CXN*_503_120109_Tiến sĩ Nguyen Quang A là người đánh ngay chóc vào vấn đề tỉ giá (hit the nail on the head) là niềm tin của 85 triệu ng về cách ứng biến của quan chức trách nhiệm nhà nước là quan trọng số một. Hai ông còn lại, 1 ông TS Nguyen Minh Phong của viện kinh tế thì phô bày kiến thức căn bản kinh tế (ko ai ko biết) còn GS Trần Lê Anh, NVHN cũng ko trình bày 1 ý kiến nào hay hơn so với NM Phong. Nov 30, ’09 6:37 PM

Tháng 3.1975 di tản từ vùng 2 về Phú Yên để thoát khỏi nanh vuốt của bọn quỷ đỏ.

———————-

Đăng lần đầu: 01.12.2009

Kính thưa quý đồng bào,
TS Nguyen Quang A nói rất đúng và rất chính xác là Reliabity (độ tin cậy) của ng dân đối với chính phủ là rất quan trọng, nhất là về vấn đề kinh tế. Khi có khủng hoảng, khi thiên hạ nua vàng thì theo nguyen tắc khi người dân tin vào CP thì CP nói nhập 10 tấn là phải nhập 10 tấn thì sau này khi tuyên bố còn 15 tỉ usd người dân mới tin, Nói thiếu nợ 23 tỉ mà thật sự là 85 tỉ usd thì người dân hết tin tưởng vào CP nữa rồi. Khi 1 quốc gia như VN, CP tuyên bố điều gì thì người dân tin ngược lại (ví láo xạo trắng trợn quá nhiều và quá thường xuyên) thì làm sao bình ổn thị trường, làm sao thắng dc những thong tin khac ??? Đây là điều tôi nói rất nhiều lần là cộng sản VN ko thấy và ko biết hậu quả tai hại của chuyện nói láo. Tai hại đến nỗi khi người dân ko tin vào đảng nữa thì họ sẽ truất phế để đem lên 1 chính thể mà họ tin tưởng được, tiếng Anh gọi là The trust of the people on the Government. Độ tin cậy vào đảng cộng sản bây giờ ko là zero nữa mà là ÂM.
Tôi kêu gọi 85 triệu người Vn đừng để cộng sản cưỡi đầu cưỡi cổ mãi, hãy vùng lên, dũng cảm như 505 nhà văn này. Bây giờ, trí thức VN lên tiếng bất tuân luật rừng, hội đoàn dzởm của bạo quyền, côn đồ, độc tài toàn trị, tham nhũng, bất tài cộng sản VN. Ngày tàn của đảng cộng sản càng ngày càng đến gần rồi đấy.
Quý đồng bào đừng chờ gì nữa, hãy lấy lại quyền của quý đồng bào. Quý vị nên tước quyền ký nợ của CSVN bằng cách gia nhập Thiên Chúa Giáo, hay nếu ko dc thì tham gia thắp nến để biểu tình, đòi quyền bầu cử, lựa chọn ng tài đức lo cho 85 triệu người dân VN và con cháu họ khỏi phải trả nợ mà có tiền hưu trí,
Trân trọng kính chào quý đồng bào.
Chau Xuan Nguyen

