Phi vụ 2868 Written by Herky482

Phi vụ 2868

Written by Herky482

Ngày 28 tháng 12 năm 1974 tôi chỉ là một hoa-tiêu-phó phi-đòan vận tải C-130A của phi-đòan 435 , được chỉ-định bay phi-vụ 2868 cho Nha Kỹ-Thuật thuộc Lực-Lượng Đặc- Biệt. Tôi nhớ tháng 12 vì lúc đó thằng con trai tôi mới đầy tháng. Bây giờ thì nó đã tròn 16, vậy là tôi đã bay phi-vụ thập-tử nhứt-sinh này đúng 16 năm về trước. Tiếp tục đọc

Nói Với Anh Trong Mùa Tháng Tư Buồn

Nói Với Anh Trong Mùa Tháng Tư Buồn

Tượng Thương tiếc sau 1975. (Tranh Vivi)

Anh bảo em hãy viết lại những cảm nghiệm của chuyến vượt biển năm xưa mà em cứ khất lần mãi; viện hết lý do này đến lý do kia để trì hoãn. Anh có biết tại sao không? Em sợ mình lại khóc, khóc ngất… Ba mươi bốn năm rồi (1975 – 2009); cứ mỗi độ tháng Tư trở về, nỗi đoạn trường ám ảnh không nguôi, em muốn cố quên đi mà không được. Tiếp tục đọc

Mưa Trên Poncho

Mưa Trên Poncho

Lê-văn-Phúc

Bất cứ ai đã một thời ca bài “Ta đi tòng quân” đều không thể nào quên được đời lính. Trong đời lính, dù là lính già hay lính trẻ đều mặc bộ đồ trận, vui buồn theo tiếng kèn đồng đếm nhịp thời gian. Và một trong những món hành trang cần thiết thân yêu của người lính ngoài cây súng nhân tình, phải kể đến thành phần quân quân dụng này: Ấy là chiếc Poncho. Nhà binh gọi là “Pông Xô”. Tiếp tục đọc

Trả lại sự thật cho lịch-sử về việc Sư-Đoàn 3 BB


Trả lại sự thật cho lịch-sử về việc Sư-Đoàn 3 BB

Trả lại sự thật cho lịch-sử về việc Sư-Đoàn 3 BB lui quân tại Quảng-Trị vào Muà Hè Đỏ Lửa 1972.
THẾ HUY, Paris.
Năm nay,tháng 7/2010, trong dịp nghỉ hè tại Mỹ,chúng tôi gặp một số sĩ quan Sư-đoàn 3BB cư-ngụ tại vùng Nam California.Trong cuộc trao đổi,anh em nhắc lại kỷ niệm của những ngày binh-lửa,trong đó có cuộc lui quân của các đơn vị thuộc SĐ3 trên “Đại Lộ Kinh-Hoàng” năm 1972. Sự kiện đó đã khơi lại trong tôi nỗi bẽ bàng, đắng-cay về một trận đánh oan-khiên tới độ phi-lý mà các đơn-vị trú-phòng tại đây đã phải gánh-chịu và đấy cũng là những băn-khoăn, thắc mắc nằm sâu trong ký-ức tôi từ hơn 38 năm rưỡi qua. Tiếp tục đọc

KBC 4100 Tết Mậu Thân


KBC 4100 & Tết Mậu Thân

Chuyện con đồi Tăng Nhơn Phú, chuyện những thằng trẻ măng vắt còn ra sữa mang súng chạy, ba lô nón sắt tập di hành dã trại trong cái không gian KBC 4100 bỗng nhiên hiện về trong tôi một buổi sáng sang thu hiu hiu lạnh. Tôi rót một ly trà đậm, ra ngồi dưới tàn lá sau vườn suy nghĩ về những gì có liên quan đến một giai đoạn lịch sử trong đời mình. Mài đũng quần ở ghế Trung học rồi ởm ờ mấy năm đại học cũng để cuối cùng, những thằng như tôi đều chui vào nơi đào tạo những tay súng nối nghiệp cha anh gìn giữ non sông! Tiếp tục đọc

Một Người Đi


Một người đi

Gửi các bạn trình diện nhập ngũ ngày 17/12/1968 tại QVTT- Sài Gòn
Tôi soát lại vật dụng một lần cuối dù chỉ có vài món, quần cụt, áo thun, kem đánh răng, bàn chải, tập giấy trắng, cây bút bi …. đựng trong một túi bồng bột nhỏ, tôi mặc chiếc quần jean đen cũ, áo chemise tay dài sọc xanh nhạt, chân mang đôi dép … Tôi ngước mắt nhìn lại gian nhà của chị tôi … nhìn lên đồng hồ đã 1 giờ trưa, giờ nầy chị tôi và các cháu còn đang ngủ trưa …..Tôi mở cửa bước vội ra rồi cẩn thận khép lại đi ra cổng. Tiếp tục đọc

