KT – 726 – 050512 – Ngân hàng sẽ chết cùng doanh nghiệp?

Việt Thắng

Theo:vef-vn

(Lời bình): – Càng nhiều DN đóng cửa thì càng ítnguòi trả nợ NH thì NH phải chết thôi. Logic này không cần phải Tiến Sĩ Toán mới tìm ra. 

Chuyện hàng loạt DN phá sản là không thể nào tránh khỏi được, điều này đồng nghỉ với hàng loạt NH đã khó khăn lại trở thành muôn vàn khó khăn. Tất cả chỉ chờ độ chậm mà xẩy đến thôi.

Công An và quân đội có đứng ra bảo vệ 3 Dũng bất tài này nữa hay không, ngay cả Bộ Chính Trị và Trung Ương đảng nữa, có để 3 Dũng đưa cả đảng CS và 90 triệu dân VN “Xuống Hố Cả Nước” hay không. 3 Dũng có vài tỉ usd trong bank Thũy sĩ mà cô gái rượu Nguyễn thanh Phượng giữ ở Thụy Sĩ rồi, còn Bộ Chính Trị và 200 Ủy Viên Trung Ương có gì không, rồi CA và bộ đội có gì hay không ???
Cong lưng ra để bảo vệ 3 Dũng cứ ngỡ rằng “còn đảng còn mình”, ai dè 3 Dũng làm “mất đảng mất mình” luôn. Ngày đó sẽ xẩy ra trong năm 2012 này đây, ko lâu đâu, doanh nghiệp phá sản và họ biết (qua đọc bài trang này) là suy thoái sẽ là 7 năm thì 90 triệu dân sẽ hành động, Cựu chiến binh đã kêu gọi dân oan biểu tình rồi đấy, có dám đàn áp cựu chiến binh hay không ???
CP hậu CS của Chau Xuan Nguyễn sẽ không có chuyện học tập cải tạo, đó là lời hứa của tôi và Nhóm Vì Dân với Bộ Đội và cán bộ.
ĐCS không sụp nhanh năm nay mới là lạ.
Nếu người VN may mắn, đuổi được bọn cai trị và đô hộ khỏi VN thì những nhà cửa mà chúng bỏ của chạy lấy người còn rẻ nữa

Khi CP Hậu CS tiếp thu, một sự dân chủ, công bằng và minh bạch, trung thực sẽ đem lại lòng tin cho 90 triệu dân VN cùng thế giới tự do. Từ đó, 1 hay 2 năm sau thì kinh tế sẽ trỗi dậy và giá BĐS sẽ cao gấp mấy lần bây giờ vì tất cả VKHN đều muốn về VN sống và phục vụ.

Hiện giờ chỉ có dân đen là chịu khổ thôi, còn tư bản đỏ và cánh hẩu, vây cánh của chúng nó vẫn sung sướng.
Châu Xuân Nguyễn

