Nhìn lại sau 37 năm tị nạn của người Việt Nam “vinh quang” tại hải ngoại

 

GS. Alexander Lê Trung Cang

Trong tình cảnh vẫn còn đang khó khăn, lúng túng, và hoạn nạn mọi nơi; xin kính gởi đoạn văn nầy tới đồng bào người Việt tại hải ngoại, cùng Cha Mẹ, Tổ Tiên, và Hồn Thiên Sông Núi.

Những đoạn văn và từ ngữ đầy vô nghĩa: Tự Do, Tranh Đấu, Đoàn Kết Nghĩa là gì.

Sau 37 năm, 1975–2012, nếu người Việt tị nạn hải ngoại, đã tự vinh danh, trong vinh quang, và đã xuất sắc tham gia trong nguồn máy và trào lưu của siêu tư bản. Nếu đã tìm được và áp dụng “tự do” thật sự, tranh đấu xứng đáng, và đoàn kết xứng đáng; thì tại sao người Việt chúng ta đã đánh mất đi nhiều hơn những gì chúng ta đã có trước 1975. Sau 37 năm dài khổ đạt và đầy thử thách. Có lẽ chúng ta đã đi sai chăng, nhưng vẫn chưa ý thức, và vẫn chưa nhìn nhận được sự thật của sự kiện này chăng.

Thêm một lần nữa, tương tự như những dữ kiện đã thông báo hơn 10 năm trước đây, và có lẽ sẽ không phải là lần cuối cùng. Nếu chúng ta đã thật sự được sống hưởng trong nguồn lợi của một quốc gia đầy thịnh vượng, tự do, hùng cường, và mảnh liệt nhất thế giới, trong 37 năm qua; thì tại sao cộng đồng người Việt chúng ta đã trở thành mỗi ngày mỗi trụy lạc và suy giảm hơn.

Trong 37 năm trong nước Mỹ, bao nhiêu bậc cha mẹ đã mất đi, và vẫn tiếp tục mất dần những đứa con tha thiết, yếu dấu của mình; cộng đồng đã mất rất nhiều những thanh thiếu niên trẻ tuổi (vì tử mạng, những án tù tội dài hạn, bị tàn tật dài hạn, bệnh tật vĩnh viễn, lý trí thất bại vĩnh viễn, thụ động vĩnh viễn, bất lực vĩnh viễn, và bỏ nhà đi hoang vĩnh viễn). Rất nhiều thanh thiếu niên, mặc dù đã trên 21 tuổi, nhưng vẫn còn tiếp tục sống ỷ lại, nương tựa, bám víu vào gia đình, cha mẹ, xã hội; để tiếp tục có được sự miễn phí những miếng cơm, mái nhà ấm, tiền túi cho những mua sắm phung phí, và những trò chơi hoang đường. Những vị thanh thiếu niên này tiếp tục sống trong ảo huyền, như những đứa con nhà giàu, như những thành phần vĩ đại, đầy quyền năng, và kiến thức. Những đứa con trong cộng đồng người Việt của chúng ta tiếp tục sống trong mơ tưởng sai lầm, trong mơ mộng; đồng thời, ấp ủ đầy sự hổn hào, giận lẫy, bực dọc, nóng nảy, trách móc, và hối tiếc đối với cha mẹ và xã hội trong tâm của chúng. Đây là tình trạng bị che dấu, chìm đắm, ẩn núp, dấu ngầm sâu trong tiềm thức; như đang đợi một cơ hội để lộ diện, để phát nổ, và hủy diệt như những quả mìn nổ chậm trong xã hội.

