KT – 757 – 051112 – TS Bùi Kiến Thành: “Chết rồi mới đem tiền đến viếng…”!

Tô Hội

Theo:kienthuc.net

( Lời bình): – Đôi khi Ông Bùi Kiến Thành này cũng xử dụng lương tâm để phát biểu thay vì bưng bô toàn thời gian. Nhưng những gì anh này tuyên bố là tôi đã dự báo 5 tháng nay rồi (hay lâu hơn nữa qua suy thoái).

CXN*_030412_1438_Tại sao Siêu thị Fivimart đóng cửa từng siêu thị một (4 tất cả tại TP HCM) và sau đó sẽ tiến ra sân nhà Hà nội

Trích:”Châu Xuân Nguyễn
Đăng lần đầu 04.03.2012
Ai đã từng làm ăn buôn bán thì biết lý do tại sao. Khi siêu thị đầu tiên trong 4 siêu thị đóng cữa thì 3 siêu thị còn lại sẽ bị nhà cung cấp buộc phải thanh toán khi giao hàng (Cash on delivery) và không siêu thị nào có khả năng tài chính làm điều này cả, nên sẽ có vài mặt hàng thiếu sót vì nhà cung cấp ngưng cung cấp. Kết quả là siêu thị có tất cả 800 mặt hàng chỉ thiếu bánh bisquit, thịt heo, cá và bún (ví dụ). Khi thiếu mặt hàng thì vài ngày nữa sẽ phải đóng cửa vĩnh viễn.
Lý do là thiếu tiền mặt để thanh toán, lỗi có phải vì thanh khoản nhà băng, 3 dũng dành 300 tỉ cho vay Vinashin với lãi suất zero  http://www.sggp.org.vn/xahoi/2012/2/281241/ . 300 tỉ này cứu được 300 DNTN và 3000 công việc lao động.
Vì Nguyen van Binh không biết gì về vận hành DNTN nên mới phát biểu rằng DN năm 2012 đừng trông cậy vào NH

CXN_012212_1376_Thấy gì qua 3 tiết lộ của TĐ Nguyễn Văn Bình trong buổi trực tuyến

Trích:”3 điều chuẩn bị cho dư luận đó là:

1. Lãi suất trong năm 2012 sẽ khoảng 25%, chứ không 10% như đã tuyên bố trước đó. Trích:”Doanh nghiệp khi kinh doanh nếu chủ yếu chỉ dựa vào vốn ngân hàng thì hoạt động này hoàn toàn không lành mạnh.

“Chúng ta rút tiền thì kêu ngân hàng nhưng chúng ta cũng phải nhìn nhận lại chúng ta là ai? Nếu doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh thì kể cả lãi suất lên tới 25% thì cũng không phải vấn đề quá lớn”, ông nói.” Hết trích

2. Thanh khoản của hệ thống Ngân Hàng trong năm 2012 sẽ rất khắc nghiệt, đừng trông chờ vào vay tiền của hệ thống Ngân Hàng. Vậy là 90% doanh nghiệp nhờ vào vốn vay của NH nên đóng cửa vĩnh viễn sau Tết vì nếu không vay tiền được thì làm sao kinh doanh được ???.
Trích:”Nhưng ở Việt Nam hiện nay, vốn của các doanh nghiệp cơ bản là từ ngân hàng, lên đến 80 – 90% nên khi thắt chặt tín dụng là gặp khó”.
Ông Bình đề nghị doanh nghiệp phải tái cấu trúc, điều chỉnh lại sản xuất để phù hợp với nhu cầu phát triển của nền kinh tế trong giai đoạn tới.

Ông cũng nhắc lại với mức lạm phát còn cao như hiện nay thì đề nghị giảm ngay lãi suất là chưa phù hợp vì tốc độ tăng lãi suất mới giảm mấy tháng gần đây và thanh khoản của hệ thống ngân hàng hiện đang rất nhức nhối. Lý do quan trọng nhất là các ngân hàng vay vốn ngắn hạn nhưng hầu hết lại cho vay trung và dài hạn nên không đảm bảo được thanh khoản.” Hết trích

