KT – 542 – 032312 – Giá tăng từ chợ đến siêu thị

Vef-VN 

       Theo: yahoonews
(Lời bình): – Ngay cả những nhà cung cấp dịch vụ và sản phẩm, cuộc sống quá khó khăn nên họ chỉ chờ có cơ hội xăng tăng giá hay điện tăng giá hay gas tăng giá là họ tăng theo thôi. Lúc đầu tăng thì hơi ế hàng tí xíu nhưng người tiêu dùng đâu có thể không dùng bột nêm, gạo, nước mắm được, rồi sẽ phải trở lại mua với giá mới. Một khi tăng rồi thì sẽ không bao giờ giảm xuống lại.
Chỉ có thành phần đáng thương nhất là gia đình chính sách, người nhận lương cố định…Những người này (cho dù ĐCS phù phép bao nhiêu để gian dối CPI), họ cũng là những người chịu đựng nặng nề nhất trong những cơn bão giá này…
Sắp tới sẽ là tăng giá điện và khi phí bảo trì đường của Đinh la Thăng có hiệu quả ngày 01.06.2012 này thì sẽ có một đợ tăng giá nữa vì giá vận chuyển hàng hóa phải tăng do thuế đường Đinh La Thăng.
Chuyện tăng giá này gọi là secondary inflation expectation, những điều này giảng dạy rất kỹ trong chương trình kinh tế của Úc (hiệu ứng bậc 2 của kỳ vọng lạm phát). Đó là bản tính con người, bất kỳ con người nào trên thế giới.
Đó là lý do CP Úc, Mỹ đều bắt buộc điện, xăng, gas phải có cạnh tranh và phải do tư nhân đảm nhiệm vì Chánh phủ không bao giờ thắng trong những cuộc cạnh tranh bình đẵng với tư nhân, điều này ai cũng biết ở những xứ văn minh. Còn xứ Cộng sản và tham nhũng thì chóp bu biết mà phải làm ngược lại ví túi tiền của riêng mình, lợi ích của 90 triệu người dân không là một mảy may nào trong suy nghĩ của họ.
Công An và quân đội có đứng ra bảo vệ 3 Dũng bất tài này nữa hay không, ngay cả Bộ Chính Trị và Trung Ương đảng nữa, có để 3 Dũng đưa cả đảng CS và 90 triệu dân VN “Xuống Hố Cả Nước” hay không. 3 Dũng có vài tỉ usd trong bank Thũy sĩ mà cô gái rượu Nguyễn thanh Phượng giữ ở Thụy Sĩ rồi, còn Bộ Chính Trị và 200 Ủy Viên Trung Ương có gì không, rồi CA và bộ đội có gì hay không ???
Cong lưng ra để bảo vệ 3 Dũng cứ ngỡ rằng “còn đảng còn mình”, ai dè 3 Dũng làm “mất đảng mất mình” luôn. Ngày đó sẽ xẩy ra trong năm 2012 này đây, ko lâu đâu, doanh nghiệp phá sản và họ biết (qua đọc bài trang này) là suy thoái sẽ là 7 năm thì 90 triệu dân sẽ hành động, Cựu chiến binh đã kêu gọi dân oan biểu tình rồi đấy, có dám đàn áp cựu chiến binh hay không ???
CP hậu CS của Chau Xuan Nguyễn sẽ không có chuyện học tập cải tạo, đó là lời hứa của tôi và Nhóm Vì Dân với Bộ Đội và cán bộ.
ĐCS không sụp nhanh năm nay mới là lạ.
Nếu người VN may mắn, đuổi được bọn cai trị và đô hộ khỏi VN thì những nhà cửa mà chúng bỏ của chạy lấy người còn rẻ nữa

Khi CP Hậu CS tiếp thu, một sự dân chủ, công bằng và minh bạch, thực sẽ đem lại lòng tin cho 90 triệu dân VN cùng thế giới tự do. Từ đó, 1 hay 2 năm sau thì kinh tế sẽ trỗi dậy và giá BĐS sẽ cao gấp mấy lần bây giờ vì tất cả VKHN đều muốn về VN sống và phục vụ.

