CXN*_1119_040311_Lừa bịp 1377 Đại biểu Đảng trong kỳ Đại Hội Đảng XI kỳ vừa rồi có khó hay không ??? Apr 2, ’11 2:41 AM

Một anh tù binh CS xin ở lại miền Nam (xin đừng trả về thiên đường quỷ đỏ) liền bị đồng bọn tù binh đánh trước mặt Ủy ban 4 bên đình chiến theo Hiệp định ngưng bắn Paris 27.01.1973

——————————————–

Đăng lần đầu: 03.04.2011

CXN_1119_040311_Lừa bịp 1377 Đại biểu Đảng trong kỳ Đại Hội Đảng XI kỳ vừa rồi có khó hay không ???

Câu trả lời đơn giàn là “dể như trở bàn tay” nếu bạn nắm tất cả quyền hành trước Đại Hội đảng về chính trị, kinh tế, truyền thông, tài chính như Ba Dũng.

1. Giữ giá xăng, điện, vật giá thấp trước ngày Đại hội đảng để được tái đắc cử làm Thủ tướng, sau đó sẽ có phá giá vnd 9.3%, tăng xăng 2.900 vnd/lít, tăng điện 15.24% và bảo giá đến vì phá giá vnd.

Xin phép đưa quý độc giả lại bối cảnh vật giá, kinh tế của VN trước Tết. Ba Dũng có những mệnh lệnh như, Cương quyết không cho xăng tăng giá trước Tết, ie. Trước ĐH Đảng ngày 12.01.2011, Cương quyết giử giá bình ổn không tăng trước Tết, Cương quyết không phá giá vnd v.v..

Khi ra những mệnh lệnh này, ba dũng biết tỏng là sẽ làm 1377 đại biểu thấy được một “thủ tướng tài ba nhất châu Á” mà dồn phiếu để rồi sau đó tăng giá xăng, điện (để bắt kịp giá của kinh tế thị trường). Xăng mới tăng tháng trước là 2.900 vnd, ngày 30.03 lại tăng 2000 vnd nữa và theo bài báo dưới đây cũng như suy nghĩ của tôi, xăng sẽ lên hơn 23.000 vnd/lít vì phải lấy lại thuế nhập khẩu xăng là 11% mà ba dũng đã hào phong xóa bỏ trong thời gian ĐH đảng.

Mời đọc bài này của tôi sẽ rõ lúc đó, ngày 13.02.2011 tôi nói gì.

CXN_1093_021311 Những khẩu lệnh của nhà độc tài nguyễn tấn dũng làm hàng tỉ usd dự trử của VN đội nón ra đi như thế nào và hậu quả là 86 triệu người dân VN sống càng ngày càng khó khăn hơn 80 triệu dân Ai Cập vì phá giá vnd kéo theo điện, xăng, phân bón, thực phẩm gia súc, đồ điện tăng phi mã trong khi lương tối thiểu 49 usd/tháng nay chỉ còn 44 usd/tháng vì phá giá vnd http://chauxuannguyen.multiply.com/journal/item/1168

CXN_1092_021211 Tương quan giữa phá giá đồng tiền vnd và người dân VN phải mất bao nhiêu tiền cho Đại Hội Đảng CSVN XI
http://chauxuannguyen.multiply.com/journal/item/1167/1167

2. Đây là một trò lừa bịp mà Tây Âu gọi là “mua phiếu” Buying votes,

Tiền lệ này bị Úc (và thế giới tự do) xóa xổ từ những năm 1970 vì những đảng cầm quyền thường chỉ thị thống đốc ngân hàng dự trử tự hạ thấp lãi suất từ 18 tháng đến 1 năm trước bầu cử và theo độ chậm, nền kinh tế sẽ khởi sắc lúc bầu cử, thất nghiệp giảm, tiền trả tiền nhà giảm, tất cả dân chúng đều phấn khởi và dồn phiếu cho đảng đương quyền trở lại thêm một nhiệm kỳ nữa.

Dĩ nhiên là nền kinh tế nào phải tự nó co dãn, thích ứng chứ nếu thời điểm đó phải kềm chế để lạm phát không ăn sâu vào cuộc sống người dân mà lại hạ lãi suất thì sau khi bầu cử, nguy cơ lạm phát tăng cao gấp bội thì Chính phủ tái đắc cử phải tăng lãi suất thêm gấp bội để chống lạm phát, đâu là hiện tượng “giật cục’ của nền kinh tế 100 tỉ usd này mà ba Dũng đang một tay tự tung tự tác theo ý đồ tái đắc cử của hắn..

