ không còn được tự do yêu nước. Họ đang là những kẻ nô lệ cho quyền lực và tham vọng cá nhân và đã tự đánh mất chính họ: một con người Việt Nam… Tiếp tục đọc

Còn một Việt Nam khác…

Trịnh Hồng Lạc (Danlambao) – Cơ thể Việt Nam hình chữ S thân yêu đang quằn quại từng ngày, từng giờ, từ đỉnh đầu phía Bắc đến mũi chân phía Nam, vì những tiếng kêu rên thống thiết của người dân ở khắp mọi miền đất nước. Tiếng kêu rên ấy phát ra từ nhà tù tăm tối, từ cánh đồng hoang, mảnh đất trống, hay ngôi nhà đã bị cướp mất; từ cửa của các cơ quan công quyền; từ các nhà máy, phân xưởng, xí nghiệp; từ các nẻo đường phố thị hoặc từ biển khơi dội về… Tiếp tục đọc

SecureWorks: hoạt động tình báo mạng nhắm vào Đông nam Á

Công ty SecureWorks khám phá một hoạt động tình báo mạng nhắm vào Đông nam Á

Submitted by TongBienTap on Sun, 03/04/2012

Nguồn: Biran Prince – SecurityWeek

Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ

02.03.2012

Dell SecureWorks vừa vạch trần một hoạt động tình báo mạng đã thâm nhập đến 200 máy tính – nhiều máy thuộc về các cơ quan cấp bộ của chính phủ tại Việt Nam, Brunei và Miến Điện.

Công ty này đã thảo luận quá trình điều tra tại Hội nghị RSA ở San Francisco trong tuần này. Bên cạnh các cơ quan cấp bộ của chính phủ, những nạn nhân khác còn là các tờ báo và hơn một công ty dầu khí. Trong một bản báo cáo dài đăng ở đây, SecureWorks đã tiết lộ rằng kẻ tấn công đã dùng những mẩu phần mềm phá hoại có liên quan đến vụ tấn công chi nhánh bảo mật RSA của công ty EMC vào năm 2011, cũng như vụ án GhostNet nổi tiếng. Bên cạnh những nạn nhân kể trên, cũng có khoảng một chục trường hợp thâm nhập tại châu Âu và Trung Đông. Cũng như những máy tính nhiễm khuẩn khác, những chiếc máy này cũng thuộc về các cơ quan chính phủ, doanh nghiệp và thậm chí của đại sứ quán.

Hai mẩu phần mềm phá hoại trọng tâm của các vụ tấn công được biết là “Enfal” (còn có tên là “Lurid Downloader”) và “RegSubsDat”, vốn lần đầu tiên được phát hiện vào năm 2009. Từ năm 2004 đến 2011, một người nào đấy đã sử dụng địa chỉ jeno_1980@hotmail.com để đăng ký mtộ số tên miền bằng những tên như “Tawnya Grilth” và “Eric Charles”. Tất cả những tên miền thuộc “Tawnya Grilth” cho thấy địa chỉ đăng ký là một hòm thư bưu điện của một thành phố tưởng tượng “Sin Digoo, California”.

Trong năm 2006 và 2007, một số những tên miền do jeno_1980@hotmail.com đăng ký với tên “Tawnya Grilth” đã xuất hiện trong các báo cáo của các hệ thống phân tích vi khuẩn tự động và các trang mạng chống vi khuẩn. Sau một phân tích, SecureWorks đã kết luận rằng các tên miền này đã liên quan đến một khuôn mẫu hoạt động tin tặc lớn hơn.

Joe Stewart, giám đốc nghiên cứu phần mềm phá hoại tại SecureWorks nói với SecurityWeek rằng những mục tiêu cho thấy nhân vật này đang hoạt động cho một cơ quan hoặc chính quyền nào đấy muốn có những thông tin, nhưng không có bằng chứng xác đáng để chứng minh kẻ đứng sau những vụ tấn công này đang hoạt động cho quốc gia nào.

“Rõ ràng là họ không trộm cắp thông tin cho riêng mình,” ông nói.

Lần theo những đầu mối cho thấy những biến chuyển đầy thú vị – tài khoản email sử dụng trong các vụ tấn công cũng được dùng để đăng ký cho một trang mạng có thên socialup.net, chuyên cung cấp các dịch vụ tối ưu hoá hệ thống tìm kiếm (Search Engine Optimization – SEO) theo kiểu “mũ đen”. Bên cạnh đấy, khi theo dõi cái tên Tawnya thì biết được rằng nó đã được ai đấy sử dụng để quảng cáo trang mạng trên trên các trang chuyên đăng thông báo (message boards). Điều này cho thấy là bên cạnh hoạt động gián điệp mạng, nhân vật chủ chốt của hoạt động này còn làm việc phụ trong thế giới mạng ngầm với một dịch vụ “mũ đen” SEO.