Và đây là bonus trích :”Thủ tướng: ‘Ngân hàng đừng để Chính phủ lo lắng nhiều’ Trích:””Các anh chị thành lập ngân hàng, vốn tự có chỉ là một đồng, pháp luật cho phép huy động 10 đồng để phục vụ sản xuất kinh doanh của toàn xã hội. Nhưng có những ngân hàng cho vay nội bộ tới một phần tư, một phần ba thậm chí một nửa số vốn huy động từ dân cư. Như vậy còn vốn đâu cho xã hội nữa và an toàn làm sao được. Các anh chị không thể lấy tiền huy động của toàn xã hội để cho nhà mình vay hết, để đầu tư cho các dự án của chính mình”, Thủ tướng nói.” hết trích.Hết trích

Thủ Tướng không nói một nhà băng mà từ 10 đến 20 nhà băng vi phạm như thế này.

3. Bơm TTCK. Trích:”Vì vậy, thời gian tới, để cải thiện thị trường chứng khoán, ngân hàng có thể sử dụng một lượng vốn nhất định trong tỷ lệ cho phép để cho vay chứng khoán. Tuy nhiên, Thống đốc cũng cảnh báo, nếu ngân hàng sử dụng quá tỷ lệ này, thì vừa ảnh hưởng đến ngân hàng, vừa ảnh hưởng thị trường chứng khoán.” Hết trích.

Nếu câu 1. và 2. ở trên mà đúng tức là trong năm 2012 lãi suất 25% và thanh khoản khắc nghiệt thì không thể nào bơm nổi chứng khoán.

Thật ra, ngay khi lãi suất 10% với tình hình kinh doanh lỗ nặng của những cty niêm yết thì TTCK sẽ không hồi phục chứ đừng nói đến lãi suất lớn hơn 10%, thậm chí 25%.

KẾT LUẬN.

Các bạn tự quyết định, nhưng nếu tôi là doanh nghiệp, thì giờ phút này là đóng cửa, không trả thêm 1 vnd nào cho nhà băng và gán doanh nghiệp cho nhà băng. nên nhớ, như tôi nói, viễn ảnh suy thoái 7 năm là ngày càng hiện thực vì lạm phát đang quay trở lại (và nên nhớ những tiên đoán của tôi 3 năm nay là hơn 95% chính xác, bất cứ ai cũng kiểm chứng được bằng cách bấm thẻ bên dưới, bên phải như BĐS ví dụ.)”hết trích.

Và hàng trăm ngàn doanh nghiệp tư nhân sẽ đóng cửa vĩnh viễn, mất hàng triệu công việc như tôi đã cảnh báo tại đây:

CXN_021812_1412_So sánh 2 bài này

Trích:”CXN_021412_1405_Lời kêu gào xót xa cũa một trong 600 ngàn tiểu thương được hạ lãi suất

Trích:”Báo chí từ sau Tết phản ảnh của tôi và của doanh nghiệp, kêu gào phải giảm lãi suất, nếu không thì nền kinh tế VN sẽ như Bất Động sản bây giờ, hoàn toàn tê liệt, lòng tin về BDS là âm, không ngóc đầu dậy ít nhất 2014, 2015. Cho dầu có CP Hậu CS của tôi về cũng không cứu được BDS sớm hơn bao nhiêu, tiếng Anh chúng tôi gọi là “permanent damaged” tức là thương tật vĩnh viễn rồi…
Và nguy cơ trong 6 tháng tới, nếu lãi suất cho vay 22,25% là có thật vì doanh nghiệp sẽ không trụ nỗi nữa, dây chuyền phá sản sẽ khắp nơi, từ sản xuất, xuất khẩu rồi lan tới dịch vụ, ăn chơi, nhà hàng, khách sạn (xe gắn máy, điện tử, mặt bằng v.v..bắt đầu chết nhanh chóng, TTCK, BDS, NH, DNNN là chết rồi, hay thoi thóp rất nặng). Rồi đến thất nghiệp, bạo loạn, lật đổ DCS” hết trích.”hết trích.
Vậy thì chúng ta quá rõ, tôi đã vạch những nguy hiểm mà 3 Dũng, Nguyen văn Bình vẫn nhắm mắt lao tới, những cuộc tàn sát DN và công việc này ai chịu trách nhiệm ??? Bộ Chính Trị, QĐND, Công An có bao che cho bọn 3 Dụng trước mắt nhân dân nữa hay không. Lý do người dân bất mãn, tức giận ngày hôm nay là do tập đoàn của 3 Dũng, họ lật đổ CP CS và cả đảng CS húp cháo rùa cũng là lỗi của đồng bọn tham nhũng bất tài 3 Dũng này đây. Có nên bao che cho ch1ng nữa hay không ???
Melbourne
04.03.2012
Châu Xuân Nguyễn”hết trích.