Đời sống của người dân Úc vì thế mất quân bình, thay đổi liên tục chỉ vì chính phủ đương thời dùng cuộc sống kinh tế của người dân để tranh thủ tái đắc cử. Chính vì vậy, từ 1970’s trở về sau, ghế Thống đốc ngân hàng (người chủ trì những cuộc họp quyết định lãi suất tùy theo tăng trưởng hay kềm chế lạm phát) luôn luôn là ghế hoàn toàn độc lập với đảng chính trị đương quyền.

Người Úc (hay Mỹ, Thống Đốc của ngân hàng dự trữ liên bang (Federal Reserves Bank Governor, Úc là Australian Reserves Bank Governor) họ không cho chính quyền có quyền đảo lộn đời sống kinh tế người dân chỉ vì họ muốn tái đắc cử thêm một nhiệm kỳ nữa.

Còn chuyện nguyen tan dũng thì sao ?? Chúng ta bây giờ thấy rõ nguyên hình nham hiểm của tên này là ra vẻ muốn giúp bà con bằng cách bình ổn giá, ko phá giá vnd trc đại hội, xóa thuế nhập khẩu xăng từ 11%, xuống còn 6%, còn zero rồi lại cho tập đoàn dầu khí đổi usd nhiều rồi sau khi bầu cữ ai là thủ tướng thì từ đó mới bắt đầu phá giá vnd, tăng xăng dầu 2 kỳ, tăng tiền điện 15.24%, rồi từ đó tiền bão giá, thịt heo trước Tết là 65, 70 ngàn/kg, sau lần phá giá thành 90 ngàn/kg và xăng tăng lần 2 này là 110, 115 ngàn/kg, cá diêu hồng từ 45 ngàn/kg lên 55 ngàn, bây giờ là 75, 80 ngàn/kg..Những bà nội trợ than và oán hận “ông nhà nước” biết bao nhiêu.

Chuyện tăng giá xăng thêm nữa, tăng giá điện thêm nữa để tạo mặt bằng kinh tế thị trường thì chắc chắn sẽ tới, kéo theo đó là siêu bão giá khi đồng lương tăng rất ít, 5% vào tháng 5 này…Con giun xéo mãi sẽ oằn, xăng bây giờ ko là đồn thổi nữa, sẽ tiến tới 23 ngàn, điện thì tăng trước sau 2 lần phải là 40% mới đủ tái đầu tư (lần trước 15.24%, làn tới nữa sẽ là 25%) và kéo theo đó hệ lụy siêu bão giá thì thằng mù cũng thấy. Lạm phát 3 tháng , con số ăn gian đã là 6.1% thì làm sao đạt chỉ tiêu 7% của cả năm…Nhà nước này không gạt được một ai nữa đâu.

3. Làm thế nào để thay đổi và thay đổi thế nào.

Những báo lề phải trách độc quyền xăng dầu, điện lực, nhưng đã 2 năm nay, tôi thấy và chỉ rõ vấn đề không có đơn giản như thế, đúng là vấn đề vì độc quyền nhưng là độc quyền chính trị. Thay đổi thì phải thay đổi tận gốc nguồn chứ thay đổi sơ sài bên ngoài (peripheral change) thì vấn đề sẽ trở lại và khó khăn hơn.

Như thay đổi độc quyền xăng dầu thì có quân xanh quân đỏ, nhưng nếu thay đổi thành đa nguyen đa đảng thì những hành động mua phiếu này sẽ bị đảng đối lập vạch mặt ra (thay vì ai đó lên tiếng là bị chụp mũ “tuyên truyền chống đối nhà nước xã hội chủ nghĩa”, đó là vì dân tộc VN cho quá nhiều quyền hành cho đảng CS, họ cấm phản biện, cấm báo chí lên tiếng thì mạnh họ, họ làm để có ích cho họ chứ quyền lợi người dân thì họ dẫm đạp để vơ vét cho riêng họ thôi). Và tự do báo chí sẽ cho phép nhà báo tư nhân công kích chính phủ nếu chính phủ điều hành kinh tế vì tư lợi. Những người chống đối, phản biện này không tạo ra bất ổn, nhưng chính họ là tạo ra chế độ bình ổn vì nhà cầm quyền sẽ sợ bị vạch mặt mà ko dám tự tung tự tác. Trái ngược lại với luận điệu hù dọa của đảng CS là đa nguyen đa đảng sẽ đem lại bất ổn chính trị, hãy nhìn đa nguyen đa đãng, tự do báo chí, tam quyền phân lập ở Úc mỹ, anh Pháp, na uy sẽ thấy lợi ích của nó cho người dân.