Melbourne
04.05.2012

———————————————————————————–

Tác giả: Việt Thắng
Bài đã được xuất bản.: 1 giờ trước
(VEF.VN) – Nếu trong vòng một năm tới mà tình hình vốn cho vay không được đẩy mạnh, còn căn hộ cũng không làm cách nào “đẩy” được, các ngân hàng liệu có phá sản như cái chết hiện hữu của doanh nghiệp?
Gậy ông đập lưng ông!
Vào những ngày cuối tháng 4/2012, Ngân hàng Nhà nước lại phải ban hành một văn bản nữa – số 2506, yêu cầu các tổ chức tín dụng xem xét điều chỉnh lãi suất cho vay của các hợp đồng tín dụng theo mức lãi suất cho vay hiện hành. Như vậy, đây là công văn thứ hai liên tiếp trong vòng hơn một tháng, nếu tính cả văn bản số 1656 cũng của cơ quan này ban hành vào ngày 22/3/2012, yêu cầu 5 ngân hàng Agribank, Vietinbank, Vietcombank, BIDV và MHB tiết giảm chi phí và hạ lãi suất cho vay.
Vì sao NHNN lại có động thái chỉ đạo giảm lãi suất cho vay gấp gáp như thế, trong khi trước đó cơ quan này đã hai lần liên tiếp hạ trần lãi suất huy động từ 14% về 12%?
Hai tuần sau khi trần lãi suất huy động được chính thức kéo giảm, đã có những xác nhận về tình hình ứ đọng vốn trong ngân hàng vẫn chưa có gì được cải thiện. Dù lãi suất huy động giảm và kéo theo mặt bằng lãi suất cho vay “ưu đãi” tại một số ngân hàng lớn như BIDV, Vietinbank, Eximbank, kể cả những ngân hàng loại vừa như An Bình và SeaBank giảm theo, nhưng lãi suất cho vay nhìn chung vẫn còn treo ở vùng khá cao – từ 18-19%, khiến cho ngay cả các doanh nghiệp trong diện “ưu tiên” như nông nghiệp, xuất khẩu và sản xuất cũng “không làm cách nào tiếp cận được nguồn vốn vay ngân hàng” – như một xác nhận của Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam.
Tại TP.HCM, lần đầu tiên một con số được chính thức công bố: trong quý I/2012, chỉ có 23% số doanh nghiệp vay được vốn ngân hàng, còn lại 77% vẫn thúc thủ thịu phép. Chưa kể đến việc 23% doanh nghiệp kia vay được nhiều hay thậm chí chỉ một phần nhỏ nhu cầu vay vốn của họ, rõ ràng cán cân cung – cầu tín dụng giữa hệ thống ngân hàng và khối doanh nghiệp vẫn bị lệch pha trầm trọng. Đó cũng là lý do vì sao kinh tế quý I/2012 gần như tăng trưởng âm, còn các doanh nghiệp vẫn nằm nguyên trong tình trạng “lâm sàng”.
Cũng từ năm 2011 đến nay, chưa bao giờ các ngân hàng lại phải “rền rĩ” như thời gian gần đây. Đầu tiên là ngân hàng ACB khi đưa ra một con số không thiếu tính thuyết phục: 3 tỷ USD nằm “chết” trong ngân hàng này mà không cho vay được. Sau đó, đến lượt một số ngân hàng khác cũng phụ họa. Lãnh đạo của ACB và ngân hàng Liên Việt còn nói thẳng rằng đã đến lúc phải cứu doanh nghiệp, vì nếu doanh nghiệp chết thì ngân hàng cũng chết theo.
Có thể hiểu nỗi bĩ cực của các ngân hàng hiện thời là như thế nào. Tình thế khó khăn về tiêu thụ vốn mà trước đây các ngân hàng đồng lòng giữ gìn như một thông tin “tuyệt mật”, nay đang dần lộ ra một cách tự nguyện. Nếu tính từ thời điểm tháng 9/2011 – là lúc mà NHNN siết lại trần lãi suất về 14%, thời gian đã trôi qua 8 tháng, gây ra một sự lãng phí ghê gớm đối với số vốn nằm chết trong hệ thống ngân hàng.