Hiện giờ chỉ có dân đen là chịu khổ thôi, còn tư bản đỏ và cánh hẩu, vây cánh của chúng nó vẫn sung sướng.
Châu Xuân Nguyễn

Melbourne
23.03.2012

———————————————————————————–    

 

Việc tăng giá trong bối cảnh sức mua giảm sút, nhiều mặt hàng trong tình trạng ế ẩm khiến nhà kinh doanh, nhà bán lẻ đối mặt với lượng hàng tồn kho cao.
Tăng do giá xăng dầu
Các mặt hàng chịu tác động tăng giá chủ yếu vẫn là hàng tiêu dùng thiết yếu như bột ngọt, bột nêm, nước tương… Sáng 21-3, sau khi nhập lô hàng bột nêm Maggi mới về để bán, chủ sạp Phương Dung (chợ Hoàng Hoa Thám, Q.Tân Bình, TP.HCM) đã sửng sốt khi nhận được bảng báo giá tăng thêm 30.000 đồng/thùng.
Theo tính toán của bà Dung, với mức tăng mới như vậy, mỗi gói bột nêm 1kg sẽ tăng gần 3.000 đồng, đẩy bột nêm Maggi tại chợ lên mức 54.000 đồng/gói. “Ế ẩm như vậy mà giá leo liên tục, dân chỉ cần nghe thấy giá tăng là đã bỏ đi rồi” – bà Dung ngán ngẩm.
Tại hầu hết các chợ, nhiều nhà phân phối đã đồng loạt đưa ra mức giá giao hàng mới cho các tiểu thương. Chị Kim Oanh, tiểu thương chợ Hoàng Hoa Thám, cho biết khi các đầu mối giao nhiều mặt hàng như nước tương Tam Thái Tử, Chinsu, bột ngọt, bột nêm đã bị đội lên thêm 2.000 đồng mỗi loại với lý do được giải thích: do giá xăng dầu tăng cao. Chị Oanh nói: “Giá tăng liên tục thế này không biết bán hàng cho ai bây giờ!”.

Tại chợ Phạm Văn Hai (Q.Tân Bình), giá nhiều mặt hàng tăng cao khiến không ít tiểu thương cũng như người tiêu dùng méo mặt. Chị Mai Lan, chủ sạp tạp hóa, cho biết từ đầu năm đến nay cứ vài tháng các nhà phân phối lại điều chỉnh tăng giá, mỗi lần tăng 1.000-2.000 đồng. Chị Lan nhẩm tính: trước đây mỗi gói bột nêm nhỏ xíu chỉ 7.000-8.000 đồng, nay đã gần 15.000 đồng, hàng ế cứ tiếp tục ế.
Bên cạnh các mặt hàng thực phẩm, một số mặt hàng tiêu dùng như áo mưa, đồ điện, mỹ phẩm… tại các chợ cũng bắt đầu rục rịch tăng giá. Sạp Anh Thư (chợ Phạm Văn Hai) cho biết các sản phẩm áo mưa đã nhích lên 5.000-10.000 đồng/chiếc. “Trước đây, chỉ cần 20.000 đồng là mua được chiếc áo mưa nhưng nay thấp nhất cũng đã 30.000 đồng mà chất lượng thì không thể bằng” – chủ sạp lắc đầu chán nản. Còn nhân viên tiếp thị Hãng mỹ phẩm Kao cho biết giá một số mặt hàng sữa rửa mặt đã tăng thêm 2-3% khi phân phối đến các chợ, mức tăng này chủ yếu để bù cho chi phí vận chuyển. Trong khi đó tại các siêu thị, sau đợt tăng giá vào đầu tháng 3, đến nay nhiều siêu thị cho biết tiếp tục nhận được thông báo tăng giá của một số nhà cung cấp với mức tăng 5-7% ở một số ngành hàng thực phẩm chế biến, mỹ phẩm, nước giải khát. Phòng kinh doanh hệ thống Co.op Mart cho biết ít nhất đã nhận được bảng giá mới của 30 sản phẩm từ nhà cung cấp, trong đó nhiều mặt hàng đang vào mùa tiêu thụ như nước giải khát, thực phẩm chế biến, nhựa gia dụng.
Nhiều siêu thị cho biết ngay cả với dịch vụ giao hàng, quy định hóa đơn từ 200.000 đồng trở lên giao miễn phí cũng đang bị “lung lay” khi chi phí vận chuyển bị đội lên do giá xăng dầu tăng.
“Tranh thủ” tăng giá
Theo các nhà bán lẻ, đợt tăng giá này không diễn ra đồng loạt mà chủ yếu tập trung vào một số mặt hàng có sức tiêu thụ tốt. Chẳng hạn ngành hàng nước giải khát, nhà sản xuất chỉ tăng giá các dòng trà xanh, nước chiết xuất từ trái cây… Giám đốc một công ty sản xuất nước giải khát cho biết chỉ dám tăng một số sản phẩm là thế mạnh của công ty chứ không tăng đồng loạt.
Tương tự, ngành hàng nhựa có mức tăng cao nhất trong đợt điều chỉnh lần này cũng chỉ áp dụng đối với các sản phẩm rổ rá, đồ dùng thiết yếu.
Lo hàng tồn nhiều
Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, điều đáng báo động là chỉ số hàng tồn kho liên tục tăng cao trong nhiều tháng nay. Điều đó cho thấy thị trường hàng hóa đang bị tắc nghẽn, hàng sản xuất ra không bán được, doanh nghiệp phải vật lộn với lãi suất, tìm đầu ra cho sản phẩm.
Nhưng con số hàng tồn kho cao cũng thể hiện phần nào sức cạnh tranh của doanh nghiệp VN hiện còn kém. Nếu doanh nghiệp không linh hoạt trong chính sách bán hàng thì sẽ sớm bị loại khỏi thị trường.
Ông Nguyễn Thành Nhân, phó tổng giám đốc Saigon Co.op, cho biết ở đợt tăng giá này tâm lý tăng giá “té nước theo mưa” không còn rõ rệt như những năm trước do sức mua sụt giảm, nhưng vẫn không loại trừ nhà cung cấp “tranh thủ” tăng giá. Tình trạng này thường rơi vào các nhà sản xuất nhỏ, hoặc nhà sản xuất đang có những sản phẩm ít bị cạnh tranh hay đang độc quyền ở phân khúc nào đó.
“Với những nhóm hàng nhạy cảm, bộ phận thu mua đều lưu ý trước các đề nghị tăng giá. Tuy nhiên, thị trường đang vào mùa thấp điểm, bất kỳ việc điều chỉnh giá tăng nào cũng là tự làm khó” – ông Nhân nói.
Theo bà Nguyễn Thị Ánh Hồng – chủ đầu tư hệ thống Maximark, mức tăng áp dụng hiện nay là không quá lớn do sức mua thấp. Tâm lý chung đều lo ngại tăng giá sẽ sụt giảm doanh thu nên không điều chỉnh đồng loạt mà lác  đác theo ngành hàng. Thực tế từ sau tết đến nay, lượng hàng tồn của nhiều ngành hàng liên tục tăng trong khi giá không giảm buộc nhiều tiểu thương phải xé lẻ mặt hàng đóng hộp như cà phê, sữa chua lốc để bán hòng thu lại vốn. Trong khi đó các siêu thị tung ra hàng loạt chương trình khuyến mãi nhưng cũng không kéo nổi sức mua.
“Lượng khách vào mua sắm tại siêu thị không giảm nhưng giá trị các hóa đơn giảm mạnh. Khách chỉ tập trung vào các nhóm hàng thiết yếu, cắt giảm được gì họ đều giảm ngay” – ông Ngô Văn Hải, phó giám đốc siêu thị Citimart, cho biết.