Đồng tiền đã bị phá giá rồi, đến lúc không thể chịu được nữa thì mới can thiệp một cách “giật cục” khiến nhiều người coi là “đột ngột” và “mạnh”. Tiếng Anh là Knee-jerk reaction, tức là phản ứng đột biến ko suy nghĩ.
Điều đó gây khó khăn cho truyền thông, cho truyền thông điệp rõ ràng một điều hết sức quan trọng trong hoạt động kinh tế. Riliability
Tai hại hơn, nó có thể làm xói mòn niềm tin vào chính sách. Cần rất cẩn trọng và cân nhắc. Tưởng là làm thế để củng cố niềm tin, thực ra là ngược lại. Điểm này rất chính xác, khi niềm tin xói mòn thì quần chúng ko nghe lời CP nữa, đó là lúc đại họa đến cho nền kinh tế.
Đấy là một vòng luẩn quẩn khá quen thuộc được nghiên cứu kỹ trong kinh tế học. Đây cũng rất chính xác, tôi đã nói nhiều về kinh tế VN đi trong vòng lẫn quẩn mà bè lũ cộng sản ko bao giờ nhìn thấy dc lối ra, nhưng chúng tôi nhìn thấy.
Việc “găm” ngoại tệ khiến các ngân hàng thiếu ngoại tệ để bán cho các doanh nghiệp khác có nhu cầu. Sự khan hiếm này đẩy giá ngoại tệ lên và càng khiến các doanh nghiệp “găm” ngoại tệ có động cơ để “găm” thêm nữa, củng cố thêm động cơ “găm”. Đấy cũng là một vòng luẩn quẩn quen thuộc.

http://www.tuanvietnam.net/2009-11-29-cac-chuyen-gia-noi-gi-ve-ty-gia-

Các chuyên gia nói gì về tỷ giá?
Tác giả: Trần Lê Anh – Nguyễn Minh Phong – Nguyễn Quang A
Bài đã được xuất bản.: 5 giờ trước
TIN LIÊN QUAN
Cần một tỷ giá phù hợp
Tỷ giá và ổn định kinh tế
Lạm phát, tỷ giá hối đoái và lãi suất: Vòng luẩn quẩn
Tỷ giá hối đoái có lợi cho xuất khẩu hay nhập khẩu?
(Đọc thêm…)
Một chính sách tỷ giá phù hợp phải thực tế theo tín hiệu của thị trường và hướng về lợi ích toàn cục của nền kinh tế đất nước.

LTS: Vấn đề tỷ giá không bao giờ là dễ dàng. Quyết định điều chỉnh tỷ giá vừa rồi giúp đưa tỷ giá chính thức gần hơn với tỷ giá trên thị trường tự do nhằm giảm bớt những giao dịch quanh co, ngoài luồng và giải tỏa bớt yếu tố kỳ vọng. Tuy nhiên trong lâu dài, một chính sách tỷ giá phù hợp phải thực tế theo tín hiệu của thị trường và hướng về lợi ích toàn cục của nền kinh tế đất nước và trên hết đó là niềm tin. Để rộng đường dư luận, Tuần Việt Nam giới thiệu ý kiến của GS Trần Lê Anh (Đại học Lasell, Mỹ ); TS Nguyễn Minh Phong (Viện nghiên cứu kinh tế – xã hội Hà Nội) và TS Nguyễn Quang A quanh câu chuyện tỷ giá của Việt Nam.