Chợt nhớ về Phan Rang


Chợt nhớ về Phan Rang

căn cứ 20 chiến thuật Không quân Phan Rang nguyên thuỷ là một phi trường dân sự (Air Vietnam )…Cạnh phi trường là một nhà máy ép đường và một ruộng mía trên 20 mẩu tây …
Kể từ khi người Mỷ tham chiến tại ViêtNam họ khuyết trương và căng rông ra về hướng Tây-Bắc . CC20CTKQ Phan Rang gồm có những đặc tính sau đây :
Diện tích 6 km 2 gồm có : Tiếp tục đọc

Chuyến hải trình định mệnh


Chuyến hải trình định mệnh

Địch ngưng pháo kích khi tia sáng đầu ngày bắt đầu le lói trên hàng cây dừa nước hai bên bờ sông. Tôi liên lạc máy với toán kích đang nằm tại hướng hạ giòng và được biết địch cũng vừa ngưng pháo vào Căn Cứ Yểm Trợ Tiếp Vận Nhà Bè và vẫn chưa thấy địch tấn công bằng đường bộ. Tôi gọi máy cho vị sĩ quan chỉ huy giang đoàn bạn và thông báo cho biết là tôi sẽ trở về căn cứ để thám sát tình hình và tái phối trí đơn vị. Trời đã bắt đầu sáng hẳn khi đoàn chiến đỉnh cặp bến tàu căn cứ vào lúc gần 7 giờ sáng ngày 30 tháng 4. Tiếp tục đọc

Thực chất cuộc chiến 1955-1975 tại Việt Nam


Thực chất cuộc chiến 1955-1975 tại Việt Nam

Bàn về thực chất của một cuộc chiến không thể không biết danh xưng đích thực của cuộc chiến. Lấy tên các quốc gia lâm chiến hoặc nơi cuộc chiến xảy ra để đặt tên cho một cuộc chiến là điều chúng ta thường nghe thấy, chẳng hạn như “Hoa-Nhựt Chiến Tranh,” “Pháp-Ðức Chiến Tranh,” “Chiến Tranh Triều Tiên,” “Chiến Tranh Iraq” v.v… Tiếp tục đọc

Tiểu Đoàn 92 BĐQ TỬ THỦ TỐNG LÊ CHÂN


Tiểu Đoàn 92 BĐQ TỬ THỦ  TỐNG LÊ CHÂN

Cùng với việc Hoa Kỳ cắt giảm viện trợ quân sự cho Việt Nam và rút quân về nước, các đơn vị Dân Sự Chiến Đấu cũng được giải thể. Những người lính thuộc lực lượng này một số được cải tuyển sang Địa Phương Quân và một số đông hơn tình nguyện sang binh chủng Biệt Động Quân để phục vụ trong các tiểu đoàn Biệt Động Quân Biên Phòng mới được thành lập để trấn giữ những căn cứ trước đó thuộc các toán Dân Sự Chiến Đấu. Tiếp tục đọc

Ôm M60 , M79 đánh ghen.


Ôm M60 , M79 đánh ghen.

Đây là lúc những người lính già xa quê hương kể chuyện cũ, 35 năm trôi qua như làn gió thổi, cũng là những ngày tháng còn lại mà sung sướng nhất trong đời binh nghiệp, tác giả xin trích đoạn trong bài viết :  (Những mục tiêu phía Tây Bắc Cửa Việt ). Tiếp tục đọc

Bình Long – An Lộc Một kiêu hãnh của QLVNCH


Bình Long – An Lộc Một kiêu hãnh của QLVNCH

Cách nay gần tròn 20 năm, Cộng Sản Bắc Việt đơn phương xóa bỏ hiệp định Ba Lê mà chúng đã ký kết, xua quân chiếm trọn miền nam, đưa toàn thể dân tộc vào cảnh “THIẾU NHÂN QUYỀN, DƯ TÙ TỘI, THIẾU CƠM NO, THỪA BỆNH HOẠN”. Thế hệ trẻ Việt Nam tại hải ngoại, qua vô số tài liệu ngoại quốc (trình bày cuộc chiến Việt Nam theo cái nhìn chủ quan một chiều hay thiển cận của người viết), có thể sẽ không tránh khỏi một vài nhận định sai lạc về thế hệ cha anh và về Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa . Tiếp tục đọc

