KT – 776 – 052112 – Không giải quyết được nợ xấu, khó giúp doanh nghiệp

Thái Hằng – Thanh Thuong 

Theo:saigontimes

( Lời bình): – Chuyện nợ xấu NH tôi viết hồi 29.06.2011

CXN*_062911_1145_Ba Dũng bao giờ bể hụi

về tình trạng thực của nợ xấu, bọn này đều quả quyết là không lo về nợ xấu NH, bây giờ là yếu tố định đoạt của nền KT này.

Trích:”NH quốc doanh cứ phải chàng hụi cho mấy TĐ này thì cũng chết dần chết mòn. Vì chính NHQD vẫn phải mượn usd ở ngoại quốc để cho TĐ này mượn lại, nếu TĐ không trả thì NHNN phải bảo lãnh để vay thêm ở thị trường tiền tệ của phố Wall.
Kẹt một cái là Phố Wall không cho mượn nữa vì Vinashin quỵt 60 triệu nợ đầu tiên ngày 20.12.2010 (tổng cộng nợ là 600 triệu usd cho khách hàng này). Chính vì quỵt nợ nên EVN định bán trái phiếu 1 tỉ usd bị từ chối. TKV cũng muốn bán thêm 1 tỉ usd cũng bị từ chối….Bao nhiêu đó đủ thấy Vinashin phá sản 120 ngàn tỉ vnd hay 6 tỉ usd là không thấm gì so với 30 tỉ usd hàng năm mà các TĐ mượn của hệ thống ngân hàng quốc doanh.
Còn về nợ xấu, Nguyễn văn Giàu Thống đốc NHNN tuyên bố là tỉ lệ nợ xấu là 3% nhưng ông ấy không nói phương pháp kỳ quặt mà hệ thống ngân hàng VN tính nợ xấu.
Tất cả ngân hàng trên thế giới tính nợ xấu (bad debts) là khi người trả nợ không trả được 2 kỳ nợ liên tiếp (ví dụ bạn mượn 100 ngàn usd với 8% lãi, thời hạn 1 năm thì mỗi năm trả 108 ngàn, chia làm 12 tháng, mỗi tháng khoảng 9 ngàn, khi bạn không có khả năng trả 2 tháng thì nợ xấu của bạn là 108 ngàn usd, còn hệ thống ngân hàng VN tính là sau khi không trả nỗi 2 kỳ thì nợ xấu là 18 ngàn, lần 3 nữa thì nợ xấu là 27 ngàn etc….).
Chính vì lý do này nên Nguyễn van Giàu nói là nợ xấu chỉ là 3%, thật sự nếu những khoản dư nợ bình quân là 24 tháng thì tỉ lệ nợ xấu này có thể lên tới 3% X 12 = 36% tổng dư nợ. Vì tính nợ xấu kiểu “ăn gian” như thế này nên số tiền dự phòng cũng chỉ 3% thay vì 36% như ngân hàng ngoại quốc. Chính vì số nợ xấu quá cao nên nguy cơ đổ vỡ của hệ thống ngân hàng khi chứng khoán và BĐS không thu hồi được nợ là rất có thật.
Hãy giử bài viết này để xem dự báo tôi trong vòng vài tháng hay 1 năm nữa xem nó đúng như thế nào.” hết trích

Rồi liên tiếp sau đó mấy bài này đây: KT – 140 – 100911 – Nợ xấu, xấu đến đâu?

KT_0001_070411_Cẩn trọng nợ xấu cuối năm

Chúng nó để quá lâu, khó khăn ngày một lớn,

 CXN*_110311_1290_Tình trạng hệ thống ngân hàng này không thể để lâu hơn nữa

bây giờ thì kiệt quệ, không cứu được nợ xấu NH nữa…

KT – 610 – 041012 – Chi phí tái cơ cấu hệ thống ngân hàng hết bao nhiêu?

Bây giờ là không còn tiền nữa mà cứ phát ngôn bảnh tỏn thế này…

KT – 709 – 043012 – Sẽ sớm hỗ trợ vốn vay cho doanh nghiệp

Tình hình bây giờ là chỉ chờ độ chậm mà chết thôi, hoàn toàn không có cách nào cứu vãn được nữa

CXN*_041112_1467_Chiến trận KT của CS như lúc VNCH di tản vùng Kontum Pleiku triền miên

Cong lưng ra để bảo vệ 3 Dũng cứ ngỡ rằng “còn đảng còn mình”, ai dè 3 Dũng làm “mất đảng mất mình” luôn. Ngày đó sẽ xẩy ra trong năm 2012 này đây, ko lâu đâu, doanh nghiệp phá sản và họ biết (qua đọc bài trang này) là suy thoái sẽ là 7 năm thì 90 triệu dân sẽ hành động, Cựu chiến binh đã kêu gọi dân oan biểu tình rồi đấy, có dám đàn áp cựu chiến binh hay không ???