Stewart nói rằng các nhà điều tra đã phá thủng các máy chủ điều khiển, làm thiệt hại nặng khả năng kiểm soát các máy nhiễm khuẩn của kẻ tấn công. Đây không phải là lần đầu tiên Việt Nam là mục tiêu của những kẻ tấn công chuyên tìm cách đánh cắp thông tin chính trị. Ví dụ như năm 2010, Google và McAfee đã đưa ra bằng chứng về một chiến dịch tấn công bằng phần mềm phá hoại với động cơ chính trị nhắm vào những người chỉ trích dự án khai thác mỏ do Trung Quốc đầu tư tại Việt Nam.

Tuy thế, Stewart vẫn ngạc nhiên khi nhận diện nhóm nạn nhân này.

“Chúng tôi từng thấy hoạt động tấn công thường trực cao cấp (Advanced Persistent Thread – APT) nhắm vào Nhật Bản… và rõ ràng là cũng có một nhịp độ hoạt động nhắm vào Đài Loan, nhưng những quốc gia nói trên không nằm trong danh sách ưu tiên của tôi.”

Nói một đàng làm một nẻo!

Hữu Nguyên
Từ nhiều năm nay, các tàu ngư chính, kể cả tàu chiến của Trung Quốc hàng năm vẫn thường quấy nhiễu, sử dụng vũ lực bắt bớ, đánh đập gây thương tích, tịch thu phương tiện và tài sản của nhiều ngư dân Việt Nam đang đánh cá hợp pháp trên vùng biển hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Mới đây nhất, ngày 22-2-2012, tàu cá QNg-90281TS của ông Đặng Tằm ở xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi vào tránh bão trong khu vực quần đảo Hoàng Sa đã bị tàu chiến Trung Quốc bắn đuổi và sau đó bắt giữ, đánh đập, phá hủy ngư cụ, tài sản. Tiếp tục đọc

Đơn Kiến nghị Khẩn cấp của Đại tá Bs Nguyễn Văn Tuyến Ban Quân Y Học viện chính trị

Đại tá Bs Nguyễn Văn Tuyến

(Ban Quân Y Học viện chính trị)

Điện thoại 0904695667

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————————

ĐƠN KIẾN NGHỊ KHẨN CẤP

V/v làm trái luật đất đai, các nghị định chính phủ của UBND quận Hà Đông

  • Kính gửi: Lãnh đạo Đảng Nhà nước, Báo VnEpress và các cơ quan báo chí

Tên tôi là Nguyễn Văn Tuyến – Đại tá, đang công tác tại Học viện Chính trị.
Số 124 đường Ngô Quyền, quận Hà Đông, TP Hà Nội.

Gia đình tôi đang khiếu nại Quyết định số 8273/QĐ – UBND ngày 21/12/2009 của UBND quận Hà Đông, thu hồi 230 m2 đất của gia đình tôi. Đến nay vẫn chưa được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật. Tiếp tục đọc

Nghĩ muộn

Nguyễn Khải

(Bút kí chính trị đặc sắc của Nguyễn Khải)

Sau khi viết xong cuốn tiểu thuyết sau cùng “Thượng Đế thì cười” tức là đã trút được hầu hết tâm sự của một người cầm bút trong nửa thế kỷ, tôi đã nghĩ sẽ không viết thêm một dòng nào nữa, việc lớn của tôi đã hoàn tất, hay dở cũng chỉ có vậy, vì tôi vốn cũng chỉ có vậy. Nào ngờ khoảng đầu tháng 5 năm2005, chị Tuyết Nga, nhà thơ, nhà nghiên cứu văn học, tác giả cuốn sách “Phong cách văn xuôi Nguyễn Khải” yêu cầu tôi trả lời 12 câu hỏi để chị bổ sung vào nguồn tư liệu riêng. Có thể từ đó chị dựng lại chân dung nghệ thuật của tôi thêm một lần nữa chăng? Tiếp tục đọc

Người Việt hải ngoại nô nức kéo về DC vận động cho nhân quyền VN

 

Tòa Bạch Ốc ở Hoa Thịnh Đốn.

Thanh Trúc

“Tôi rất là háo hức, nôn nóng và cảm thấy rất sung sướng. Đây không phải lần đầu tiên tôi được vào Tòa Bạch Ốc, nhưng cảm giác của tôi lần này rất là khác bởi vì thấy tinh thần của người Việt Nam mình, ai cũng phấn khởi vì mình có sự thông cảm hợp tác chặt chẽ với nhau.” – Bà Đỗ Ngọc Hà, chủ tịch Hội Đồng Quản Trị của Hội Người Việt Illinois Tiếp tục đọc

Y tế Việt Nam nên bắt đầu từ định nghĩa!

