Đầu tư, Nhân quyền: Quan tâm chính của Ngoại Trưởng Clinton tại Viet Nam

Scott Stearns, theo VOA

Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đang có chuyến thăm Việt Nam nhằm xúc tiến đầu tư của Mỹ và nêu lên những quan ngại về vấn đề nhân quyền.

Ngoại trưởng Clinton nói rằng chính quyền của Tổng thống Obama đang tìm cách mở rộng thương mại và đầu tư với Việt Nam.

Từ năm 2010 đến năm 2011, đầu tư của Mỹ vào Việt Nam tăng 17% lên gần 22 tỉ đô la.

Tập đoàn General Electric vừa giành được 2 hợp đồng mới: một dự án cung cấp tuabin hơi nước trị giá 36 tỉ đô la và một dự án cung cấp tụ điện trị giá 50 tỉ đô la.

Những dự án này sẽ giúp tăng hiệu năng và cho phép Việt Nam quản lý tốt hơn mạng lưới năng lượng quốc gia.

Bà Clinton nói thỏa thuận về thương mại với khu vực mới có tên Quan hệ Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ dỡ bỏ bớt những rào cản thương mại giữa Brunei, Việt Nam, Malaysia, Singapore, New Zealand, Úc, Peru, Chile, và Mỹ.

Các nhà kinh tế cho rằng Việt Nam sẽ là một trong những nước hưởng lợi nhiều nhất từ thỏa thuận này mà các nước đối tác hy vọng sẽ hoàn tất vào cuối năm nay.

Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh cho biết thỏa thuận sẽ tiếp tục thúc đẩy thương mại với Hoa Kỳ.

Ông Phạm Bình Minh nói: “Ðây là một trong các lĩnh vực ..quan hệ rất là quan trọng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Ðầu tư của Hoa Kỳ tại Việt Nam ngày càng tăng, nhiều doanh nghiệp có tiếng của Hoa Kỳ đã vào Việt Nam, như công ty GE, Microsoft, Cargill, Exxon Mobil. Và có thể nói những kết quả này là phát triển nhưng vẫn còn khiêm tốn và còn nhiều tiềm năng để phát triển các quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại và đầu tư, và mong rằng trong thời gian tới, thì Hoa Kỳ sẽ trở thành nhà đầu tư số một tại Việt Nam, cũng như thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ tiếp tục tăng trưởng khi Việt Nam và Hoa Kỳ cũng như các thành viên khác trong đối tác thương lượng TPP sẽ hoàn thiện và mở nhiều cơ hội việc tăng cường thương mại, kinh tế cũng như đầu tư giữa 2 nước.

Nói chuyện với các nhà báo tại Hà Nội sau cuộc gặp gỡ với Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, Ngoại trưởng Clinton nói thỏa thuận TPP sẽ nâng cao tiêu chuẩn về các điều kiện lao động, bảo vệ môi trường, và quyền sở hữu trí tuệ.

Ngoại trưởng Clinton nói: “Nâng cao các tiêu chuẩn ấy là điều rất quan trọng bởi vì trong các điều kiện Việt Nam tiếp tục phát triển và chuyển đổi sang một nền kinh tế dựa trên sức sáng tạo và tinh thần kinh doanh trong thế kỷ 21, thì phải có nhiều cơ hội để tự do trao đổi ý kiến hầu có thể củng cố nền pháp trị sự tôn trọng các quyền phổ quát của mọi người lao động, kể cả quyền được thành lập công đoàn. “

Phúc trình mới nhất về nhân quyền của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ nói các quyền chính trị Việt Nam bị hạn chế nghiêm trọng, trong khi các cuộc bầu cử quốc hội không tự do mà cũng không công bằng, và hệ thống tư pháp Việt Nam bị bóp méo nghiêm trọng vì ảnh hưởng chính trị và nạn tham nhũng tràn lan.

Ngoại trưởng Clinton nói: “Vì lý do đó, tôi đã nêu ra mối quan ngại về vấn đề nhân quyền, kể cả việc tiếp tục giam giữ các nhà hoạt động, các luật sư và blogger vì họ đã bày tỏ ý kiến và tư tưởng một cách ôn hòa. Đặc biệt, chúng tôi quan tâm đến những hạn chế về quyền tự do ngôn luận trên mạng, và vụ án xét xử người sáng lập Câu lạc bộ Nhà báo Tự do sắp diễn ra.”

