Tại sao các tập đoàn kinh tế nhà nước chắc chắn sẽ phá sản?

 

Phan Châu Thành

Các Tập đoàn Kinh tế Nhà nước (TĐKTNN) của Việt Nam hiện nay là mô hình tổ chức các các doanh nghiệp chủ đạo của nhà nước trong các ngành kinh tế, vừa có nhiệm vụ kinh doanh trong nền kinh tế mở hội nhập (với kinh tế thị trường), vừa có nhiệm vụ quản lý chuyên môn toàn ngành, lại vừa có nhiệm vụ thực hiện các chính sách (nhiệm vụ chính trị) của nhà nước trong ngành đó với sự hỗ trợ toàn diện của nhà nước (và có lẽ như thế nên gọi là “theo định hướng XHCN”).

Chúng đều rất lớn, có vốn và tài sản riêng được nhà nước giao từ hàng chục đến hàng trăm ngàn tỷ đồng, có con dấu và pháp nhân riêng và hạch toán độc lập, nhưng lại khó có thể nói chúng có pháp nhân độc lập tương đương như các công ty tư nhân TNHH chả hạn. Chúng không chỉ bắt buộc phải có các bộ phận đoàn thể chính trị xã hội như đảng bộ, đoàn TNCS, công đoàn, phụ nữ… trong đó đảng là “người” chỉ đạo toàn diện kể cả ban giám đốc, mà còn có hội đồng quản trị rất nhiều quyền lực trên Ban giám đốc, tất nhiên do đảng bổ nhiệm. Thành viên ban giám đốc và hội đồng quản trị của các TĐKTNN diện cán bộ do trung ương quản lý. Tóm lại, các TĐKTNN là các nhà nước con con trong ngành của mình… Bạn chả tìm ra một mô hình tổ chức doanh nghiệp nào tương tự trên thế giới, tất nhiên trừ ở Trung Quốc ra nhé!

Nhưng bài viết này không bàn đến việc mô hình của các TĐKTNN có hợp lý hay hợp pháp hay không, mà là chúng hoạt động có hiệu quả trong kinh doanh hay không, vì thiết nghĩ chỉ điều đó mới quyết định lý do tồn tại của chúng?

Đặc điểm đầu tiên và cơ bản của các TĐKTNN là sự nhập nhèm về quyền sở hữu tài sản của tập đoàn được giao từ tài sản thuộc sở hữu toàn dân. Sở hữu toàn dân thành sở hữu nhóm/tập đoàn, rồi sở hữu nhóm thành sở hữu đại diện cá nhân. Những cá nhân được giao đại diện tài sản thuộc sở hữu toàn dân này bằng cách nào, theo tiêu chuẩn nào và ai kiểm soát họ, không ai biết. Điều đó dẫn đến cơ hội trục lợi nhóm và cá nhân.

Đặc điểm thứ 2 của TĐKTNN là dù rất lớn, siêu mạnh và không có pháp nhân bình đẳng với các công ty CP hay TNHH khác nhưng lại tham gia kinh doanh “bình đẳng” trên thị trường “tự do” nên chúng kinh doanh mà không cần cạnh tranh với nhau và với ai, sức mạnh và khả năng sáng tạo giá trị trong kinh doanh của chúng bị triệt tiêu hoàn toàn. Các công ty con của các TĐKTNN cũng tương tự, là những thực thể kinh doanh có pháp nhân độc lập nhưng không có đam mê sở hữu, sáng tạo và chấp nhận rủi ro trong kinh doanh.

Hai đặc điểm chính: nhập nhèm về sở hữu và nhập nhèm về pháp lý trên làm cho các TĐKTNN hoàn toàn không có khả năng (động lực) cạnh tranh bình đẳng và kinh doanh sáng tạo trong nền kinh tế thị trường với các doanh nghiệp phi quốc doanh khác trong và ngoài nước. Có nghĩa là chúng chỉ có thể cung cấp sản phẩm và dịch vụ kém chất lượng với giá thành cao, nên khó có thị trường lành mạnh cho họ. Để tồn tại, họ đều phải tạo ra thị trường méo mó của mình: tự tiêu sản phẩm của mình bằng cách lập ra luôn các công ty con tiêu thụ sản phẩm của tập đoàn mình.

Điều này càng dẫn họ đi vào ngõ cụt của kinh tế tự sản – tự tiêu không có cạnh tranh để hoàn thiện và phát triển, triệt tiêu luôn “bàn tay vô hình” kỳ diệu của thị trường tự do vốn là linh hồn và động lực phát triển của kinh tế thị trường.

Tóm lại, TĐKTNN là mô hình doanh nghiệp của nhà nước CS để kinh doanh trên nền kinh tế thị trường, nhưng lại phủ nhận là làm triệt tiêu hoàn toàn các giá trị cơ bản tích cực của hai khái niệm/hình thái kinh tế tiên bộ nhất của loài người trên: doanh nghiệp (enterprise hay corporate) và thị trường tự do (với cạnh tranh bình đẳng).

Chúng ta thử phân tích sự bất lực thảm hại trong cạnh tranh lành mạnh cùng việc khai thác mô hình kinh doanh qua công ty và các “giải pháp để phát triển” của 2 TĐKTNN tiêu biểu của VN, một yếu nhất – đã phá sản, và một mạnh nhất – cũng đang trên đường phá sản hoành tráng, qua hai ví dụ sau.