Bác sĩ Nguyễn Minh Mẫn

Hôm nay, xin hân hạnh giới thiệu một bài viết của một người em: Bs Nguyễn Minh Mẫn. Mẫn với kinh nghiệm lâm sàng dồi dào và được đào tạo từ nước ngoài về y tế công cộng, nên lúc nào cũng đau đáu những suy nghĩ cách phòng bệnh ở qui mô cộng đồng. Bài viết này chỉ bàn về định nghĩa y tế, với một số suy nghĩ theo tôi là đáng chú ý. Bản ngắn bài này đã đăng trên Thời báo Kinh tế Sài Gòn, còn đây là bản đầy đủ hơn. Xin nói thêm rằng tác giả còn giỏi làm thơ nữa nhé! Tiếp tục đọc

KT – 499 – 030512 – Ngân hàng Trung ương Canada dự kiến tăng lãi suất

Thanh Hải

          Theo: vietnamplus
(Lời bình): – Chỉ có Thủ Tướng tài ba nhất Châu Á 3 Dũng mới có lạm phát cao nhất 18.5%, lãi suất cao nhất 25%.
Còn những nước thấp lè tè như Canada, Úc, Mỹ, Châu Âu là những nước thấp kém nên lạm phát thấp lè tè 2.5%, lãi suất thấp lè tè 1%. Những nước này rất cố gắng bằng VN nhưng dường như họ rất bất tài, không “tài năng” bằng Thủ tướng VN 3 Dũng nên giấc mơ bằng 3 Dũng của họ sẽ ko bao giờ thành, giấc mơ cũng vẫn là giấc mơ. Điều đó lý giải sự ngưỡng mộ của những lãnh đạo thấp kém này mỗi lần viếng VN cứ nói hoài, nói mãi, VN là hiện tượng kỳ diệu của kinh tế thế giới. Không lẽ họ cũng biết khen đểu như Người Buôn Gió àh ???? Tiếp tục đọc

Linh mục bị “côn đồ” đánh trọng thương và hiện tượng nhà nước “côn đồ”

 NVCL
Ngày 22/2/2012, linh mục Louis Gonraga Nguyễn Quang Hoa – linh mục thuộc giáo phận Kontum, trên đường trở về sau khi dâng lễ an táng cho một giáo dân, đã bị ba côn đồ đánh trong thương. Trong bản tường trình gửi tới đức cha Micae Hoàng Đức Oanh, giám mục giáo phận Kontum, cha Louis Nguyễn Quang Hoa cho biết: Tiếp tục đọc

Đọc truyện đêm khuya: Đất đai, nông dân và nông thôn Việt Nam

Đoan Trang biên dịch

Đây là một phần Chương II, Selling the Fields (“Bán ruộng”) trong cuốn sách “Vietnam – Rising Dragon” (Việt Nam – con rồng trỗi dậy) của Bill Hayton, nguyên phóng viên BBC tại Hà Nội. Trong bối cảnh vụ Tiên Lãng báo hiệu nhiều xáo trộn, tôi nghĩ sẽ là một việc có ích, ít nhất cũng là điều thú vị, nếu chúng ta tham khảo những gì một nhà báo phương Tây từng viết về nông thôn Việt Nam cách đây vài năm. Tiếp tục đọc

KT – 498 – 030512 – “Năm 2012, cần phấn đấu giảm 50% số vụ đình công…”

Quang Chính – Việt Lâm

          Theo: laodong
(Lời bình): – Thêm một chỉ thị hành chính của 3 Dũng giảm đình công mà khỏi cần tăng lương, khỏi cần lo cho đời sống công nhân, cải thiện điều kiện làm việc v.v… Chỉ cần chỉ đạo phấn đấu bớt đình công thì sẽ có kết quả….Những người này sống xa vời vợi với dân, với người lao động là thành phần cốt cán của ĐCS. Tiếp tục đọc

KT – 497 – 030512 – Bất động sản “xanh” – kênh đầu tư an toàn

Tinmoi

          Theo: tinmoi
(Lời bình): – Bài báo này đăng ngày 01.03.2012 tức là hồi thứ năm. Thời buổi này không có BĐS nào là đầu tư an toàn cả, giá BDS quá cao, lãi suất quá cao 25%, thanh khoản không có để người mua vay tiền thì ko có BĐS nào là an toàn cả, mua vào thì khó bán, hạ giá và lỗ sặc máu. Tiếp tục đọc