Hải chiến Hoàng Sa


Hải chiến Hoàng Sa

Kính tặng các lão tướng “Kình Ngư, một trang sử oai hùng của Hải quân Việt Nam với Trung Quốc trong trận hải chiến đảo Hoàng Sa…
… Một Đại đội Đặc nhiệm đã được thành lập từ năm 1973 nhằm đối phó với vấn đề phòng vệ lãnh hải Hoàng Sa và Trường Sa, song song với việc thăm dò tài nguyên thiên nhiên dầu hỏa thuộc chủ quyền Việt Nam. Hải đội Đặc nhiệm được chỉ huy bởi Hải quân Đại tá Hà Văn Ngạc (khóa 5) cũng là Chỉ huy trưởng Hải đội 3 (Hải đội Tuần dương), thuộc BTL Hạm đội. Các cấp chỉ huy của các đơn vị Hải quân tham gia trong trận hải chiến Hoàng Sa như sau: Tiếp tục đọc

KT – 894 – 080512 – Nợ nghìn tỷ, Tập đoàn Thái Hòa bán dự án cho ngân hàng

Tuấn Lân

Theo:vnexpress

 ( Lời bình): – Ngân hàng thật sự không có sự chọn lựa nào khác hơn vì Nhân viên NH đâu có vận hành dự án được, mua máy móc, thiết bị, lắp ráp, chạy thử v.v..đều cần kinh nghiệm và kiến thức, NVNH làm gì có. Mà nếu mướn thêm người thì chưa chắc người đó làm việc vì lợi ích của NH.
Còn nếu đổ thêm tiền mà thất bại là NH mất tất cả, ngay cả phần định giá NH chưa chắc đã am tường, khách hàng muốn vẽ bao nhiêu mà chả được… Tiếp tục đọc

Lực Lượng Hải Tuần


Lực Lượng Hải Tuần

  Hồi ký của Nguyễn Thái Dương
Để tưởng niệm những người anh và các chiến hữu đã trở về lòng đất mẹ. Các anh Trần văn Lâm, Trịnh hòa Hiệp, Phạm văn Tiêu, Lưu Chuyên, Liên Phong, Trần văn Hản, Nguyễn quang Hùng, Trần thúy Bách, Hà hiếu Diệp. Tiếp tục đọc

Biệt Động QuânTrong Tết Mậu -Thân Tại Saigon


Biệt Động QuânTrong Tết Mậu-Thân Tại Saigon

Giới Thiệu
Năm 1967, quân cộng sản bị tổn thất nặng sau những trận đánh lớn với quân đội VNCH và đồng-minh. Biết rằng không thể đương đầu với QLVNCH trong một trận chiến trực diện, Hà-Nội đã bí mật chuẩn bị cho một trận tấn công bất ngờ. Lợi dụng thời gian hưu chiến cho Tết Mậu- Thân 1968, quân CSBV / Việt cộng phát động chiến dịch Tổng công-kích / Tổng khởi-nghiã trên khắp miền nam Việt-Nam. Địch quân đã tấn công hoặc pháo kích vào 36 trong số 44 thành phố chính của miền nam, 5 thành phố lớn, và hầu hết các phi trường để trì hoãn các cuộc chuyển quân của QLVNCH và đồng minh. Tiếp tục đọc

Sàigòn Ngày Tháng Cuối

Sàigòn Ngày Tháng Cuối


Ngày 30 tháng Tư năm 1975 thì Miền Nam mà trái tim là Sàigòn trút hơi thở cuối cùng. Thế là sau năm năm làm việc với Đệ Thất Không Đoàn Hoa Kỳ tại Tân Sơn Nhất, Sàigòn, tôi lại chuyển qua một nhiệm sở mới là Toà Đại Sứ Mỹ cũng tại thủ đô Sàigòn. Những tay sĩ quan và hạ sĩ quan trẻ của đơn vị gọi là Phân Đội Alpha của Đệ Thất Không Đoàn là những người lính thật là vui vẻ cởi mở và rất là thân thiện mà tôi không bao giờ quên được nhất là sau bao nhiêu chuyến công tác, bao nhiêu chuyến bay trên vận tải cơ khổng lồ Hercules C-130 ra Vùng I và Vùng II Chiến Thuật. Tiếp tục đọc

Sinh Nam… Tử Bắc

Kinh dâng anh linh các Chiến hữu:

Nguyễn Chuyên – Ðinh Như Khoa – Nguyễn Hữu Thảo

và các Chiến hữu đã yên nghỉ trong lòng đất mẹ.