Ví dụ 1: Kinh tế “tự sản – khó tiêu” của TĐKTNN Vinashin

Khi thành lập năm 1996 Vinashin chỉ có 26 đơn vị với 23 nhà máy đóng tàu. Dù được nhà nước cho vay vốn đầu tư rất lớn với lãi suất ưu đãi, Vinashin vẫn không cạnh tranh được với các xưởng đóng tàu tư nhân trong nước và càng không xuất khẩu được tàu ra nước ngoài do giá thành cao và chất lượng thấp. Ví dụ, trên thị trường nội địa, những con tàu pha sông biển 900-1200 tấn giá thành của Vinashin là 7-8 tỷ vnđ trong khi của các xưởng đóng tàu tư nhân là 5-6 tỷ vnđ, nên không thể bán được.

Vì có tiền vay được và có “nhiệm vụ chính trị”, Tập đoàn Vinashin đã đặt các đơn vị của mình đóng hàng vài trăm con tàu các loại như thế hàng năm và lập ra hàng chục công ty vận tải sông và vận tải biển mới để giao khai thác các con tàu mới đó, với giá “giao vốn” ngất ngưởng – thường là gấp hơn 2 lần giá thị trường! Như vậy, Tập đoàn và các nhà máy đóng tàu luôn “hoàn thành suất sắc nhiệm vụ quả đấm thép nhà nước giao”. Còn các công ty vận tải chắc chắn không có cách nào kinh doanh có lãi? Không, các công ty này vẫn luôn có lãi vì “vốn được giao” là những con tàu lại được tập đoàn cho treo nợ, khoanh vốn, khoanh nợ, khấu hao sau nhiều năm…, nên họ được kinh doanh vận tải biển không cần bỏ vốn mua tàu, chỉ cần hạ giá cước – điều họ luôn luôn làm, và luôn luôn kinh doanh “có lãi”, như Vinashinlines vậy.

Cấu trúc ba tầng: “Tập đoàn => Các NMĐT => Các Cty Vận tải” cứ thế phình to ra ở tầng dưới cùng, tổng cộng lên đến gần 400 công ty con trong Vinashin (năm 2010), tỷ lệ thuận với số tiền nhà nước đổ vào ngành đóng tàu. Ở cả ba tầng hoạt động của Vinashin (đầu tư => sản xuất => tiêu thụ sản phẩm) đều không có cạnh tranh, không phải cố gắng và ai cũng phát triển, không ai “lỗ”. Chỉ tiền nhà nước đổ vào Vinashin như nước đổ lỗ chuột và tài khoản nợ của các công ty vận tải sông biển thì luôn còn nguyên đó và chỉ ngày càng tăng lên cho đến khi… Vinashin phải trả nợ vay! Thế là cả ba tầng của TĐKTNN này sụp đổ và 4,5 tỷ USD của nhân dân vẫy cánh bay đi sau khi Vinashin “hoàn thành nhiệm vụ chính trị”…

Ví dụ 2: TĐKTNN PetroViệtnam – anh cả đỏ đang và sẽ đánh chìm dăm ba “con tàu Vinashin” nữa của đất nước

Nếu vấn đề của Vinashin là làm sao rút được vốn của nhà nước vào túi mình rồi làm tan biến, thì vấn đề của PVN lại là ngược lại: Làm sao giữ lại PVN hợp pháp được nhiều nhất từ tiền bán dầu của quốc gia rồi làm tan biến trước khi nộp cho ngân sách nhà nước?

Sau khi khai thác dầu thô, khí đốt và làm ra xăng dầu PVN có thể rất dễ dàng và nhanh chóng bán sản phẩm cho các thị trường xăng dầu, điện để các tập đoàn chuyên ngành khác là EVN và Petrolimex kinh doanh, nhưng PVN lại giữ lại và lập ra các đơn vị của riêng mình để tự tiêu thụ, lấn sân họ. Thế là các tổng công ty khí đốt (PVGas), điện (PV Power), xăng dầu (PV Oil)… ra đời để PVN trở thành cả người mua và người bán tất cả các loại sản phẩm của PVN (như Vinashin tự mua bán những con tàu mình đóng ra vậy). Lý do: giá thành trong các thương vụ đó (hàng vài chục tỷ USD mỗi năm) phải do PVN tự “định đoạt” và ngay cả chính phủ cũng không thể và không biết đường nào mà can thiệp. Ta thấy có cấu trúc ba tầng ngược hình phễu ở đây: Các công ty khai thác => Các Cty Tiêu thụ => Tập đoàn PVN.

Đinh La Thăng còn đẩy hệ thống “phễu vắt sữa bò” PVN này đi xa hơn khi thành lập Tổng công ty Xây lắp Dầu khí – PVC cho các đệ tử cũ từ Sông Đà (không biết gì) điều hành để vắt sữa PVN ở giai đoạn đầu tư các công trình lớn: các đơn vị bắt buộc phải giao tổng thầu cho PVC “theo giá cạnh tranh” (nhưng không có đơn vị nào được cạnh tranh với PVC của Thăng) để PVC bán thầu lại cho các nhà thầu thực sự khác.

