KT – 727 – 050512 – Doanh nghiệp vẫn chết dù lãi suất đã hạ

Hoàng Lan

Theo:vnexpress

(Lời bình): – NHNN hạ lãi suất ngày 11.04.2012, ngay ngày đó tôi đã tuyên bố là quá trể và không có thanh khoản nên chuyện hạ lãi suất này không có tác dụng gì cả, hôm nay, gần 1 tháng sau, báo cáo từ DN là lộ trình phá sản vẩn tiến hành theo độ chậm mà tôi dự báo, không có gì thay đổi.

CXN*_041112_1467_Chiến trận KT của CS như lúc VNCH di tản vùng Kontum Pleiku triền miên

 Thêm một lần nữa, chứng tỏ cái nhìn tổng thể kinh tế vĩ mô của tôi hơn hẵn tất cả những cái đầu của chính quyền CS gộp lại vì họ làm nền kinh tế này rối loạn từ 3,4 năm nay và mỗi lần họ làm chính sách sai thì trăm lần như một, tôi là người duy nhất lên tiếng chỉ ra cái sai của chúng (và chúng không sai vài lần đâu, cả trăm, cả ngàn lần trong 3 năm qua và độc giả của tôi đều chứng kiến những gì tôi chỉ ra cái sai của chúng nó). Vậy thì có nên để một bọn bất tài, tham nhũng mãi mãi ngồi trên đầu, trên cổ 90 triệu dân tộc VN hay không ????
Công An và quân đội có đứng ra bảo vệ 3 Dũng bất tài này nữa hay không, ngay cả Bộ Chính Trị và Trung Ương đảng nữa, có để 3 Dũng đưa cả đảng CS và 90 triệu dân VN “Xuống Hố Cả Nước” hay không. 3 Dũng có vài tỉ usd trong bank Thũy sĩ mà cô gái rượu Nguyễn thanh Phượng giữ ở Thụy Sĩ rồi, còn Bộ Chính Trị và 200 Ủy Viên Trung Ương có gì không, rồi CA và bộ đội có gì hay không ???
Cong lưng ra để bảo vệ 3 Dũng cứ ngỡ rằng “còn đảng còn mình”, ai dè 3 Dũng làm “mất đảng mất mình” luôn. Ngày đó sẽ xẩy ra trong năm 2012 này đây, ko lâu đâu, doanh nghiệp phá sản và họ biết (qua đọc bài trang này) là suy thoái sẽ là 7 năm thì 90 triệu dân sẽ hành động, Cựu chiến binh đã kêu gọi dân oan biểu tình rồi đấy, có dám đàn áp cựu chiến binh hay không ???
CP hậu CS của Chau Xuan Nguyễn sẽ không có chuyện học tập cải tạo, đó là lời hứa của tôi và Nhóm Vì Dân với Bộ Đội và cán bộ.
ĐCS không sụp nhanh năm nay mới là lạ.
Nếu người VN may mắn, đuổi được bọn cai trị và đô hộ khỏi VN thì những nhà cửa mà chúng bỏ của chạy lấy người còn rẻ nữa

Khi CP Hậu CS tiếp thu, một sự dân chủ, công bằng và minh bạch, trung thực sẽ đem lại lòng tin cho 90 triệu dân VN cùng thế giới tự do. Từ đó, 1 hay 2 năm sau thì kinh tế sẽ trỗi dậy và giá BĐS sẽ cao gấp mấy lần bây giờ vì tất cả VKHN đều muốn về VN sống và phục vụ.

Hiện giờ chỉ có dân đen là chịu khổ thôi, còn tư bản đỏ và cánh hẩu, vây cánh của chúng nó vẫn sung sướng.
Châu Xuân Nguyễn

Melbourne
04.05.2012

———————————————————————————–

Thứ sáu, 4/5/2012, 17:53 GMT+7

Doanh nghiệp vẫn chết dù lãi suất đã hạ

Ngân hàng hạ lãi suất nhưng doanh nghiệp không tiêu thụ được hàng, khó tiếp cận vốn vay nên chết vẫn nhiều là phản ánh của nhiều hiệp hội tại cuộc tọa đàm bàn cách tháo gỡ khó khăn diễn ra sáng nay.