Buổi chiều cuối Hạ bên bờ biển Mỹ Khê, trong ngôi nhà nghỉ mát yên tịnh. Nó không ồn ào rầm rộ như một cuộc hành quân qui mô, nhưng rất quan trọng, tỷ mỷ cẩn thận với những trang bị đặc biệt và mìn định giờ. Tiếp tục đọc

Ngã Tư Bảy Hiền – sáng 30/04/1975

Ngã Tư Bảy Hiền – sáng 30/04/1975

Người sĩ quan mặc đồ rằn-ri tập họp đám Nhân Dân Tự Vệ lại và bảo:

– Bây giờ đã đến lúc các em phải tiếp tụi anh một tay. Việc đầu tiên là phải vứt hết các khẩu súng cùi này xuống giếng, sau đó lập một nút chặn không cho bất cứ một ai đem vũ khí vào thành phố. Ai cưỡng lệnh, các em cứ bắn bỏ, có như thế mới an tâm mà đánh đấm được! Tiếp tục đọc

KT – 893 – 080512 – ‘Kinh tế sẽ tăng trưởng nhanh hơn trong nửa cuối năm’

Lệ Chi – Nhật Minh

Theo:vnexpress

 ( Lời bình): – Đọc bài báo này ngày 03.07.2012 thì thấy mấy “nhà phân tích’ của ANZ va HSBC có kiến thức về kinh tế vĩ mô còn thua một đứa con nít học lớp 5.
Tình hình DN rụng như sung bắt đầu tháng 6 thì làm sao mà “kinh tế tăng trưởng nhanh hơn trong nữa cuối năm được”…Thật là botay.com. Tiếp tục đọc

Để biểu tình thành công

Sài Gòn đã bao lần hậm hực nhìn Hà Nội biểu tình thành công mà không làm gì được. Chuyện đó đã có biết bao mổ sẻ tranh luận trên khắp các diễn đàn. Người nói: Sài Gòn không có thủ lĩnh, kẻ nói: dân Nam Bộ lành quá, thấy làm dữ thì bỏ ngang… chưa kể nhiều ý kiến xỏ xiên khác…
Tôi nghĩ có mấy vấn đề thế này: Tiếp tục đọc

Việt Nam có nên cho tàu chiến Hoa Kỳ sử dụng Cam Ranh?

Tập tin:Cam Ranh Naval base (concept).JPEG

Đoàn Hưng Quốc
Một bài viết mang tựa đề “Quốc phòng Việt – Mỹ: Đầu tư liên kết chiến lược” được đăng trên mạng của Viện nghiên cứu chiến lược The Heritage Foundation [1], và do đài RFA giới thiệu vào ngày 7/27/2012 [2], trong đó các tác giả liên kết hai sự kiện: Việt Nam không cho phép tàu chiến Hoa Kỳ sử dụng quân cảng Cam Ranh thì Hoa Kỳ cũng không cần thiết bán vũ khí sát thương cho Việt Nam trong lúc này [3]. Tiếp tục đọc

Nữ cán bộ VC cướp giấy phúng điếu, bỏ chạy thục mạng

Video: Nữ cán bộ đeo huy hiệu đoàn cướp giấy phúng điếu, bỏ chạy thục mạng

Sau khi xảy ra bị kịch tự thiêu của bà Đặng Thị Kim Liêng, tối ngày 31/07, một phái đoàn từ Sài Gòn đã lên đường về Bạc Liêu để viếng tang lễ, chia buồn đối với gia đình chị Tạ Phong Tần. Đoạn đường từ Sài Gòn về Bạc Liêu, đoàn viếng tang đã gặp phải rất nhiều sự đe dọa, sách nhiễu từ công an. Thậm chí, ngay tại tang lễ bà Đặng Thị Kim Liên, chính quyền địa phương cũng cử cán bộ ngang nhiên quấy phá. Tiếp tục đọc

Chiến trường giữa Thủ đô

Không thể vì bãi cho ô tô mà có thể chơi trò đỏ đen với tính mạng người đi bộ. Càng không thể vì tiền mà xúc phạm đến sự kiên nhẫn của những người dân hàng ngày chung sống với triền miên tắc đường.

Tháng trước, Hà Nội đã xảy ra “vụ án trà chanh” gây náo loạn phố phường. Chỉ vì tranh chấp chỗ bán trà chanh dọc hè phố quanh trường ĐH Kinh tế, hai hung thủ đã kề súng bắn bể bụng “kẻ tranh chấp”. Địa điểm tranh chấp, cũng là nơi gây ra vụ nổ súng, tất nhiên, là một đoạn vỉa hè. Tiếp tục đọc

Úc làm được gì cho nhân quyền VN?

 

Ngoại trưởng Úc Bob Carr bắt tay Chủ tịch Trương Tấn Sang ở Hà Nội hồi tháng Ba 2012
Ngoại trưởng Úc Bob Carr & Chủ tịch Trương Tấn Sang
Catherine Shanahan Renshaw (Sydney)
Việt Nam từ sớm đã hằn in trong tâm khảm người Úc. Đầu tiên, có một cộng đồng người Việt lớn và được quý trọng ở Úc, và họ thường xuyên thông báo cho người Úc về những gì xảy ra ở Việt Nam.

Hồi tháng Sáu, họ đệ trình thỉnh nguyện thư lên Quốc hội Úc, kêu gọi chính phủ giúp chấm dứt vi phạm nhân quyền ở Việt Nam. Tiếp tục đọc