Dân tộc ta phải đứng lên như cách mạng hoa lài và bắt đầu từ miền Bắc thì chúng ta sẽ thấy lòng dân như thế nào, phải bắt đầu ngay từ bây giờ, tôi vạch ra đã 2 năm nay rồi, chờ thêm 10 năm nữa thì đảng cộng sản còn củng cố thêm thế lực thì ngày càng khó giải thể họ.

Nếu dân tộc VN thấy tôi có giúp được gì cho đất nước hậu cộng sản thì cứ lên tiếng và đề nghị, tôi sẽ nghiên cứu mà tham gia,

Melbourne 03.04.2011

Mười bốn bài về tang8 giá xăng lần 2 và bão giá và siêu bão gia.

http://sgtt.vn/Kinh-te/142518/Moi-lo-tang-gia-chua-dung.html Mối lo tăng giá chưa dừng

http://laodong.com.vn/Tin-Tuc/Xang-tang-keo-thuc-pham-rau-xanh-tang-gia-manh/38252 Xăng tăng kéo thực phẩm, rau xanh tăng giá mạnh

http://www.thesaigontimes.vn/Home/kinhdoanh/thuongmai/50967/Hang-hoa-%22ru-nhau%22-tang-gia.html Hàng hóa “rủ nhau” tăng giá

http://dantri.com.vn/c728/s728-468990/doi-song-cong-chuc-thoi-gia-ca-leo-thang.htm Đời sống công chức thời giá cả “leo thang”

http://sgtt.vn/Tieu-dung/142455/Gia-xang-tang-2000-dong-la-con-thap.htmlGiá xăng tăng 2.000 đồng là còn thấp”

http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/14767/tang-gia-xang-la-bat-kha-khang.htmlTăng giá xăng là bất khả kháng

http://nld.com.vn/2011033011454844p0c1014/giai-quyet-kho-khan-do-tang-gia.htm Giải quyết khó khăn do tăng giá

http://vneconomy.vn/20110331094114882P0C7/chung-khoan-hau-tang-gia-xang-cho-chinh-sach-tien-te.htm Chứng khoán “hậu” tăng giá xăng: Chờ chính sách tiền tệ

http://laodong.com.vn/Tin-Tuc/Doi-mat-voi-dot-tang-gia-moi/37977 Đối mặt với đợt tăng giá mới

http://www.thanhnien.com.vn/Pages/20110330/Suc-ep-tang-gia.aspx Sức ép tăng giá

http://vneconomy.vn/20110330030537570P0C19/hang-hoa-dich-vu-ruc-rich-nhan-ga-tang-gia.htm Hàng hóa, dịch vụ rục rịch “nhấn ga” tăng giá

http://tuoitre.vn/Kinh-te/431224/Tang-gia-xang-dau-2000-2800-donglit.htmlTăng giá xăng dầu 2.000-2.800 đồng/lít

http://www.cand.com.vn/vi-VN/xahoi/2011/3/146726.cand Người thu nhập thấp chật vật lo bữa ăn

http://bee.net.vn/channel/2043/201103/Gia-ca-lam-thay-doi-co-cau-tieu-dung-1794422/ Giá cả làm thay đổi cơ cấu tiêu dùng

http://vef.vn/?vnnid=14907

Uẩn khúc giá xăng dầu
Tác giả: Phạm Huyền
Bài đã được xuất bản.: 01/04/2011 06:00 GMT+7