Những blogger này bị buộc tội tuyên truyền chống phá nhà nước thông qua Câu lạc bộ Nhà báo Tự do. Nhóm này được thành lập năm 2007 để thúc đẩy báo chí độc lập và tự do ngôn luận.

Việt Nam nói phúc trình về nhân quyền của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã đưa ra những kết luận thật đáng tiếc và “nhận xét phiến diện dựa trên những thông tin sai lệch.”

***

Clinton đến VN thúc đẩy giao thương

Theo BBC

Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã lên đường đến Việt Nam hôm nay thứ Ba ngày 10/7 để thúc đẩy thương mại với nước này trong bối cảnh Mỹ đang nỗ lực khôi phục nền kinh tế ốm yếu với trọng tâm là xuất khẩu sang châu Á.

Bà đến Hà Nội sau trạm dừng chân ở Ulan Bator, Mông Cổ, nơi nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào bao gồm than đá đã góp phần vào sự bùng nổ kinh tế của nước láng giềng Trung Quốc.

Trọng tâm kinh tế

Clinton sẽ gặp các lãnh đạo hàng đầu của Việt Nam và sẽ ký kết một số thỏa thuận về trao đổi giáo dục cũng như các hợp đồng thương mại.

Bà cũng sẽ có cuộc gặp với các đại diện của cộng đồng doanh nghiệp Mỹ và Việt Nam.

Theo hãng tin Pháp AFP thì Việt Nam mong muốn phát triển quan hệ với Mỹ vượt quá mức độ thương mại. Nước này đã nói rõ rằng họ muốn có mối quan hệ chặt chẽ hơn với nước từng là cựu thù chiến tranh của họ trong bối cảnh căng thẳng về chủ quyền với Trung Quốc trên Biển Đông.

“Tôi nghĩ một trong những điều then chốt ở đây là nếu chúng ta nhìn vào Asean thì sẽ thấy đây là một trong những khu vực trung lưu phát triển nhanh nhất trên thế giới,” một quan chức hàng đầu của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói với các phóng viên tháp tùng bà Clinton.

“Và nếu chúng ta xem xét đâu là thành tố quan trọng trong sự phục hồi kinh tế của Mỹ thì rõ ràng xuất khẩu sẽ đóng vai trò trung tâm, nhất là xuất khẩu sang châu Á,” quan chức này nói thêm với điều kiện giấu tên.

Vào cuối tuần này bà Clinton sẽ chủ trì một hội nghị lớn nhất từ trước đến nay của các doanh nghiệp Mỹ ở Asean ở thành phố Siem Reap của Campuchia để bàn thảo các cách thúc đẩy xuất khẩu của Mỹ ở khu vực.

“Nếu chúng ta nhìn vào… danh sách 1.000 công ty hàng đầu ở Mỹ thì sẽ thấy phần lớn các hoạt động làm ăn của Mỹ ở châu Á là của các công ty nằm ở tốp đầu,” ông nhận xét.

“Do đó điều mà chúng tôi muốn (trong chuyến Á du) là khuyến khích các công ty khác vốn chưa từng nghĩ đến hoặc chưa từng xuất khẩu tích cực hơn ở châu Á,” vị quan chức này nói thêm.

Theo số liệu chính thức của chính phủ Mỹ thì năm ngoái Mỹ thâm hụt 13,2 tỷ đôla trong giao thương với Việt Nam. Tuy nhiên nền kinh tế dựa vào ngoại thương của quốc gia này đang cần một cú hích.

Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đã giảm xuống còn 4,38% trong nửa đầu năm 2012. Đây là tốc độ tăng trưởng chậm chạp nhất của nước này trong ba năm trở lại đây do tác động của các yếu tố như lạm phát cao và các khó khăn ở châu Âu.

Thúc đẩy dân chủ

Các nhân vật bất đồng chính kiến Việt Nam hiện đang bị giam giữ

Bà Clinton được mong đợi sẽ nêu vấn đề nhân quyền với các nhà lãnh đạo Việt Nam

Trong lúc ở Mông Cổ, bà Clinton đã kêu gọi các quốc gia châu Á với chế độ chính trị khép kín phải lưu tâm những lời kêu gọi mở rộng dân chủ. Bà nói rằng điều này chỉ giúp tăng thêm sức mạnh cho nền kinh tế của họ.