CXN*_021312_1404_Tôi kêu gọi Bộ Chính Trị Đảng Cộng Sản hãy chỉ đạo 3 Dũng và Bình chấm dứt trò chơi thanh khoản và thâu tóm vì lợi ích của 90 triệu dân VN

Trích:”Đăng lần đầu:13.02.2012
Châu Xuân Nguyễn
Hôm nay, tôi ấn hành (issue) lời kêu gọi này vì lợi ích của 90 triệu dân tộc VN sắp chết vì lãi suất cao, cty đóng cửa và nguy cơ mất việc gần kề.
Tôi kêu gọi không phải để giúp cho Đảng Cộng sản tồn tại lâu hơn vài tháng nhưng tôi kêu gọi để 90 triệu dân VN cùng 600.000 doanh nghiệp không bị đóng cửa vĩnh viễn. Tôi kêu gọi trước tiên vì lợi ích ngay tức thì của 90 triệu dân VN và doanh nghiệp, kế đến là vì lợi ích của CP Hậu CS sau này vì CP HCS không phải nhận lãnh một nền kinh tế hoang tàn như tình trạng Bất Động Sản hiện nay (cứ hỏi bất cứ doanh nghiệp BDS nào ở đất nước VN bây giờ, ai ai cũng sẽ trả lời là cho dầu dòng tiền dồi dào, không thiếu một xu, lãi suất cho vay 10% thì cũng không vực dậy được thị trường này ít nhất 2 năm chứ đừng nói lãi suất huy động 20, 21%, thanh khoản là zero cho khoản vay BĐS)
Tôi kêu gọi hạ lãi suất ngay để cứu doanh nghiệp, người dân (nếu giữ lãi suất cao thì sẽ có bạo loạn, tốt cho chúng tôi, CP Hậu CS nhưng chúng tôi nghĩ về cuộc sống của 90 triệu người VN hơn).
Hãy áp lực 3 Dũng và Thống đốc Nguyễn văn Bình chấm dứt trò chơi thanh khoản (để bóp chết NH nhỏ) theo đơn đặt hàng của Bầu Kiên ACB, của Lê Hùng Dũng và Phạm Trung Cang của Exim bank với nhung nhà băng phụ trợ nhỏ như Đại Á, Vietbank, Kiên Long Bank.
Tập đoàn Mafia banking này còn được tiếp tay bởi những thế lực chính trị của TP HCM như Truong Mỹ Hoa, Lê thanh Hải và Trương tấn Sang.
Tại sao lại lạm dụng quyền của NHNN bóp chẹt hệ thống NH yếu kém, tại sao không chào mua (take-over bid) đàng hoàng như những cuộc thâu tóm chính danh như Mỹ, Úc và thế giới, nếu cp nhà băng nhò là 15.000 thì tuyên bố chào mua (make a take-over bid) là 16.000 vnd chẳng hạn, khi mua được trên 60% thì tuyên bố sáp nhập, nhanh, gọn và không ảnh hưởng đến ai.
Đằng này, TĐ Bình đang theo chỉ thị của nhóm Mafia này làm khô máu NH nhỏ (NH nhỏ phải vay chui 22%, (13.88% trên giấy tờ + 1.5% commission cho bank, phần còn lại đưa thẳng khách hàng đầu tư). Chính vì hành động vay chui này mà TĐ nói không giảm lãi suất cho đến khi sát nhập những bank yếu. Trong khi Mafia và bank nhỏ tranh dành giá sát nhập thì cả một nền kinh tế 90 triệu dân sắp thất nghiệp, con cái nheo nhóc, 600.000 doanh nghiệp khô máu và lần này sẽ đóng cửa vĩnh viễn.
Khi đó CS sẽ không chịu nỗi sự uất ức của người dân mà bị giựt sập, CP Hậu CS cũng không vui gì với 90% của 600 ngàn doanh nghiệp ở trong tình trạng như doanh nghiệp Bất động sản ngày hôm nay (BDS ngày hôm nay cũng là thành phẩm của 3 Dũng và Thống Đốc Bình).
Bao giờ 90 triệu dân VN thoát khỏi làm ruồi muổi cho những trận thư hùng giữa 3 Dũng và Tư Sang. Ngày đó sẽ là ngày hạnh phúc nhất cho 90 dân tộc VN.
Nên nhớ trong kinh tế vĩ mô, tất cả quyết định đều có độ chậm của nó, thanh khoản và hạ thấp lãi suất hôm nay thì 2 tháng sau mới có kết quả tốt dần. Còn để tới hết quý 1 thì khi đó, hãng xưởng đóng cửa thì sẽ không còn kịp, đến tháng 6.2012 sẽ hoang tàn như thế chiến thứ 3, đây không phải là điều ngoa từ tôi đâu, hãy đọc những dự báo và timing (độ chậm) để thấy.
Melbourne
13.02.2012

