KT* – 691 – 042612 – DATC “giải cứu” Bianfishco : “Bơm” tối đa 250 tỉ đồng (Lê Đăng Doanh)

Đăng lần đầu: 26.04.2012

Phan Nam

        Theo:vpbs
(Lời bình): – Ước gì ông TS KT Liên Xô già lẫm cẫm, không hiểu thế nào là mua nợ đọc được bài này.
Cty mua nợ này DATC làm nhiều hơn cty mua nợ của Úc và Mỹ. Ở Úc và Mỹ những cty hấp hối, họ đến coi sổ nợ, đến coi tài sản, tìm người muốn tham gia mua, ví dụ nợ 100 triệu usd, trị giá tài sản có người chịu mua là 60 triệu usd, họ đề nghị mua lại tất cả tài sản để trả nợ với giá là 50 triệu và đồng thời họ thương lượng với con nợ là sẽ trả 10% rồi huề, vậy là sau khi thanh lý, họ lời 10 triệu bên cty và 10 triệu bên khách hàng (nếu không có lời thì không ai chịu mua cả.
Còn DATC kiếm doanh nghiệp có khả năng và kinh nghiệm để vực dậy, đó là một cty khác, cty Management Company (cty quản lý cho tới khi bán lại được cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, rồi cổ đông sẽ bầu ban quản lý và ban quản lý tạm thời lãnh một số tiền kết sù rồi rút lui).
Chuyện mua bán nợ của một cty là 250 tỉ (Bianco nợ 1500 tỉ) và cần 2 năm.
Doanh Nghiệp VN sáp phá sản với 400.000 DN/600.000 thì tìm đâu ra 400.000 cty mua nợ với tài sản vài trăm tỉ vnd để cứu 400.000 DN này. Những chiên da kinh tế Liên xô như Lê Đăng Doanh thì nên vứt vào sọt rác như chế độ Mác Lê nin của họ vì kinh tế thế kỷ 21 này họ hoàn toàn không có một ý niệm gì mà chỉ đọc những bài dịch từ những nhà băng Mỹ mà nghĩ VN làm được rồi lên báo tuyên bố vung vít, rồi ba Dũng nghĩ là Lê đăng Doanh nói được là chắc được, tới hồi đụng chuyện thì lại tanh bành, lại quá trể, lại không có tiền mua hết nợ, lại không có nhân sự kỹ thuật và thương mại để thẩm định (400.000 NV thẩm định với kinh nghiệm và vô vụ lợi), kinh nghiệm thì kiếm được 10 chứ kiếm NV thẩm định vô vụ lợi chắc kiếm được trên đầu ngón tay (của một bàn tay chứ không phải hai bàn tay).

Công An và quân đội có đứng ra bảo vệ 3 Dũng bất tài này nữa hay không, ngay cả Bộ Chính Trị và Trung Ương đảng nữa, có để 3 Dũng đưa cả đảng CS và 90 triệu dân VN “Xuống Hố Cả Nước” hay không. 3 Dũng có vài tỉ usd trong bank Thũy sĩ mà cô gái rượu Nguyễn thanh Phượng giữ ở Thụy Sĩ rồi, còn Bộ Chính Trị và 200 Ủy Viên Trung Ương có gì không, rồi CA và bộ đội có gì hay không ???
Cong lưng ra để bảo vệ 3 Dũng cứ ngỡ rằng “còn đảng còn mình”, ai dè 3 Dũng làm “mất đảng mất mình” luôn. Ngày đó sẽ xẩy ra trong năm 2012 này đây, ko lâu đâu, doanh nghiệp phá sản và họ biết (qua đọc bài trang này) là suy thoái sẽ là 7 năm thì 90 triệu dân sẽ hành động, Cựu chiến binh đã kêu gọi dân oan biểu tình rồi đấy, có dám đàn áp cựu chiến binh hay không ???
CP hậu CS của Chau Xuan Nguyễn sẽ không có chuyện học tập cải tạo, đó là lời hứa của tôi và Nhóm Vì Dân với Bộ Đội và cán bộ.
ĐCS không sụp nhanh năm nay mới là lạ.
Nếu người VN may mắn, đuổi được bọn cai trị và đô hộ khỏi VN thì những nhà cửa mà chúng bỏ của chạy lấy người còn rẻ nữa

