Tôi yêu Việt Nam: Cả nước cùng nhau xác định chủ quyền

Dân Làm Báo – Trung Quốc lại tiếp tục thủ đoạn xâm lược bằng chiêu thức “cắm dùi”. Sau bảng hiệu “Tam Sa”, Đường lưỡi bò trên hộ chiếu là trò mới nhất. Phản đối, lên án tập đoàn bành trướng là điều cần nhưng không đủ. Việt Nam phải chủ động để xác định chủ quyền quốc gia một cách mạnh mẽ và rộng khắp; trong đó bên cạnh vai trò của nhà nước còn có sự tham gia của nhân dân Việt Nam là những người chủ của đất nước. Trước vụ việc “hộ chiếu lưỡi bò” Trung Quốc, từ  quần chúng cho đến nhà nước Việt Nam có thể:
Phía người dân Việt Nam: 
Đất nước không phải của riêng ai. Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của tổ tiên và gia tài để lại cho thế hệ mai sau là quyền của mọi công dân. Trong hoàn cảnh và khả năng của mỗi người, trong khuôn khổ quyền công dân được quy định bởi Hiến pháp, chúng ta có thể: 
1. Cùng nhau tự phát, phát động phong trào Tôi Yêu Việt Nam qua đó xác định chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông là của Việt Nam. 
2. Tự thiết kế, đa dạng những mẫu áo có hàng chữ “Tôi Yêu Việt Nam – Hoàng Sa, Trường Sa, Biển Đông là của Việt Nam”. 
3. In trên áo và mặc ở chốn công cộng. 
4. Dán vào mũ bảo hiểm. 
5. In thành bảng viết, biểu ngữ và treo trước nhà của mình. 
6. Rủ bạn bè cùng nhau chụp hình nơi công cộng với biểu ngữ, bản viết sau đó phổ biến trên mạng. 
7. Rủ bạn bè cùng thực hiện một trang dữ kiện về tình hình Hoàng Sa, Trường Sa, Biển Đông và đem đến các trường Trung Học, Đại Học để chia sẻ thông tin với các bạn trẻ. Khi đi mặt áo No-U, áo với hàng chữ Hoàng Sa, Trường Sa, Biển Đông là của Việt Nam. 
8. Phát triển phong trào No-U đang có tại Hà Nội và Sài Gòn thêm nhiều thành viên, sinh hoạt đa dạng, đồng thời mở rộng phong trào No-U đến các tỉnh thành khác, đặc biệt là môi trường sinh viên, học sinh. 
9. Tiếp tục tham gia và đẩy mạnh phong trào “Tẩy chay sản phẩm độc hại của Trung Quốc” 
10. Thực hiện mọi sáng kiến cá nhân, nhóm, gặp gỡ, bàn thảo biến lòng yêu nước, ý thức công dân thành hành động cụ thể. 
Phía nhà nước Việt Nam: 
Đất nước Việt Nam là sở hữu của gần 90 triệu người dân Việt. Trong khi đó, nhà nước với vai trò được quy định bởi hiến pháp, bên cạnh những phản ứng ngoại giao, có thể đẩy mạnh những chiến dịch để bày tỏ thái độ dứt khoát trong việc khẳng định chủ quyền lãnh thổ và biển đảo: 
1. Tại tất cả các cổng hải quan nơi người ngoại quốc trình hộ chiếu, treo bản lớn với hàng chữ Việt, Anh, Pháp, Trung: Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam
2. Cùng vị trí, treo bản đồ xác định Trường Sa, Hoàng Sa và vùng biển Đông thuộc chủ quyền VN. 
3. Khi người Trung Quốc đến Việt Nam, ngay tại chỗ vẽ hình lưỡi bò trên hộ chiếu, đóng con dấu lớn với hàng chữ bằng tiếng Việt, Trung khẳng định vùng biển Đông thuộc chủ quyền của Việt Nam. 
4. Khắp Thủ đô và tỉnh thành treo các biểu ngữ xác định chủ quyền biển đảo của Việt Nam. 
5. Tại các cơ quan nhà nước, đặc biệt là tại các phiên họp quốc hội, treo biểu ngữ xác định chủ quyền để thể hiện ý nguyện của toàn dân mà các đại biểu quốc hội đang đóng vai trò đại diện cử tri. 
6. Tất cả các trang quảng cáo du lịch Việt Nam, các ấn phẩm tiếp thị du lịch đều có những hình ảnh, khẩu hiệu xác định chủ quyền. 
7. Các đặc phẩm hàng không phát cho khách trên các chuyến bay quốc tế (Heritage), mỗi số đều có một bài viết về Hoàng Sa, Trường Sa, Biển Đông trong đó xác định chủ quyền của Việt Nam. 
8. Phối hợp với các cơ quan truyền thông báo chí, giáo dục, du lịch tổ chức cuộc thi thơ, nhạc, tranh, ảnh, biếm hoạ về Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông. 
9. Phát hành bản đồ Việt Nam khổ lớn, xác định chủ quyền biển đảo và treo trong tất cả các lớp học ở mọi cấp. Bên cạnh là những câu viết xác định chủ quyền để nâng cao ý thức và sự quan tâm của học sinh, sinh viên. 
10. Bày bán những bản đồ này ở mọi hiệu sách. 
Tất cả việc làm này đều nằm trong khả năng của mỗi cá nhân hoặc nhà nước; thể hiện tinh thần dứt khoát, thái độ chủ động trong việc xác định và bảo vệ chủ quyền quốc gia; phù hợp với chính sách ngoại giao của một quốc gia văn minh, tự trọng nhưng cương quyết khi toàn vẹn lãnh thổ bị đe dọa.
__________________________________
* Những hình ảnh trong bài là ảnh minh họa