Mặc dù không nêu đích danh các quốc gia cộng sản Trung Quốc và Việt Nam, ngoại trưởng Mỹ bác bỏ những lập luận cho rằng dân chủ không phù hợp ở châu Á và rằng dân chủ đe dọa ổn định hay chỉ là đặc quyền của các nước giàu có phương Tây.

Bà nói rằng mặc dù châu Á có những trường hợp đạt được những thành tựu kinh tế ban đầu mà không cần phải cải cách chính trị mạnh mẽ thì điều này vẫn là ‘sự mặc cả thiển cận và về lâu dài là không bền vững’.

Phát biểu ở một sự kiện về phụ nữ ở Ulan Bator, bà nói rằng hạn chế tự do sẽ ‘giết chết sự sáng tạo và kìm hãm tinh thần doanh nghiệp’ và cuối cùng sẽ tàn phá sự phát triển kinh tế.

“Chúng ta cần phải làm cho thế kỷ 21 là thời đại mà người dân trên khắp châu Á không những trở nên giàu có hơn mà còn phải tự do hơn,” bà nói.

Thông điệp này của bà Clinton phản ánh sự xung đột giá trị giữa Washington và Bắc Kinh khi hai nước này đang cạnh tranh để giành lợi thế kinh tế và chiến lược ở khu vực.

“Chuyến công du của tôi thể hiện ưu tiên chiến lược của ngoại giao Hoa Kỳ vào lúc này,” bà nói, “Sau 10 năm tập trung rất nhiều vào các cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan thì Hoa Kỳ đang tăng cường đầu tư rất nhiều trong các lĩnh vực kinh tế, ngoại giao và chiến lược vào khu vực này của thế giới.”

“Đó là điều mà chúng tôi gọi là xoay trục về phía châu Á,” bà nói thêm.

“Đây là lúc thích hợp để nói về dân chủ ở châu Á khi mà nhiều nước trong khu vực đang đối diện với câu hỏi mô hình quản lý nào phù hợp với xã hội và tình hình của họ.”

“Con đường mà họ lựa chọn sẽ định hình cuộc sống của hàng tỷ người và tương lai của khu vực,” bà phát biểu.

Khi đến Việt Nam, bà mang theo rất nhiều sức ép từ trong nước muốn bà phải lên tiếng mạnh mẽ về thành tích nhân quyền của nước này.

Hạ nghị sỹ Frank Wolf thuộc Đảng Cộng hòa vốn có tiếng là mạnh miệng hôm thứ Hai 9/7 đã kêu gọi cách chức Đại sứ David Shear ở Việt Nam ngay trước thềm chuyến thăm của bà Clinton và cáo buộc ông này không gây sức ép đủ về nhân quyền.

Obama sẽ đến Việt Nam?

Trao đổi với BBC trước thềm chuyến thăm này, Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng từ Đại học George Mason ở Hoa Kỳ cho rằng vấn đề Biển Đông sẽ được nói tới tuy hai bên có thể sẽ không công bố chính thức.

The ông Hùng thì những chuyến viếng thăm dồn dập của các quan chức cao cấp Mỹ tới Việt Nam thời gian gần đây, đặc biệt chuyến thăm của ông Leon Panetta, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đầu tiên đặt chân tới thăm cảng Cam Ranh kể từ khi Mỹ rút khỏi đây năm 1975, là những dấu hiệu cho thấy Mỹ đang quan tâm tới Việt Nam và khu vực châu Á Thái Bình Dương.

Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng cũng cho biết ý định từ phía Mỹ về một chuyến viếng thăm Việt Nam của Tổng thống Barack Obama nếu ông đắc cử nhiệm kỳ tới là có.

Tuy nhiên để thực hiện điều này thì Hoa Kỳ còn xem xét các diễn biến tại Việt Nam vào thời điểm đó, GS Hùng nói.

“Nhân quyền tuy không quan trọng về chiến lược nhưng luôn tồn tại bởi vì bất kỳ trao đổi tăng cường hợp tác chiến lược như bán vũ khí cho Việt Nam hay những cam kết lớn hơn thì đều phải được sự hậu thuẫn của Quốc Hội mà Quốc Hội thì luôn quan tâm tới vấn đề nhân quyền,” ông Hùng cho biết.

***

Vì sao bà Clinton gặp Tổng Bí thư VN?

Theo BBC

Có tin nói Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton chủ động xin gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để tìm hiểu sự dè dặt bên trong Đảng về quan hệ với Mỹ.