Sau 37 năm, đã có biết bao nhiêu người trong thành phần thanh niên, trung niên, đã được cha mẹ, gia đình đặt tràn đầy niềm tin, trông mong, tương lai, và hy vọng nơi họ; nhưng đa số những thanh thiếu niên này đã vô tâm biến trở thành những thành phần vĩnh viễn suy đồi và trong bất lực. Những đứa con tiếp tục sống, nhưng trong sự vô tâm hạn hẹp, vô tình, không dè dặt khả năng hạn chế của chính mình; tự đại, tự phủ nhận, và luôn vô tâm tự biện luận để che đậy những sự thật sai lầm và hạn chế của chính mình. Sau bao nhiêu thời gian, khó khăn, hao tốn sức lực và tiền của, hàng triệu thanh thiếu niên, trung niên, đã cầm trong tay những mảnh bằng cấp (cử nhân, cao học, bác sĩ, tiến sĩ) gần như hoàn toàn vô giá trị; đây là sự tượng trưng cho những kiến thức hạn hẹp, lỗi thời trầm trọng; không cách nào sửa đổi, không thể phát triển khá hơn, để được xứng đáng trọng dụng cho những cơ quan cấp tiến hiện tại và tương lai.

Rất nhiều người trong cộng đồng của chúng ta tiếp tục vô tâm, vướng chìm sâu trong những tâm trạng, hành vi, và tư tưởng tự suy đồi, tự trụy lạc, tự sai lầm, tự hệ trọng, tự cao thượng, tự vĩ đại hóa. Các trung niên và thanh thiếu niên vô tâm tiếp tục thụ hưởng ăn uống, vui nhảy, liên tục, và dồn dập nghe nhạc đủ loại. Người trong cộng đồng người Việt vĩ đại những mối liên hệ với thú vật hơn người; hệ trọng, thương yêu, ấp ủ, ôm ấp, và trò chuyện với những con thú vật (chó, mèo, chim, cá), xem chúng nó cao quý hơn người. Các thanh thiếu niên tiếp tục, mãi miết chơi “video games”, trong vô tâm, tự hãnh diện qua những thành tích thắng nhiều điểm và công trạng từ những trò “video games”, nông cạn và vô nghĩa.

Hàng vạn trung niên và thanh thanh thiếu niên tiếp tục vô tâm thần tượng hóa những nhân vật thể tháo gia, các cầu thủ banh đủ loại, ca sỉ, nhạc sĩ , vũ nữ, nhảy múa, hoa hậu, tài tử, diển viên điện ảnh,… Đa số mọi người ví những thành phần nầy như thần tượng, đại hệ trọng; như không còn nhân vật nào đáng kính trọng hoặc cao thương hơn. Những thành phần và những loại người nầy là những thành phần ngoại cuộc gia đình, vô tư, và vô tích sự (chỉ là những kẽ hạn chế minh triết, nhân cách, và nhân đức trung thật); nhưng đã được con cháu của chúng ta thờ phượng, vỉ đại họ, đề cao họ vượt xa hơn cả những người trong họ hàng, thân thuộc, ruột thịt, trong gia đình, và cha mẹ ruột của chính mình. Người Việt Nam tại hải ngoại tiếp tục vô tâm sinh hoạt trong phạm vi hạn hẹp nầy, cho đến ngày mãi mòn cơ thể, tâm trí, và mạng sông.

Đa số thanh thiêu niên vướng vào tình trạng vô cùng hạn hẹp, thiếu khả năng đọc sách và hiểu chính xác; thiếu khả năng thảo luận sâu sắc và suy luận độc lập. Những vị thành niên này không hề biết xấu hổ, không hề dè dặt những sai lầm và hạn chế chính mình. Đồng thời, vì hạn chế khoa siêu ngụy biện và xảo luận học; cho nên họ đã vô tâm bị lạm dụng sức lực, công lao, tâm trí bởi những thủ đoạn, siêu xảo luận của những con buôn, giáo sư, đạo sĩ, tu sĩ, y sĩ, hoặc các hệ thống truyền thông chuyên nghành, siêu giả mạo, và vô chân chính.

