Ông Lê Thăng Long, 44 tuổi, bị Hà Nội bắt năm 2009, đưa ra tòa tại Sài gòn ngày 20/1/2010 phạt 5 năm tù ở, 3 năm quản chế. Ngày 11/5/2010 trước tòa phúc thẩm ông Long xin khoan hồng và được giảm án xuống 3 năm 6 tháng tù ở và 3 năm quản chế. Theo án ông Long sẽ được trả tự do ngày 20/7/2013. Tiếp tục đọc
Category Hiến Pháp
Thư ngỏ của lưu học sinh Trung Quốc gửi Hồ Cẩm Đào và Tập Cận Bình trước Đại Hội 18
Lời bàn: Du học sinh Việt nam đang ở ngoại quốc nghĩ gì về thư ngỏ này của du học sinh Trung Hoa? Họ có những suy nghĩ về xã hội, chính trị của đất nước họ, vậy du học sinh Việt nam nghĩ gì về tình hình chính trị, xã hội giáo dục nước nhà hiện nay? Tiếp tục đọc
Luật Cưỡng
Xứ định huớng Thiên Đường
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Luật số 1: Chúng mày không được làm Luật. Chúng tao làm luật.
Luật số 2: Chúng mày không được làm chính trị, không được lập đảng lập phái,
khi không được phép.
Luật số 3: Chúng mày không được nói, không được viết,
không được blog, khi không được phép. Tiếp tục đọc
Về việc so sánh cải cách chính trị giữa Việt Nam và Trung Quốc
Lê Tuấn Huy
Bài So sánh cải tổ chính trị ở VN và TQ mới đây của Trình Ánh Hồng đã đem lại những thông tin và nhận định có giá trị. Từ việc so sánh hiến pháp, tác giả truyền đạt cái nhìn lạc quan hơn về cải cách chính trị ở Việt Nam so với Trung Quốc. Điều này không sai nhưng vẫn cần xét thêm. Tiếp tục đọc
Hộ chiếu của công lý
Cuồi tuần vừa qua có mấy việc dồn dập đến. Nhiều người đã không có được sự bình an vào ngày nghỉ cuối tuần mà đáng lẽ họ được hưởng. Hình như lâu rồi dân mình đã bị đánh cắp quyền có được những weekend ngọt ngào mà người ta hay chúc nhau vào ngày thứ sáu. Xã hội vẫn đang vận hành trong một trận tự nhất định, một trật tự dựa trên nỗi sợ hãi, lảng tránh, ẩn mình, ích kỷ…chứ không phải được xây dựng bằng hòa bình. Dường như hòa bình thực sự chưa bao giờ có trên xứ sở này? Tiếp tục đọc
Trông mong gì ở cái Quốc hội này?
Có nhiều người lại cứ hay lôi ông Hồ ra mà định dọa mấy tay cộng sản “định hướng phong kiến” thời nay rằng thì là bác bảo thế này, rằng thì là bác bảo thế kia, nhưng mà “ối giời ôi”! Hiến pháp năm 1946 là do ông Hồ đứng đầu ban soạn thảo, đến lần sửa hiến pháp đầu tiên năm 1959 cũng lại ở trong “thời” ông Hồ đấy thôi, thế mà nó cũng đâu còn Tự do – Dân chủ nữa?… Tiếp tục đọc
Làm sao bảo vệ Hiến Pháp Việt Nam?
Một học giả trong lĩnh vực luật học của Việt Nam vừa nêu quan điểm với truyền thông trong nước về việc ‘phải có thiết chế bảo hiến’ để tránh vi phạm hiến pháp. Tiếp tục đọc
Việt Nam cần có một Hiến Pháp mới
Thư xin ý kiến thẩm định pháp lý của LS Trần Vũ Hải liên quan dự án Ecopark
Kính gửi:
- PGS-TS Luật Hà Hùng Cường, Bộ trưởng Bộ Tư pháp
- GS-TS Luật Trần Đại Quang, Bộ trưởng Bộ Công an Tiếp tục đọc
Tản mạn thời A Còng (@)
Thời đại tín liệu hay nói cách khác là thời đại a còng (@), Intrenet là phương tiện truyền thông hiện đại với nhiều cái nhất: hữu hiệu nhất, nhanh nhất, tốt nhất cho con người muốn hoàn thiện bản thân, tìm hiểu học hỏi, mở mang kiến thức cũng như tiếp cận, sàng lọc kiểm chứng thông tin trung thực, chính xác nhất có thể được. Tiếp tục đọc
Lật tẩy một kịch bản- Người tính không bằng trời tính
Lương Kháu Lão
–
Theo tinh thần nghị quyết 4 TW , mình “nghiêm túc kiểm điểm “thấy quá ấu trĩ khi cho rằng “một tỉnh nhỏ như Hưng Yên ở đồng bằng sông Hồng sao lại có thể huy động cả ngàn công an và cảnh sát cơ động để trấn áp dân ba xã Văn Giang đòi đất ?” Tiếp tục đọc
Bàn về sửa đổi Hiến pháp
Dan Luan
May 10, 2012
Phạm Quế Dương
Hội nghị Trung ương 5 Đảng Cộng sản Việt Nam vừa khai mạc sáng thứ hai 7/5. Chủ đề quan trọng được nêu lên đầu là bàn về sửa đổi Hiến pháp. Ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lưu ý các ủy viên trung ương rằng sửa đổi Hiến pháp là ‘công việc đặc biệt hệ trọng’ và mang ‘tính chất nhạy cảm’. Tiếp tục đọc
So sánh cải tổ chính trị ở Việt Nam và Trung Quốc
Tiến sĩ Yinghong Cheng (Trình Ánh Hồng), theo BBC
Kể từ năm 2006, cải tổ chính trị ở Việt Nam đã được thực hiện theo cách tương tự ở Trung Quốc trong nửa cuối thập niên 1980 trước khi tàn sát Thiên An Môn năm 1989 làm mọi sự chựng lại. Tiếp tục đọc
Tại sao Việt Nam “không tam quyền phân lập”?
Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Thường trực Văn phòng Quốc Hội bình luận với BBC Việt ngữ về quan điểm “Nhà nước ta không tam quyền phân lập” của Tổng Bí thư Đảng CSVN, ông Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Trung ương 5, khóa XI, Ban Chấp hành TW Đảng nhóm ở Hà Nội. Tiếp tục đọc
Hội từ thiện Bạch Đằng Giang bị sách nhiễu
Ảnh do anh Hải gởi. Anh Pham Bá Hải đã mãn hạn tù (tháng 9, 2011)
Mặc Lâm, biên tập viên RFA
Một nhóm thuyền nhân hồi hương từ năm 1989 bị công an sách nhiễu bằng cách liên tục hỏi cung, thẩm vấn về việc họ lập hội sinh hoạt từ thiện Bạch Đằng Giang.
Mặc Lâm tìm hiểu thêm vấn đề qua cuộc phỏng vấn ba người trong cuộc là các ông Phạm Bá Hải, Đào Bá Lê và Trần Đức Nhã. Trước tiên ông Đào Bá Lê cho biết: Tiếp tục đọc
Dân chủ hóa tránh lạc hậu
Ngô Nhân Dụng
–
Mấy năm trước tôi có dịp trò chuyện với một anh công an trẻ về “kinh tế tri thức.” Tôi cố giải thích với anh rằng không có dân chủ tự do thì kinh tế tri thức không phát triển được. Tiếp tục đọc
Ba nguyên lý quản trị quốc gia thịnh vượng
Dan Luan
Đinh Tuấn Minh
Đã 37 năm kể từ ngày đất nước hoàn toàn thống nhất. Quãng thời gian này chỉ vào khoảng 1% của lịch sử dân tộc Việt Nam nhưng lại là khoảng thời gian hòa bình có nhiều biến chuyển nhất. Trong vòng 10 năm đầu, cả đất nước đã thử nghiệm mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung, loay hoay tìm cách hoàn thiện nó, nhưng cuối cùng đã phải thừa nhận đó là một mô hình sai lầm vào năm 1986. Tiếp tục đọc
Thế lưỡng nan của Trung Quốc: quyền lực hay tự do?
Tác giả: James A Dorn
Người dịch: Thủy Trúc
Ngày 25-4-2012
Trong một khảo sát gần đây đối với gần 6.000 cá nhân tốt nghiệp đại học, thu nhập cao, ở 25 quốc gia, Edelman Trust Barometer phát hiện thấy 43% tin tưởng vào các định chế của chính phủ. Ở Mỹ, con số này là 45%, còn ở Trung Quốc là 75%. Việc nhiều người trong “cộng đồng có thông tin” ở Trung Quốc lại tin tưởng vào chính quyền hơn ở Mỹ nghe ra có vẻ khó hiểu.
Mỹ có một bản hiến pháp giới hạn quyền lực của chính quyền và bảo vệ quyền công dân; Trung Quốc thì không hề có nền pháp quyền thực sự, là nhà nước độc đảng với cơ chế bảo vệ dân quyền rất yếu, hoặc là không có. Làm sao mà những người thành đạt ở Trung Quốc lại có thể tin tưởng vào chính quyền nhiều hơn người thành đạt ở Mỹ? Tiếp tục đọc
Đặt Mình Trong Vị Trí Người Dân Văn Giang
Huy Đức
–
Chính quyền Hưng Yên nói họ đã không sai khi tổ chức cưỡng chế 70 hecta đất của 160 hộ dân Văn Giang. Chưa có cơ sở để tin rằng Thủ tướng sẽ nói quyết định này của Hưng Yên là sai như ông đã làm với chính quyền Hải Phòng. Nhưng, cho dù bên thua trận là nhân dân thì hình ảnh hàng ngàn cảnh sát chống bạo động, “khiên-giáo” tua tủa, đối đầu với vài trăm nông dân cuốc xẻng trong tay không chỉ phản ánh mối quan hệ Chính quyền – Nhân dân hiện nay mà còn có tính dự báo không thể nào xem thường được. Tiếp tục đọc
Vài ý về sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Nguyễn Trung
(Ghi lại phát biểu trong cuộc họp bàn về sửa đổi Hiến pháp ngày 24-03-2012 của viện Những Vấn Đề Phát Triển (VIDS), Hanoi , có bổ sung để làm rõ thêm một số vấn đề mà thời gian trình bày có hạn, chưa đề cập đến được.)