(VEF.VN) – Mặc dù Bộ Tài chính đã dẫn ra nhiều lý do “phải tăng giá xăng dầu” nhưng với người tiêu dùng, vẫn còn nhiều uẩn khúc chưa sáng tỏ.
Chuyện tăng giá xăng dầu bấy lâu này đã được ngầm định là hiển nhiên, không thể bàn cãi gì thêm nữa.
Cách đây hơn 1 tháng, sau khi tăng kỷ lục từ 2.110 đồng-3.550 đồng/lít, Bộ Tài chính khẳng định, mức tăng đó mới chỉ bằng 44,6% đến 56,7% mức phải tăng.
Lần này cũng vậy. Bất ngờ tăng kỷ lục không kém, từ 2.000-2.800 đồng/lít. Lãnh đạo Bộ cũng phân trần, giá xăng dầu chỉ tăng bằng 34,7-50,7% mức phải tăng. Chưa kể, so sánh với các nước trong khu vực, giá xăng dầu Việt Nam tăng thế còn thấp.
Hôm 24/2, nếu tính đủ mức phải tăng thì giá xăng A92 sẽ là 22.893 đồng/lít, dầu diesel là 21.010 đồng/lít, dầu hỏa sẽ là 21.792 đồng/lít và dầu madut sẽ là 17.024 đồng/lít.
Trong khi đó, mức giá mới vừa thiết lập là xăng A92 là 21.300 đồng/lít, dầu diesel là 21.100 đồng/lít, dầu hỏa là 20.800 đồng/lít và dầu madut là 16.800 đồng/lít.
Dù không nói thẳng ra bằng lời, bằng văn bản thì các con số trên đã cho thấy một thông điệp rất rõ ràng: giá xăng dầu còn tiếp tục tăng – đây là điều hiển nhiên, là chuyện bình thường và người tiêu dùng phải chấp nhận.
Cũng không khác gì điện, người tiêu dùng Việt Nam hiện nay không có quyền so sánh và lựa chọn sản phẩm xăng dầu. Cả nước chỉ có một tập đoàn Điện lực Việt Nam chiếm 70% nguồn cung ứng và là nhà bán lẻ điện duy nhất, một tổng công ty Petrolimex chiếm 60% thị phần cung ứng xăng, nhưng 11 doanh nghiệp đầu mối với 10.000 cửa hàng bán lẻ xăng dầu cũng đều chỉ bán một mức giá. Khi tăng là tăng “hội đồng”.

Giá xăng dầu tăng là điều hiển nhiên (ảnh Phạm Huyền)

Với đời sống tiêu dùng và hoạt động sản xuất hiện nay, không ai có thể nhịn dùng xăng, dùng điện. Khi thị trường còn độc quyền như vậy, thì sự bất bình đẳng giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng còn dai dẳng tồn tại.
Trong một quan hệ mua – bán không sòng phẳng đó, các thông điệp mà Bộ Tài chính đưa vẫn chưa toàn diện, thiếu thuyết phục.
Những điểm không thuyết phục trong dẫn giải của Bộ Tài chính có thể thấy khá rõ.
Thay vì muốn công khai tất cả để phải rơi vào tình trạng đối chất, các dẫn chứng của Bộ Tài chính đều… có lợi cho nhà quản lý và doanh nghiệp. Lý do giá thế giới tăng cao là đúng, lý giải do giá thấp nên nảy sinh xuất lậu xăng dầu là đúng, giá xăng dầu Việt Nam thấp hơn giá khu vực cũng là đúng, nhưng nếu thông điệp chỉ dừng lại bấy nhiêu thôi thì chưa đủ.
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng, còn nhiều chuyện chưa rõ ràng, điển hình như ngành xăng dầu đã làm hết sức để giảm giá thành hay chưa? Vì sao các doanh nghiệp luôn kêu lỗ? Bộ Tài chính thay mặt Nhà nước, xã hội, người dân đã kiểm soát các doanh nghiệp chặt chẽ chưa để đảm bảo rằng, giá thành xăng dầu hiện nay là hợp lý và không còn cửa nào để cắt giảm chi phí, chỉ còn con đường tăng giá?
So sánh giá bán lẻ của Việt Nam với các nước Trung Quốc, Lào, Campuchia… thì của ta thấp hơn. Nhưng giá xăng dầu thế giới là giống nhau nên bản chất giá xăng dầu các quốc gia khác nhau, là do các khoản thu vào ngân sách của các Chính phủ là khác nhau.
Nhìn lại bảng giá cơ sở xăng dầu hiện nay, tổng mức các khoản thu cho Nhà nước với giá xăng dầu lên tới 22%? Lạm phát, giá nhiều mặt hàng đã tăng cao, sao vẫn áp dụng trích lập Quỹ bình ổn và không lùi thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt…?
Giá dầu thô thế giới tăng, và còn tiếp tục tăng. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam được khai thác tài nguyên thô để bán ra nước ngoài. Vậy thì, khoản lợi chênh lệch giá ấy có được tính vào phần Nhà nước sẽ bù giá ra cho người dân khi mua xăng dầu trong nước không, hay chỉ mang đến lợi nhuận cho doanh nghiệp?
Bên cạnh đó, lý do “vì chống xuất lậu” mà phải tăng giá càng khiến người tiêu dùng thấy khó hiểu. Ít ra, Bộ Tài chính phải làm rõ, tỷ lệ xuất lậu xăng dầu là bao nhiêu phần trăm trên thị trường nội địa? Việc chống buôn lậu không thể coi là chuyện “tất yếu”, mà là nhiệm vụ của công an, lực lượng quản lý thị trường. Không thể mang công tác chống buôn lậu ra để tạo thêm một gánh nặng cho giá, và cho người dân.
Xét cho cùng, chống xuất lậu xăng dầu là để tránh thất thoát Ngân sách, tiền của của người dân, nhưng rồi chính việc coi tăng giá là giải pháp chống buôn lậu lại khiến cho, người tiêu dùng rốt cục chịu thiệt thòi.
Lý lẽ tăng giá vì phải theo thị trường cũng không đầy đủ. Mặc dù, Nghị quyết 11 cho phép, giá điện, giá xăng theo thị trường nhưng nếu chỉ tính chuyện “thả giá” theo thị trường, thay vì thiết lập điều kiện tiên quyết hình thành cơ chế thị trường, trước khi thả giá, là phải tạo lập một môi trường có tính cạnh tranh.
Trong giải pháp thực hiện thị trường hóa xăng dầu, chỉ có duy nhất một giải pháp về giá. Và nếu theo đuổi theo hướng này thì giá cả xăng dầu sẽ còn nhảy nhót nhiều lần hơn. Còn nếu kiềm chế giá để kiềm chế lạm phát như năm 2010 trở về trước, thì điều đó chỉ mang đến sự ổn định “ảo” cho kinh tế vĩ mô.