Cũng bởi vậy, chính BIDV là ngân hàng đầu tiên thẳng thắn thừa nhận rằng ngân hàng này sẽ phải chấp nhận hạ lãi suất cho vay, cho dù có vì thế mà lợi nhuận năm 2012 sẽ bị giảm khoảng 1.200 tỷ đồng.
Rõ là nước đã ngập sát chân, mỗi ngân hàng phải tự tìm cách “nhảy”, mà còn phải “nhảy” thật nhanh để khỏi bị chết chìm.
Sẽ chết cùng doanh nghiệp?
Không chỉ bị gò ép bởi khối vốn tồn đọng có thể lên đến vài trăm ngàn tỷ đồng, các ngân hàng còn mang trong lòng một nỗi lo canh cánh khác: làm sao tiêu thụ được khối bất động sản mà ngân hàng, qua quá trình thâu tóm và siết nợ, vô hình trung đã trở thành kẻ nhận lãnh hậu quả cuối cùng.
Cái chết của doanh nghiệp BĐS đã là một lẽ, nhưng với ngân hàng thì không sung sướng gì hơn. Không phải ngẫu nhiên mà mới đây, đã có thông tin tiết phát về một số ngân hàng lớn như Vietcombank, ACB, Vietinbank, BIDV và lẽ dĩ nhiên cả một số ngân hàng nhỏ như Phương Tây, Bảo Việt… , đang phải gánh một khối tài sản BĐS lớn trên vai, nhưng không làm sao tiêu thụ được.
Trong số tài sản đã thuộc về ngân hàng, hai phân khúc đất nền và căn hộ có thể chiếm vị trí chủ đạo. Nhưng nếu đất nền vẫn có thuận lợi nhất định trong thói quen tiêu dùng và mua bán của người dân, thì phân khúc căn hộ lại nằm trong thế hoàn toàn bế tắc. Tài sản mà các ngân hàng sở hữu hiện nay lại đa phần là loại căn hộ trung cấp và căn hộ cao cấp.
Sẽ không thể xác quyết rằng việc tiêu thụ phân khúc căn hộ trung – cao cấp của ngân hàng là dễ dàng, một khi chính các doanh nghiệp BĐS, dù đã phải thực hiện quá nhiều chiêu khuyến mãi từ nhiều tháng qua, nhưng tình hình bán hàng vẫn không khả quan hơn chút nào. “Đại gia” Hoàng Anh Gia Lai là một ví dụ điển hình.
Sự khác biệt có lẽ chỉ đến từ hiện trạng những ngân hàng nào nắm căn hộ ở Hà Nội và ngân hàng nào có căn hộ ở TP.HCM. Hai thành phố này có đặc điểm khác nhau cơ bản là mặt bằng giá căn hộ của TP.HCM chỉ bằng khoảng một nửa đến 2/3 giá căn hộ ở Hà Nội. Cho dù vẫn có nhiều thông tin cho rằng nhu cầu nhà ở tại Hà Nội còn rất lớn, nhưng thực tế nguồn cung lại vẫn tuôn ra ồ ạt. So với năm 2009, hiện thời lượng căn hộ trung – cao cấp ở Hà Nội phải gấp ít nhất 3 lần. Đó là chưa kể đến số dự án căn hộ sẽ được các chủ đầu tư tung ra trong những năm tới.
Vào tháng 3/2012, một quan chức của Bộ Xây dựng – ông Nguyễn Trần Nam, đã lên tiếng “đính chính” về việc chủ trương của Nhà nước mua lại nhà chung cư sẽ nhằm giải cứu cho ngân hàng chứ không phải cho doanh nghiệp BĐS. Bình luận này cho thấy có thể một phần lớn phân khúc căn hộ đang lưu thông hiện hành là thuộc về sở hữu của ngành ngân hàng. Và chính ngân hàng mới là đối tượng phải mất ăn mất ngủ nếu đến cuối năm nay và cả năm 2013 số căn hộ tồn đọng không tiêu thụ được.
Khách quan nhận xét, hai yếu tố tồn vốn và tồn BĐS đang làm cho ngân hàng tái hiện thế khó khăn của khối doanh nghiệp vào thời điểm giữa năm 2011. Mà từ giữa năm 2011 đến nay, con số doanh nghiệp phải giải thể đã lên đến 80.000, chỉ tính theo số thống kê chính thức.
Nếu trong vòng một năm tới mà tình hình vốn cho vay không được đẩy mạnh, còn căn hộ cũng không làm cách nào “đẩy” được, các ngân hàng liệu có phá sản như cái chết hiện hữu của doanh nghiệp?