Rất nhiều Việt kiều trong chúng ta vô tình đánh mất đi chân lý cao thượng và nhân cách; họ chìm sâu trong thế giới “nghiện ngập”, đầy mơ hồ, mộng mị, nhạc lý và thơ văn lãng mạn, bất cần đời, mặc kệ mọi người, yêu mơ, tưởng tượng, thụ động, lệ thuộc vật chất và bề diện quá lố. Con người trong mọi nơi bị mê cuồng, vướng vào tâm trạng phải mua sắm, “mua”, “mua”, “cần”, “cần”, “ăn”, “ăn”, và “bồi bổ” vô giới hạn, vô biên giới. Họ tiếp tục vô tình, rơi vào tâm trạng dửng dưng tham gia trong những sinh hoạt thụ hưởng, ăn uống, bồi dưỡng; và tự nhập tâm và những lập trường, tư tưởng đầy sa đoạ, thiệt hại, sai lầm, tà đạo, dâm dục, khêu dâm, mãi dâm, loạn dâm, tự cưỡng dâm, lừa bịp, mánh lới, lừa gạt, và lạm dụng siêu đẳng.

Người Việt trong cộng đồng mọi nơi, vô tâm tham gia bắt chước, hơn thua, tranh đua danh phận hạn hẹp và nông cạn bề ngoài. Họ cho các con của họ tham gia vào những trò chơi nguy hiểm tánh mạng; tham gia luyện tập các môn thể thao và võ thuật sai lầm; gây phí phạm, hao mòn sức lực và thời gian vô nghĩa. Kế tiếp, chúng ta phung phí, bỏ bao nhiêu tiền của, công sức, đưa đón các con em học “học đàn”, “học múa”, “học ca hát”. Như vậy chúng ta dự định đào tạo các con em vào những thành phần nào trong xã hội, “Xướng ca vô loài” chăng. Phải chăng đây là những mục đích chính yếu mà chúng ta đã tị nạn qua Mỹ.

Người Việt Nam hải ngoại chúng ta, tiếp tục vô tâm bị lệ thuộc những sinh hoạt suy thoái như những kẽ bị mê hoạt và lãng trí. Chúng ta đã và đang tiếp tục bất lực, hạn chế trong bao nhiêu nổ lực tự giải thoát, tự giải quyết cá nhân, tự tiến thân, và tự xứng đáng trong cuộc sống. Hàng triệu người Việt Nam hải ngoại bất lực và lệ thuộc trong vô dạng nghiện ngập, tật sai, tánh xấu; vô tâm tham gia hơn thua đủ qua đủ dạng thách đố lẩn nhau phi lý, cá độ, cờ bạc, thuốc hút, bia rượu, cần sa, ma túy, hưởng thụ thức ăn độc hại, nước uống và thuốc kích thích; tự bày vẽ bắt chước những cách chửa bệnh sai lầm, phi lý, sai nguyên lý, nguy hại, đầy tốn kém; gây thiệt hại vĩnh viển nơi cơ thể, trí nảo, và tâm trí. Hàng vạn giới người bị cuốn sâu trong xao lãng, sâu trong ảo tưởng, suy giảm sức khỏe trầm trọng, tuyệt vọng, và khao khát tình thương như những con sói thú đã thất lạc và đói khát nhiều ngày trong rừng hoang, sa mạc.

Trong 37 năm qua, đã bao nhiêu vị trung niên (30, 40, 50, 60, 70 tuổi) đã tử mạng non nớt, bỏ lại cha mẹ, chết trước tuổi; chết phi lý, phí phạm, đáng tiếc ngoài ý muốn. Bao nhiêu gia đình và các con đã mất đi những vị cha, mẹ, ông, bà, chú, bác, ngoài ý muốn, ngoài sự dè dặt; ngoài sức ngăn chặn, và cứu vãn. Những bậc cha mẹ và phụ huynh trong cộng đồng chúng ta không phải là những thành phần thiếu công ăn, việc làm, thức ăn, bổ dưỡng, giường êm, nệm ấm. Họ là những người đã vô tình hùa hạp, a dua với nhau để sống sai lầm và ngược với nguyên lý sống. Đa số đã quên lãng đi, không còn dè dặt, không ý thức, thiếu tôn trọng những gì “phải”, “trái”, “đúng”, “sai”, “nên” và “không nên” trong cuộc sống của thiên nhiên và linh thiên.