CP hậu CS của Chau Xuan Nguyễn sẽ không có chuyện học tập cải tạo, đó là lời hứa của tôi và Nhóm Vì Dân với Bộ Đội và cán bộ.
ĐCS không sụp nhanh năm nay mới là lạ.
Nếu người VN may mắn, đuổi được bọn cai trị và đô hộ khỏi VN thì những nhà cửa mà chúng bỏ của chạy lấy người còn rẻ nữa

Khi CP Hậu CS tiếp thu, một sự dân chủ, công bằng và minh bạch, trung thực sẽ đem lại lòng tin cho 90 triệu dân VN cùng thế giới tự do. Từ đó, 1 hay 2 năm sau thì kinh tế sẽ trỗi dậy và giá BĐS sẽ cao gấp mấy lần bây giờ vì tất cả VKHN đều muốn về VN sống và phục vụ.

Hiện giờ chỉ có dân đen là chịu khổ thôi, còn tư bản đỏ và cánh hẩu, vây cánh của chúng nó vẫn sung sướng.
Châu Xuân Nguyễn

Melbourne
21.05.2012

———————————————————————————–

http://www.thesaigontimes.vn/Home/taichinh/nganhang/76795/Khong-giai-quyet-duoc-no-xau-kho-giup-doanh-nghiep.html

Thái Hằng – Thanh Thương
Chủ Nhật, 20/5/2012, 09:59 (GMT+7)

