KT – 734 – 050712 – Doanh nghiệp thực sự muốn gì từ Chính phủ?

Bích Diệp

Theo:dantri

(Lời bình): – Khi DN chán chường rồi thì mới bắt đầu phương án giải cứu, quá chậm, không còn cứu vãn được nữa, tất cả chính sách cứu vãn đều cần 6 tháng hay 1 năm với độ chậm mới phát huy tính hữu hiệu. Ví dụ như hoãn thuế, hôm nay thăm dò DN, tháng sau mới ban hành nghị định rồi tháng 7 mới hiệu lực, cuối tháng 7 mới bắt đầu được hoãn thuế và DN nhẹ thở được từ tháng 8, ít nhất 3 tháng mà DN cần 6 hay 7 tháng hoãn thuế hay giảm thuế liên tục mới có thể giúp họ đở tranh đấu với dòng tiền.

Đọc bài này thì thấy VCCI cũng học được từ những bài viết kinh tế của tôi. Trích:”

Với việc phát hành trái phiếu và tín phiếu hiện nay, theo VCCI, giải pháp này cung cấp một đầu ra an toàn cho các ngân hàng thương mại nhưng lại làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu vốn của doanh nghiệp và không giúp làm cho lãi suất giảm một cách tương ứng với tốc độ giảm của lạm phát. Vì vậy, cơ quan này đề nghị nên hạn chế phát hành nợ của Chính phủ để giảm sự chèn lấn đối với nợ của khu vực doanh nghiệp và hộ gia đình.” hết trích. So sánh với bài này của tôi

CXN_060311_1139_Giải thích về “chen lấn tín dụng”

Trích:”Đây là hiện tượng làm tăng cao lãi suất vượt bực khi hệ thống kinh tế nhà nước cạnh tranh (từ cạnh tranh dùng cho nền kinh tế thị trường đúng nghĩa), nhưng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì không có chuyện tranh dành, nhà nước ưu tiên tất cả, khối kinh tế tư nhân phải tranh dành lẫn nhau và đua nhau tăng lãi suất huy động đến 18 hay 20%, rồi lãi suất cho vay từ đó lên 22, 27%, hậu quả là rất nhiều doanh nghiệp tư nhân không thể nào trả mức lời như thế, họ đóng cửa sản xuất, xuất khẩu giảm trầm trọng trong những tháng năm tới đây (hậu quả của độ chậm kinh tế chừng 6 tháng hay 1 năm) tín dụng với khối tư nhân.
Độ chậm kinh tế là như thế này, chúng ta ngay giờ phút này nghe đầy rẫy trên mặt báo lề phải là doanh nghiệp tư nhân đang kêu ca không mượn tín dụng được vì khan hiếm (bằng chứng TTCK và bất động sản) và tiền lời quá cao. Không ai hành động cho họ cả (cách hành động tốt nhất là cắt hết hay cắt tối đa đầu tư công, giảm thâm thụt ngân sách, bán hết tập đoàn và tổng công ty ăn hại, nhưng điều này Đảng Cộng sản không làm được vì giảm thì còn tiền đâu mà tham nhũng, như bài tôi viết ngày 10.12.2009 nói trên.
Doanh nghiệp âm thầm đóng cửa sản xuất, đuổi việc công nhân như ngành chế biến điều, ngành cá tra và cá ba sa (đã thấy hiện tượng khan hiếm hàng xuất khẩu) tức là số tiền xuất khẩu sẽ giảm trong vài tháng tới, nhập khẩu vẫn như thế nên nhập siêu sẽ tăng và chúng ta lại thiếu usd dự trử, rồi điệp khúc sẽ lập lại…..Thiếu usd, phá giá vnd, xăng tăng, điện tăng, bão giá mới sẽ đến, lạm phát lại tăng cao rồi nghị quyết 11 sẽ đến để kềm chế lạm phát, rồi khan hiếm tín dụng, rồi đẩy lãi suất cao ngất ngưỡng, rồi trở lại từ đầu như bay giờ là phải chen chân tín dụng.
Làm sao mà ra khỏi vòng lẫn quẩn này…Câu trả lời tôi đã có, cách tốt nhất là lật đổ đảng cộng sản, đem đa nguyên đa đảng về để cho người dân VN có quyền chọn lựa người tài để vận hành nền kinh tế này, chọn những người có kinh nghiệm, có hiểu biết về vận hành kinh tế để phòng ngừa thảm trạng như thế này xẩy ra, những người có tầm, những người có thể nhìn thấy vào tương lai, về hậu quả của một quyết định nào cho nền kinh tế như nghị quyết 11. Vì không có kinh nghiệm và kiến thức, nguyen tan dung và đảng cộng sản quyết định bừa, hậu quả là đời sống của người dân đói khát, nghèo nàn và tụt hậu.”hết trích

CXN_060111_1138_“Chen lấn tín dụng” trong nền kinh tế vĩ mô là gì ?