5 comments on “KT – 726 – 050512 – Ngân hàng sẽ chết cùng doanh nghiệp?

  1. Người ta nói bắt giặc phải có tang vật, nói năng phải có bằng chứng cụ thể. People said that if you want to capture enemy, you must have material evidence and if you make a sentence to them…you should have concrete evidence. This is Non-Human Righs in working place in Vietnam . I have enough documents, record, evidences! Through events such as his relative corruption, there are full evidences like: records, cut the network of chief consultant, having computer but not have the mouse, keyboard, hiding report of the meetings…
    Descendants of the Prime Minister Dung corruption but was concealed, covered up and hushed up responsibility to other like Vinashin?
    http://vn.360plus.yahoo.com/thai_hien12121981

  2. Ngư tiều vấn đáp :
    – Tại sao ngân hàng sẽ chết ?
    – Tại vì các doanh nghiệp phá sản, vỡ nợ nên không còn tiền để trả cho ngân hàng!
    – Tại sao các doanh nghiệp phá sản, vỡ nợ?
    – Vì lãi suất cao quá, làm được bao nhiêu cũng không đủ trả lãi cho ngân hàng, nói gì đến trả vốn!
    – Tại sao lãi suất cao quá?
    – Tại vì lạm phát cao quá, lãi suất phải cao để hút tiền về!
    – Tại sao lạm phát cao thế?
    – Tại vì lượng tiền in ra quá nhiều!
    – Tại sao lại in tiền ra quá nhiều?
    – Tại vì Nhà nước phải gom đôla và vàng!
    – Tại sao Nhà nước phải gom đôla và vàng?
    – Tại vì phải trả nợ nước ngoài, nợ nước ngoài nhiều quá và phải trả bằng đola, bằng vàng vì bằng tiền Việt nó điếu thèm lấy!
    – Tại sao nợ nước ngoài nhiều thế?
    – Tại vì vay về điếu biết làm ăn cho ra lợi nhuận mà lại làm ăn thua lỗ, và tham nhũng đớp nhiều quá nên thành nợ!
    – Tại sao nó điếu biết làm ăn mà lại còn giao cho cả đống tiền cho nó làm?
    – Tại vì chủ trương lớn của Party!
    – Tại sao lại chủ trương thế?
    – Tại vì định hướng XHCN!
    – Tại sao lại định hướng ngu thế?
    – Tại vì người định hướng ngu!
    – Sao ngu mà còn để cho nó định hướng?
    – Tại vì tao cũng ngu quá, ko biết trả lời sao đây!

  3. DEAR SIR OR MADAMN,
    Người quản lý phải am tường tất cả các nghiệp vụ. Nếu ông là quản lý nhà hàng Phở mà ông chỉ biết có nấu ăn giỏi chỉ lo cắm cúi vô nấu ăn và lựa chọn gia vị mà bỏ qua các khâu như: tiếp đãi khách, quảng cáo, thu chi sổ sách…thì ông cũng sẽ “Tưng bừng khai trương và âm thầm dẹp tiệm mà thôi”. Giống như giám đốc ngân hàng mà chỉ biết có kế toán nhưng toàn lo tham nhũng và dự tính sai bét, kết quả toàn sai số so với thực tế mà không biết cách quản lý con người, cách tổ chức vận hành bộ máy công ty, cách thu hút kêu gọi các nhà đầu tư…cứ lo ăn và tham nhũng hoài thì núi còn lở huống chi là ngân hàng? Ví dụ:

    Những kỷ lục như “Cú đấm thép,cú đá thép” (Vinashin) sau:

    Xây tàu thì tàu chìm ( Vinasink), xây cầu thì cầu sập (cầu Cần Thơ), đầu tư chứng khoán thì bị khùng (Những đại gia phải nhập viện tâm thần vì đầu tư chứng khoán- Vietnamnet), bị “tái” và có khả năng bị nuốt chửng như Sacombank, bị cháy nhà thiêu rụi mọi thứ vì lỗ như EVN…