4 comments on “Tôi yêu Việt Nam: Cả nước cùng nhau xác định chủ quyền

  1. TIÊU ĐỀ : Khối 8406 Tuyên bố về hiện tình đất nước:Tổ quốc lâm nguy!
    Trích: .. “Việt Nam và Trung Quốc tiếp tục kiên trì phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt” từ tầm cao chiến lược và tầm nhìn toàn cục.”
    http://lacvietnews.com/detail.php?subaction=showfull&id=1343974272&archive=&start_from=&ucat=2&
    Rõ ràng,Đảng chỉ làm theo cho chiếu lệ,hình thức mà thôi!Con thực chất thì vẫn là :”Kiên trì…..(Tôi gọi là Văn hóa Chỉ Thị)!Hòng để che mắt NHÂN DÂN mà thôi!
    (Tôi gọi là Văn Hóa Bịp bợm)
    Khi nào thì Nước VN chính thức là một thuộc địa của Tàu cộng?

  2. HÈN MUÔN ĐỜI VẪN LÀ HÈN

    “đại diện Bộ Ngoại giao Việt nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc trao công hàm ‘yêu cầu Trung Quốc huỷ bỏ bản đồ chín đoạn trong hộ chiếu phổ thông điện tử ”

    Lời bình của anhbasam :

    Như nhiều lần chúng tôi lưu ý, việc “trao” công hàm được thực hiện ra sao, hầu như chưa bao giờ được báo chí, hay đúng hơn là BNG VN ”tiết lộ”. Nay ông DDD vội vừa lòng, vậy xin thử đưa ra vài giả thiết của cái việc gọi là “trao” này. 1- Khả năng bộ ngoại giao VN “xin phép” vào tòa đại sứ TQ để “trao”. Làm vậy thì quá hèn hạ! 2- Yêu cầu TQ cử nhân viên ngoại giao tới BNGVN để tiếp nhận công hàm. Đỡ hèn hơn chút ! 3- Triệu đại sứ TQ tới bộ ngoại giao VN để trao, nhưng muốn giữ thể diện cho “bạn” (chó má !), nên chủ trương không công bố việc “triệu”, mà chỉ nói ỡm ờ là “trao”. Tạm được, nhưng vẫn hèn ! 4- Rất ngô nghê, khó xảy ra, nhưng vẫn phải nói, là “trao” ở một địa điểm nào đó tại Hà Nội. Thiết tưởng chỉ là người dân thường, nhưng nếu theo dõi nhiều thông tin qua đài báo nhà nước, cũng có thể biết các quốc gia khác khi trao công hàm phản đối, thường triệu đại sứ nước hữu quan tới bộ ngoại giao, còn VN với TQ thì không, …
    Thứ hai, là những hành động của phía VN tại các cửa khẩu. Qua vài tin ngắn ngủi, thiếu rõ ràng trên báo, thấy ngay chuyện lạ là việc xử lý các “hộ chiếu lưỡi bò” đã xảy ra từ ngày nào, có phải chỉ từ 23/11 như báo đưa hay không? Nếu chỉ từ 23/11 thì liệu đã bỏ lọt, đóng dấu công nhận cho bao nhiêu ngàn, vạn tấm hộ chiếu tương tự? Hơn nữa, mới đề cập tới 2 cửa khẩu, mà đã có sự bất nhất trong xử lý. Ở Lào Cai thì “đóng dấu hủy” hộ chiếu và “đóng dấu thị thực vào giấy thông hành rời”. Còn ở Móng Cái thì “chỉ cấp thị thực rời”, nhưng lại không nói có hủy các “hộ chiếu lưỡi bò” hay không.
    Hãy nhìn sang Ấn Độ mà xấu hổ và đáng ngờ cho giới chức trách nhiệm ở VN. Theo báo đưa tin, Ấn Độ đã tính trước từ khá lâu, đã in sẵn tấm visa rời có hình bản đồ nước này xác nhận chủ quyền lãnh thổ mà phía TQ vẫn tranh chấp. Phải chăng chính quyền VN không biết trước và đã không tính phương án đối phó tương tự như họ, hay là đã biết, đã bàn, nhưng rồi không thống nhất, cố tình để cho tình trạng lúng túng đến vậy?

    http://anhbasam.wordpress.com/2012/11/25/tin-chu-nhat-25-11-2012/

  3. Các nhà cung cấp dịch vụ nhân cơ hội này để sản xuất các sản phẩm trên và thông báo cho nhân dân cả nước địa điểm mua chúng ở đâu để toàn dân có thể tham gia.

Bình luận về bài viết này