Nguyễn Hưng
Theo:vnexpress
(Lời bình): – BT mà tính không nỗi chi phí của tái cấu trúc, ai đó nhắc BT bấm vào đây thì có ngay, khỏi tính gì cả
CXN_043012_1488_Gánh nặng kinh tế của ĐCS ngày càng trì trệ hơnNghe những lời tự thú Hy vọng sau này Bộ Trường của tôi không bất tài như thế, phải đợi tôi lên blog mới có giải pháp. Bộ Trưởng bất tài như thế này tôi cho về quê đuổi gà, đuổi vịt hết.
Khi CP Hậu CS tiếp thu, một sự dân chủ, công bằng và minh bạch, trung thực sẽ đem lại lòng tin cho 90 triệu dân VN cùng thế giới tự do. Từ đó, 1 hay 2 năm sau thì kinh tế sẽ trỗi dậy và giá BĐS sẽ cao gấp mấy lần bây giờ vì tất cả VKHN đều muốn về VN sống và phục vụ.
Hiện giờ chỉ có dân đen là chịu khổ thôi, còn tư bản đỏ và cánh hẩu, vây cánh của chúng nó vẫn sung sướng.
Châu Xuân NguyễnMelbourne
30.04.2012
———————————————————————————–
http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/2012/04/bo-truong-ke-hoach-kho-tinh-chi-phi-cho-de-an-tai-co-cau/
Bộ trưởng Kế hoạch: ‘Khó tính chi phí cho đề án tái cơ cấu’
“Nếu phác thảo theo phần trăm GDP thì có thể tính được nhưng không chính xác và không có nhiều ý nghĩa lắm”, Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư Bùi Quang Vinh nói về chi phí thực hiện đề án tái cơ cấu kinh tế.
>Đề án tái cơ cấu kinh tế chưa lường tới chi phí triển khai
> Tái cơ cấu với 7 nhóm ngành ưu tiên
Chiều 27/4, sau một tuần được Ủy ban Thường vụ Quốc hội mổ xẻ, đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế được Bộ Kế hoạch Đầu tư chỉnh sửa và lấy ý kiến đại biểu Quốc hội cả nước trong buổi làm việc trực tuyến với các tỉnh, thành. Hầu hết ý kiến cho rằng, nội dung của đề án còn chung chung, thiếu sự đánh giá thực trạng nền kinh tế trước khi tái cơ cấu cũng như chưa xác định rõ mục tiêu tăng trưởng từng giai đoạn. Đề án cũng chưa làm rõ được các giải pháp về vốn, chi phí để thực hiện.
Theo ông Bùi Sĩ Lợi, Phó chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội, với bản chỉnh sửa lần này, ông thấy rõ nét hơn, yên tâm hơn về các nội dung. Tuy nhiên, như nhiều đại biểu phát biểu trước đó một tuần, ông Lợi băn khoăn về phạm vi của đề án, lộ trình thực hiện, nguồn lực hay các lĩnh vực ưu tiên. Về 6 mục tiêu của đề án, ông Lợi cho rằng: “Cần một mục tiêu chung đối với đề án là đạt được một cơ cấu kinh tế hợp lý, bền vững, hiệu quả bao trùm”, ông Lợi nói.
Vị phó chủ nhiệm này cũng cho rằng, nội dung quan trọng còn thiếu trong đề án là tái cấu trúc nguồn nhân lực vì đây là một trong 3 yếu tố đầu vào của nền kinh tế. Ngoài ra, việc chuyển dịch cơ cấu lao động sẽ dẫn tới các vấn đề xã hội đi kèm.
