Đăng lần đầu: 08/10/2011AdminĐể lại phản hồiGo to comments
Phương Anh
Theo: nld.com
–
(TTHN) – Loạt bài này tôi sẽ hướng dẫn bạn đọc nhìn ra những triệu chứng của suy thoái hay bắt đầu đi vào suy thoái. Với những bằng chứng rõ như ban ngày như thế này thì bao giờ ĐCS mới tuyên bố trên thông tin đại chúng là suy thoái đang đi dần vào cuộc sống người dân.
Bây giờ thì báo chí lề phải công khai tuyên bố suy thoái rồi. Càng nhiều phương tiện truyền thông lên tiếng thì ít nhất 3 Dũng phải nhìn nhận là thất bại nặng nề về kinh tế rồi sẽ có những đề nghị (từ tôi chẳng hạn) để giải quyết cho toàn thể 90 triệu dân tộc này của tôi.
Tất cả đã công khai hóa từ TS Lê Đăng Doanh , những sự thật về suy thoái, về lạm phát, v.v…càng được nhìn thẳng vào sự thật thì chúng ta càng hướng ĐCS đi đến chỗ đỡ thiệt hại nhất cho 90 dân tộc tôi. Còn nếu cứ bưng bít thì TT Dũng sẽ hành động theo nhóm thầy dùi của hắn, không ai ngăn cản khi chúng nó sai (như Nguyễn văn Bình hạ lãi suất huy động xuống 14%, thiên hạ rút bây giờ phải tăng lãi suất liên ngân hàng lên 15%, vậy thì ko thể giảm lãi suất cho vay được, điều này tôi viết nhiều lần là nếu LS huy động dưới thực dương thì thiên hạ sẽ mua vàng và usd, chuyện này đúng và chính xác như thực tế đang diễn ra)
Chỉ có dân đen là chịu khổ thôi, còn tư bản đỏ và cánh hẩu, vây cánh của chúng nó vẫn sung sướng.
Châu Xuân Nguyễn
Tin liên quan:
- CXN – Tại sao dân Anh Quốc chịu đựng suy thoái dễ dàng hơn dân VN ?
- CXN – Phiếm luận: Họp Báo của “Thủ Tướng” Châu Xuân Nguyễn về suy thoái quý 4 năm 2011
- CXN – Tuyên bố của Châu Xuân Nguyễn về suy thoái và khủng hoảng kinh tế VN tháng 09.2011 này
- CXN – Tại sao đất nước chúng ta nghèo sau 34 năm giải phóng (so với bài Tại sao Nước Mỹ quá giàu)
- CXN_Bài về VN suy thoái đầu 2009 của tôi (ảnh hưởng của Mỹ), suy thoái hôm nay là do Nguyễn Tấn Dũng tạo ra
- Chuyện về anh Châu Xuân Nguyễn bạn tôi
- CXN – Làm thế nào sống qua cơn suy thoái với ít nhất ảnh hưởng có thể?
- CXN – Hãy phân tích có tình có lý tại sao chúng ta đang tiến về suy thoái mà không ngăn chận được
- CXN – Kinh tế VN sẽ bắt đầu suy thoái từ quý 4/2011
- CXN – Ba Dũng bao giờ bể hụi
Thứ Sáu, 07/10/2011 23:34
Tính đến hết tháng 9-2011, cả nước đã có 5.803 doanh nghiệp giải thể, 11.421 doanh nghiệp ngừng hoạt động và 31.477 doanh nghiệp đã dừng nộp thuế nhưng chưa đăng ký phá sản, tăng 21,8% so với cả năm 2010
Trong ngành dệt may – lĩnh vực dẫn đầu về doanh số xuất khẩu – đang chứng kiến sự phá sản của nhiều doanh nghiệp (DN) tư nhân nhỏ mà nguyên nhân chủ yếu là do thiếu đơn hàng. Ở nhiều lĩnh vực khác, DN vừa và nhỏ cũng đang gặp nhiều khó khăn, trong đó vướng mắc lớn nhất là khó khăn về vốn và tiêu thụ sản phẩm.
Thời điểm khó khăn nhất
Ông Lê Tiến Trường, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), thông tin vào thời điểm này hằng năm, DN dệt may thường yên tâm về đơn hàng nhưng tình hình năm 2011 khác hẳn. Tại thị trường Mỹ, trung bình một người dân mỗi năm sắm 15-17 áo sơ mi thì năm nay chỉ mua chừng 12 cái. Lượng xuất tháng 9 đã giảm so với tháng 8, việc thương lượng về đơn hàng cũng diễn ra với tốc độ chậm hơn và khó khăn này sẽ ảnh hưởng đến quý I/2012. Nguy cơ phá sản do thiếu đơn hàng đang hiện hữu đối với các DN nhỏ.
Theo thông tin từ Vinatex, 9 tháng đầu năm, Vinatex đã mua lại 2 DN tại Hải Dương và Quảng Ngãi. Cả 2 DN này đều có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, từng có thời kỳ ăn nên làm ra. Trong đó, DN tại Hải Dương có quy mô 2.000 công nhân, được bán với giá 1 triệu USD để nhà đầu tư rút về nước. Còn Công ty May Đại Cát Tường (Quảng Ngãi) thì không còn khả năng trả nợ ngân hàng, bị phong tỏa tài sản nên được Vinatex mua lại qua Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam với giá gần 40 tỉ đồng.