Châu Xuân Nguyễn”hết trích.

Cong lưng ra để bảo vệ 3 Dũng cứ ngỡ rằng “còn đảng còn mình”, ai dè 3 Dũng làm “mất đảng mất mình” luôn. Ngày đó sẽ xẩy ra trong năm 2012 này đây, ko lâu đâu, doanh nghiệp phá sản và họ biết (qua đọc bài trang này) là suy thoái sẽ là 7 năm thì 90 triệu dân sẽ hành động, Cựu chiến binh đã kêu gọi dân oan biểu tình rồi đấy, có dám đàn áp cựu chiến binh hay không ???
CP hậu CS của Chau Xuan Nguyễn sẽ không có chuyện học tập cải tạo, đó là lời hứa của tôi và Nhóm Vì Dân với Bộ Đội và cán bộ.
ĐCS không sụp nhanh năm nay mới là lạ.
Nếu người VN may mắn, đuổi được bọn cai trị và đô hộ khỏi VN thì những nhà cửa mà chúng bỏ của chạy lấy người còn rẻ nữa

Khi CP Hậu CS tiếp thu, một sự dân chủ, công bằng và minh bạch, trung thực sẽ đem lại lòng tin cho 90 triệu dân VN cùng thế giới tự do. Từ đó, 1 hay 2 năm sau thì kinh tế sẽ trỗi dậy và giá BĐS sẽ cao gấp mấy lần bây giờ vì tất cả VKHN đều muốn về VN sống và phục vụ.

Hiện giờ chỉ có dân đen là chịu khổ thôi, còn tư bản đỏ và cánh hẩu, vây cánh của chúng nó vẫn sung sướng.
Châu Xuân Nguyễn

Melbourne
11.05.2012

———————————————————————————–

SGTT.VN – “Gói hỗ trợ 29.000 tỉ đồng tung ra với những giải pháp đi kèm không thực sự cứu vớt được doanh nghiệp. Không sản xuất thì không có việc làm, không việc làm thì không thu nhập, không thu nhập thì không có tiền mua sắm… Doanh nghiệp chết thì nền kinh tế cũng chết theo”. TS Bùi Kiến Thành đã chia sẻ cùng Kienthuc.net.vn.
Doanh nghiệp đang giãy chết mới cần cứu
Theo đánh giá của ông thì gói giải pháp 29.000 tỉ đồng có giúp vực dậy được các doanh nghiệp?
TS Bùi Kiến Thành.
TS Bùi Kiến Thành: Hiện doanh nghiệp đứng trước tình trạng khó khăn: Không tiếp cận được nguồn vốn vay, lãi suất quá cao, hàng hóa đắp chiếu, máy móc ngừng hoạt động, công nhân thất nghiệp… Vấn đề là phải tạo điều kiện và môi trường cho doanh nghiệp phát triển vững vàng đi lên. Lúc này, chính sách tiền tệ phải đứng hàng đầu.Gói giải pháp là cần thiết, nhưng cách làm cụ thể thì tôi không đồng tình. Ví dụ như cho phép doanh nghiệp được giãn thời gian nộp thuế VAT từ tháng 4 – 12 mới phải nộp. Thực sự điều này không giúp được nhiều cho doanh nghiệp. Cái doanh nghiệp cần là hàng tồn kho quá nhiều, phải có giải pháp tiêu thụ.

