Báo đảng: “Việt Nam là nước hạnh phúc thứ hai trên thế giới”

Việt Nam được đánh giá là nước hạnh phúc thứ 2 thế giới, do người dân hài lòng với cuộc sống hiện có, tuổi thọ bình quân cao, và tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên ít gây tác động tới môi trường.

Theo bảng xếp hạng Chỉ số hành tinh hạnh phúc (HPI) do Quỹ kinh tế mới (New Economics Foundation- NEF), một tổ chức phi chính phủ nghiên cứu về kinh tế, xã hội và môi trường có trụ sở tại Anh, công bố ngày 14/6, Việt Nam chỉ xếp sau Costa Rica trong danh sách 151 quốc gia và vùng lãnh thổ được khảo sát.

Bản đồ HPI 2012 (Nguồn: NEF) 

HPI được xây dựng căn cứ 3 tiêu chí mức độ hài lòng với cuộc sống, tuổi thọ trung bình khi mới sinh và dấu chân sinh thái.

Chỉ số HPI được công bố lần đầu tiên năm 2006 và lần thứ 2 vào năm 2009. Việt Nam đã liên tục được thăng bậc tại các lần xếp hạng, từ vị trí 12 năm 2006 lên vị trí thứ 5 năm 2009 và vị trí thứ 2 năm 2012, với điểm đạt được lần lượt là 61,2; 66,5 và 60,4 (trên thang điểm 100).

Trong topten của bảng xếp hạng năm nay, trừ Việt Nam, các nước còn lại đều thuộc khu vực Mỹ Latinh và Caribe.

Theo ông Saamah Abdallah, chuyên gia phân tích của NEF, tại Mỹ Latinh vẫn còn cảnh nghèo khổ và bất công về kinh tế, thế nhưng có một yếu tố khác không bao giờ được xuất hiện trong các chỉ số kinh tế: đó là vốn xã hội, giá trị của mối quan hệ con người với con người và của những sáng kiến cộng đồng, điều cho phép các nước này có thứ hạng cao trong bảng xếp hạng.

Trong một thông cáo, NIF khẳng định kết quả chỉ số HPI năm nay cho thấy con người vẫn chưa được sống trong một hành tinh hạnh phúc. Sở dĩ các nước thu nhập cao có điểm số thấp là do có dấu ấn về sinh thái cao. Còn các quốc gia có thu nhập kém ở châu Phi bị xếp hạng chỉ số HPI thấp bởi mức độ hài lòng cuộc sống và tuổi thọ của người dân không cao.

Tại khu vực Đông Nam Á, Indonesia ở vị trí thứ 14, Thái Lan thứ 20, Philippines thứ 25, Lào thứ 37, Myanmar thứ 61, Malaysia thứ 84, Campuchia thứ 85, Singapore thứ 90. Trong số các nước lớn ở châu Á, Ấn Độ xếp thứ 32, Trung Quốc ở vị trí 60 và Hàn Quốc 63.

Trong nhóm G8, Anh có thứ bậc cao nhất (41), đứng trên Nhật (45), Đức (46), Pháp (50), Italy (51), Canađa (65), Mỹ (105) và Nga (122). Theo ông Nic Marks, người sáng lập chỉ số trên, HPI đo những gì thực sự quan trọng, đó là cuộc sống thọ và hạnh phúc trong hiện tại và tiềm năng cuộc sống tốt đẹp trong tương lai.

Kết quả xếp hạng căn cứ HPI cho thấy con người vẫn có thể sống thọ và hạnh phúc nhưng ít tác động đến môi trường. Theo một số chuyên gia, đánh giá mức độ hạnh phúc theo HPI tích cực và hiệu quả hơn so với đánh giá căn cứ vào chỉ số GDP bình quân đầu người và HDI (Chỉ số phát triển con người), bởi HPI nhấn mạnh tới yếu tố tuổi thọ, mức độ thỏa mãn với cuộc sống của người dân và khai thác tài nguyên bền vững, tức là một sự hạnh phúc bền vững, thay vì chú trọng tới khía cạnh giàu có về kinh tế.

Đây là lần thứ 2 Costa Rica dẫn đầu bảng xếp hạng. Trong lần xếp hạng đầu tiên, quốc gia Trung Mỹ này đứng thứ 3, sau Vanuatu và Colombia.