Sơ đồ: “Chủ đầu tư => PVC => Các Nhà thầu thực sự” này đã làm vốn đầu tư các công trình dầu khí của PVN mấy năm gần đây tăng vọt và cao hơn thị trường thế giới và khu vực 2-3 lần.

Tương tự, Đinh La Thăng cho đàn em triển khai đầu tư khai thác dầu khí ở nước ngoài nhiều tỷ USD, nhưng PVN và nhất là đám đàn em từ Sông Đà của Thăng làm sao có thể làm việc đó khi việc thăm dò khai thác trong nước PVN còn đang rất bị động vì chưa đủ cả “sức khỏe” và trình độ, còn khai thác ở nước ngoài thì phải cạnh tranh với các tập đoàn dầu khí siêu và xuyên quốc gia? PVN là TĐKTNN chỉ có thể “cạnh tranh” trong nước với… không ai cả mà thôi. Kết quả đầu tư nước ngoài (5-6 tỷ USD) của PVN đến nay chắc chắn là đã đổ ra…biển cả.

Chỉ riêng 2 việc: “dịch vụ thầu xây lắp” PVC và “đầu tư ra nước ngòaì” của Đinh La Thăng mấy năm qua cũng đã làm tiêu tan 2-3 “cái” Vinashin trong PVN nữa của nhà nước rồi, tức là hàng chục tỷ USD đã đi tong. Thêm vụ PV Power (Điện lực PV) để tự tiêu sản phẩm của mình của Thăng thì cũng sẽ làm nhà nước mất thêm 2-3 “con tàu” Vinashin nữa từ tiền của nhân dân…

Lời kết

Một con tàu Vinashin đắm đã làm cả nước choáng váng, cả nền kinh tế chao đảo và chính phủ rồi sẽ phải đứng ra trả nợ “thay” Vinashin, chưa biết đến bao giờ?

Nếu dăm “con tàu Vinashin” nữa sẽ chìm theo PVN và các TĐKTNN khác như EVN, TKV, Ngân hàng VIDB… (điều chắc chắn sẽ lần lượt xảy ra trong một vài năm tới) thì chắc toàn dân sẽ lên tăng sông hoặc xuống đường, còn nền kinh tế sẽ tê liệt và sụp đổ hoàn toàn.

Điều tôi muốn nói là chắc chắn các TĐKTNN sẽ phá sản như Vinashin vì chúng cùng căn bệnh ung thư, có một thứ gọi là cái “bánh lái định hướng XHCN” được đảng CSVN cài đặt trong mô hình các TĐKTNN hiện nay.

Muốn tránh sự sụp đổ của cả nền kinh tế, phải cắt đuôi “định hướng XHCN”. Mà cắt đuôi “định hướng XHCN” là bỏ vai trò lãnh đạo của đảng trong kinh tế cũng như mọi mặt xã hội, tức là bỏ Điều 4 HP của đảng, hay viết lại HP mới bởi toàn dân cho dân.

Đảng không đủ dũng cảm và năng lực làm việc cắt khối ung thư cộng sản hay XHCN đó của chính mình, thì nhân dân sẽ phải làm thôi, trước khi nó làm ung thư cả Tương lai dân tộc Việt Nam.

48 comments on “Tại sao các tập đoàn kinh tế nhà nước chắc chắn sẽ phá sản?

