16/05/2012 08:15 (GMT+7)

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nói rằng đã lường trước những khó khăn của nền kinh tế, còn tăng trưởng tín dụng đã 4 tháng trôi qua vẫn chưa thể dương.
Một nửa tháng 5 đã trôi qua, thông tin về tình hình hoạt động hệ thống ngân hàng tháng 4 và bốn tháng đầu năm 2012 vẫn chưa được công bố. Chậm hơn thông lệ, liệu Ngân hàng Nhà nước có trù trừ khi sở hữu những con số thống kê không “đẹp”?
4 tình huống đặt ra
Còn theo cập nhật của VnEconomy, đến cuối tháng 4, tổng phương tiện thanh toán mới chỉ nhúc nhắc tăng 1,55% so với cuối năm 2011. Đáng chú ý là đã bốn tháng trôi qua, tín dụng vẫn chưa thể dương, khi đến cuối tháng 4 vẫn còn giảm 0,66% so với cuối năm 2011 (trong đó tín dụng bằng VND giảm 1,09%, tín dụng bằng ngoại tệ tăng 0,91%).
Một nguồn tham khảo khác, theo Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, tính đến ngày 16/4, tăng trưởng tín dụng vẫn âm tới 1,71% so với cuối năm 2011.
Như đề cập ở những bài viết trước đây, sau rất nhiều năm tăng trưởng tín dụng mới có trạng thái âm kéo dài như vậy. Liệu đó có phải là một “dị bản” đối với kế hoạch và định hướng điều hành năm nay của Ngân hàng Nhà nước, đặc biệt là khi đặt trong các yêu cầu cân đối vĩ mô?
Năm nay, kịch bản điều hành chính sách tiền tệ đã được xác định: tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 14% – 16%, tăng trưởng tín dụng khoảng 15% – 17%. Hai chỉ tiêu này được đặt trong sự cân đối mục tiêu kiềm chế lạm phát dưới 10% và tăng trưởng kinh tế khoảng 6%.
Tuy nhiên, bốn tháng đã qua cả hai chỉ tiêu ở lĩnh vực tiền tệ đều cho thấy sự hụt hơi rõ rệt. Nếu theo thực tế đã thực hiện, để theo đúng kịch bản đã dự tính, tổng phương tiện thanh toán 8 tháng còn lại của năm cần tăng khoảng 1,5% mỗi tháng; tăng trưởng tín dụng cần tăng 2% mỗi tháng.
Giữa chỉ tiêu định hướng và kết quả đã thực hiện như vậy có bốn tình huống đặt ra.
Một là, thực tế vận động của nền kinh tế đã quá khác biệt so với dự tính của cơ quan điều hành.
Hai là, sự vận động của nền kinh tế đã không quá lệ thuộc vào nguồn vốn từ hệ thống ngân hàng (?).
Ba là, thị trường sẽ chứng kiến sự bùng nổ của cung tiền và tăng trưởng tín dụng trong những tháng cuối năm; hai chỉ tiêu trên chung cuộc vẫn đúng kịch bản.
Thứ tư là, tăng trưởng tín dụng và cung tiền sẽ thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu, nhưng không có sao, vì năm ngoái cũng đã từng như vậy (?).
“Đã lường trước”?
Về phía điều hành, tham gia chương trình “Dân hỏi, bộ trưởng trả lời” do Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp với Cổng thông tin Chính phủ thực hiện cuối tuần qua, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình ít nhất ba lần nhấn mạnh khả năng “đã lường trước” những khó khăn, diễn biến của nền kinh tế và thực trạng của các doanh nghiệp hiện nay.
“Nền kinh tế cũng giống như cơ thể của con người. Chúng ta thấy rằng cơ thể của chúng ta bệnh quá nặng, kinh tế vĩ mô đã phải uống những liều thuốc điều chỉnh bệnh và những liều thuốc đó có những tác dụng phụ. Những tác dụng phụ đó chúng ta đã thấy, đã lường đoán được, đó là tăng trưởng kinh tế đã giảm sút, vì giữa kiềm chế lạm phát và tăng trưởng kinh tế luôn mâu thuẫn nhau, thường được mặt này thì mất mặt kia”, Thống đốc nói trong chương trình trên.