Tại Hà Nội hôm 10/7, Ngoại trưởng Hillary Clinton đã gặp Thủ tướng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản, bên cạnh cuộc họp với người tương nhiệm Phạm Bình Minh.

Ít ai ngạc nhiên việc bà Clinton gặp người đứng đầu chính phủ Việt Nam, Nguyễn Tấn Dũng. Nhưng cuộc hội kiến của bà với người đứng đầu Đảng Cộng sản được xem là điều đặc biệt.

Bản tin của Reuters từ Hà Nội cho biết chính bà Clinton đã yêu cầu, và được chấp thuận, một cuộc gặp với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Reuters dẫn lời một quan chức Mỹ giấu tên nói Ngoại trưởng Mỹ muốn gặp ông Trọng “một phần vì sự chống đối tự do chính trị và chống quan hệ gần hơn với Mỹ tỏ ra mạnh nhất bên trong đảng, quân đội và bộ máy an ninh Việt Nam”.

‘Không thoải mái’

Quan chức này nói ông Trọng “có vẻ không thoải mái vì bà Clinton nêu chi tiết những lo ngại nhân quyền của Mỹ, dẫn cả từng trường hợp cụ thể mà Washington đã đặt ra nhiều năm qua”.

“Ông ấy không thoải mái trong buổi gặp,” người Mỹ này nói, và tin rằng “ngày càng nhiều nhân vật cấp cao đến gần hơn nhận thức rằng việc cải thiện nhân quyền là cần thiết cho họ”.

Chuyến thăm Hà Nội của bà Hillary Clinton được cho là nhấn mạnh đến quan hệ giao thương và chủ đề an ninh ở Biển Đông.

Bà Ngoại trưởng loan báo Việt Nam và Hoa Kỳ có thể sẽ đạt thỏa thuận về Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) trước cuối năm.

Sau cuộc hội đàm với Ngoại trưởng Phạm Bình Minh ở Hà Nội hôm 10/7, bà Clinton nói Washington ủng hộ nỗ lực của Việt Nam nhằm giải quyết tranh chấp ở Biển Đông.

“Hoa Kỳ đánh giá rất cao sự đóng góp của Việt Nam để có giải pháp ngoại giao hợp tác cho các tranh chấp và giảm căng thẳng ở Biển Nam Trung Hoa.”

“Chúng tôi hy vọng Asean sẽ có tiến bộ nhanh chóng với Trung Quốc hướng đến bộ quy tắc ứng xử hiệu quả nhằm bảo đảm khi xảy ra thách thức, chúng được điều chỉnh và giải quyết hòa bình thông qua quá trình thống nhất phù hợp với tiêu chuẩn luật quốc tế,” bà Clinton tuyên bố.

Chủ đề Biển Đông và quan hệ với Trung Quốc sẽ lại được bà Clinton đề cập khi dự cuộc họp của Asean tuần này ở Campuchia.

Sức ép

Tuy vậy, khi đến Việt Nam, bà mang theo rất nhiều sức ép từ trong nước muốn bà phải lên tiếng mạnh mẽ về thành tích nhân quyền của nước này.

Hạ nghị sỹ Frank Wolf thuộc Đảng Cộng hòa vốn có tiếng là mạnh miệng hôm thứ Hai 9/7 đã kêu gọi cách chức Đại sứ David Shear ở Việt Nam ngay trước thềm chuyến thăm của bà Clinton và cáo buộc ông này không gây sức ép đủ về nhân quyền.

Bộ Ngoại giao Mỹ ngay lập tức phản bác, khẳng định vị Đại sứ “được Tổng thống Obama và Ngoại trưởng Clinton hoàn toàn tin tưởng”.

Bà Clinton nhắc đến blogger Điếu Cày và các bị can trong vụ Câu lạc bộ Nhà báo Tự do

Tại Hà Nội, trong khi nhấn mạnh quan hệ song phương đang tiến triển, bà Clinton cũng nói bà lo ngại về thiếu tự do trên mạng, cùng với việc bắt giam các phóng viên, blogger, luật sư và bất đồng chính kiến.

Ngoại trưởng Mỹ tiết lộ trong cuộc gặp với người tương nhiệm Phạm Bình Minh, bà đã nêu vụ xử sắp diễn ra với các blogger thuộc Câu lạc bộ Nhà báo Tự do.