  1. Tái cấu trúc, đầu tiên hãy cải tổ hành chính
    http://vef.vn/2012-01-10-tai-cau-truc-dau-tien-hay-cai-to-hanh-chinh-
    Người dân cũng như các nhà kinh doanh ngán ngẩm chế độ, cán bộ nhà nước, cơ quan hành chính chỉ tìm cách ăn tiền của dân,.. trong các doanh nghiệp nhà nước các ông tổng chỉ làm để kiểm tiền vài năm sau đó hạ cánh an toàn. Thử hỏi có 10 Ổng tổng có ông nào nói được chiến lược phát triển của tổng mình ra hồn. Nếu không chuyển được sang nền hành chính công thực hiện theo phong cách phục vụ thì dân ta chỉ đi buôn đất (mấy ông giàu nhất chứng khoán cũng vậy – có làm cái gì? sản xuất cái gì? (ông Vượng), mà chỉ dựa vào máy vụ đất cát trúng quả mà ra, bởi buôn đất đỡ lo các khoản phong bì cửa ngược cửa xuôi). Các bác thử nghĩ xem!!!!
    ‘Sóng’ ngày càng dữ: Sức ép dồn lên tái cấu trúc
    http://vef.vn/2011-12-13-song-ngay-cang-du-suc-ep-don-len-tai-cau-truc
    Tái cấu trúc hiện giờ không phải dể và không đơn giản nước nào muốn tái cấu trúc là làm được. Vấn đề hiện tại là nhà nước cứ mạnh tay thắc chặn để chặn đứng lạm phát. Thời đại bây giờ là kinh tế thị trường đòi hỏi người lãnh đạo phải có năng lực và tài quản lý thực sự. Đừng nói đến chuyện tái cấu trúc hãy nói đến chuyện làm sao để có thể sử dụng người tài hiệu quả hơn. Ai yếu thì không thể cạnh tranh trên nền kinh tế thị trường. Lãnh đạo yếu kém tổ chức sẽ hoạt động khập khiển.
    Tái cấu trúc DNNN: Ai làm và có dễ làm?
    http://vef.vn/2011-11-22-tai-cau-truc-dnnn-ai-lam-va-co-de-lam-Để tái cấu trúc doanh nghiệp Nhà Nước một cách triệt để cần phải làm rõ một số vấn đề sau:
    1/Nhà Nước có làm kinh doanh không? Nếu có thì giới hạn ở mức độ nào? Vì Nhà Nước là cơ quan quyền lực đảm bảo môi trường kinh doanh công bằng cho toàn xã hội.
    2/Người, cơ quan đóng vai trò đại đại diện cho Nhà Nước làm chủ sở hữu doanh nghiệp Nhà Nước. Cơ quan này không thể là Bộ Tài chính, vì Bộ Tài chính là cơ quan quản lý Ngân sách. tương tự như vậy không thể là các Bộ chuyên ngành và Chính quyền địa phương. Người và cơ quan đóng vai trò đại diện cho Nhà Nước làm chủ sở hữu doanh nghiệp Nhà Nước phải được ủy quyền của cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà Nước đó là Quốc hội.
    3/Doanh nghiệp Nhà Nước có thực hiện chính sách an ninh xã hội hay công cụ can thiệp thị trường của Nhà Nước hay không? Cơ quan chịu trách nhiệm thực hiện chính sách an ninh xã hội và can thiệp thị trường phải là Bộ Tài chính, cơ quan quản lý Ngân sách. Doanh nghiệp Nhà Nước chỉ có mục tiêu duy nhất đó là lợi nhuận.
    4/Cơ quan làm nhiệm vụ tái cấu trúc doanh nghiệp Nhà Nước phải là Quốc hội hoặc một cơ quan đặc biệt của Chính phủ. Cơ quan làm nhiệm vụ tái cấu trúc doanh nghiệp Nhà Nước không thể là Bộ Tài chính hoặc Bộ ngành chuyên trách. Ta lại tự tái cấu trúc ta thì khó lắm vì xung đột lợi ích

  2. Vinashin thì như bài này rồi, còn TĐKTNN khác như EVN, TKV, Ngân hàng VIDB… thì như thế nào nhờ bác Phan Châu Thành tìm kiếm thông tin phân tích tiếp cho bạn độc cùng chia xẻ với nhé

  3. Bệnh hoang tưởng kinh niên ác bệnh của con cháu bác HỒ Trần DÂN TIÊN & HCMeo đưuợc MAO XẾNH XÁNG bơm lên như 16 CHỮ DZÀNG + 4 DỐT

    trong thời chiến tranh chống Mỹ DÙNG HÀNG TRIỆU XƯƠNG MÁU của MẸ VIỆT NAM mà bác HỒ Trần DÂN TIÊN & HCMeo đã thi hành sách lược THÂM HIỂM đánh không cho TÀU KHỰA giữ vành đai phía Nam cho CHỆT nay hậu quả là lưỡi bò ….nhờ ĐIỆN BIÊN PHỦ, Trung Cộng vào Hội nghị Genève quốc tế dù RẤT NGHÈO SAU 1949 , chiến tranh chống Mỹ để TÀU KHỰA thương lượng HIỆN ĐẠI HÓA qua ván bài của mưu sĩ ĐẶNG TIỂU BÌNH sau khi dâng MỸ dánh cho bọn du côn côn đồ Việt Nam và dạy chúng 1 BÀI HỌC, …..

    ANH hùng nhân cách cao như Trung tá QĐNH Anh hùng

    Trung tá TRẦN KIM ANH trong chiến tranh VỆ QUỐC 1979 ..lại dấn thân dũng cảm vào SỰ NGHIỆP DÂN CHỦ … thì chúng bắt tù

    Bệnh hoang tưởng kinh niên ác bệnh của con cháu bác HỒ Trần DÂN TIÊN & HCMeo đưuợc MAO XẾNH XÁNG bơm lên như 16 CHỮ DZÀNG + 4 DỐT trong thời chiến tranh chống Mỹ
    Việt Nam được coi là “tiền đồn của phe XHCN”, “lương tâm của thời đại” … NAY LẠI ăn mày quá khứ với

    Viện Toán học Việt Nam do Phó Tể tướng Nước VỆ NGUYỄN ÁC NHÂN ký thành lập dành tới 650 tỷ đồng để hoạt động do Ngô Bảo Châu làm Viện CHưởng
    Ôi trời, Ngài Phó Thủ Tướng HOANG TƯỞNG thân mến, bỏ 650,000,000,000 đồng VN KHỔNG LỒ = 36111 111 đô la ! ! ! để xây dựng toán cao cấp … chứ đâu có phải 650 Đồng VN đâu.

    Lại một TITANIC TOÁN HỌC sau vụ tham nhũng VINASHIN nuốt rọn trên sưu cao thuế nặng trên lưng còng Dân lành mà tôi đặt tên là VinaMathSink LẠI SẮP MẤT TOI sô tiền KHỔNG LỒ 80 000 tỉ của VinaSink

    Từ Ngô Bảo Châu đoạt giải Field mà đổ tiền KHỔNG LỒ vào cho viện Toán cao cấp mà không rõ LỘ TRÌNH road map ĐI VỀ ĐÂU thì thật là vô duyên kỳ quặc.