![]() |
Bộ trưởng Bùi Quang Vinh: “Khó tính toán chi phí cho đề án tái cơ cấu kinh tế”. Ảnh: Nguyễn Hưng. |
Trên góc độ nhà quản lý, Phó chủ tịch UBND TP HCM Lê Mạnh Hà cho rằng, các giải pháp nêu trong đề án toàn diện, rộng lớn và đúng song chưa đủ. Cần tập trung vào giải pháp đột phá, có ưu tiên cụ thể, tức là phải xác định điểm yếu hiện nay của nền kinh tế là gì. Theo ý kiến riêng của ông Hà, điểm yếu nhất của Việt Nam hiện nay là quy định về đất đai. “Đây là điểm nghẽn lớn nhất của nền kinh tế và xã hội, nó gây bất ổn, giảm sút lòng tin của người dân”, ông Hà khẳng định.
So với bản báo cáo tuần trước tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ Kế hoạch Đầu tư đã chỉnh sửa một số nội dung. Ví dụ, số mục tiêu đã tăng lên 6 thay vì 5 của đề án trước. Theo đó, tái cơ cấu kinh tế còn phải góp phần xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, củng cố vị thế quốc gia trong quan hệ quốc tế; giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.
Đề án tiếp tục bị Ủy ban Kinh tế mổ xẻ nhiều nhược điểm tại phiên thảo luận chiều 27/4 nhưng đa số đã được nêu tuần trước. Ủy ban thường vụ Quốc hội đề nghị cơ quan soạn thảo bổ sung thêm nhiều nội dung.
Do vẫn chưa có chi phí thực hiện đề án, Ủy ban Kinh tế yêu cầu phải làm rõ. “Việc tính toán này sẽ góp phần xác định những nội dung cần ưu tiên thực hiện, tránh dàn trải, lãng phí. Ngoài ra, những tính toán về chi phí xã hội, môi trường, an ninh, quốc phòng, đối ngoại… là cần thiết để có giải pháp”, Ủy ban Kinh tế nhấn mạnh
Trước các góp ý, đánh giá, Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư Bùi Quang Vinh cho rằng, đây là đề án rộng, việc xác định rõ được phạm vi không phải dễ. Vì vậy, cần sự tham gia đóng góp ý kiến ở nhiều góc độ khác nhau. Cơ quan soạn thảo đã có chỉnh sửa, nhấn mạnh vào 3 nội dung tài chính – ngân hàng, đầu tư công và doanh nghiệp. Tuy nhiên, để tái cơ cấu nền kinh tế, đề án sẽ còn qua nhiều vòng, còn đề án tổng thể hiện tại chỉ mang tính nguyên tắc.
Liên quan tới vấn đề nguồn lực để thực hiện, Bộ trưởng Vinh cho biết, sau khi hội thảo với một số chuyên gia, cơ quan soạn thảo thấy việc tính cụ thể chi phí cho đề án hết bao tiền thì “hơi khó”. Còn nếu phác thảo theo phần trăm GDP thì có thể tính được nhưng không chính xác và không có nhiều ý nghĩa lắm.
“Chi phí cho đề án không phải như gói cứu trợ của Chính phủ Mỹ. Hơn nữa, đây còn là sự chuyển dịch của của nền kinh tế nên rất khó tính cụ thể mà chỉ có thể tính là những lĩnh vực nào dùng nguồn lực như thế nào”, ông Vinh phân tích. Tiếp thu các ý kiến đóng góp về vấn đề này song do không thể tính chính xác nên ông Vinh cho biết sẽ xem xem ở chừng mực nhất định.
Vị Bộ trưởng Kế hoạch cũng tán thành với ý kiến của ông Lê Mạnh Hà là cần có giải pháp đột phá. Theo ông Vinh, trước đây đề án rất cụ thể nhưng dần dần do chỉnh sửa, khái quát thành ra lại mang tính khái quát chung.
“Cá nhân tôi nhận thức được đất đai là điểm nghẽn song không phải giải quyết được nó thì xử lý được tất cả”, ông Vinh khẳng định. Chốt lai phần trao đổi, đại diện cơ quan soạn thảo cho biết sẽ tiếp tục tiếp thu, hoàn thiện, trước khi trình xin ý kiến Quốc hội vào kỳ họp tháng 5.
Nguyễn Hưng