Ông Lê Tiến Trường cho biết: Trong ngành dệt may còn hàng loạt DN khác phá sản nhưng không bán được do không còn khả năng vận hành. Nhiều DN mạnh trong lĩnh vực hàng hải như Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), Công ty CP Vận tải biển Việt Nam (Vosco)… thì đang rao bán tàu. Sản lượng hàng hóa vận chuyển ngày càng giảm sút trong khi chi phí phát sinh tăng cao là nguyên nhân chính khiến nhiều hãng tàu rơi vào tình trạng thua lỗ…
Ông Cao Sỹ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội DN vừa và nhỏ Việt Nam, cho biết các DN đều phản ánh chưa bao giờ kinh doanh khó khăn như năm nay.
48.700 doanh nghiệp ngừng hoạt động
Theo số liệu cập nhật từ đầu năm đến hết tháng 9-2011 của Bộ Kế hoạch – Đầu tư, cả nước đã có 48.700 DN giải thể, ngừng hoạt động (trong đó có 5.803 DN giải thể, 11.421 DN ngừng hoạt động và 31.477 DN đã dừng nộp thuế nhưng chưa đăng ký phá sản), so với cả năm 2010 đã tăng 21,8%. Trong khi đó, số DN đăng ký mới cũng giảm 7,8% về số lượng và giảm 4% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước. Theo Bộ Kế hoạch – Đầu tư, nguyên nhân phá sản, ngừng hoạt động của các DN là do thời gian qua lãi suất ngân hàng quá cao khiến DN gặp nhiều khó khăn về nguồn vốn duy trì sản xuất…
Một khó khăn khác được các chuyên gia lưu ý là hàng tồn kho của DN tăng nhanh do sức tiêu thụ giảm. Ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hội Siêu thị Hà Nội, thông tin theo thống kê của cơ quan này, sức tiêu thụ hàng hóa đã giảm 30% so với cùng kỳ năm trước. Hàng tồn kho của các DN cũng là con số lớn nhất trong nhiều năm trở lại đây, phổ biến ở mức 20% – 60%, chủ yếu là ngành nhựa, gỗ, thép, xi măng… Doanh số bán lẻ 9 tháng đầu năm loại bỏ yếu tố giá chỉ còn tăng 3,9% so với mức bình quân 11% của những năm gần đây.
Bên cạnh đó, việc triển khai các chính sách thiếu đồng bộ của các cơ quan quản lý cũng là một đòn giáng vào DN khi đang kiệt sức. Rõ nhất là việc tăng giá thuê đất khi thực hiện theo Nghị định 121/2010/NĐ-CP của Chính phủ (trước đó thực hiện theo Nghị định 142/2005/NĐ-CP), giá thuê đất có nơi tăng vài chục lần, cao hơn cả lợi nhuận kinh doanh do các chi cục thuế địa phương chưa thống nhất cách tính giá đối với các loại hình đất. Các DN thuê đất làm nhà xưởng cũng bị áp giá như DN dịch vụ thương mại, kinh doanh bất động sản.
Vướng mắc lớn nhất của các DN chủ yếu là khó khăn về vốn và tiêu thụ sản phẩm. Nhiều DN phải chuyển hướng sản xuất, kinh doanh những mặt hàng thiết yếu hơn để dễ bán hàng, có doanh thu duy trì hoạt động.
Ông Cao Sỹ Kiêm (Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam)
|
-
KENT08/10/2011 lúc 10:56 | #1
Anh Châu,bạn em người Hồng Kông khuyên em nên mua Gold Coins,liệu có tốt không anh?
-
KENT
-
chutusg08/10/2011 lúc 11:28 | #4
Chả có công ty chứng khoán nào như ở VN. Cách đây 10 năm,lừa đảo tiền tỷ là ghê gớm.Cách 5 năm,tiền trăm tỷ là kinh khủng.Chừ lên ngàn tỷ VND tương đương tỷ USD,thấy nó như bèo hoa dâu…Chính nhờ có ổ,tức cái gọi là thị trường chứng khoán kiểu VN mà lừa đảo mới dễ dàng như vậy.Nước ngoài nó cũng lừa nhưng là toan tính chánh trị này nọ,chớ thuần tuý tham lam thì còn khuya….
Với số tiền lừa đảo chót vót thế này,án tử hình hông ta?Hay là “người đẹp ngủ trong rừng”!!!
-
Dân Thanh Hóa
-
Người đưa tin08/10/2011 lúc 11:56 | #6
Ban Chấp hành Trung ương đang họp để chính thức gởi giấy mời anh zìa thế 3D đó anh CXN …hehehehe
-
Guest08/10/2011 lúc 22:52 | #8
Em đang tính nhảy việc, tìm việc có mức lương cao hơn. Đọc bài của anh CXN xong; ngại quá…
-
daouu09/10/2011 lúc 04:33 | #10
Nhìn cái hình sao ảm đạm thế? Hay là CS sắp sụp như LXô và ĐÂu rồi đây?