Trích:”Phía nhà nước, nhu cầu tín dụng dùng để đầu tư công và vận hành, cho vay với những tập đoàn và tổng công ty (để dễ bề bòn rút cho cá nhân Nguyễn tấn Dũng) và thành phần kinh tế tư nhân để sản xuất, kinh doanh chứng khoán và bất động sản. 86 triệu dân tộc ta, ai ai cũng biết trong cuộc tranh giành này thì phe tà đạo (phe đi ngược lại quyền lợi của dân tộc tộc ta) sẽ thắng, tức là tập đoàn và tổng công ty sẽ giành lấy những món tín dụng kết sù, kể cả phần tà quyền CS bán trái phiếu bắt buộc CNVNN phải mua. Hậu quả là lãi suất cho vay của khối kinh tế tư nhân sẽ rất cao, 22 đến 27%, những khoản tín dụng phi sản xuất không còn nữa nên chứng khoán suy sụp, bất động sản suy sụp và từ đó, lãi suất tăng cao.
Ngược lại, tiền đầu tư công và vận hành Tổng công ty và tập đoàn với hiệu quả đầu tư rất thấp vì rút ruột, tham nhũng nên lạm phát sẽ còn tăng cao hơn nữa.
Tôi chỉ xót thương cho dân tộc tôi, bất kỳ hành động sai trái về vận hành kinh tế vĩ mô thì chính dân tộc tôi phải gánh vác.

Hôm nay, báo chính thống đăng những số liệu về đầu tư công (tôi sẽ viết thêm một bài về chen lấn tín dụng) chứng tỏ là nhà cầm quyền tham nhũng và độc tài Nguyễn Tấn Dũng đã dối gạt người dân khi nói năm 2011 sẽ cắt giảm đầu tư công 97 ngàn tỉ (4.9 tỉ usd) và trong bài đó, một trong những loạt bài hậu chính phủ CS tôi sẽ viết rõ hơn về hiện tượng này.

Melbourne, tháng 06 năm 2011

————————-
Bài dưới đây viết ngày 10.12.2009, cách nay 1 năm rưởi về chen lấn tín dụng.
“Chen lấn tín dụng” trong nền kinh tế vĩ mô là gì ?
Sau một thời gian dài quan sát, tôi đi đến kết luận là thị trường tiền vnd bị “crowding out effects” (chen lấn nợ vay) tức là những doanh nghiệp (Tập đoàn và Tổng công ty) ngốn 1 lượng rất lớn vốn vnd 500 ngàn tỉ (27 tỉ usd) nhưng những số tiền này thay vì rót trở lại nền kinh tế để xoay vòng thì họ chuyển qua Thụy sĩ và đầu tư ko hiệu quả. Thành phần kinh tế tư nhân ko còn tiền vnd nữa và dân gian cũng ko còn tiền vnd để gửi NHTM nữa.

Tôi theo dõi hiện tượng này rất lâu. Thời TT Reagan, sau suy thoái 83 họ có bàn rất nhiều về hiện tượng này nhưng bên Mỹ ko xẩy ra vì cả thế giới tự do (ko có China vì lúc đó TQ còn yếu) đều bơm tiền cho Mỹ vì biết rằng sau suy thoái, Mỹ sẽ có tiền trả hoặc là có khả năng trả tiền lời. Nhung VN ngày nay thì khac, khi dòng tiền bị nghẽn thì ko 1 quốc gia nào bơm tiền vào vì ai cũng chạy. Bằng chứng là từ tháng 06.09 đến ngay bây giờ, Nhà nước phát hành trái phiếu nội địa rất nhiều lần nhung lần nào cũng thất bại (tiền vô túi tập đoàn, qua ngân hàng Thụy sĩ của quan chức lớn) và gần đây, trước khi lên lãi suất, NHTM ko huy động vốn nỗi, NHTM than phiền, tăng lãi suất nhưng vẫn ko huy động nỗi dòng tiền.