    Người dân nghĩ rằng:”

    1. Vì tiền vay ODA là tiền “mồ hôi công sức” của các nhà đầu tư nước ngoài cho Việt Nam vay, không phải tiền “chùa”.

    2. Người dân Việt Nam phải trả tiền gốc + lãi cho họ = những giọt “mồ hôi + máu + nước mắt”…

    Vậy nếu mua vũ khí và điều hành kinh tế nên để cho người dân có quyền “đánh giá” và “chọn lựa” người lãnh đạo có uy tín, không tham nhũng và có ý thức đạo đức trách nhiệm đứng ra “quản lý vũ khí”=>để tránh “làm bừa”-> có thể gây thương vong và chết chóc không đáng cho người dân vô tội!

    * Vì bây giờ không phải là thời đại phong kiến, không phải là tiền của riêng mình.

    Và phòng chống rửa tiền là ý thức trách nhiệm của mỗi công dân trên mỗi quốc gia.

    Vì Việt Nam đã gia nhập quốc tế, gia nhập WTO, APEC…nên phải tuân thủ theo đúng với nguyên tắc Luật pháp của quốc tế.

    Nên tôn trọng cộng đồng và quốc tế, không được tự tiện “thích làm gì thì làm” gây khổ cho dân oan ức!
    http://vn.360plus.yahoo.com/thai_hien12121981/

  4. Ngư tiều vấn đáp :
    – Tại sao ngân hàng sẽ chết ?
    – Tại vì các doanh nghiệp phá sản, vỡ nợ nên không còn tiền để trả cho ngân hàng!
    – Tại sao các doanh nghiệp phá sản, vỡ nợ?
    – Vì lãi suất cao quá, làm được bao nhiêu cũng không đủ trả lãi cho ngân hàng, nói gì đến trả vốn!
    – Tại sao lãi suất cao quá?
    – Tại vì lạm phát cao quá, lãi suất phải cao để hút tiền về!
    – Tại sao lạm phát cao thế?
    – Tại vì lượng tiền in ra quá nhiều!
    – Tại sao lại in tiền ra quá nhiều?
    – Tại vì Nhà nước phải gom đôla và vàng!
    – Tại sao Nhà nước phải gom đôla và vàng?
    – Tại vì phải trả nợ nước ngoài, nợ nước ngoài nhiều quá và phải trả bằng đola, bằng vàng vì bằng tiền Việt nó điếu thèm lấy!
    – Tại sao nợ nước ngoài nhiều thế?
    – Tại vì vay về điếu biết làm ăn cho ra lợi nhuận mà lại làm ăn thua lỗ, và tham nhũng đớp nhiều quá nên thành nợ!…
    => Oh, giống trong truyện sự tích “Hoa dâm bụt” quá vậy?
    Có 1 cô gái ngồi khóc thút thít bên cạnh 1 gốc cây cổ thụ già, Bụt hiện lên hỏi “Vì sao con khóc?”. Hỏi hoài, hỏi mãi, hỏi miết cô gái vẫn không trả lời (giống như các doanh nghiệp bây giờ, bệnh lâu năm mà giấu???).
    Xong, Bụt tức quá đè cô gái ra làm chuyện đó. Xong (cái này bắt chước Kami), Bụt hỏi lý do, lúc này cô gái mới chịu nói thật là bị HIV. Bụt về nhà đau buồn quá sinh bệnh, 6 tháng sau Bụt qua đời. Vì thương tình ông dại dột nên người ta đặt tên ông cho 1 loài hoa. Đó là hoa Bụt.
    Mà cũng có người thấy ông dâm quá nên đặt tên là hoa Dâm Bụt. Sự tích hoa Dâm Bụt ra đời từ đó. Xong, câu chuyện cổ tích đến đây là hết rồi.
    Xin chào và hẹn gặp lại,
    Thân ái,
    CXN í lộn tui.

Bình luận về bài viết này