KT – 627 – 041412 – Doanh nghiệp bất động sản… hấp hối (BĐS comprehensive)

Bùi Nhơn

        Theo: phapluattp
(Lời bình): – Cuối cùng là phải đi đến tình trạng này thôi, chết la liệt trên thị trường. Đây là lỗi của Tấn Dũng từ A đến Z đấy, không trật đi đâu được. 
Câu hỏi kế tiếp sẽ là: “Where do we go from here ???” “Rồi từ đây chúng ta sẽ theo phương hướng nào ???”
Buồn thay, bây giờ là chỉ đi vào ngõ cụt trong 5 hay 7 năm tới vì có đến 200.000 ngàn căn hộ dư thừa thì xây làm gì thêm nữa ??? êể thêm 200.000 tỉ nữa phơi sương trong khi Y tế, Giao Thông, Giáo dục cần tiền mà không có.
Còn một cách hay hơn nữa là giải thể ĐCS, bầu cử tự do rồi để người dân bầu chọn CP giỏi để vận hành kinh tế cho 90 triệu dân tộc VN.
Công An và quân đội có đứng ra bảo vệ 3 Dũng bất tài này nữa hay không, ngay cả Bộ Chính Trị và Trung Ương đảng nữa, có để 3 Dũng đưa cả đảng CS và 90 triệu dân VN “Xuống Hố Cả Nước” hay không. 3 Dũng có vài tỉ usd trong bank Thũy sĩ mà cô gái rượu Nguyễn thanh Phượng giữ ở Thụy Sĩ rồi, còn Bộ Chính Trị và 200 Ủy Viên Trung Ương có gì không, rồi CA và bộ đội có gì hay không ???
Cong lưng ra để bảo vệ 3 Dũng cứ ngỡ rằng “còn đảng còn mình”, ai dè 3 Dũng làm “mất đảng mất mình” luôn. Ngày đó sẽ xẩy ra trong năm 2012 này đây, ko lâu đâu, doanh nghiệp phá sản và họ biết (qua đọc bài trang này) là suy thoái sẽ là 7 năm thì 90 triệu dân sẽ hành động, Cựu chiến binh đã kêu gọi dân oan biểu tình rồi đấy, có dám đàn áp cựu chiến binh hay không ???
CP hậu CS của Chau Xuan Nguyễn sẽ không có chuyện học tập cải tạo, đó là lời hứa của tôi và Nhóm Vì Dân với Bộ Đội và cán bộ.
ĐCS không sụp nhanh năm nay mới là lạ.
Nếu người VN may mắn, đuổi được bọn cai trị và đô hộ khỏi VN thì những nhà cửa mà chúng bỏ của chạy lấy người còn rẻ nữa

Khi CP Hậu CS tiếp thu, một sự dân chủ, công bằng và minh bạch, thực sẽ đem lại lòng tin cho 90 triệu dân VN cùng thế giới tự do. Từ đó, 1 hay 2 năm sau thì kinh tế sẽ trỗi dậy và giá BĐS sẽ cao gấp mấy lần bây giờ vì tất cả VKHN đều muốn về VN sống và phục vụ.

Hiện giờ chỉ có dân đen là chịu khổ thôi, còn tư bản đỏ và cánh hẩu, vây cánh của chúng nó vẫn sung sướng.
Châu Xuân Nguyễn