Tôi kết luận là phải phá sản hay cổ phần hóa những tập đoàn và tổng công ty càng som81 càng tốt vì họ làm ăn lỗ lã, rút tiền ra khỏi circulation (nền kinh tế) thì tình hình càng ngày càng khô cạn, như là hút máu tươi của nền kinh tế non trẻ. Nếu cty tư nhân mượn tiền, họ sẹ mua máy móc, trả lương thì đòng tiền xoay vòng trg nền kinh tế. Vinashin bỏ tiền mua đất thì it, bỏ vào ngân hàng thụy sĩ thì nhiều, mua máy móc đầu tư dàn trải (4 năm ko lấy lại dc vốn, kẹt cứng ngắc trong những nhà máy ko sản xuất dc, ko tăng thu nhập cho nền kinh tế vì đóng tàu chưa xong thì khách hàng nào dám trả tiền.

Tôi kêu gọi 85 triệu người Vn đừng để cộng sản cưỡi đầu cưỡi cổ mãi, hãy vùng lên, dũng cảm như 505 nhà văn này. Bây giờ, trí thức VN lên tiếng bất tuân luật rừng, hội đoàn dzởm của bạo quyền, côn đồ, độc tài toàn trị, tham nhũng, bất tài cộng sản VN. Ngày tàn của đảng cộng sản càng ngày càng đến gần rồi đấy.

Quý đồng bào đừng chờ gì nữa, hãy lấy lại quyền của quý đồng bào. Quý vị nên tước quyền ký nợ của CSVN bằng cách gia nhập Thiên Chúa Giáo, hay nếu ko dc thì tham gia thắp nến để biểu tình, đòi quyền bầu cử, lựa chọn ng tài đức lo cho 85 triệu người dân VN và con cháu họ khỏi phải trả nợ mà có tiền hưu trí.

Melbourne, ngày 10/12/2009.

Chau Xuan Nguyen” hết trích

 

Công An và quân đội có đứng ra bảo vệ 3 Dũng bất tài này nữa hay không, ngay cả Bộ Chính Trị và Trung Ương đảng nữa, có để 3 Dũng đưa cả đảng CS và 90 triệu dân VN “Xuống Hố Cả Nước” hay không. 3 Dũng có vài tỉ usd trong bank Thũy sĩ mà cô gái rượu Nguyễn thanh Phượng giữ ở Thụy Sĩ rồi, còn Bộ Chính Trị và 200 Ủy Viên Trung Ương có gì không, rồi CA và bộ đội có gì hay không ???
Cong lưng ra để bảo vệ 3 Dũng cứ ngỡ rằng “còn đảng còn mình”, ai dè 3 Dũng làm “mất đảng mất mình” luôn. Ngày đó sẽ xẩy ra trong năm 2012 này đây, ko lâu đâu, doanh nghiệp phá sản và họ biết (qua đọc bài trang này) là suy thoái sẽ là 7 năm thì 90 triệu dân sẽ hành động, Cựu chiến binh đã kêu gọi dân oan biểu tình rồi đấy, có dám đàn áp cựu chiến binh hay không ???
CP hậu CS của Chau Xuan Nguyễn sẽ không có chuyện học tập cải tạo, đó là lời hứa của tôi và Nhóm Vì Dân với Bộ Đội và cán bộ.
ĐCS không sụp nhanh năm nay mới là lạ.
Nếu người VN may mắn, đuổi được bọn cai trị và đô hộ khỏi VN thì những nhà cửa mà chúng bỏ của chạy lấy người còn rẻ nữa

Khi CP Hậu CS tiếp thu, một sự dân chủ, công bằng và minh bạch, trung thực sẽ đem lại lòng tin cho 90 triệu dân VN cùng thế giới tự do. Từ đó, 1 hay 2 năm sau thì kinh tế sẽ trỗi dậy và giá BĐS sẽ cao gấp mấy lần bây giờ vì tất cả VKHN đều muốn về VN sống và phục vụ.