Xin cảm ơn VIDS cho tôi cơ hội nói lên vài suy nghĩ trong buổi thảo luận hôm nay về đề tài quan trọng này. Sửa đổi Hiến pháp là việc hệ trọng của một quốc gia. Tôi không hiểu nhiều về Luật, chỉ xin có vài ý kiến về vấn đề này từ góc độ một công dân đảng viên, mà những điều tôi sẽ trình bày liên quan mật thiết đến Đảng. Xin nói rõ ra như thế, vì tất cả chúng ta ngồi đây đều là công dân đảng viên già, từ lâu đã đứng sang bên lề cuộc sống. Tiếp tục đọc
Hiến pháp Việt Nam phải ‘bảo vệ dân quyền’
LS. Nguyễn Minh Tuấn
Gửi cho BBC từ ĐH Saarland, CHLB Đức
–
Chiều ngày 17/4, người phát ngôn của Ban chỉ đạo tổng kết thi hành Hiến pháp 1992, Thứ trưởng Bộ Tư Pháp Hoàng Thế Liên đã trả lời các câu hỏi của báo giới liên quan đến báo cáo tổng kết thi hành Hiến pháp 1992 của Chính phủ. Tiếp tục đọc
Điều không nên làm của người cầm bút (2)
Nguyễn Tường Thụy
–
- Xem: Điều không nên làm của người cầm bút (1)
2. Ai là người lợi dụng Bùi Thị Minh Hằng?
Khi báo ANTĐ cho rằng “có lẽ, Bùi Thị Minh Hằng là nhân vật phải hứng chịu mọi hệ lụy từ màn kịch mà số người cơ hội chính trị dựng lên”, tôi nghĩ họ nói đến đảng phái phản động nào ghê gớm lắm.
Bản cáo trạng các bloggers Điếu Cày, Tạ Phong Tần và Anhbasàigòn

Bình luận của độc giả Nguyễn Ngọc Già: Đây không phải bản cáo trạng. Mặc dù không có 4 trang đầu, nhưng trang cuối cho thấy: đây là bản kết luận điều tra của phía an ninh, không phải cáo trạng truy tố của VKS. Tiếp tục đọc
Sửa Luật Đất đai phải sửa Hiến pháp?
TS. Trần Quang Huy, Trưởng Bộ môn đất đai, Đại học Luật Hà Nội cho rằng, giữa Hiến pháp 1992, Luật Đất đai 2003 và Bộ luật Dân sự 2005 chưa có sự thống nhất về sở hữu đối với đất đai. Tiếp tục đọc
Cải cách chính trị nên bắt đầu từ đâu?
Bùi Công Tự
Những ngày vừa qua, ngoài những tin tức Trung Quốc xâm phạm chủ quyền lãnh thổ Việt Nam như cơm bữa thì có ba tin phát đi từ nước này được dư luận Việt Nam đặc biệt chú ý.
Một là tin ông thủ tướng Ôn Gia Bảo kêu gọi Trung Quốc phải khẩn cấp cải cách chính trị. Nếu không cải cách kịp thời thì những thành tựu đã đạt được có thể bị biến mất, những vấn đề mới nảy sinh trong xã hội Trung Quốc sẽ không được giải quyết căn bản và các thảm kịch lịch sử kiểu như đại cách mạng văn hóa vô sản (1966-1976) có thể lại xảy ra.
Hai là tin Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói về sự suy đồi của Đảng Cộng sản Trung Quốc hiện nay. Theo ông Tập thì Đảng Cộng sản Trung Quốc là nơi tập trung thành phần giá áo túi cơm cần phải được trong sạch hóa. Những tệ nạn trong Đảng cầm quyền hơn 63 năm qua tại Trung Quốc là thiếu lý tưởng, sa đọa, vô nguyên tắc và vô trách nhiệm đã xâm nhập mọi cấp Đảng viên với những mức độ khác nhau và làm mất uy tín trong dân chúng. Tiếp tục đọc
Quyền sở hữu đất đai trong Hiến pháp 1992 sửa đổi?
Việc hạn điền hết vào năm 2013 sau 20 năm sử dụng đất nông nghiệp hiện chưa có tiền lệ giải quyết, đang trở thành nan đề sừng sững trước mắt cả người dân lẫn chính quyền, liên quan trực tiếp tới 3 phạm trù luật học: Hiến pháp, Đất đai, Quyền sở hữu, trong 3 mối quan hệ, Hiến pháp – Đất đai, Hiến pháp – Quyền sở hữu, Quyền sở hữu – Đất đai. Tiếp tục đọc
Tính chính danh của Hiến Pháp
CXN_081911_1201_Không cần sửa Hiến Pháp 1992 nữa
–