Theo ông, việc tăng trưởng kinh tế quý 1/2012 với 4% và doanh nghiệp gặp khó khăn hiện nay cũng đã được lường đoán được. Trước đây, các doanh nghiệp sử dụng một lượng vốn vay rất lớn, bước sang năm 2012, số lượng doanh nghiệp cũng như khối lượng tín dụng cung ứng đã giảm sút một lượng lớn khiến doanh nghiệp gặp khó khăn. “Điều đó chúng ta đã lường đoán”.
Và người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước đưa ra quan điểm rõ ràng rằng: đây là giai đoạn thử thách, doanh nghiệp nào có đủ sức sống vươn lên thì có những điều kiện để tiếp tục tồn tại và phát triển; những doanh nghiệp thấy rằng không có cách gì vươn lên được, hoặc nếu vượt qua được giai đoạn này thì lại gặp khó khăn khi có bất kỳ biến động nào của nền kinh tế, thì phải chấp nhận đào thải để đảm bảo lộ trình tái cơ cấu nền kinh tế.
Sự đào thải đó thực tế đã có ở hơn 53 nghìn doanh nghiệp phải đóng cửa trong năm 2011, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư; cũng như dự báo năm 2012 có thể tiếp tục ở mức cao với khoảng 50 nghìn doanh nghiệp.
Đó là sự khắc nghiệt của thị trường, gắn với những yếu tố trong lòng doanh nghiệp. Nhưng liệu chính sách tiền tệ thắt chặt có là một nguyên nhân đáng kể hay không? Nhất là hiện vẫn chưa thấy sự suy xét cụ thể trách nhiệm của nhà điều hành khi có sự lệch pha quá lớn giữa chỉ tiêu và thực tế của tín dụng và cung tiền, có trong năm 2011 và nguy cơ cả năm 2012.
Sao lâu quá không thấy anh CXN có bài KT mới hay viết lời bình KT. Tui theo dỏi, thắc mắc quá, không biết có ai biết anh CXN ở đâu không? Hay bị gì rồi.
Uhm, em cũng nghi lắm. Vì dạo này toàn bênh vực Condom ko hà?
Uhm, em cũng nghi lắm. Vì dạo này toàn bênh vực Condom ko hà?
Hay blog bị take-over rầu? Thế thì VC khỏe rùi!
Kiểu này Nguyễn Tấn Dũng và bè lũ Mafia tư bản đỏ tha hồ thao túng.
CXH ƠI, ANH Ở ĐÂU HIỆN VỀ MAU,VỀ MAU. Có chuyện gì không mà im hơi lâu qúa vậy? hay password bị chiếm rồi? Có ai biết tin gì KHÔNG?
Đi công chuyện ở Sydney 3 ngày Thứ 2,3,4 về tối 12 giờ đêm thứ tư
Anh Châu
Buồn quá.
Quân đội VN phá ‘kế hoạch lật đổ’
Tổ chức “Phục hưng Việt Nam” bị nói đã cung cấp thiết bị phá sóng cho mạng lưới trong nước
Đại tướng Phùng Quang Thanh vừa gửi thư khen ngợi bộ đội biên phòng vì đã phá kế hoạch “tháng Tư đỏ lửa” của tổ chức “Phục hưng Việt Nam”, theo nguyên văn những gì báo chí nhà nước ở Việt Nam mô tả.
Hồi tháng Tư, báo chí trong nước đã đưa tin về vụ cơ quan công an bắt tạm giam và khởi tố bị can tội ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’ đối với ông Võ Viết Dziễn ở tỉnh Trà Vinh.
Các bài liên quan
• Bắt người vì hoạt động lật đổ
• Nhóm ‘Công án Bia Sơn’ bị tội lật đổ
• Tiềm ẩn bất ổn đằng sau vụ Phú Yên
Chủ đề liên quan
• Chính trị Việt Nam
Ông này hiện đang bị điều tra hoạt động lật đổ theo chỉ đạo của tổ chức “Phục hưng Việt Nam”, một tổ chức thành lập năm 1978 ở hải ngoại và bị chính quyền trong nước cho là phản động, qua mạng internet.
Thế nhưng nay, qua thư khen của bộ trưởng quốc phòng, có thể thấy ông Võ Viết Dziễn chỉ là một mắt xích trong mạng lưới “Phục hưng Việt Nam” hoạt động ở trong nước.