Hàn vạn cuộc hôn nhân bất cẩn, vội vã, thiếu ý thức, thiếu hướng dẩn, thiếu dạy bảo của bao nhiêu cuộc tình đưa đến ly dị, ly thân; gần như những trò chơi của những giới trẻ thơ lạc loài. Tình cảnh nầy đã để lại bao nhiêu sự giận hờn, trách móc, sức mẽ, tổn thương trầm trọng trong tâm hồn của những người đàn ông, những người đàn bà, và bao nhiêu đứa con thiếu vắng cha, thiếu vắng mẹ; tệ trạng nầy nặng trầm trọng hơn cả thời chiến tranh xâm lược. Nối tiếp theo đó, là sự bành trướng và lang tràng của tình trạng đồng tình luyến ái; các trung niên và thanh thiếu niên vô tâm tiếp tục và dửng dưng tham gia những sinh hoạt loạn dâm, đảo loạn luân lý và đạo thường trong vũ trụ.

37 năm được hậu đãi trong thế giới tự do, chúng ta đã được toàn hưởng quyền “tự do” để làm những gì xứng đáng hơn, và cao thượng hơn, trong cuộc sống của người Việt Nam hải ngoại. Chúng ta đã thật sự xứng đáng tranh đấu, xây dựng, và đoàn kết chăng. Hay là đa số chúng ta đã sống bất lực trong lao tù của vật chất; buông xuôi, an phận, tạm sống gượng gạo, tận vui hưởng trong hiện tại, trong sai lầm, trong trụy lạc; tập tành, bắt chước, tranh đua, ganh tị, tập làm sang vô nghĩa, như những giới nô lệ cao cấp của thời trụy lạc đế quốc La Mã, như khoảng 2000 năm về trước chăng.

Phải chăng, trong 37 năm qua, chúng ta đã rời nước Việt Nam, để ra hải ngoại, để “lậm lụng, vất vả, đau khổ, tan thưong, bệnh tật, bỏ mất tiền của, nằm xuống, trút một hơi thở thật dài, trong đầy hối tiếc, rồi chết”. Phải chăng chúng ta đã tị nạn qua Mỹ để sống, rồi bị lùa vào máy chém như những con bò trong trại nuôi xúc vật để lấy thịt. Phải chăng đây là mục đích chúng ta đã tị nạn qua Mỹ. Đợt này và đợt kế tiếp, chúng ta sẽ thua to, hay thắng lớn. Còn tương lai của những thanh thiếu niên và trung niên của người Việt chúng ta sẽ ra sao, sẽ bao giờ thành đạt kinh nghiệm trường đời như chúng ta chăng; sẽ tồn tại giỏi hơn trên biển đời này, hay sẽ suy tệ hơn, hoặc sẽ bỏ mạng, chết chìm trước khi đến gần bờ hạnh phúc. Ai thật sự không phải là nạn nhân trầm trọng trong thời cuộc siêu loạn lạc, siêu chiến tranh, và siêu nhồi sọ truyền thông của tư bản toàn cầu.

‎”Thiên, Địa, Nhân” người nào xứng đáng thấu hiểu được cả ba. “Phước, Lộc, Thọ, Tuệ” kẽ nào có tài đức để xứng đáng tạo đạt cả bốn kiến thức nầy trong thế giới minh triết.

GS. Alexander Lê Trung Cang

Professional Educational Training & Business Liaison Consultant

Founder of Esoteric Society For Love, Wisdom & Self-Liberate

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s