Ông Nguyễn Văn Hải (tức Điếu Cày), Phan Thanh Hải (Anh Ba Sài Gòn) và Tạ Phong Tần, sẽ bị đưa ra xét xử trong vụ án này.

“Chúng tôi lo ngại về hạn chế tự do ngôn luận trên mạng và phiên xử sắp tới với những người sáng lập Câu lạc bộ Nhà báo Tự do,” bà Clinton cho biết.

Chính phủ Việt Nam luôn khẳng định chỉ những ai vi phạm pháp luật mới bị bắt giam.

Trao đổi với BBC, Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng từ Đại học George Mason ở Hoa Kỳ cho rằng Mỹ đang quan tâm tới Việt Nam và khu vực châu Á Thái Bình Dương.

“Nhân quyền tuy không quan trọng về chiến lược nhưng luôn tồn tại bởi vì bất kỳ trao đổi tăng cường hợp tác chiến lược như bán vũ khí cho Việt Nam hay những cam kết lớn hơn thì đều phải được sự hậu thuẫn của Quốc Hội mà Quốc Hội thì luôn quan tâm tới vấn đề nhân quyền,” ông Hùng cho biết.

2 comments on “Đầu tư, Nhân quyền: Quan tâm chính của Ngoại Trưởng Clinton tại Viet Nam

  1. Nói thật với các bạn:

    Vay vốn ODA là để xây dựng và phát triển đất nước.
    Ra làm ăn nhất là với người nước ngoài thì Tiền của nhà đầu tư phải được theo dõi và báo cáo rõ ràng…
    Lại xét đến người đi vay thì phải có trách nhiệm báo cáo và trả tiền cho nhà đầu tư.
    Nếu để xảy tham nhũng thì sẽ rất khó khăn cho nhân dân do phải đóng thuế trả nợ vay nước ngoài.
    Nếu không có tiền thì phải in thêm tiền. In tiền nhiều thì tiền sẽ mất giá.
    Cho nên, chúng ta bắt buộc phải làm việc có trách nhiệm và tránh để tham nhũng ăn tàn mạt đất nước…hại bà con phải trả nợ hoài không hết cho đến đời con cháu…
    Tất cả những nhân tố này dẫn đến việc tôi bị hại, bị xâm hại quyền con người 1 cách rừng rú và không có pháp luật.
    Nhưng vì tôi làm là vì lương tâm và trách nhiệm, góp 1 phần nhỏ xây dựng đất nước minh bạch hơn cho tương lai của Việt Nam . Vì nếu làm ăn gian dối, phi pháp thì người nước ngoài sẽ không cho vay nữa và sẽ mất lòng tin trên trường quốc tế.
    Như vậy, đất nước sẽ nghèo nàn hơn do tham nhũng. Tin rằng các bạn cũng hiểu được điều này!
    Muốn bảo vệ mình trước đối thủ mạnh có đầy quyền lực và làm hại mình thì phải tìm ra cái sai của họ.
    Giống như vấn đề của tôi, người ta kêu tôi gửi đơn cho công an trong khi họ là con cháu ông lớn còn thách tôi làm nữa. Họ nói là chấp tôi luôn coi làm gì được họ không?
    Cho nên, vấn đề là tôi có gửi 10 cái tòa án cũng vậy thôi. Oan khiêng của tôi vẫn chất chồng ra đó.
    Muốn giải quyết vấn đề nên tìm ra manh mối và mấu chốt của nó.
    Ép tôi nghỉ việc tức là ép tôi nhận tội giống như trước đây ông Nguyễn Mạnh Triều giám đốc Eximbank đã làm là giấu biên bản họp và ép tôi nhận tội. Như vậy là làm sai pháp luật phạm tội gian lận. Nghỉ việc tức là nhận tội giống ông Dương Chí Dũng Vinalines và bị ghép vô tội cố ý làm trái nên bỏ trốn.
    Vì sự an toàn và sống còn theo Hiến Pháp 1992, Luật Tố Tụng và Quyền Con Người của Liên Hiệp Quốc nên tôi phải trưng bày chứng cứ ra cho mọi người hiểu và giúp tôi nếu ai có quyền lực vì họ là con cháu ông lớn, không thôi sau này sẽ bất lợi cho tôi.
    Xin cảm ơn mọi người!
    http://blog.yahoo.com/_MIGBSHJT6AS63B7H4GNPBUXNRA/articles/1006855/index

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s