Hiện giờ chỉ có dân đen là chịu khổ thôi, còn tư bản đỏ và cánh hẩu, vây cánh của chúng nó vẫn sung sướng.
Châu Xuân Nguyễn

Melbourne
07.05.2012

———————————————————————————–

Chủ Nhật, 06/05/2012 – 06:29
Doanh nghiệp thực sự muốn gì từ Chính phủ?
(Dân trí) – Cơ quan đại diện cho tiếng nói của cộng đồng doanh nghiệp VCCI cho biết, điều cần thiết mà Chính phủ cần làm hiện nay là giúp doanh nghiệp giảm thiểu được chi phí đầu vào và giải quyết được thị trường đầu ra trong bối cảnh cầu trong nước xuống rất thấp.
Do không thể tung ra gói kích cầu tương tự năm 2009 nên Chính phủ cần nhiều giải pháp hơn để cứu đúng đối tượng doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn hiện tại.
Trong báo cáo do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) trình lên Chính phủ tại cuộc họp thường kỳ tháng 4 ngày 3-4/5 vừa rồi, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI đánh giá, trong năm 2011 và đặc biệt là quý I năm nay, các chỉ số về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có chiều hướng xấu đi, đặc biệt là chỉ số về lợi nhuận, doanh số, hàng tồn kho, hiệu suất sử dụng máy móc và số lượng lao động.
Doanh nghiệp gia nhập – rút lui khỏi thị trường là bình thường!
Cụ thể, tỷ lệ doanh nghiệp tạm ngừng sản xuất và giải thể trong năm 2011 và quý I/2012 chiếm 8,4% (trong đó ngừng sản xuất chiếm 4,3% và giải thể là 4,1%).
Tuy nhiên, bản báo cáo của cơ quan đại diện cho tiếng nói cộng đồng doanh nghiệp cũng khẳng định, “việc doanh nghiệp gia nhập và rút lui khỏi thị trường là hiện tượng bình thường trong nền kinh tế thị trường”.
Tại các nước phát triển, tỷ lệ doanh nghiệp giải thể ngay trong 3 năm đầu sau khi thành lập là khoảng 25-30%. Ở nước ta, do năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nói chung còn thấp, nên trong điều kiện khó khăn như hiện nay thì số lượng doanh nghiệp ngừng hoạt động hoặc giải thể tăng cao là điều dễ hiểu – VCCI nhìn nhận.
Theo thống kê của cơ quan này, phần lớn các doanh nghiệp ngừng hoạt động hoặc giải thể là do kinh doanh thua lỗ. Và việc một số doanh nghiệp ngừng hoạt động hay giải thể một cách chủ động do yêu cầu của quá trình tái cấu trúc.
Số liệu khảo sát của VCCI cho hay, có khoảng 17% số doanh nghiệp tạm dừng hoạt động và 4,4% số các doanh nghiệp giải thể là để chuyển đổi ngành nghề sản xuất kinh doanh. Gần 4,7% số doanh nghiệp giải thể là để mua bán sáp nhập với các doanh nghiệp khác. Đáng chú ý là 10,3% số các doanh nghiệp giải thể để thành lập doanh nghiệp mới.
Một điều đáng lưu ý nữa là trong khi tỷ lệ doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong nước ngừng hoạt động hoặc giải thể chiếm tới trên 9,2% thì khu vực FDI chỉ có gần 2,6%. Theo lý giải của VCCI, nguyên nhân do do khu vực FDI gắn với chuỗi giá trị toàn cầu, có thị trường tiêu thụ ổn định, có khả năng tiếp cận nguồn vốn ngoại tệ với chi phí thấp, có khả năng quản trị kinh doanh bài bản nên có khả năng trụ vững tốt hơn.
Hé lộ về triển vọng kinh doanh năm 2012, VCCI cho biết, có 31,5% là thu hẹp quy mô kinh doanh và một bộ phận trong số này có thể sẽ phải ngừng hoạt động hoặc giải thể.
Con số đáng mừng là trong quý I, vẫn có hơn 18.700 doanh nghiệp mới được thành lập. Như vậy là tuy bối cảnh kinh tế rất khó khăn và sự lạc quan có phần giảm sút nhưng phần lớn các doanh nghiệp sẽ vẫn duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, một bộ phận doanh nghiệp có khả năng mở rộng quy mô.
Lo ngại về suy giảm kinh tế và thiểu phát là có cơ sở, song theo như báo cáo trên của VCCI, bức tranh trước mắt không phải quá ảm đạm. Ngoại cảnh khó khăn cũng là điều kiện để khiến quá trình sàng lọc và tái cơ cấu doanh nghiệp được đẩy mạnh hơn.
VCCI cho rằng, để tránh tăng chi phí dồn dập mà trước mắt đối với doanh nghiệp, Chính phủ không nên áp dụng các loại phí mới trong đó có phí hạn chế phương tiện giao thông.

