KT – 725 – 050412 – Doanh nghiệp lo ngại ‘đảo nợ’ ngân hàng

Tiền Phong

Theo:vnexpress

(Lời bình): –  Doanh nghiệp phải vay chợ đen một cục tiền rồi đảo nợ và nếu NH không cho vay lại là kể như đóng cửa luôn.

 Gặp phải NH nào kẹt thanh khoản thì họ xù luôn là chắc chết, bởi vậy nên 1 chủ DN phát biểu là thà rằng họ trả lãi phạt còn rẻ hơn tín dụng đen.
Tại sao phải như vậy, vay được rồi phải lo trả lãi v.v..tại sao không đóng cửa DN luôn, kiếm chuyện khác làm chờ 7 năm suy thoái qua rồi thì hãy mở ra làm lại, kinh nghiệm và kỹ thuật của mình vẫn còn đó chứ có mất đâu.
Công An và quân đội có đứng ra bảo vệ 3 Dũng bất tài này nữa hay không, ngay cả Bộ Chính Trị và Trung Ương đảng nữa, có để 3 Dũng đưa cả đảng CS và 90 triệu dân VN “Xuống Hố Cả Nước” hay không. 3 Dũng có vài tỉ usd trong bank Thũy sĩ mà cô gái rượu Nguyễn thanh Phượng giữ ở Thụy Sĩ rồi, còn Bộ Chính Trị và 200 Ủy Viên Trung Ương có gì không, rồi CA và bộ đội có gì hay không ???
Cong lưng ra để bảo vệ 3 Dũng cứ ngỡ rằng “còn đảng còn mình”, ai dè 3 Dũng làm “mất đảng mất mình” luôn. Ngày đó sẽ xẩy ra trong năm 2012 này đây, ko lâu đâu, doanh nghiệp phá sản và họ biết (qua đọc bài trang này) là suy thoái sẽ là 7 năm thì 90 triệu dân sẽ hành động, Cựu chiến binh đã kêu gọi dân oan biểu tình rồi đấy, có dám đàn áp cựu chiến binh hay không ???
CP hậu CS của Chau Xuan Nguyễn sẽ không có chuyện học tập cải tạo, đó là lời hứa của tôi và Nhóm Vì Dân với Bộ Đội và cán bộ.
ĐCS không sụp nhanh năm nay mới là lạ.
Nếu người VN may mắn, đuổi được bọn cai trị và đô hộ khỏi VN thì những nhà cửa mà chúng bỏ của chạy lấy người còn rẻ nữa

Khi CP Hậu CS tiếp thu, một sự dân chủ, công bằng và minh bạch, trung thực sẽ đem lại lòng tin cho 90 triệu dân VN cùng thế giới tự do. Từ đó, 1 hay 2 năm sau thì kinh tế sẽ trỗi dậy và giá BĐS sẽ cao gấp mấy lần bây giờ vì tất cả VKHN đều muốn về VN sống và phục vụ.

Hiện giờ chỉ có dân đen là chịu khổ thôi, còn tư bản đỏ và cánh hẩu, vây cánh của chúng nó vẫn sung sướng.
Châu Xuân Nguyễn

Melbourne
04.05.2012

———————————————————————————–
Thứ tư, 2/5/2012, 09:46 GMT+7

Doanh nghiệp lo ngại ‘đảo nợ’ ngân hàng

Nhiều doanh nghiệp tỏ ra lo ngại khi chủ nợ là một số ngân hàng yêu cầu phải đi vay bên ngoài với lãi suất cắt cổ để trả ngân hàng (đảo nợ), sau đó mới được cho vay lại.
Doanh nghiệp bất động sản có cơ đảo nợ

