Đăng lần đầu 19.03.2012
Nam Phong
CXN_030312_1435_Khả năng dự báo kinh tế tuyệt vời của Thủ Tướng 3 Dũng
Nhưng đặc biệt nhất là bài này, ngày 08.11.2011 trong đó tôi đưa đầy đủ lộ trình, thời điểm lãi suất có thể giảm sớm nhất và kỳ lạ thay, nó diễn biến y chang như đang xẩy ra ngay ngày hôm nay.KT* –189 – 110811 – Hy vọng sống cho DN: Bằng chứng và dấu hỏi
Trong đó tôi viết: Trích:”Bài bào dưới đây là một bằng chứng hùng hồn như tôi từng nói là nền kinh tế này là một cỗ máy khổng lồ, chậm chạp, độ chậm rất cao.
TĐ NV Bình “quyết định hành chánh” hạ lãi suất cho vay từ 22 ~ 25% còn 17 ~ 19% từ ngày 09.07.2011, đến nay 2 tháng rồi mà vẫn đứng yên, thật ra, nó thụt lùi chứ không đứng yên vì hệ thống ngân hàng bây giờ đang vật lộn (mà không thắng nỗi) với thanh khoản, rồi sát nhập, rồi phá sản, chung quy cũng vì sai làm khi “quyết định hành chánh” lãi suất thực âm CXN – Vài lời với Thống Đốc NHNNVN Nguyễn Văn Bình
Tháng 11 và 12 mà không có thanh khoản cho doanh nghiệp vay sản xuất Tết thì thất bại hoàn toàn, mất 2 tháng Noel, rồi 3 tháng Tết sẽ không có gì xẩy ra nhiều trong mặt trận lãi suất, sát nhập và phá sản ngân hàng tới sau Tết cũng chưa giải quyết thì làm sao có thanh khoản tới tháng 03.2012, rồi cần 2 tháng 3 và 4.2012 để giải quyết ngân hàng, rồi bình ổn 2 tháng nữa, 5,6.2012 mới có thanh khoản, rồi nới bắt đầu 17 ~ 19% lãi suất vay.
Vậy là từ ngày tuyên bố lãi suất vay “phải tuân thủ 17 ~ 19%” là gần 1 năm (từ 07.09.2011 đến tháng 06.2012. Vậy thì bao giờ lãi suất mới giảm về 10%, có ai muốn đoán thử hay không ??? Theo tôi thì 1 năm nữa, tức là giữa 2013.”hết trích.
Tôi đã viết ra từng chi tiết, họ chỉ việc nhìn tình hình doanh nghiệp bao giờ hấp hối, tháng 3 này chẳng hạn và để cho hàng trăm ngàn doanh nghiệp không chết lâm sàng thì phải giảm lãi suất từ 3 tháng trước (tôi dự báo tháng 6 thì lãi suất vay mới thực giảm còn 17 ~ 19%) thì nếu họ biết doanh nghiệp không cầm cự nỗi tháng 3 sau Tết thì họ phải giảm lãi suất 1% từ 3 tháng trước rồi, phải là tháng 12.2011 thì mới cứu vãn được. Nhưng họ để đến tháng 3 mới giảm 1% lãi suất huy động thì quá chậm rồi, DN đã chết hàng trăm ngàn. Đó là cái thiệt hại cho người dân thất nghiệp, cho doanh nghiệp phá sản vì CP bất tài không biết dự đoán kinh tế. Tôi đã giúp họ nên viết bài này hồi ngày 08.11.2011, nếu có ai đó trong chính phủ đọc bài này rồi hét to lên, chết rồi, giờ này, ngày này 08.11.2011 DN đang phá sãn 70 ngàn rồi và đến tháng 3 là lên cả trăm ngàn, ông Châu nói giảm lãi suất huy động theo lộ trình của mình (tháng 3.2011) thì phải tháng 6.2012 mới có hiệu quả lãi suất cho vay vì độ chậm. Vậy bây giờ chúng ta muốn cứu doanh nghiệp để có hiệu quả (xi-nhê) của giảm lãi suất cho vay ở tháng 3, (lúc hàng trăm ngàn DN kiệt quệ nhất thì thay vì giảm lãi suất huy động tháng 3.2012 (cái giảm này tôi cũng giục họ thì họ mới làm, không ấy là họ chờ thêm 3 tháng nữa CXN_030712_1443_Tại sao Ba Dũng đợi tôi bật đèn xanh mới dám chỉ thị hạ lãi suất ????? )) thì phải giảm lãi suất ở tháng (6-3)=3 nam9 2012, một con toán trừ đơn giản cũng không làm được.
Khi CP Hậu CS tiếp thu, một sự dân chủ, công bằng và minh bạch, thực sẽ đem lại lòng tin cho 90 triệu dân VN cùng thế giới tự do. Từ đó, 1 hay 2 năm sau thì kinh tế sẽ trỗi dậy và giá BĐS sẽ cao gấp mấy lần bây giờ vì tất cả VKHN đều muốn về VN sống và phục vụ.
Hiện giờ chỉ có dân đen là chịu khổ thôi, còn tư bản đỏ và cánh hẩu, vây cánh của chúng nó vẫn sung sướng.