Tags: 1119dungluabip
Prev: CXN_1118_040211_Sự thất bại của nguyen tan dung v/v cấm kinh doanh vàng miếng
Next: CXN_1120_04.04.11_Tại sao 86 triệu dân tộc tôi lại khổ thế này

reply share

2 Comments
ChronologicalReverseThreaded
audio reply video replyAdd a Comment
For: Add a comment to this blog entry, for everyone
Send chauxuannguyen a personal message

Subject:

Quote original message

replychauxuannguyen wrote on Apr 3
Tháng Tư 4, 2011 lúc 09:20 | #32 Trả lời | Trích dẫn | Sửa Chào các bạn,
Không biết bài viết này của TS Nguyen Quang A hôm nay là ủng hộ bài này của tôi hay ko ??? Dầu gì đi nữa, có tiếng nói tương tự của TS Nguyen Quang A làm tôi vui và hãnh điện rồi…

http://sgtt.vn/Goc-nhin/142710/Long-tin-va-cach-ung-xu-bat-nhat.html

Lòng tin và cách ứng xử bất nhất

SGTT.VN – Lòng tin là nhân tố hết sức quan trọng để phát triển đất nước, để cho cơ chế thị trường hoạt động suôn sẻ, để cho các chính sách của Nhà nước phát huy hiệu lực.

Giá xăng biến động theo giá thế giới, không ai thắc mắc chuyện đó cả mà người ta mất lòng tin bởi sự bất nhất của nhà chức trách. Ảnh: Lê Quang Nhật

Lạm phát, cách ứng xử của các nhà chức trách với việc tăng giá (cũng như nhiều chuyện khác) có thể củng cố hay huỷ hoại lòng tin.

Ngày 25.4.2006, ông vụ trưởng thị trường trong nước của bộ Thương mại tuyên bố chắc nịch với báo giới, “chưa tăng giá xăng”. Hai hôm sau, ngày 27.4.2006 bộ có quyết định tăng giá xăng thêm 1.500 đồng/lít.

Ngày 7.8.2006 cũng ông vụ trưởng ấy nói “chưa tăng giá xăng”, rồi cũng hai ngày sau, bộ quyết định tăng giá xăng thêm 1.000 đồng/lít lên mức 12.000 đồng/lít. Giá xăng dầu thế giới lúc đó là 75 – 76 USD/thùng. Báo Sài Gòn Giải Phóng khi đó đã có bài với cái tít Dối dân – tội gì? Khi đó TS Lê Đăng Doanh bình luận rằng chẳng có gì phải bí mật “đánh úp” người dân với quyết định bất ngờ cả.

Giá xăng biến động lúc lên lúc xuống, đỉnh điểm là ngày 21.7.2008 giá lên đến 19.000 đồng/lít (khi giá dầu thô thế giới ở mức 130 USD/thùng) rồi giảm dần về mức 12.000 đồng/lít vào cuối năm 2008. Giá xăng biến động theo giá thế giới, không ai thắc mắc chuyện đó cả mà người ta mất lòng tin bởi sự bất nhất của nhà chức trách.

