Đăng lần đầu: 07.06.2012
Chí Hải
Theo:thitruongtaichinh
( Lời bình): – Con số nợ 415 ngàn tỉ vnd chỉ là DNNN nợ hệ thống nhà băng VN thôi, đó chỉ là một phần nhỏ. DNNN còn nợ NH ngoại quốc, bank bills, trái phiếu, bonds, bills, Debenture stocks…tất cả gấp 6 lần con số 20 tỉ usd này, tức là 120 tỉ usd, 120% GDP của toàn nước VN này.
Khi CP Hậu CS tiếp thu, một sự dân chủ, công bằng và minh bạch, trung thực sẽ đem lại lòng tin cho 90 triệu dân VN cùng thế giới tự do. Từ đó, 1 hay 2 năm sau thì kinh tế sẽ trỗi dậy và giá BĐS sẽ cao gấp mấy lần bây giờ vì tất cả VKHN đều muốn về VN sống và phục vụ.
Hiện giờ chỉ có dân đen là chịu khổ thôi, còn tư bản đỏ và cánh hẩu, vây cánh của chúng nó vẫn sung sướng.
Châu Xuân NguyễnMelbourne
07.06.2012
http://thitruongtaichinh.vn/index.php?r=public/index&news_id=26855
DNNN kém hiệu quả, đầm đìa nợ nần
Thứ Tư, 06/06/2012, 16:45 GMT+7 Bản in
Email
(ThiTruongTaiChinh) – Doanh nghiệp Nhà nước nhận nhiều sự ưu đãi thế nhưng lại hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, gây ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế nước nhà. Tính đến nay doanh nghiệp nhà nước nợ hơn 415 nghìn tỷ đồng.
Thực trạng tài chính của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước đang ở mức đáng lo ngại, điều này thể hiện trong đề án tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước do Bộ Tài chính trình Chính phủ.
Hiện các doanh nghiệp Nhà nước đang nợ ngân hàng hơn 415.000 tỷ đồng, trong đó nợ vay của 12 tập đoàn kinh tế nhà nước chiếm hơn phân nửa. Ba đại gia Nhà nước nợ “đầm đìa” được nêu tên gồm, Tập đoàn dầu khí PVN nợ 72.300 tỷ, Tập đoàn Điện lực EVN nợ 62.800 tỷ, Tập đoàn Than và khoáng sản Vinacomin nợ gần 20.000 tỷ.
Bộ Tài chính cũng đưa ra những chi tiết màu xám tiềm ẩn rủi ro đổ vỡ như 30 trong số 85 tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước đang có hệ số nợ cao hơn 3 lần vốn chủ sở hữu. Ngoài ra có 7 trường hợp đang có hệ số nợ cao hơn 10 lần vốn chủ sở hữu.
Bộ Tài chính đề xuất: đối với 44 DNNN hiện đang thua lỗ kéo dài không có khả năng hồi phục, cần giải thể, phá sản 13 doanh nghiệp. Đối với 31 doanh nghiệp còn lại, thực hiện tái cơ cấu bằng các phương thức thị trường như mua bán doanh nghiệp, chuyển nhượng một phần vốn tại doanh nghiệp, tái cơ cấu nợ .
Theo số liệu thống kê, DNNN phải sử dụng 2,2 đồng vốn để tạo ra 1 đồng doanh thu (năm 2009) trong khi mức trung bình của các doanh nghiệp Việt Nam là 1,5 đồng.
Doanh nghiệp ngoài quốc doanh chỉ cần 1,2 đồng vốn và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cần 1,3 đồng để tạo ra 1 đồng doanh thu. Hiệu quả kinh doanh của các DNNN còn nhiều hạn chế, những doanh nghiệp lãi cao chủ yếu nhờ vào kinh doanh những ngành nghề có nhiều lợi thế như khai thác tài nguyên khoáng sản hoặc còn độc quyền.
Nhiều doanh nghiệp hiệu quả đầu tư thấp, sản phẩm đầu tư có khả năng cạnh tranh không cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Nhiều DNNN ở các doanh nghiệp dệt, may, giấy, đường, dâu tằm tơ… phải sử dụng vốn vay ngắn hạn với lãi suất cao, trang thiết bị lạc hậu, trình độ năng lực quản lý hạn chế, dẫn đến kinh doanh thua lỗ không trả được nợ, mất vốn.
Thực tế cho thấy, trong khi doanh nghiệp nhỏ và vừa chật vật để tiếp cận nguồn vốn vay thì DNNN lại được ngân hàng quá ưu đãi. Liệu có phải do DNNN được hưởng quá nhiều ưu đãi về chính sách ?
ĐB Trần Du Lịch cho rằng đây là do ngân hàng. Ngân hàng cho DNNN vay nhiều do họ nghĩ sau lưng DNNN là Nhà nước, an toàn cho họ, thành ra họ thích cho vay. Còn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa rất khó vay vì ngân hàng thấy không an toàn.
Chính vì vậy, Việt Nam cũng như một số nước, Nhà nước thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng để giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp hay như Ngân hàng Phát triển để hỗ trợ cho những doanh nghiệp mới khởi nghiệp phát triển. Rất tiếc hai định chế mà tôi đề cập lại chưa có nhiều vai trò trong việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đây cũng là điểm mà chúng ta cần củng cố sửa đổi.
Cũng theo ông Trần Du Lịch, Nhà nước không nên đứng ra bảo lãnh cho DNNN.
Bởi doanh nghiệp nợ thì doanh nghiệp phải tự giải quyết, không ai đứng ra giải quyết thay cả. Nhà nước không đứng ra trả nợ thay DNNN, nếu doanh nghiệp không trả nổi nợ, thì cần xử lý theo quy định của Luật phá sản.
Còn những ngành đang sử dụng nhiều lao động, nếu phá sản ảnh hưởng đến xã hội hoặc những ngành cần khuyến khích phát triển thì Nhà nước xem xét hỗ trợ để doanh nghiệp tái cấu trúc lại nợ. Trong trường hợp này, không chỉ có DNNN mà Nhà nước cần hỗ trợ đối với cả doanh nghiệp tư nhân. Đó là lý do vì sao các ngân hàng chung tay xử lý nợ Bianfisco vì nó sử dụng nhiều lao động chế biến.
Điều quan trọng hơn nên để các chủ nợ tự tính với nhau, có thể là chuyển nợ thành vốn, tổ chức lại kinh doanh. Tình trạng sáp nhập, mua nợ, mua lại doanh nghiệp cũng là bình thường. Tôi cho rằng nên để thị trường điều tiết một cách bình thường.
Việt Nam đang ở vào giai đoạn cực kỳ nhạy cảm, nền kinh tế có thể bị ách tắc sau 25 năm đổi mới với một số thành đạt nhất định. Trong thông điệp đầu năm 2012, trước nhu cầu cấp bách phải cải cách khu vực doanh nghiệp nhà nước, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từng trấn an là sẽ tái cơ cấu theo phương cách “không bứt dây động rừng”.
Nay với tình hình tài chính đầy nguy hiểm của rất nhiều tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước, liều thuốc tái cơ cấu có thể sẽ phải mạnh hơn nhanh hơn.
Chí Hải