Ông Nguyễn Hữu Cát, Trưởng ban Đào tạo thuộc Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa, thông tin: Trong 600.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa (chiếm 98% tổng số các doanh nghiệp trong cả nước) có tới 39% gặp khó khăn, 25% phá sản và chỉ còn 36% hoạt động bình thường.
Tổng thư ký Hiệp hội xi măng Việt Nam – Đỗ Đức Oanh cũng chia sẻ, gần 100 doanh nghiệp ngành này đang rất khó khăn. Từ cuối năm ngoái đến đầu năm nay, 3 đơn vị lớn thua lỗ nặng nề thậm chí ngừng sản xuất. Nhà máy xi măng Cẩm Phả sau 3 năm hoạt động, lỗ lũy kế gần 1.300 tỷ đồng. Tương tự, sau 2 năm hoạt động, xi măng Hạ Long lỗ hơn 980 tỷ đồng. Xi Măng Đồng Bành từ cuối năm 2011 cũng lỗ tới 149 tỷ đồng và bắt đầu ngừng sản xuất từ năm nay.
Chủ tịch Hiệp hội Thép Phạm Chí Cường. Ảnh: Hoàng Lan
Chủ tịch Hiệp hội Thép Phạm Chí Cường. Ảnh: Hoàng Lan
Đại diện Hiệp hội Xi măng cho biết, khó khăn lớn nhất là sức tiêu thụ giảm mạnh do nhiều dự án bị đình trệ. Năm 2010, sản lượng tiêu thụ là 50,2 triệu tấn, nhưng đến năm 2011 chỉ còn 49 triệu và ước cả năm nay còn 47 triệu tấn. “Tiêu thụ giảm thì doanh nghiệp không bán được hàng. Hiện nhiều công ty xi măng còn không có tiền để mua than và điện”, ông Oanh tiết lộ.
Ông này cũng nói thêm, lãi suất cho vay công bố là xuống khoảng 15% một năm nhưng không phải đơn vị nào cũng tiếp cận được. “Liều thuốc cứu của ngân hàng chưa đủ mạnh. Ngân hàng cần tạo điều kiện để doanh nghiệp được vay vốn lưu động và giãn nợ”, lãnh đạo Hiệp hội xi măng kiến nghị.
Ngay sau phát biểu của đại diện hiệp hội, ông Lê Văn Chung – Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (Vicem) chia sẻ doanh nghiệp đang ở thế “không thể chịu đựng hơn được nữa”. Vicem trước kia lãi 1.600 tỷ đồng thì nay chỉ còn 400-500 tỷ đồng. “Nhiều doanh nghiệp xi măng lỗ 700-800 tỷ đồng xin nhập về tổng công ty nhưng chúng tôi không dám nhận, vì nhận cũng hết hơi”, ông Chung thẳng thắn.
Vị lãnh đạo này cho rằng, lãi suất cho vay đã hạ nhưng vẫn cao gấp 3 lần các nước xung quanh nên doanh nghiệp vẫn khó chịu nổi. Ông Chung chia sẻ, năm 2008, doanh nghiệp đón nhận khủng hoảng với một tinh thần khác vì được giảm thuế cùng nhiều cơ chế kích cầu, thì năm 2011 ngược lại. “Doanh nghiệp đi vay với khí thế hừng hực của năm 2008 thì đã ‘chết’ rồi. Sản phẩm chưa hình thành đã bị siết tín dụng”, Chủ tịch Vicem nói.
Không công khai danh tính vì “sợ ngân hàng xử lý”, Chủ tịch Hiệp hội Thép – Phạm Chí Cường cho biết, Hiệp hội có khoảng 7-8 đơn vị mấp mé “cái chết”. Có những đơn vị không sản xuất, thậm chí ngừng hoạt động trong vài tháng và không đủ tiền để thuê bảo vệ.
Ảnh: Hoàng Lan
Đại diện Ngân hàng Nhà nước, ông Trần Xuân Châu. Ảnh: Hoàng Lan.
Đại diện Hiệp hội Chè Việt Nam, ông Hoàng Long thông tin, năm qua, tất cả các doanh nghiệp sản xuất chè đều gặp khó khăn, dù chè đứng thứ 5 về xuất khẩu. 50% doanh nghiệp chè chưa dám sản xuất vì nợ cũ chưa trả xong nên chưa vay được khoản mới. Ông Long chia sẻ là rất vui khi nghe tin lãi suất vay hạ song băn khoăn: “Liệu có vay được không?”.
Phó chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam Nguyễn Văn Minh nêu ý kiến, ngân hàng cần có chính sách hỗ trợ cho người tiêu dùng để kích cầu, nhằm giải bài toán đầu ra cho doanh nghiệp. Ông này cũng thông tin, nhiều doanh nghiệp bất động sản sống lay lắt vì giá căn hộ sụt giảm 10-15% kể từ đầu năm, nhiều dự án không triển khai được.
Còn theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong quý I/2012 có 2.400 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản làm thủ tục giải thể; 11.600 doanh nghiệp đăng ký ngừng hoạt động có thời hạn hoặc dừng thực hiện các nghĩa vụ thuế. Chủ tịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – ông Trần Bắc Hà thì bình luận: “Cách đây 4 năm địa ốc đếm tiền, còn nay thì đếm tràng hạt”
Đại diện Ngân hàng Nhà nước, ông Trần Xuân Châu, Phó vụ trưởng Vụ Tín dụng cho biết sẽ tổng hợp các ý kiến doanh nghiệp và báo cáo Thống đốc. Tuy nhiên, ông này cho rằng, các doanh nghiệp cần tự cứu mình bằng cách cơ cấu, rà soát lại hoạt động, và các khoản nợ.
Hoàng Lan

1 comments on “KT – 727 – 050512 – Doanh nghiệp vẫn chết dù lãi suất đã hạ

Bình luận về bài viết này