TS. Nguyễn Minh Phong
Nói đến tỷ giá hối đoái trên thị trường Việt Nam hiện nay về thực chất và chủ yếu là nói đến tỷ giá giữa VND và USD với tư cách là mối quan hệ cơ bản dẫn dắt và xuyên suốt các tương quan giữa VND với các đồng tiền khác trong “rổ” tiền tệ của thế giới mà Việt Nam có quan hệ kinh tế trên thực tế…
Đây là một thực tế lịch sử, được quy định bởi nhiều lý do có tính lịch sử, mà trước hết là do sự phổ biến của đồng USD trên thế giới với sự bao quát tới trên 2/3 – 3/4 tổng giao dịch kinh tế – tiền tệ trên thế giới trong suốt nửa thế kỷ qua.
Ở Việt Nam, sự phổ biến của đồng USD cũng ở mức cao như vậy, thậm chí còn có phần cao hơn do các giao dịch ngoại thương và kiều hối của Việt Nam chủ yếu thực hiện thông qua đồng tiền này.
Điều hành linh hoạt nhằm giữ ổn định tỷ giá VND với USD là mục tiêu và cũng là phương châm hành xử khá nhất quán ở nước ta suốt nhiều thập kỷ qua. Và đây cũng là căn nguyên giải thích cho những động thái chủ yếu về tỷ giá của Việt Nam với tất cả tính 2 mặt của nó mà chúng ta đã và đang cảm nhận thấy trong thực tế.
Những điều chỉnh chính sách tỷ giá trong thời gian gần đây cho thấy các cố gắng thu hẹp chênh lệch tỷ giá chính thức và tỷ giá trên thị trường tự do, từ đó góp phần cân bằng cung – cầu và giảm bớt các hoạt động găm giữ và đầu cơ ngoai tệ trong nền kinh tế. Đây là những điều chỉnh cần thiết và đúng hướng, đáp ứng cả nhu cầu thực tế trong quản lý nhà nước và kinh doanh của doanh nghiệp, lẫn phù hợp các nguyên tắc về lý thuyết tiền tệ…
Linh hoạt tỷ giá, ngày càng trở thành phương châm hành xử phổ biến trong chính sách tỷ giá của hơn ¾ số nước trên thế giới hiện nay. Vì vậy, không có lý gì mà Việt Nam nằm ngoài xu hướng chung này của thế giới trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, sự linh hoạt cần được “Việt Nam hoá” cả về nghĩa đen, lẫn nghĩa bóng, rộng và hẹp, trước mắt và lâu dài của khái niệm khá “mờ và mở” này….
Cần hiểu sự linh hoạt tỷ giá không có nghĩa là sự thay đổi quay quắt đến chóng mặt của tỷ giá chính thức theo các quyết định chủ quan có tính cơ hội hoặc vì lợi ích cục bộ nào đó, lại càng không có nghĩa là có thể biến động ngược chiều với các xu hướng tỷ giá chung của các đồng tiền chủ chốt trên thế giới.
Linh hoạt còn có nghĩa là không nên chỉ có sự biến động tỷ giá tăng hoặc giảm theo một chiều, chỉ có lên hoặc chỉ có xuống, tạo ra những kỳ vọng đầu cơ cao; Cũng không có nghĩa là phải ngay lập tức điều chỉnh tỷ giá chính thức thả nổi cứng nhắc như toán học theo đúng tốc độ tăng hay giảm của một hoặc một số đồng tiền dù là rất quan trọng nào đó trên thế giới.
Và sự linh hoạt của chính sách tỷ giá còn được thể hiện ở sự linh hoạt trong lựa chọn mục tiêu của chính sách tỷ giá. Không thể thoả mãn cùng lúc nhiều mục tiêu cho chính sách tỷ giá trong cùng một thời điểm, nhưng cũng không thể kéo dài mãi một chính sách tỷ giá chỉ phục vụ cho một mục tiêu nhất định dù là quan trọng trong bối cảnh nào đó, bất chấp những điều kiện khách quan đã thay đổi.
Linh hoạt tỷ giá còn bảo đảm phải có sự đồng bộ giữa tỷ giá với lãi suất vả cả biên độ tỷ giá, cũng như với các chính sách tài chính khác (theo nghĩa rộng) tránh sự triệt tiêu lấn nhau giữa các công cụ chính sách này, nhất là chính sách tỷ giá và lãi suất, cũng như giữa chính sách tỷ giá với công cụ tài chính khác. Đồng thời, còn cần “căn” tỷ giá chính thức phụ thuộc vào độ “dày hay mỏng” của dự trữ quốc gia, vào các mục tiêu chính sách cơ bản và vào thực tế dòng tiền chảy trên thị trường, nhất là dòng ngoại tệ ra – vào qua biên giới.
Cần lưu ý rằng, linh hoạt tỷ giá không hề mâu thuẫn với yêu cầu về tính minh bạch và có thể dự báo được của chính sách tỷ giá. Nói cách khác, xu hướng tỷ giá cần bám sát các động thái và tương quan tiền tệ và thị trường trong nước và quốc tế, tránh thị trường chảy theo một hướng, còn chính sách tỷ giá lái theo một nẻo, làm mất tính ổn định khách quan của chính sách tỷ giá, làm giảm hiệu quả và cả uy tín chính phủ trong điều hành tỷ giá, gây thêm những rủi ro chính sách cho các doanh nghiệp, đồng thời làm xấu môi trường và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Thực ra, sự tăng giá USD so với VND trong đợt điều chỉnh tỷ giá lần này là không có gì bất ngờ, vì:
Thứ nhất, chúng ta đã giữ tỷ giá này ổn định quá lâu, có xu hướng làm tăng giá VND quá mức ngay với bản thân USD, gây bất lợi cho nền kinh tế và nhất là cho các hoạt động kinh tế lành mạnh và hiệu quả. Thực tế lạm phát của Việt Nam trong 3 năm 2007-2009 là trên 40%, trong khi lạm phát của Mỹ chi bằng khoảng trên dưới 20% cùng thời kỳ, nhưng tỷ giá chính thức USD/VND dường như thay đổi không đáng kể, khiến VND bị định giá cao ngay trong tương quan tỷ giá với USD, vì vậy sự điều chỉnh tỷ giá lần này là cần thiết để xác lập sự cân bằng trở lại trong tương quan tỷ giá giữa VND và USD, bất chấp động thái này có vẻ như ngược lại với xu hướng mất giá chung của USD trên thị trường thế giới.
Cần nhấn mạnh rằng, càng kéo dài lâu hơn sự mất cân bằng này thì càng tích tụ nhiều hơn những hệ quả tiêu cực cộng dồn từ các thiệt hại do VND bị định giá cao và do “sốc tỷ giá” trong tương lai…
Thứ hai, sự tăng trưởng tín dụng và tổng phương tiện thanh toán với tốc độ cao trong nhiều năm qua theo yêu cầu của chính sách nới lỏng tiền tệ để dảm bảo mức tăng trưởng kinh tế cao là nguyên nhân quan trọng làm VND phải giảm giá so với USD bất chấp xu hướng giảm giá của USD trên thế giới. Khi sự điều chỉnh này đạt tới ngưỡng sâu cần thiết, thì tỷ giá USD/VND sẽ bám sát hơn các động thái tỷ giá chung trên thế giới.
TS. Nguyễn Minh Phong (Viện nghiên cứu KT – XH Hà Nội)