    Trong khi Việt Nam đang ngửa tay vay tiền Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Á châu
    để cải cách giáo dục mà bỏ 650,000,000,000 đồng VN KHỔNG LỒ = 36111 111 đô la ! ! ! để xây dựng toán cao cấp …
    NGUYỄN VIỆT TIÊN PMU 18 chơi cá cược bóng đá hàng triệu đô la mỗi đêm *
    Nhưng chẳng một ai muốn đặt cược vào Viện Toán học Việt Nam do Phó Tể tướng Nước VỆ NGUYỄN ÁC NHÂN ký thành lập dành tới 650 tỷ đồng để hoạt động do Ngô Bảo Châu làm Viện CHưởng …. mà không có tương lai hiệu năng kinh tế ….Mỗi dự án đầu tư thì bản thân mỗi thằng bố già quan tham quan đỏ

    được bao nhiêu phần trăm cái đã, mặc kệ đồng bào nghèo khổ có còng lưng như hình con tôm nhảy lùi, dân tình sinh viên trẻ vừa ra trường đã thất nghiệp…

    Chỉ trừ thiếu Lương tri và Lương tâm với tư duy và suy luận Toán học, CHÍNH RA Ngô Bảo Châu phải là người tiên phong PHẢN BIỆN cái Bệnh hoang tưởng kinh niên ác bệnh

    đang TỰ SƯỚNG tạo ra Viễn cảnh ảo của chuyện đầu tư vô tội vạ 650,000,000,000 đồng VN KHỔNG LỒ = 36111 111 đô la ! ! ! để xây dựng toán cao cấp … Đầu tư 650 tỉ đồng quyết tâm giành cái vị trí ToÁn (tán phét!!!) học 40 trên thế giới nghe mà nghe nó mơ hồ sao đâu như THIÊN ĐƯỜNG MÙ bê kia bờ ảo vọng ĐÂU ĐÂU !!
    Để nhanh chóng đưa nền toán học Việt Nam vào VỊ TRÍ thứ 40 trên thế giới, thì quan niệm BỆNH HOẠN TỰ SƯỚNG đó vẫn là cách tư duy chính trị lâu nay. Còn nếu tính về hiệu quả cho sự phát triển xã hội thì thật xa vời. ĐẠI HÀN hay SINGAPORE họ có cần đâu MÀ DÂN HỌ vẫn sung túc ? ? ?

    TRỪ KHI CHÍNH Ngô Bảo Châu MƠ HÃO cái chức Viện CHưởng để đấm đá chiêu kiếm hiệp HÁI RA TIỀN như các bố già quan tham quan đỏ xử dụng tiền đầu tư kém hiệu quả chẳng khác nào rót nước vào cái rỏ thủng trôn ! ! ! !

    Cái Bệnh hoang tưởng kinh niên ác bệnh đang TỰ SƯỚNG tạo ra Viễn cảnh ảo của chuyện đầu tư vô tội vạ 650,000,000,000 đồng VN KHỔNG LỒ = 36111 111 đô la ! ! ! để xây dựng toán cao cấp …như đã từng nghe rao giảng ra rả về công nghiệp hoá XHCN lâu lắm rồi cơ, nhưng rồi sau 67 năm thực hiện XHCN ở Miền Bắc và hơn 37 năm định hướng CNXH ở Miền Nam và cả Nước thì Việt Nam có nền nông nghiệp LẠC HẬU NHẤT THẾ GIỚI vẫn con trâu đi trước cái cày đi sau không nhìn thấy bất cứ một thứ ánh sáng nào, ngay cả cái ánh sáng le lói mờ nhạt ở cuối đường hầm.

    • cần gì phải lập viện toán học cao cấp với kinh phí 650 tỷ, chỉ cần bỏ xhcn, triết học kinh tế chính trị max lê ,đạo đức tư tưởng hồ chí minh , thì học sinh, sinh viên VN tiến bộ ,trí thức chuyên gia nhân tài VN xuất hiện,….việc làm dễ, hiệu quả cao, giảm chi ngân sách, tiết kiệm thời gian, nhất cử lưỡng tiện…

  4. thằng LaThăng này phá ghê gớm mà lại lên ghế Bộ trưởng? thảo nào nó toàn đưa ra mấy ý tưởng mới phá phách quá, phá đến cả túi lép của người dân.

  5. Em nghi tụi nó là hay có con cháu làm ở Vietcombank mới được cho lên chức nên tụi nó mới chê anh Châu tâm thần để lấy điểm và lên chức đó, người ta gọi tụi nó là 1 ổ COCC độc ác và tham nhũng!