Khi CP Hậu CS tiếp thu, một sự dân chủ, công bằng và minh bạch, trung thực sẽ đem lại lòng tin cho 90 triệu dân VN cùng thế giới tự do. Từ đó, 1 hay 2 năm sau thì kinh tế sẽ trỗi dậy và giá BĐS sẽ cao gấp mấy lần bây giờ vì tất cả VKHN đều muốn về VN sống và phục vụ.

Hiện giờ chỉ có dân đen là chịu khổ thôi, còn tư bản đỏ và cánh hẩu, vây cánh của chúng nó vẫn sung sướng.
Châu Xuân Nguyễn

Melbourne
26.04.2012

———————————————————————————–

http://www.vpbs.com.vn/News/2012/4/25/195934.aspx

DATC “giải cứu” Bianfishco : “Bơm” tối đa 250 tỉ đồng
DDND – 25/04/2012 2:01:53 CH

Trao đổi với Báo DĐDN, ông Phạm Thanh Quang – Tổng Giám đốc Cty Mua bán nợ và Tài sản tồn đọng của DN (DATC) cho biết: DATC chỉ xem xét bơm tiền vào các tài sản xương sống của Cty thủy sản Bình An (Bianfishco) và mức tối đa có thể là 250 tỉ đồng.

Ông Phạm Thanh Quang – Tổng giám đốc DATC đã đến Cần Thơ khảo bước đầu. Mục đích của chuyến công tác là tìm hướng tháo gỡ khó khăn cho Bianfishco thoát khỏi nợ nần kéo dài nhiều tháng qua.

– DATC được thành lập với mục tiêu xử lý các khoản nợ tồn đọng và tài sản không cần dùng, chờ thanh lý, vật tư ứ đọng kém, mất phẩm chất (gọi tắt là nợ và tài sản tồn đọng) góp phần lành mạnh hoá tình hình tài chính DN, thúc đẩy quá trình sắp xếp và chuyển đổi DN nhà nước. Tại sao lần này DATC lại tham gia “giải cứu” DN tư nhân, thưa ông?

Hiện nay ngành thủy sản nói chung đang gặp khá nhiều khó khăn. Đối với các DN chế biến cá tra, rủi ro rất lớn do đầu tư ban đầu lớn, lãi suất cao. Bianfishco là một trong những DN hàng đầu về trong lĩnh vực này và việc DN ngập trong nợ nần có  tác động rất lớn tới kinh tế- xã hội của địa phương cũng như khu vực vì vậy chúng tôi quyết định tham gia. Tuy nhiên, phải khẳng định việc tham gia của DATC vào Binhanfishco đơn thuần là quan hệ giữa DN và DN.

– Vậy phương án DATC dự kiến đưa ra để “giải cứu” Bianfishco như thế nào, thưa ông ?

DATC còn phải đánh giá lại thật kỹ, kiểm toán toàn bộ thì mới đưa ra được phương án. Tuy nhiên hiện nay chúng  tôi cũng đã tính đến một số phương án.

Phương án thứ nhất là tìm nhà đầu tư nước ngoài “bán đứt”. Thậm chí nếu nhà đầu tư trong nước có đủ tiềm lực có nhu cầu cũng sẽ bán. DATC sẽ đứng vai trò trung gian  để dàn xếp, thậm chí tham gia một phần nhỏ. Theo phương án này DN có thể trả tiền mua theo lộ trình nhưng trước hết “bơm” vài trăm tỉ để nhà máy đi vào hoạt động.