TS. Nguyễn Quang A
“Vòng luẩn quẩn quen thuộc”
Giới chuyên môn không hề ngạc nhiên trước quyết định mà nhiều người cho là “đột ngột” của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khi cơ quan này quyết định: a) tăng lãi suất cơ bản từ 7%/năm lên 8%/năm; b) tăng tỷ giá của đồng USD lên gần tỷ giá thị trường và; thu hẹp biên độ tỷ giá giao dịch ngoại hối từ ±5% xuống ±3%. Lẽ ra đã phải hiệu chỉnh chính sách sớm hơn, linh hoạt hơn để ngăn “sự phá giá” đồng tiền nội địa. Đồng tiền đã bị phá giá rồi, đến lúc không thể chịu được nữa thì mới can thiệp một cách “giật cục” khiến nhiều người coi là “đột ngột” và “mạnh”.
Đã có những tuyên bố rằng: “nhất thiết không phá giá đồng tiền”, rồi vài ngày sau có một đợt “điều chỉnh mạnh” (“điều chỉnh mạnh” chứ không phải “phá giá” nhé).
Thực ra đồng tiền nội địa đã bị phá giá trước đó rồi, sự can thiệp này sẽ làm tình hình dịu đi. Cùng một hiện tượng có nhiều cách gọi khác nhau. Do dị ứng với một vài từ, người ta hay dùng các từ khác mỹ miều hơn. Người dân và giới chuyên môn lại dùng từ khác. Điều đó gây khó khăn cho truyền thông, cho truyền thông điệp rõ ràng một điều hết sức quan trọng trong hoạt động kinh tế.
Tai hại hơn, nó có thể làm xói mòn niềm tin vào chính sách. Cần rất cẩn trọng và cân nhắc. Tưởng là làm thế để củng cố niềm tin, thực ra là ngược lại.
Sự bất nhất trong điều chỉnh chính sách tạo ra những kỳ vọng méo mó. Những kỳ vọng đó lại làm cho tình hình thêm căng thẳng và buộc phải can thiệp theo hướng thoả mãn kỳ vọng; việc đó lại củng cố các kỳ vọng. Đấy là một vòng luẩn quẩn khá quen thuộc được nghiên cứu kỹ trong kinh tế học.
Rất nhiều người đã cảnh báo từ lâu về việc cần điều chỉnh linh hoạt tỷ giá để tránh việc các doanh nghiệp “găm” ngoại tệ (tức là để ngoại tệ trên tài khoản của mình và không bán cho ngân hàng) kỳ vọng ngoại tệ sẽ lên.
Việc “găm” ngoại tệ khiến các ngân hàng thiếu ngoại tệ để bán cho các doanh nghiệp khác có nhu cầu. Sự khan hiếm này đẩy giá ngoại tệ lên và càng khiến các doanh nghiệp “găm” ngoại tệ có động cơ để “găm” thêm nữa, củng cố thêm động cơ “găm”. Đấy cũng là một vòng luẩn quẩn quen thuộc.
TS. Nguyễn Quang A