  6. Tái cơ cấu: Ngân hàng mới là “kinh khủng”
    (Trích theo :ANH QUÂN)
    Cho đến gần đây, việc thực hiện tái cơ cấu đầu tư, doanh nghiệp nhà nước và ngân hàng mới “vỡ òa” ra nhiều thách thức khó vượt.
    Chuyện xác định những khó khăn khi thực hiện, thậm chí cũng trở thành một cuộc” tranh giành” lĩnh vực nào khó nhất.
    Đầu tư vấp xin – cho
    Trong khi định hướng tái đầu tư nhắm tới việc cân đối lại tiết kiệm – đầu tư, cân đối ngân sách và cán cân thanh toán, giảm đầu tư công và tăng đầu tư tư nhân, thì việc khắc phục tình trạng đầu tư giàn trải, phân tán, thiếu đồng bộ nhiều năm nay được cho là một cuộc chiến cam go.
    “Giờ địa phương quyết định đầu tư, Chính phủ lo tiền thì cứ dàn trải như thế này”, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ nhìn nhận như vậy tại buổi tọa đàm “Cơ cấu lại nền kinh tế”, do báo Nhân dân tổ chức giữa tháng 12 vừa qua.
    Phân cấp như vậy sẽ phải xem xét lại, nhưng chuyện xin – cho vẫn là thói thường lâu nay. “Tôi thấy tư duy nhiệm kỳ rất đặc trưng, ai lên, làm gì cũng chỉ cố tạo dấu ấn cho mình trong nhiệm kỳ ấy”, nguyên Giám đốc Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế – xã hội Quốc gia Lê Đình Ân nhìn nhận.
    Cho nên, địa phương “chạy” đầu tư từ khi hình thành dự án cho đến khi đấu thầu, xin thêm dự án làm phá vỡ quy hoạch, hay tỉnh nào cũng cố đầu tư “hạ tầng đồng bộ”, từ cảng biển, sân bay, cầu, đường cho đến khu kinh tế, sân golf… là chuyện thường gặp lâu nay.
    Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, dự kiến phát hành trái phiếu Chính phủ trong kế hoạch 5 năm 2011-2015 chỉ đủ đáp ứng nửa danh mục đầu tư đã được duyệt. “Sẽ có nhiều dự án bị đình, hoãn, có người được, người mất”, TS. Nguyễn Đình Cung, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), lưu ý điểm nay.
    Cho nên, chuyện cắt, giảm vốn đầu tư là đụng quyền lợi cục bộ, ông cho rằng cần rất quyết tâm và nghiêm khắc mới tạo được chuyển biến trong thời gian tới.
    Tái cơ cấu doanh nghiệp: Nói nhiều làm ít
    “Trước tôi làm viện trưởng, viết gì cũng nhiều chữ và rất lâu, Bộ trưởng có hỏi, tôi nói anh trả theo khoán chữ và thời gian thì phải nhiều chữ và lâu”. Kể câu chuyện ấy, Phó trưởng ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp nhà nước Phạm Việt Muôn cho rằng, chuyện tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước hiện nay, “nói thì nhiều nhưng làm chưa được bao nhiêu”.
    Bộ trưởng Vương Đình Huệ chia sẻ quan điểm này và cho biết thêm: “Tái cơ cấu doanh nghiệp là cực kỳ khó vì diện doanh nghiệp nhà nước rộng, quy mô lớn, tái cơ cấu phức tạp”.
    Ông Muôn gút lại điểm khó khăn nhất trong quá trình thực hiện vừa qua một cách ví von, chúng ta muốn bắt con thỏ nhưng huy động nhân lực cả tháng trời, ra đến nơi nó chạy mất rồi. “Tôi cho khó khăn lớn nhất một là cơ chế chính sách cần để đổi mới làm quá lâu, khi có thì không còn phù hợp với thực tế”, ông nói.
    Ở góc độ của Bộ Tài chính, Bộ trưởng Huệ có thêm cái khó riêng, liên quan đến chi phí thực hiện. “Việc sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp cũng cần phải có tiền, chúng tôi ước tính khoảng 50 nghìn tỷ đồng để tái cơ cấu nợ, cấp thêm vốn điều lệ…”, ông Huệ thông tin.
    Cần nguồn lực, nhưng nếu quá đi sẽ đẩy chi tiêu công tăng lên, tạo gánh nặng cho nền kinh tế, Bộ trưởng Bộ Tài chính lo “nếu không khéo tăng thêm nợ công”, nhưng không “bổi bổ trước, cho kháng sinh vào lúc doanh nghiệp đang yếu lại không chịu được”.
    Ông Muôn cũng đồng tình ở việc phải có tiền, nhưng là tiền của nhà đầu tư có hướng vào các doanh nghiệp nhà nước khi cổ phần hóa hay không. Có thông tin rằng năm 2011 chỉ cổ phần hóa được 6 doanh nghiệp. Ông giải thích là do bán không được trong hoàn cảnh thị trường chứng khoán ảm đạm.
    “Vĩ mô chưa khá lên thì không bán được, 2012 không thấy triển vọng bán nhanh”, ông Muôn cho biết. Nên chuyện thoái vốn đầu tư ngoài ngành của tập đoàn, tổng công ty, vị này cho rằng nếu chỉ nhìn vào bán vốn sẽ không thể hiện thực.
    Ngân hàng mới là “kinh khủng”
    “Tái cơ cấu đầu tư công, doanh nghiệp vẫn là tái với nhau, chứ ngành tôi mới là kinh khủng”, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình bình luận. Ở vị thế ông mà nhìn nhận, hệ thống tín dụng chia hai: một bên là nhà nước, một bên là thị trường.
    “Bây giờ, lực lượng kinh tế tư nhân rất lớn, hiện quốc doanh chỉ chiếm 48% thị phần. Vậy cái không phải của mình mà mình đòi hỏi phải “tái” là vô cùng khó khăn, phức tạp”, ông Bình giải thích thêm.
    Người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước cho rằng, tái cơ cấu ngân hàng là quan trọng nhất trong tái cơ cấu nền kinh tế. “Thực ra thế giới làm gì có tái cơ cấu doanh nghiệp, đầu tư công, muốn “tái” là họ tái cơ cấu tài chính, đặc biệt là ngân hàng”, ông Bình nói.
    Theo ông, nguyên do là vì ngân hàng là kênh cấp vốn cho nền kinh tế, tái cơ cấu ngân hàng sẽ tác động đến việc dẫn vốn vào đâu, tức là tái đầu tư. Hay nếu tái cơ cấu ngân hàng trước cũng đòi hỏi doanh nghiệp phải thay đổi quản trị mới được cho vay, buộc các doanh nghiệp phải thực hiện tái cơ cấu.
    “Doanh nghiệp nhà nước lớn có sánh bằng một ngân hàng cỡ bình thường của chúng tôi không? Ngân sách nhà nước lớn nhưng so với đầu tư của tín dụng ngân hàng còn rất nhỏ bé”, ông Bình khẳng định. “Nếu tái cơ cấu được ngân hàng thì sẽ thay đổi diện mạo nền kinh tế”.
    TS. Võ Trí Thành, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), chia sẻ các quan điểm trên: “Khó khăn là vấn đề ta chọn đều nhạy cảm, liên quan đến dư luận xã hội, tư duy của chúng ta. Cải cách doanh nghiệp đến nay tư duy còn đầy tranh cãi. Quá trình cải cách có người được người mất…”.