One comment on “KT – 542 – 032312 – Giá tăng từ chợ đến siêu thị

  1. Ngày nay, Trung Quốc đang là chủ nợ của Mỹ. Nó đang thao túng thị trường của Mỹ và thế giới. Ngay cả trong Quốc Hội, hãng phim Hollywood cũng có China nắm phần. Mặc khác, China rất giỏi mua chuộc lòng người và các nghị sĩ nên nó thao túng nhiều quốc gia trên thế giới từ nội bộ bên trong. Nếu không sớm hạ quyết tâm chống China, thì các nước phương Tây nên nhanh chóng đầu hàng Trung Quốc ngay đi. Vì nó đang nuôi các nghị sĩ tham nhũng rất nhiều.
    Còn 1 số người Việt Nam như chúng tôi, tuy là phụ nữ còn không chịu nhục. Huống hồ chi chúng tôi là dòng dõi con Rồng cháu Tiên. Là 1 cường quốc như Mỹ sao phải chịu đầu hàng dưới bàn tay điều khiển tham nhũng ở nhiều quốc gia của China?
    Today, China is the holder of U.S. debt. It is manipulating the market of the U.S. and the world. Even in the Congress, Hollywood studios also have Chinese. On the other hand, China is very good to buy off human’s mind and he manipulate so many countries from over the world from the internal. If not sooner determined against China, Western countries should implement quickly surrendered to China right away. Because Chinese is raising a lot of corruptional senators of many countries.
    Some of Vietnamese people like us that women do not leek. Vietnamese people are as the sons and daughters of Dragon and Fairy. As a power country as America must surrender control at the hands of corruption in many countries of China?

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s