Tags: 503tsnguyenquanga
Prev: CXN_502_120109_Càng ngày càng thấy nhiều ý kiến trên báo chính thống đồng ý với tôi là vàng sẽ lên và đây là công cụ hữu hiệu nhất chống phá giá vnd và kinh tế VN suy sụp.
Next: CXN_504_120109_Tư duy của những thằng ở trong rừng như nguyen tan dung và nguyen minh triết vận hành nền kinh tế hội nhập 85 tỉ usd này_Năm 1989, khi tôi về VN lần đầu, bọn cộng sản kêu gọi VK về VN đầu tư (vài chục ngàn usd cũng dc) với ngôn từ nhân công rẻ, 1 usd/day. 20 năm sau, chiêu bài vẩn thế, lương minimum là 710 ngàn vnd/tháng, là 37 usd/tháng. 20 năm dậm chân tại chổ. Hôm nay Dại sứ Thương Mại S. Schwab nói: Không nước nào muốn dựa vào nhân công rẻ mãi. Thống đốc Ngân hàng nhà nước trước khi phát biểu với báo chí về tỉ giá usd, ảnh hưởng đến 85 triệu người vn mà phải xin ý kiến chỉ đạo của 1 thằng sống trong rừng từ lúc 12 tuổi, nguyen tấn dũng ????

reply share

6 Comments
ChronologicalReverseThreaded
replychauxuannguyen wrote on Nov 30, ’09, edited on Nov 30, ’09
Bài lại mất nữa rồi ??
CXN
Đang chỉnh sửa
Xong rồi đấy
replytuxedo1985 wrote on Nov 30, ’09
bởi vậy khi xem tin thời sự trên ti vi cháu đâu có tin nhiều :) , suốt ngày chiếu mấy cái chương trình ca nhạc chán ngắt , phim Tàu . Tối tối cháu canh xem thời sự mà chỉ tin 1/10 .

Lại thêm một vụ “Hắt hủi nhân tài”:

Bằng kỹ sư “chào thua” chứng chỉ

http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=350605&ChannelID=3

thật là chuyện mắc cười ko thể tả nổi .
replygiothoangmaybay wrote on Dec 2, ’09
tuxedo1985 said
bởi vậy khi xem tin thời sự trên ti vi cháu đâu có tin nhiều :) , suốt ngày chiếu mấy cái chương trình ca nhạc chán ngắt , phim Tàu . Tối tối cháu canh xem thời sự mà chỉ tin 1/10 .

Lại thêm một vụ “Hắt hủi nhân tài”:

Bằng kỹ sư “chào thua” chứng chỉ

http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=350605&ChannelID=3

thật là chuyện mắc cười ko thể tả nổi .
Thế là bạn tuxedo còn kiên nhẫn đấy. Tôi chả bao giờ xem thời sự trong nước cả; vì xem xong lại mất thời gian suy nghĩ ngược lại (ví dụ ĐCS nói “đời sống nhân dân đang được nâng cao” có nghĩa là “trên thực tế, dân đang chết dần chết mòn trong nghèo khổ, đói rách”). Tôi chỉ xem phần “Thời sự quốc tế” thôi.