  7. Sao “dưới tay” ông Dũng có nhiều người giỏi, tài ba mà sao mãi vẫn lạm phát và càng ngày càng xấu hơn, không thể khắc phục???: “…Nói thật 3 năm nay lúc nào tôi cũng lo ngân hàng đổ vỡ, mất thanh khoản, Thủ tướng nói. Và “Lạm phát có giảm được hay không là do các đồng chí. Lạm phát có nguồn gốc từ tiền tệ, giảm được lạm phát hay không là trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước”, Thủ tướng nhấn mạnh.

    KT – 413 – 012412 – Thủ tướng: ‘Ngân hàng đừng để Chính phủ lo lắng nhiều’

    • Vẹm toàn là lủ lưu manh, ác ôn, sạo L, khốn nạn nhất. Chúng toàn vổ ngực xưng là vĩ đại, yêu nước, yêu dân, tài ba, đỉnh cao, lý tưởng (và nhờ thế còn lừa chục triệu lủ ngu trong nước)… mà sau khi tàn sát 6 triệu dân lành đưa VN xuống tới gót chân của Nam Hàn, Đài Loan, Hong Kong, Sing, Malaysia, Thái Lan…

  8. Ăn xổi ở thì, chưa lo làm đã lo phá (Trần Chánh Chiếu, Lục tỉnh tân văn, 1908) viết:

    ““Nước nào cũng có gian xảo, người phương Tây , người Việt, người Tàu, người Ấn đều có kẻ tốt người xấu. Song nước ngoài người ta gian khéo xảo lớn, còn nước mình gian vụn xảo vặt. Nói thí dụ như một nguời Tàu kia lãnh của người ta đi buôn, lãnh rồi thì lo làm ra té lời cho nhiều, có gian lận thì lấy trong cái tiền lới ấy, chứ không khi nào đụng tới tiền vốn bao giờ. Họ tính như 100 đồng mà làm lợi ra 0,30đ , dầu có gian, chủ có hay cũng giám sát mà cho gian. Còn người nước Việt không phải vậy, cứ guốc đẽo hoài! Chủ ra vốn cho 10 đồng đã phá tán cho lỗ lã, rồi cứ cái vốn lấy hoài, cứ cái mạch châm hoài. Đụng năm hào cũng gian, ba hào cũng gian, làm sao mà không sập tiệm phá sản!

    Chuyện gì hồi lãnh coi công việc bần hàn ăn mắm muối, vợ rách con đói, chứng lãnh việc rổi, vợ đeo vòng con đeo vàng,chồng giầy vợ dép lên xe xuống ngựa, vợ lấy bạc góp chồng lấy bạc góp, chồng trai gái đào đĩ, sắm giường sắm màn riêng ăn chơi trác táng, vợ liên tục dồn dập đem cả dòng họ đến tiệm mà ăn phá. Ôi tính hay ăn xổi, xài gấp giật gấp, nước mình nay ra đi buôn thì không khác gì mấy đứa con nít tập đi tập chạy ! “”

    Một trăm năm sau, năm 2011, Xứ Việt những người đầy tớ mang tiền của chủ đi buôn chưa lo làm đã lo phá cho sập tiệm , làm phá sản kinh hoàng xứ Việt hơn một trăm năm nước ngàn lần!