Giá xăng, giá điện, tỷ giá khá căng thẳng ngay từ đầu năm 2011. Sau những thời kỳ nhạy cảm khó điều chỉnh, chỉ hơn một tuần sau tết, ngày 11.2.2011, ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tỷ giá USD với mức 9,3%. Từ ngày 18 – 22.2.2011, bộ Công thương liên tục chỉ đạo bình ổn thị trường xăng dầu. Ngày 24.2.2011, có quyết định giá xăng tăng từ 16.400 đồng/lít lên 19.300 đồng/lít (giá dầu thô lên mức 100 USD/thùng). Giá điện tăng 15,3% từ ngày 1.3.2011. Giá cả đã tăng cao trong tháng 1 và tháng 2. Sang tháng 3, sau tết, thông thường giá giảm. Đáng tiếc, năm nay ba đợt tăng giá ồ ạt ở mức cao của USD, xăng dầu, điện, như vừa nêu, đã đẩy giá cả tăng ở mức khó kiểm soát.

Giữ vững sức mua của đồng tiền quốc gia, kiến tạo và giữ lòng tin của người dân, doanh nghiệp với nhau và với Nhà nước là hai trong không nhiều nhiệm vụ quan trọng nhất của Nhà nước.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3 so với tháng trước là 2,17% khiến cho CPI của ba tháng đầu năm đã lên đến 6,12% (so với tháng 12.2011). CPI quý 1 so với cùng kỳ năm trước đã tăng 12,79%. Nếu muốn đạt chỉ tiêu do Quốc hội đề ra là CPI cả năm không quá 7% thì mức tăng CPI của cả ba quý còn lại chỉ còn 0,82%.

Quốc hội khoá 12 họp phiên cuối cùng và phiên họp kết thúc vào chiều tối 29.3.2011. Bốn tiếng đồng hồ sau giá xăng dầu tăng từ 10,3% đến 15,3%. Báo chí lại nói đến chuyện “đánh úp” như năm năm về trước. Với quyết định này giá cả tháng 4 sẽ còn tăng và chắc là CPI của tháng 4 sẽ không dừng ở mức 0,82%, cho nên CPI của bốn tháng đầu năm hẳn nhiều khả năng sẽ vượt mức 7% mà Quốc hội đề ra cho cả năm!

Giữ vững sức mua của đồng tiền quốc gia, kiến tạo và giữ lòng tin của người dân, doanh nghiệp với nhau và với Nhà nước là hai trong không nhiều nhiệm vụ quan trọng nhất của Nhà nước.

Đồng tiền quốc gia mất giá, lạm phát gia tăng, ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng chục triệu người, khiến cho những người có thu nhập thấp và người nghèo khốn đốn đến mức khiến Chính phủ phải áp dụng nhiều biện pháp an sinh xã hội với hàng ngàn tỉ đồng. Ngay cả khi được thông tin chính xác, kịp thời, thì lạm phát gia tăng vẫn huỷ hoại nghiêm trọng lòng tin của người dân và của doanh nghiệp vào đồng tiền quốc gia, vào sự điều hành của các cơ quan nhà nước.

Hơn thế nữa, cách can thiệp “giật cục”, ứng xử bất nhất của các nhà chức trách với các đợt tăng giá vừa rồi cũng như nhiều đợt tăng giá xăng dầu từ nhiều năm nay, cùng với lạm phát gây ra cơn bão giá đã và đang góp phần huỷ hoại lòng tin nơi người dân. Lòng tin bị huỷ hoại chính là tác hại rất lớn đối với sự phát triển của đất nước.

Nguyễn Quang A

replyluonghpham wrote on Apr 3
Tội nghiệp ntd quá ! Ông ta đang tích cực giúp “xóa sổ” cái mà các “phong trào dân chủ” muốn mà chưa làm được , vậy mà cứ bị chửi bới mãi…

Một ngày nào đó , khi :

Rồi dặt dìu mùa xuân theo én về
Mùa bình thường mùa vui nay đã về
Mùa xuân mơ ước ấy đang đến đầu tiên
Với khói bay trên sông, gà đang gáy trưa bên sông
Một trưa nắng cho bao tâm hồn….
Thì biết đâu ông ấy lại được một đảng phái dân chủ nào đó cử ra ứng cử ghế Tổng thống ấy chứ (!)

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s