Cứ mỗi sáng đi bộ thể dục quanh hồ Hoàn Kiếm (nhằm giảm huyết áp), nghe ngóng dân tình bàn tán chuyện thời sự, ghé quán cà phê cóc đầu phố uống ly cà phê là biết tình hình trong nước thế nào rồi. Ba lần mỗi tuần dạo qua “vườn hoa Ba Đình” là biết Bộ Chánh Trị đang bàn kế hoạch bán nước ra sao.
replychauxuannguyen wrote on Dec 2, ’09, edited on Dec 2, ’09
tuxedo1985 said
bởi vậy khi xem tin thời sự trên ti vi cháu đâu có tin nhiều :) , suốt ngày chiếu mấy cái chương trình ca nhạc chán ngắt , phim Tàu . Tối tối cháu canh xem thời sự mà chỉ tin 1/10 .

Lại thêm một vụ “Hắt hủi nhân tài”:

Bằng kỹ sư “chào thua” chứng chỉ

http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=350605&ChannelID=3

thật là chuyện mắc cười ko thể tả nổi .
Chào bạn tuxedo1985,
Khi người dân ko tin vào CP nữa thì QG ấy sẽ từ từ đi vào xáo trộn cực kỳ,
Vì ko coi trọng nhân tài, chì COCC nên đất nước mới ra nông nỗi này,
Thân ái,
Chau Xuan Nguyen

replychauxuannguyen wrote on Dec 2, ’09
giothoangmaybay said
Thế là bạn tuxedo còn kiên nhẫn đấy. Tôi chả bao giờ xem thời sự trong nước cả; vì xem xong lại mất thời gian suy nghĩ ngược lại (ví dụ ĐCS nói “đời sống nhân dân đang được nâng cao” có nghĩa là “trên thực tế, dân đang chết dần chết mòn trong nghèo khổ, đói rách”). Tôi chỉ xem phần “Thời sự quốc tế” thôi.

Cứ mỗi sáng đi bộ thể dục quanh hồ Hoàn Kiếm (nhằm giảm huyết áp), nghe ngóng dân tình bàn tán chuyện thời sự, ghé quán cà phê cóc đầu phố uống ly cà phê là biết tình hình trong nước thế nào rồi. Ba lần mỗi tuần dạo qua “vườn hoa Ba Đình” là biết Bộ Chánh Trị đang bàn kế hoạch bán nước ra sao.
Chào bạn giothoangmaybay,
Khi người dân ko còn nghe và tin những gì chính phủ nói thì quốc gia sẽ đi vào rối loạn rất nhanh (slidding into anarchy) và từ đó sẽ phân hóa nhanh như chớp,
Thân ái,
Chau Xuan Nguyen

replychauxuannguyen wrote on Dec 2, ’09
http://chauxuannguyen.multiply.com/journal/item/532
CXN_503_120109_Tiến sĩ Nguyen Quang A là người đánh ngay chóc vào vấn đề tỉ giá (hit the nail on the head) là niềm tin của 85 triệu ng về cách ứng biến của quan chức trách nhiệm nhà nước là quan trọng số một. Hai ông còn lại, 1 ông TS Nguyen Minh Phong của viện kinh tế thì phô bày kiến thức căn bản kinh tế (ko ai ko biết) còn GS Trần Lê Anh, NVHN cũng ko trình bày 1 ý kiến nào hay hơn so với NM Phong.
audio reply video replyAdd a Comment
For: Add a comment to this blog entry, for everyone
Send chauxuannguyen a personal message

Subject:

Quote original message

chauxuannguyen
Premium Account

Photos of Chau Xuan Nguyen
Personal Message
RSS Feed [?]

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s