    Ôi đầy tớ của nhân dân: “ Đảng Cộng Sản”. Buồn cho xứ Việt, bới vì vậy mà bị thiên hạ: người Tàu, người Tây,… đè đầu cỡi cổ hoài cho đến thiên thu cũng đáng tội!

  9. MỞ MÀN CHO NĂM SUY THOÁI 2012

    Tháng 1, kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 6,5 tỷ USD
    Bộ Công Thương cho biết tháng 1/2012, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước đạt mức 6,5 tỷ USD, giảm 28,5% so với tháng 12/2011 và 11,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
    Trong khi đó, nhập khẩu ước đạt 6,6 tỷ USD và cũng giảm lần lượt 29,5% và 18,7% trong các so sánh tương ứng.
    http://vietstock.vn/ChannelID/735/Tin-tuc/213044-thang-1-kim-ngach-xuat-khau-ca-nuoc-dat-65-ty-usd.aspx

  10. Nói theo thằng điên Hồ Chó là Đảng ta độc quyền TỰ BIÊN, TỰ DIỂN, TỰ VỔ TAY, TỰ SƯỚNG! Tiên sư bố loài súc vật ác ôn CS leo lên lảnh đạo cả 1 đất nước cho thê thảm suốt 66 năm trời!

  11. Bài viết này hay quá, càng đọc càng thấy thêm nhiều điều bổ ích. Trong bài có một câu : ” PVN là TĐKTNN chỉ có thể “cạnh tranh” trong nước với… không ai cả mà thôi.”
    Đọc mà thấy khôi hài thật.

  12. thử liên tưởng điều gì xẩy ra nếu VN thay đổi theo hướng dân chủ hóa sau khi chế độ sụp đổ về kinh tế? liệu TQ có khoanh tay đứng nhìn một thể chế “đồng chí” ra đi vĩnh viễn? có hiện tượng csVN đang được bơm ngoại tệ qua mạch ngầm để ổn định chính trị trong nước. Nếu thực sự có việc này thì sẽ ra sao?..bản thân tôi chỉ mong thà chịu đau để kết thúc, còn vạn lần hơn là thoi thóp kéo dài kiếp làm cừu…

  13. có hiện tượng csVN đang được bơm ngoại tệ qua mạch ngầm để ổn định chính trị trong nước..
    Khả năng này cũng rất khó xảy ra vì
    1 TQ đang lo sợ đổ vỡ kinh tế qua các báo cáo chỉ tiêu trong năm qua .

    2 Các lãnh đạo chóp bưu của TQ đã không thể tin VN – một kẻ lưu manh xỏ lá nữa – …

    3 Mỹ đang thể hiện ra mặt bao vây TQ về mọi mặt như KT , quân sự (hàng giá giá rẻ của
    TQ đã vào hồi kết , sự phô diễn các thiết bị quân sự của Mỹ làm TQ phải nhìn lại mình ) ..

    4 Người dân trong VN đã có sự hiểu biết về KT và chính trị cao hơn nhiều so với các cấp lảnh đạo chính quyền hiện nay (họ đã không tham gia vào các hoạt động xã hội hiện nay cho dù chính quyền rêu rao khắp các báo đài là giảm lạm phát 9% tăng trưởng gần 6% … họ vẫn âm thầm mua vàng /USD thủ giữ bất chấp các chính sách chính quyền ngăn cản …)

    5 Các sai lầm hệ thống từ quốc hội đã lan truyền tới các quan huyện , xã , thị trấn thông qua vụ ” thi hành luật đất đai 2003 be bét ở Tiên lãng -HP , …

    6 Hiện tượng tan rã , phân nhóm , phân chia lợi ích . đang gia tăng trong Đảng cầm quyền lớn dần dẫn đến TRÊN BẢO DƯỚI KHÔNG NGHE …

    7 Nền Kinh tế VN bộc lộ các tử huyệt không thể thay đổi nổi càng bơm tiền hoặc USD của TQ thì càng làm cho các con sâu chúa tham nhũng xâu xé càng mãnh liệt hơn vì nội bộ Đảng đã bị phân mảnh lý tưởng Đảng đã mất chỉ còn lý tưởng lợi ích quyền lợi vất chất là trên hết ….

    Đảng càng níu kéo thì nền KTVN càng nhanh chóng tan vỡ … chẳng ai muốn nuôi đàn sâu tham nhũng bất tài này cả kể cả TQ … cũng như quốc tế đang tầy chay chính quyền VN hiện nay …

  14. Mình chỉ mới có 42 tuổi thôi … ” cụ ” trông già lắm bác @DVN .. ạ

    Năm mới chúc Bác và các còm và A Châu một năm mới Sức khỏe , nhiều an lành hạnh phúc và vạn sự như ý …Thanhks bác @DVN .

  15. Tại sao..tại sao… tại sao …bọn CS chết nhiều người mừng quá vậy. vì …ĐÉO AI THÍCH CS.

  16. heheheeh

    chauxuannguyen :
    Chao ban hhp,
    Đây ko phải là ngôn từ của HHP chính hiệu !! he!! he!!. Cám ơn bạn,
    Than ai,
    Chau Xuan Nguyen

    hehehehe…hoang huu phuoc giả danh….. Anh Châu nhể.

Bình luận về bài viết này