Melbourne
14.04.2012

———————————————————————————–

11/04/2012 – 01:11
Doanh nghiệp bất động sản… hấp hối
Hiệp hội Bất động sản TP.HCM kiến nghị cho gia hạn nợ, đảo nợ đến hạn, kéo dài thời gian nộp thuế thu nhập doanh nghiệp đến 31-12-2013.
Hôm nay (11-4), Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) làm việc với Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia xung quanh nội dung tìm hiểu và tháo gỡ các khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp bất động sản (DN BĐS) về vốn, thuế, lãi suất, tiền sử dụng đất, thanh khoản thị trường…
“Chết” la liệt
Trao đổi với phóng viên, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM, cho biết: Hoạt động của đa số DN BĐS hiện nay cực kỳ khó khăn, “sức khỏe” kém, thậm chí đang “hấp hối”.
Theo ông Châu, thị trường BĐS hiện nay gần như bất động. Các DN BĐS đã nỗ lực tối đa để tự cứu mình với các giải pháp như tái cấu trúc DN; tái cơ cấu đầu tư; đình hoãn, giãn tiến độ thực hiện công trình, dự án. Đặc biệt, có DN chủ động giảm giá bán căn hộ, thậm chí chấp nhận bán hòa vốn, bán lỗ với nhiều biện pháp hỗ trợ khách hàng như giãn ra nhiều đợt thanh toán, hỗ trợ lãi vay và nhiều khuyến mãi đa đạng. Tuy làm hết sức nhưng nguồn lực của các DN BĐS bị sụt giảm nghiêm trọng, hầu hết đều gặp khó khăn ở các cấp độ khác nhau, càng vay lớn thì nguy cơ vỡ nợ càng cao. Nhiều DN phải tạm ngưng hoạt động, giải thể hoặc đứng trước nguy cơ phá sản.
Khó khăn của các DN BĐS còn được thể hiện rõ qua các chỉ số hàng tồn kho, dòng tiền, lãi vay cao… Khảo sát các DN BĐS lớn niêm yết trên hai sàn chứng khoán cho thấy lượng hàng tồn kho trong báo cáo tài chính quá lớn, có DN do đầu ra không có nên kinh doanh thua lỗ, thậm chí không trả cổ tức cho cổ đông…
Với tình hình trên, không chỉ các chủ đầu tư mà các thành phần khác liên quan thị trường BĐS cũng điêu đứng. Hàng loạt các sàn môi giới BĐS từ sau tết đã buộc lòng phải đóng cửa văn phòng, giải thể, sa thải nhân viên, thậm chí phải chuyển sang kinh doanh dịch vụ giải khát, ăn uống. “DN BĐS đuối sức, một số ngành nghề khác như xi măng, sắt thép, nội thất, người lao động… cũng bị ảnh hưởng nặng nề” – ông Châu cho biết.
Thị trường BĐS hiện gần như tê liệt, nhiều DN BĐS buộc phải đình, giãn tiến độ thi công dự án. Ảnh: M.THẢO
Tiếp tục kêu cứu
Liên quan đến buổi làm việc với Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, ông Châu cho biết cuộc họp nhằm tìm hiểu khó khăn về vốn của thị trường BĐS, DN vay vốn từ khu vực ngân hàng, mức độ phụ thuộc vào tín dụng… Bên cạnh đó, cuộc họp cũng sẽ mổ xẻ nguyên nhân trầm lắng của thị trường, chính sách quản lý BĐS, chính sách thắt chặt tín dụng, việc dư thừa nguồn cung, giá sản phẩm quá cao so với khả năng chi trả của người mua…
Dịp này, HoREA sẽ tiếp tục đề nghị một số giải pháp như đã từng kiến nghị gửi các cơ quan chức năng có thẩm quyền. Theo đó, HoREA kiến nghị cần thực hiện ngay chủ trương của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước trong việc giảm lãi suất cho vay đối với DN và có lộ trình cụ thể đưa lãi suất cho vay trở về mức 11%-12%/năm. Hiện tại, DN BĐS rất khó tiếp cận được nguồn vốn tín dụng và vẫn phải vay với lãi suất trên dưới 20%/năm. “Tôi thấy lãi suất huy động đã giảm khá lâu nhưng các ngân hàng chưa giảm lãi cho vay. Với tình hình này, nếu tiếp tục kéo dài lãi suất cao thì không DN nào chịu đựng nổi” – ông Châu nói. Trong kiến nghị về lãi vay, HoREA cũng đề xuất cho DN được gia hạn nợ hoặc đảo nợ vay đến hạn để cầm cự.
Kế đến, HoREA cũng kiến nghị Chính phủ, Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế cho giảm thuế thu nhập doanh nghiệp từ 25% xuống còn 18%-20% và cho giãn nộp thuế đến hết năm sau. DN BĐS cần được phân bổ  hạch toán chi phí quảng bá, marketing trong thời hạn năm năm kể từ ngày dự án đủ điều kiện huy động vốn. (Hiện nay chi phí này hạch toán ngay trong năm tài chính.)
Ngoài ra, HoREA đề nghị cho DN BĐS được vay vốn tín dụng ngân hàng để đầu tư phát triển các dự án BĐS, nhất là các DN đã có quỹ đất và đang triển khai các dự án căn hộ cho người có thu nhập trung bình, thu nhập thấp hoặc phục vụ các chương trình nhà ở xã hội.
Liên quan đến gỡ vướng từ chính sách, HoREA đề nghị điều chỉnh, sửa đổi Nghị định 69, Nghị định 120 về thu tiền sử dụng đất nhằm hạ giá đầu vào cho các dự án BĐS, gián tiếp hạ mặt bằng giá nhà đất. Lý do, việc thu tiền sử dụng đất theo các nghị định này thực ra là “thu hai lần” vì DN vừa bồi thường giải phóng mặt bằng, vừa phải đóng tiền sử dụng đất.
Một vấn đề quan trọng khác, HoREA cũng đề xuất cho DN phát triển căn hộ diện tích nhỏ từ 20 m2 đến 70 m2, gắn với quy hoạch phát triển từng địa phương. Lý lẽ HoREA đưa ra là nước ta còn nghèo, nhu cầu nhà ở người dân lớn.
Ưu đãi lãi suất cho người mua nhà
Trong các nội dung kiến nghị, HoREA đề nghị cho người tiêu dùng vay lãi suất ưu đãi để mua căn hộ đầu tiên (hoặc đang có nhà ở nhưng diện tích chật hẹp dưới 5 m2/người). Đây là biện pháp kích cầu trực tiếp đến tay người tiêu dùng và góp phần làm hồi phục thị trường BĐS.
Giá BĐS ở Việt Nam quá cao, vì sao?
Theo ông Lê Hoàng Châu, có năm nguyên nhân khiến giá BĐS ở Việt Nam đắt hơn các nước trong khu vực. Đó là: chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng cao (mua đất theo cơ chế thị trường thiếu sự điều tiết của Nhà nước); chi phí nộp tiền sử dụng đất cao (Nghị định 69); chi phí vốn cao (chủ yếu do lãi vay cao trên 20%/năm); chi phí xây dựng, nguyên vật liệu, nhân công (do công tác thị trường và chính sách thuế chưa hợp lý); thủ tục hành chính kéo dài làm tăng chi phí quản lý, mất cơ hội kinh doanh, làm sụt giảm nguồn cung cho thị trường…
BÙI NHƠN

3 comments on “KT – 627 – 041412 – Doanh nghiệp bất động sản… hấp hối (BĐS comprehensive)

  1. “Giá BĐS ở Việt Nam quá cao, vì sao?”
    À ko nói tới tư bản đỏ hút máu người mua nhà suốt chục năm qua? Chính HAGL còn thú nhận lời 300%. Bây giờ có lổ vài năm cũng chả sao đâu!

Gửi phản hồi cho chauxuannguyen Hủy trả lời