10 nước hạnh phúc nhất thế giới theo chỉ số HPI năm 2012:

1. Costa Rica

2. Việt Nam

3. Colombia

4. Belice

5. El Sanvador

6. Jamaica

7. Panama

8. Nicaragua

9. Venezuela

10. Guatemala

Theo Quang Sơn

Buenos Aires/Vietnam+

Dantri.com.vn

http://dantri.com.vn/c36/s36-607825/viet-nam-la-nuoc-hanh-phuc-thu-hai-tren-the-gioi.htm

8 comments on “Báo đảng: “Việt Nam là nước hạnh phúc thứ hai trên thế giới”

  1. ĐAM MẠCH Báo đảng:

    “Việt Nam là nước hạnh phúc thứ hai trên thế giới” !!!

    37 năm sau 1975 HÃY CÒN NGƯỜI VIỆT vượt biến ĐẾN ÚC ĐẠI LỢI

    http://www.baocalitoday.com/index.php?option=com_content&view=article&id=6250:n-bay-gi-vn-con-ngi-vit-nam-vt-bien-tim-ng-n-uc&catid=2:vit-nam&Itemid=50

    Đến bây giờ vẫn còn người Việt Nam vượt biên tìm đường đến Úc
    Wednesday, 06 June 2012

    Cali Today News – Theo báo Jarkarta Globe, thì cảnh sát vùng The West Nusa Tenggara đã vừa bắt giữ 70 người tìm đường tỵ nạn đến Úc, mà trong đó có 50 người từ Việt Nam, gồm 47 nam và 3 nữ, trên một chiếc tàu lênh đênh trên biển 14 ngày.
    Tất cả 50 người này khi được tìm thấy đều ở trong tình trạng kiệt sức trong một chiếc tàu bằng gỗ treo cờ Indonesia, bềnh bồng trên eo biểu Alas Strait, mà eo biển này phân cách khu vực Lombok của tỉnh West Nusa Tenggara ra khỏi khu đảo Sumbawa.

    Viên giám đốc của đơn vị chống buôn người thuộc sở cảnh sát West Nusa Tenggara là ông Ronny Azawawie cho biết rằng những người tỵ nạn Việt Nam được đưa đến hải cảng Kayangan, ở miền đông Lombok, và được đưa vào ở trong một khách sạn thuộc thành phố Mataram.
    Cảnh sát thẩm định sức khỏe của 50 người tỵ nạn này, và hầu hết đều yếu và kiệt sức.
    Ông Ronny Azawawie cho biết: “Chúng tôi đang trợ giúp nhân đạo cho 50 người di dân này.”
    Ngoài nhóm di dân hay tỵ nạn người Việt Nam nói trên, cảnh sát còn tìm thấy 20 người di dân Trung Đông khác, và những người này cũng được đưa về ở tại khách sạn Mataram.
    Tất cả 70 người di dân này sắp tới sẽ được đưa về trung tâm tạm giam thuộc sở cảnh sát Lombok, theo lời ông Ronny.
    Đây là vụ phát hiện và bắt giữ thứ năm trong năm nay đối với những người tỵ nạn nhắm vào nước Úc.
    Thường thì cảnh sát giao những người này cho sở di trú giải quyết.

    Nguyễn Dương

  2. Mỗi sáng thức dậy thấy mình còn sống là hạnh phúc rồi. hehe
    Mỗi khi ra đường mà an toàn về được tới nhà là hạnh phúc rùi, hé hé
    Mỗi khi ăn xong mà không bị ngộ độc là hạnh phúc lắm lắm, hè hè

  3. heheheh chính quyền CSVN khoái chí..họ ngu nên không biết cái cơ quan bất vụ lợi đó nó là tổ chức gì, CSVN nhà ta chụp lấy..thấy chưa..sướng chưa..đã chưa, không có đảng thì làm sao sướng thứ 2 trên thế giới.

    hehehe thối quá, tính còm nữa mà thấy chuyện con vịt nên thôi, để cho đảng tự sướng, nhân dân tự cười….

  4. khi ngoi trong cầu tiêu, sau 1 lúc ai cũng thoải mái . nhưng nếu bước ra ,người ngoài vào mới thấy hôi

  5. Sướng, sướng đi em, sướng nữa đi em… – sướng đã chưa??? – Dạ tụi em hạnh phúc lắm, sướng lắm… nhưng sướng ở nước ngoài kìa, không phải ổ chuột VN đã định hướng không bao giờ phát triển đâu!!!

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s