Phương án thứ hai là DATC tư vấn, đưa ra giải pháp để cho DN và các chủ nợ ngồi với nhau. Chúng tôi cũng nghiêng nhiều về phương án thứ hai vì tính khả thi cao hơn. DATC sẽ chỉ tham gia một phần chứ không “bơm” nhiều tiền vào Bianfishco. DATC sẽ cho kiểm toán và đánh giá hết lại tài sản, công nợ và đưa ra phương án xử lý tài sản. Cơ cấu lại tài sản, bán các tài sản không cần thiết như Nhà máy collagen, viện nghiên cứu, vùng nuôi trồng… chỉ giữ lại tài sản lõi là nhà máy chế biến. Riêng việc cơ cấu lại tài sản có thể thu về hàng trăm tỉ đồng.

Tiếp theo sẽ cơ cấu lại cổ đông. Mời cổ đông chiến lược vào, đồng thời mời các chủ nợ cùng tham gia đặc biệt là các ngân hàng. Sau khi cơ cấu lại sẽ để các DN có kinh nghiệm trong lĩnh vực thủy sản tham gia điều hành trực tiếp.

Tôi biết hiện cũng có nhóm nhà đầu tư trong nước là các DN thủy sản có tín hiệu muốn thông qua các quỹ đầu tư để tham gia vào Binhanfishco, vì đây là nhà máy chế biến thủy sản hiện đại và đã có những đơn hàng đi Mỹ, Nhật và các thị trường khó tính.

Tuy nhiên, cả hai phương án muốn thành công cần phải có cổ đông mới có năng lực thực sự và am hiểu về thủy sản.

– Để lập phương án cơ cấu lại Bianfishco sẽ mất bao lâu ?

Nếu tích cực làm thì trong khoảng 1 tháng là hoàn thành, nhưng điều này còn phụ thuộc rất nhiều vào các chủ nợ. Các chủ nợ phải có thiện chí thì mới có thể tiến hành nhanh được. Nếu không, việc này có thể kéo dài hằng năm nếu chưa thống nhất được giá trị các khoản nợ đối với các chủ nợ.

Chúng tôi phải cân nhắc kỹ và chỉ bơm tiền vào các tài sản xương sống của DN như nhà máy và cùng lắm là vùng nguyên liệu để nhà máy có thể quay trở lại hoạt động và tạo ra nguồn thu để trả nợ. Chúng tôi “cho cần câu chứ không cho con cá”. Mức “bơm” tiền tối đa có thể là 250 tỉ đồng.

– Ông đánh giá như thế nào về khả năng giải cứu thành công Bianfishco?

Khả năng thành công là rất lớn. Hiện nay một số nhà đầu tư đã liên hệ để tham gia. Chúng tôi cũng đang tìm một ngân hàng để tham gia cùng. Theo tính toán của tôi nếu bơm khoảng 500 tỉ đồng là có thể đưa nhà máy đi vào hoạt động.

Trên thực tế chúng tôi đã xử lý thành công nhiều trường hợp DN rơi vào tình trạng rất xấu. Chẳng hạn như cuối năm 2006 chúng tôi xử lý thành công Sadico. Đầu năm 2007 DATC bơm vào DN này 200 tỉ đồng để thực hiện chuyển đổi thì đến cuối năm 2007 DN đã hoạt động có lãi và chia cổ tức. Trường hợp của Bianfishco phức tạp hơn nhưng tôi tin là không quá 2 năm.

– Việc tham gia giải cứu Bianfisco có tạo tiền lệ để DATC tham gia sâu hơn vào thị trường “mua bán DN”  tư nhân thưa ông ?

Trên thực tế DATC vẫn mua bán và xử lý tài sản tồn đọng của DN tư nhân nhưng do hạn mức đối với loại hình DN này thấp nên chỉ tham gia ở mức độ. Việc tham gia vào Bianfishco có chăng là tạo tiền lệ tăng hạn mức đối với DN tư nhân lên. Nhưng khi DN đi vào sản xuất ổn định thì chúng tôi sẽ phải tính đến phương án rút dần vốn. Việc này nhằm giảm hạn mức để có thể tiếp tục mua bán nợ và xử lý tài sản tồn đọng của các DN khác, thực hiện mục tiêu chính là góp phần lành mạnh hoá tình hình tài chính DN, thúc đẩy quá trình sắp xếp và chuyển đổi DN nhà nước.

– Xin cảm ơn ông !
Phan Nam thực hiện

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s