Không bán được hàng, nhiều doanh nghiệp lương thực không thể vay vốn. Ảnh: Thanh Thương.
(TBKTSG Online) – Theo nhận định của một số chuyên gia kinh tế, một trong những vấn đề ảnh hưởng lớn đến tình hình kinh tế hiện nay là nợ xấu của ngân hàng và do vậy muốn giúp doanh nghiệp, trước tiên cần phải giải quyết loại nợ này.
Nợ xấu tăng nhanh
Theo số liệu báo cáo của UBND TPHCM, tính đến cuối tháng 3-2012, tổng nợ xấu của các ngân hàng thương mại trên địa bàn là khoảng 36.924 tỉ đồng, chiếm 4,9% tổng dư nợ, so với cuối năm 2011 là 4,3%.Trong hơn 23.000 doanh nghiệp vay vốn của các tổ chức tín dụng trên địa bàn thành phố, có trên 1.400 đơn vị phát sinh nợ xấu, với tỷ lệ 5,8% tổng dư nợ, tập trung cao nhất là lĩnh vực bất động sản, xây dựng (4.000 tỉ đồng)…
Tại Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), nợ tín dụng được xếp vào nợ xấu trong quí 1 là 1.211 tỉ đồng, tăng 38,9% so với cuối năm 2011. Tỷ lệ nợ xấu của riêng ngân hàng mẹ ACB đã vượt 1% so với mức 0,85% của cuối năm 2011. Tại đại hội cổ đông của ACB vào cuối tháng 3 vừa qua, ông Lý Xuân Hải, Tổng giám đốc ACB cho biết ngân hàng sẽ chú trọng quản lý rủi ro tín dụng nhằm hạn chế tối đa nợ khó đòi và kiểm soát nợ từ nhóm 2 trở lên ở mức 2%, nợ nhóm 3 trở lên không vượt quá 1%.
Theo báo cáo tài chính quí 1 của Ngân hàng Công Thương, nợ xấu đã tăng từ 0,75% đầu năm lên 1,85% vào cuối quí 1, trong đó nợ nghi ngờ (nợ nhóm 3) tăng gấp 4 lần, từ 220 tỉ đồng đầu năm lên trên 900 tỉ đồng.
Trong toàn ngành ngân hàng, cuối năm 2011 tỷ lệ nợ xấu là 3,6%, tăng từ mức 3,2% hồi đầu năm. Fitch Ratings cho rằng nợ xấu của ngành ngân hàng Việt Nam có thể cao gấp 4 lần con số được công bố khi tính theo chuẩn quốc tế. Nếu so sánh mức nợ xấu với mức vốn tự có cộng với quỹ dự phòng rủi ro tín dụng đã được trích lập, tỷ lệ này sẽ vượt quá 50% – mức báo động đỏ.
Làm gì cũng khó khi chưa giải quyết được nợ xấu
Tại một hội thảo diễn ra ngày 18-5 tại TPHCM, ông Lê Xuân Nghĩa, nguyên Phó chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính quốc gia, cho rằng vấn đề của nền kinh tế là giải quyết nợ xấu và khôi phục lòng tin giữa các ngân hàng và giữa ngân hàng với doanh nghiệp. Tác dụng của việc hạ lãi suất của ngân hàng hiện nay còn rất hạn chế vì các vấn đề trên chưa được giải quyết thấu đáo.
Ông Nghĩa cho biết, hiện nay rất nhiều doanh nghiệp vướng vào nợ xấu, không còn tài sản đảm bảo trong khi tiêu chuẩn tài chính của doanh nghiệp cũng không đạt để có thể tiếp tục vay ngân hàng. Nợ xấu tăng cao cũng khiến ngân hàng càng thận trọng hơn đối với hoạt động cho vay.
“Toàn bộ tài sản thế chấp của doanh nghiệp sẽ ‘bốc hơi’ chỉ trong vòng 3 năm với mức lãi suất 20%”, ông Nghĩa nói. Việc rất cấp bách của ngân hàng là cơ cấu lại nợ, giãn nợ, tiếp tục thu hồi nợ với lãi suất cho vay trước đây. Theo ông Nghĩa, tình trạng doanh nghiệp suy kiệt vốn và ngân hàng đóng băng tín dụng, đã từng thấy ở Mỹ, Nhật và nhiều quốc gia khác là dấu hiệu không hay cho bất kỳ nền kinh tế nào nên cần tập trung để giải quyết vấn đề này.
”Chính vì vậy, chúng tôi khuyến cáo Chính phủ phải coi trọng cứu trợ cho doanh nghiệp bằng cách giải quyết bớt nợ xấu, để lấy lại lòng tin giữa ngân hàng và doanh nghiệp và giữa ngân hàng với nhau. Muốn làm được điều này thì không thể chỉ dựa vào hệ thống ngân hàng thương mại mà cần phải có nguồn lực tài chính từ Chính phủ”, ông Nghĩa cho biết.
Có mặt tại hội thảo trên, ông Trần Xuân Giá, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Á Châu (ACB), cũng cho rằng nợ xấu của các ngân hàng hiện nay là rất lớn trong khi nguồn lực để có thể chia sẻ, vượt qua khủng hoảng nợ xấu không quá nhiều. Ông Giá nhấn mạnh việc xử lý nợ xấu phải được cấp bách thực hiện trong năm 2012.
“Triển vọng kinh tế Việt Nam về lâu dài phụ thuộc vào xử lý nợ xấu, nếu không sẽ dẫn đến tình trạng đóng băng tín dụng và kinh tế đình trệ là điều chắc chắn”, ông Giá nói.
Cụ thể hơn, ông Nghĩa cho rằng Chính phủ cần phải mua lại tài sản xấu, làm sạch bản cân đối của các ngân hàng, đưa các doanh nghiệp có triển vọng trở lại chuẩn tín dụng. Khoản tiền này khá lớn, có thể lên đến 3 hoặc 4 tỉ đô la Mỹ. Chính phủ có thể sử dụng tín phiếu ngân hàng trung ương, trái phiếu Chính phủ, nguồn lực từ khu vực tư nhân trong và ngoài nước, nhưng nhất định phải giải quyết bằng được vấn đề nợ xấu.
Doanh nghiệp cần làm gì?
Ông Nghĩa cho rằng, khi quan sát nhiều doanh nghiệp, mặc dù sản xuất kinh doanh có lợi nhuận nhưng dòng tiền thì rất kém. Doanh nghiệp phải tập trung quản lý thanh khoản, đảm bảo dòng tiền của mình luôn luôn dương trong mọi trường hợp kể cả bán tài sản. Doanh nghiệp Việt Nam không có thói quen quản lý thanh khoản, quản lý dòng tiền mà chỉ có quan tâm đến lời, lỗ, đây là điều hết sức lạc hậu và sai lầm.
Ông Nghĩa thêm rằng, quản lý khoản phải thu và khoản phải chi cũng là điều rất quan trọng trong bối cảnh gần đây xuất hiện nhiều trường hợp khách hàng dây dưa trả nợ, doanh nghiệp chiếm dụng vốn lẫn nhau.
Theo ông Nghĩa, ở thời điểm này doanh nghiệp phải công khai điểm yếu, mạnh của mình, hợp tác với ngân hàng, với doanh nghiệp khác để cùng bàn bạc kế hoạch sản xuất trong tương lai. Ông cũng đề nghị doanh nghiệp liên kết lại, thành lập liên minh hỗ trợ lẫn nhau, ví dụ 3-4 doanh nghiệp dưới chuẩn cùng hợp tác, chia sẻ tài sản, tiền mặt… để một trong số đó sớm đạt chuẩn tín dụng, vực dậy sản xuất, và quay lại hỗ trợ những người khác.


3 comments on “KT – 776 – 052112 – Không giải quyết được nợ xấu, khó giúp doanh nghiệp

  1. kính gơi anh CXN

    hiện nay các ngân hàng vẫn tính nợ xấu theo chuẩn quốc tế ( anh xem lại nhé )

    chỉ có điều là : con số nợ xấu thực tế thì ngân hàng nào cũng dấu như mèo dấu cứt .. nên mới đây NHNN ra công văn yêu cầu ….

    Posted by 115.72.77.207 via http://webwarper.net, created by AlgART: http://algart.net/
    This is added while posting a message to avoid misusing the service

    • Chào bạn bnhai,
      Dấu hay tính gian lận hay cho mượn nợ mới trả nợ củ đều là nợ xấu, nợ ko bao giờ thu hồi và phải quyết toán bằng cách phá sản ng mượn hay ng cho mượn như OECD, đừng ngụy biện như 1 thằng con nít,
      Châu Xuan Nguyễn

Gửi phản hồi cho chauxuannguyen Hủy trả lời