Bức thư của Tướng Thanh, đăng trên báo Quân đội Nhân dân, viết: “Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng đã chỉ đạo Cục Trinh sát Bộ đội Biên phòng phối hợp với Bộ đội Biên phòng tỉnh Tây Ninh xác lập chuyên án C012”.
Trong chuyên án này, bộ đội biên phòng đã đập tan kế hoạch “Tháng tư đỏ lửa”, “bắt giữ một số đối tượng cùng các thiết bị viễn thông khác để phá sóng phát thanh, tuyên truyền các luận điệu phản động; gây cháy, nổ tại các khu phố người Hoa ở tỉnh Bình Dương, rải truyền đơn có nội dung phản động tại một số thành phố lớn, nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, tạo tiếng vang…”.
Ông Phùng Quang Thanh khen ngợi: “Thay mặt Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng, tôi nhiệt liệt biểu dương và khen ngợi những chiến công xuất sắc của Cục Trinh sát Bộ đội Biên phòng và Bộ đội Biên phòng tỉnh Tây Ninh trong đợt cao điểm tấn công tội phạm vừa qua”.
Ông cũng cảnh báo trong thời gian tới “cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm và các hoạt động phá hoại của các thế lực thù địch sẽ tiếp tục diễn ra cam go, ác liệt với diễn biến mới, phức tạp, đặc biệt ở các địa bàn trọng điểm, các tuyến biên giới đất liền”.
Ông bộ trưởng yêu cầu các lực lượng quân đội “nêu cao tinh thần cảnh giác” để đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm, nhất là trên các địa bàn biên giới, biển, đảo.
Rải truyền đơn, phá sóng
Vẫn theo báo chí trong nước, khi bắt giữ ông Võ Viết Dziễn tại Trà Vinh, cơ quan công an cho hay ông Dziễn đã nhiều lần gặp gỡ và nhận chỉ thị của người trong tổ chức này để về nước “tập hợp nhiều người ra Hà Nội tham gia biểu tình chống Trung Quốc với chiêu bài đòi Hoàng Sa, Trường Sa”.
Ông Võ Viết Dziễn còn bị cáo buộc nhận tiền của “Phục hưng Việt Nam” để mua máy tính liên lạc và đất đai để làm kinh tễ cho tổ chức này.
Ông cũng được cung cấp máy tính và thiết bị chèn phá sóng truyền thanh “nhằm mục đích tuyên truyền chống phá nhân dịp ngày lễ 30/4”.
Báo VnExpress viết: “Theo cơ quan an ninh, ông Dziễn được giao nhiệm vụ tìm những khu phố người Hoa (chủ yếu ở Bình Dương) để đốt phá, gây chia rẽ đoàn kết dân tộc; rải truyền đơn vào Lễ 30/4 và 1/5”.
Khi bắt ông, nhà chức trách cũng tịch thu nhiều máy móc thiết bị để phục vụ các mục đích nói trên.
Khi cơ quan công tố hoàn tất cáo trạng, họ có thể mang ông ra tòa.
BBC không thể kiểm chứng trực tiếp được các chi tiết về vụ việc nêu trên truyền thông Việt Nam.
Tội danh “lật đổ” được sử dụng ngày càng nhiều ở trong nước trong thời gian gần đây cho thấy hình thái khác của các hoạt động được cho là chống đối chính quyền.
Mới nhất, hồi đầu tháng, 18 người thuộc tổ chức Hội đồng Công án Bia Sơn ở Phú Yên đã bị khởi tố về tội danh “Âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân” theo quy định tại điều 79 Bộ Luật Hình sự.
Mức án tối đa của Điều 79 là chung thân hoặc tử hình cho người đứng đầu và 15 năm cho đồng phạm.
Theo tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch, trong năm 2011, Việt Nam đã bắt và truy tố hình sự với 33 bloggers và nhân vật đấu tranh, trong khi 27 người khác cũng chuẩn bị phải ra tòa.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/05/120516_phungquangthanh_vietarrest.shtml
A. Châu cứ thần bí như điệp viên 007 í. Làm cho em và @Duyên Vương hết hồn. Em còn nhắn tin tìm người thân bên TTHN nữa kìa.