Châu Xuân NguyễnMelbourne
19.03.2012
———————————————————————————–
http://www.vpbs.com.vn/News/2012/3/19/188722.aspx

Doanh nghiệp vẫn đang sống trong hi vọng với thông tin hạ lãi suất cho vay khi lãi huy động đã vè mức trần mới. Tuy vậy bệnh tình của đa phần doanh nghiệp đã di căn nên để thoát hiểm thì doanh nghiệp cần nỗ lực mở đường đến nguồn vốn của ngân hàng trước khi quá muộn.
Mới đây theo báo cáo của Hiệp hội doanh nghiệp TP.HCM, trên địa bàn có 60% DN nhỏ và vừa hiện sản xuất sút kém, không đủ vốn để duy trì sản xuất và chỉ có 20% DN có cơ hội vượt qua khủng hoảng. Tính trong 2 tháng đầu năm nay trên địa bàn TP có khoảng 3.000 DN tạm ngưng hoạt động, nâng tổng số DN đang tạm ngưng hoạt động lên con số trên 10.000 DN.
Đòn đánh được cho là khá mạnh khiến cho doanh nghiệp khó gượng dậy là chi phí đầu vào đã tăng quá cao. Giá cả nhiều mặt hàng liên tục tăng mạnh cộng với vốn vay lãi suất cao đã tạo thành “gọng kiềm” siết chặt doanh nghiệp trong cơn giãy chết. Thêm vào đó lượng hàng tồn kho đang là một gánh nặng không nhỏ cho doanh nghiệp trong việc thu hồi vốn.
Chỉ số tồn kho của toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở TP.HCM hiện đã tăng 17,4% so với cùng thời điểm năm trước. Trong đó, ngành chế biến và bảo quản rau quả tăng trên 80%; sản xuất phân bón và chất ni tơ tăng gần 72%, xi măng, vôi, vữa tăng gần 62%, sắt thép tăng 53%… Với những con số trên thì doanh nghiệp đã kiệt sức trong việc gồng mình gánh lượng hàng tồn kho này.
Vẫn là chuyện doanh nghiệp yếu kém thì tất yếu phải tự đào thải và triệt tiêu. Tuy vậy việc giải thể của hàng loạt doanh nghiệp vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề trong chính sách điều hành là tác nhân không nhỏ đưa doanh nghiệp lâm trọng bệnh.
Vốn rẻ, vốn ưu đãi được đề cập đến liên tục không chỉ ở hiện tại mà từ năm trước. Ồn ào là thế nhưng để doanh nghiệp tiếp cận được nó vẫn là còn là điều bí ẩn. Thậm chí nhiều doanh nghiệp còn cho là chuyện hoang đường. Vậy chính sách tiền tệ trong suất thời gian qua có thực sự đảm bảo ngân hàng chia sẻ khó khăn cùng doanh nghiệp hay lại là cơ hôi để cho các ngân hàng tối đa hóa lợi nhuận.
Ở chiều hướng khác trong một thời gian quá dài cầm cự liệu doanh nghiệp có còn đủ sưc khỏe để hấp thụ nguồn vốn từ ngân hàng hay không. Nhiều ngân hàng đã quá lo lắng về việc tăng trưởng tín dụng 15-17% trong năm nay. Tuy vậy những lo lắng trên có vẻ hơi thừa khi thực tế 2 tháng đầu năm cũng chỉ tăng được khoảng 2%. Vốn ngân hàng lại tiếp tục được “giằng co” khi doanh nghiệp hấp thụ yếu mà ngân hàng vẫn chưa muốn cho vay vì lo ngại nợ xấu.
Lãnh đạo một doanh nghiệp ở TP.HCM bức xúc tại buổi gặp gỡ với lãnh đạo TP trong tuần qua. Vị này cho rằng, vấn đề là nhà nước cần làm gì để doanh nghiệp có thể tiếp cận được vốn vay với lãi suất thấp trong thời gian sớm nhất sau khi công bố hạ lãi suất? Việc thông báo lãi suất hạ mà con đường đưa vốn về doanh nghiệp vẫn chưa được mở hoặc đi bằng đường khác mất nhiều thời gian hơn. Đến khi tiếp cận được vốn thì mọi việc đã rồi.
Ông Nguyễn Trọng Hạnh – phó cục trưởng Cục Thuế TP.HCM cho biết, cơ cấu vốn của doanh nghiệp phần lớn vẫn là vốn vay, việc cứ lo trả lãi ngân hàng thì thua lỗ là điều đương nhiên. Trong hai tháng đầu năm 2012, số DN trên địa bàn TP.HCM ngưng hoạt động lên tới hơn 3.000 đơn vị chủ yếu vẫn là đói vốn. Trong khi đó các ngân hàng lại thấy việc cấp tín dụng liên ngân hàng hấp dẫn hơn là tín dụng cho doanh nghiệp. Vì vậy dòng vốn cứ luân chuyển ở trong nội bộ các ngân hàng còn nơi cần cấp vốn như doanh nghiệp vẫn đang còn khô hạn.
Con số 50.000 doanh nghiệp ngừng hoạt đông trên toàn quốc vẫn có nguy cơ được tăng thêm. Doanh nghiệp vẫn đang sống trong hi vọng với thông tin hạ lãi suất cho vay khi lãi huy động đã vè mức trần mới. Tuy vậy bệnh tình của đa phần doanh nghiệp đã di căn nên để thoát hiểm thì doanh nghiệp cần nỗ lực mở đường đến nguồn vốn của ngân hàng trước khi quá muộn.
NAM PHONG