Giảm chi phí đầu vào, hỗ trợ giải quyết đầu ra
Theo đánh giá chung của VCCI thì hiện nay “tình hình chung của các doanh nghiệp là rất khó khăn”.
Khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp hiện tại là chi phí sản xuất kinh doanh tăng cao, chủ yếu do chi phí nguyên nhiên vật liệu và giá vốn cao và khó khăn về thị trường tiêu thụ thu hẹp do sức mua giảm mạnh. Điều này khiến lượng hàng tồn kho lớn và tập trung chủ yếu ở một số ngành như bất động sản, xây dựng và vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến, chế tạo,thương mại, vận tải kho bãi…
Cơ quan đại diện cho tiếng nói của doanh nghiệp cho biết, cộng đồng doanh nghiệp mong muốn các nỗ lực điều hành chính sách của Chính phủ tập trung vào việc giảm chi phí đầu vào, hỗ trợ giải quyết vấn đề thị trường đầu ra song song với việc tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính và tạo niềm tin cho doanh nghiệp.
Đặc biệt, theo đề xuất của VCCI, Chính phủ nên chú ý rà xét, xác định rõ và trợ giúp kịp thời các doanh nghiệp có tiềm năng về năng lực cạnh tranh và các dự án có hiệu quả (thuộc mọi thành phần kinh tế, mọi quy mô) nhưng đang gặp phải những khó khăn tạm thời để doanh nghiệp có thể trụ vững và phát triển.
Trong 6 nhóm giải pháp lớn mà VCCI đề xuất lên Chính phủ, cơ quan này cho rằng, Chính phủ cần đẩy nhanh lộ trình giảm thuế thu nhập doanh nghiệp xuống mức 20%.
Cùng với đó, kiểm soát chặt chẽ việc tăng chi phí đầu vào đối với doanh nghiệp, đặc biệt là giá điện, nước, than, xăng dầu, chi phí xuất nhập khẩu tại cảng… Đồng thời có kế hoạch giãn tiến độ điều chỉnh giá các mặt hàng và dịch vụ trên một cách  hợp lý để tránh tăng chi phí dồn dập mà trước mắt là không áp dụng các loại phí mới như: phí hạn chế phương tiện giao thông, xem xét giảm phí công đoàn…
Với việc phát hành trái phiếu và tín phiếu hiện nay, theo VCCI, giải pháp này cung cấp một đầu ra an toàn cho các ngân hàng thương mại nhưng lại làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu vốn của doanh nghiệp và không giúp làm cho lãi suất giảm một cách tương ứng với tốc độ giảm của lạm phát. Vì vậy, cơ quan này đề nghị nên hạn chế phát hành nợ của Chính phủ để giảm sự chèn lấn đối với nợ của khu vực doanh nghiệp và hộ gia đình.
Đi cùng với những phương án giảm lãi suất, VCCI còn đề nghị sớm thành lập Quỹ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa để tạo nguồn vốn đề ủy thác cho các ngân hàng thương mại cho vay đối với các DNNVV. Triển khai mô hình cho vay tín chấp đối với doanh nghiệp cực nhỏ (dưới 10 lao động) có kế hoạch kinh doanh khả thi và có các tiêu chí định mức tín nhiệm tin cậy với sự hợp tác của các hiệp hội. Mở rộng hình thức cho vay thế chấp bằng sản phẩm của các doanh nghiệp.
Những đề xuất của VCCI đã được trình ra Chính phủ và một số nội dung quan trọng sẽ phải được Quốc hội thông qua. Hôm nay, tại phiên thảo luận thứ 8, Thường Vụ Quốc hội cũng đã yêu cầu thẩm tra về gói giải pháp 29.000 tỷ đồng do Bộ Tài chính đề xuất. Chưa chắc chắn rằng những giải pháp đã nêu sẽ được áp dụng và có tác động như thế nào đến cacs doanh nghiệp, song cho thấy Quốc hội,  Chính phủ và các cơ quan ban ngành đã thể hiện sự “nôn nóng, sốt ruột” trước tình trạng đình đốn và sức khỏe của doanh nghiệp hiện nay.
Bích Diệp

Bình luận về bài viết này