Trong một lần trao đổi với báo chí về tái cơ cấu nợ, Thống đốc Nguyễn Văn Bình nói, chỉ doanh nghiệp nào khó khăn tạm thời, hướng kinh doanh tốt trong thời gian tới, có khả năng trả nợ mới được ngân hàng cho cơ cấu lại nợ.
Theo ông Phạm Quang Tùng, Phó tổng giám đốc BIDV, ngân hàng này sẽ cơ cấu lại nợ cho khách hàng theo hướng: cơ cấu lại các khoản vay, bằng cách gia hạn nợ, định lại kỳ hạn trả nợ cho doanh nghiệp; xem xét cho vay trung và dài hạn, bù đắp cơ cấu khoản vay ngắn hạn để hỗ trợ khách hàng cơ cấu lại dòng tiền; thực hiện miễn, giảm phần lãi với các khách hàng có thiện chí trả nợ; miễn, giảm phần lãi phạt quá hạn khi khách hàng trả đầy đủ nợ gốc và phần lãi còn lại theo hợp đồng tín dụng đã ký kết.
Song song với việc cơ cấu nợ, ông Tùng cho biết, BIDV sẽ tính toán giảm lãi suất. Cụ thể, doanh nghiệp huy động được vốn trả nợ ngân hàng sẽ được vay để khôi phục dư nợ với lãi suất 14-15%/năm.
Một số ngân hàng yêu cầu con nợ phải vay bên ngoài với lãi suất cắt cổ để đảo nợ tại ngân hàng. Ảnh minh họa
Còn ông Nguyễn Đức Hưởng, Phó chủ tịch HĐQT LienVietpostBank, tiết lộ, ngân hàng này sẽ xem xét tổng số nợ phải trả, các khoản thu khó đòi và thực lực vốn hàng hóa, hợp đồng tiêu thụ, hợp đồng mua bán… Chỉ doanh nghiệp nào khó khăn trước mắt, và về lâu dài có đường hướng trả nợ tốt mới được xét cơ cấu nợ.
Lãnh đạo một ngân hàng cổ phần cũng cho biết, đang rà soát lại những khách hàng doanh nghiệp. Nếu đơn vị có nguồn hàng bán ra để thu về trả nợ sẽ được vay tiếp. Kể cả doanh nghiệp bất động sản cũng được xét cơ cấu lại nợ để cho vay tiếp, nếu dự án đầu tư đã bán được phần lớn, đang vào giai đoạn hoàn thiện.
Tiến sĩ Trần Hoàng Ngân, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ Quốc gia, cho rằng, có rất nhiều doanh nghiệp tốt nhưng do ảnh hưởng từ suy thoái kinh tế mà rơi vào cảnh hàng hóa tồn kho, không bán được, những doanh nghiệp này cần được cơ cấu lại nợ, chu kỳ lãi vay.
Theo ông Ngân, việc các ngân hàng e ngại cơ cấu nợ làm tăng rủi ro là lẽ đương nhiên. Nhưng với những văn bản hướng dẫn trên của NHNN, chắc chắn khó khăn cho cả phía ngân hàng và doanh nghiệp sẽ đuợc tháo gỡ.
Từ ngày 10/4, NHNN đã có văn bản số 2056 yêu cầu các tổ chức tín dụng cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho doanh nghiệp. Nhưng đến nay, đa phần các ngân hàng vẫn rất ngại tái cơ cấu nợ do lo ngại rủi ro. Cũng chính vì lý do này, nhiều ngân hàng đã tái cơ cấu nợ bằng cách “đảo nợ”.
Chị Hà Anh, chủ một nhà hàng lớn tại Hà Nội cho hay, giữa tháng trước, chị phải vào Sài Gòn để giải quyết khoản nợ quá hạn 500 triệu đồng với một ngân hàng cổ phần. Ngay khi gặp mặt, trưởng bộ phận chi nhánh của ngân hàng này đã đặt vấn đề luôn: chị nên vay bên ngoài để trả vào ngân hàng khoản nợ trên. Ngân hàng cam kết chỉ 3 ngày sau khi trả nợ, sẽ làm hồ sơ cho chị vay lại khoản tiền trên.
“Tôi thuyết phục họ khó khăn của tôi chỉ là tạm thời, nhà hàng vẫn cho doanh thu tốt nhưng không được. Tôi đành liều vay “nóng” bên ngoài với lãi suất 5%/tháng để trả. Sau đó tôi phải làm thủ tục để vay của một ngân hàng khác với lãi suất thấp hơn”- chị Hà Anh nói.
Ông Nguyễn Văn Tấn, Phó giám đốc một công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi, kể: Ngân hàng cũng bắt công ty vay vốn ở ngoài để trả khoản nợ 1,2 tỷ đồng, với lãi suất 20%/năm. Sau đó, ngân hàng hứa sẽ cho vay lại khoản vốn này với lãi suất 16,5%/năm. Vay chợ đen với lãi cắt cổ để trả nợ ngân hàng mà không chắc chắn sau đó có được vay lại vốn rẻ từ ngân hàng hay không, thôi thà chịu lãi phạt, còn hơn đảo nợ kiểu đó.
Còn theo nhận định của phó TGĐ Tập đoàn Sơn Hà Nguyễn Quang, trong bối cảnh này, nhiều doanh nghiệp sẽ buộc phải đảo nợ bằng cách vay lãi cắt cổ bên ngoài. “Với cách đảo nợ này tiềm ẩn rủi ro rất lớn cho doanh nghiệp, nếu sau khi vay lãi bên ngoài trả nợ cho ngân hàng nhưng ngân hàng không cho vay lại”, ông nói.
Theo văn bản số 2506 ngày 24/4 của NHNN, tiêu chí để được cơ cấu nợ gồm: Khách hàng không có khả năng trả nợ đúng kỳ hạn nợ gốc hoặc lãi vốn vay, nhưng được đánh giá có khả năng trả nợ thì sẽ được xem xét điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc và lãi vốn vay.
Khách hàng không có khả năng trả hết nợ gốc hoặc lãi vốn vay đúng thời hạn và được đánh giá là có khả năng trả nợ trong một khoảng thời gian nhất định sau thời hạn cho vay, thì ngân hàng xem xét cho gia hạn nợ với thời hạn phù hợp với nguồn trả nợ của khách hàng.
(Theo Tiền Phong)

7 comments on “KT – 725 – 050412 – Doanh nghiệp lo ngại ‘đảo nợ’ ngân hàng

Bình luận về bài viết này