Về việc giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp thì sao thưa ông?
Bất hợp lý. Bao nhiêu doanh nghiệp làm ăn có lãi để mà nộp thuế? Doanh nghiệp đang giãy chết là bao nhiêu? Số doanh nghiệp xin giải thể tăng gấp mấy lần năm vừa rồi. Việc giảm 30% thuế không thể giúp các doanh nghiệp đang cần giải cứu. Doanh nghiệp còn có khả năng đóng thuế là họ đã làm ăn kha khá rồi, họ đâu cần giải cứu.
Vậy làm thế nào để giải cứu doanh nghiệp?
Nhà nước phải cần giúp họ ổn định sản xuất kinh doanh để phát triển. Gói cứu trợ có thể hiểu là mình đã bị tai nạn rồi, giờ mình mới đem ra để cứu chữa. Không nên để người ta bị bệnh rồi mới cho uống thuốc. Phải có giải pháp giúp họ không bệnh, khoẻ để làm việc và đóng thuế cho nhà nước. Để người ta chết rồi mới đem tiền đến viếng thì không hiệu quả.
Cứu doanh nghiệp: Không cần một xu!
Ý ông là gói giải pháp này chưa đưa ra được giải pháp hiệu quả?
Tổng thể các giải pháp ước khoảng 29.000 tỉ đồng. Nhưng nó chưa đưa ra được giải pháp căn cơ nhất. Nhưng theo tôi, Chính phủ không cần phải dùng một xu nào mà vẫn có thể cứu nền kinh tế. Ngược lại Ngân hàng nhà nước có thể thu được lợi nhuận về cho ngân sách.
Bằng cách nào thưa ông?
Ngân hàng nhà nước cho các ngân hàng thương mại vay với lãi suất 3 – 4% để các ngân hàng thương mại cho các doanh nghiệp vay với lãi suất 7 – 8%. Không dựa vào vốn huy động của hệ thống ngân hàng thương mại với lãi suất 15% như hiện nay. Chính phủ không tốn đồng xu nào mà ngân hàng trung ương còn thâu tóm được 3 – 4% lãi suất từ ngân hàng thương mại.
Nhưng Ngân hàng Nhà nước lấy đâu ra tiền để cho vay?
Ngân hàng Nhà nước là ngân hàng trung ương. Ngân hàng trung ương để điều tiết lưu lượng tiền tệ cho nền kinh tế phát triển ổn định bền vững, không gây ra lạm phát hay thiểu phát.
Cùng với trách nhiệm điều tiết lưu lượng tiền tệ cho nền kinh tế phát triển bền vững, ngân hàng trung ương có quyền phát hành giấy bạc, tiền tệ, tín dụng để đảm bảo lưu lượng tiền tệ cần thiết cho nền kinh tế phát triển. Thế nên, tiền ở trong tay ngân hàng trung ương.
Khi đó phải làm thế nào để không xảy ra lạm phát thưa ông? Hẳn là không thể thích in bao nhiêu tiền cũng được?
Một nhà máy chế biến cá tra tại Cụm công nghiệp Thốt Nốt (Cần Thơ) đã ngưng hoạt động từ năm 2011 đến nay. Ảnh: Tuổi Trẻ
Lạm phát là khi trong nền kinh tế có quá nhiều tiền lưu thông, nhiều phương tiện thanh toán chạy theo một số lượng hàng hóa có hạn.
Tăng trưởng tín dụng của ta hiện nay không được vượt quá 17% so với năm trước. Giảm vấn đề tăng tín dụng để hãm lưu lượng tiền tệ khỏi sinh ra lạm phát. 17% trong tổng lượng tín dụng của Việt Nam hiện nay khoảng 2 triệu 2 trăm ngàn tỷ đồng thì tính ra khoảng hơn 400 nghìn tỷ đồng.
Trong hạn mức 400 nghìn tỷ đồng này, Ngân hàng trung ương có thể dành 200 nghìn tỷ đồng cho các ngân hàng thương mại cho doanh nghiệp vay để sản xuất kinh doanh. Còn ngân hàng thương mại vẫn được quyền huy động lãi suất trong dân đến 17% để cho vay lĩnh vực tiêu dùng có thể chấp nhận mức lãi suất cao. Với hạn mức đã định, khống chế tăng trưởng tín dụng, thì không thể lạm phát được.
Nhưng làm thế nào để kiểm soát đúng đối tượng được vay?
Phải cho vay đúng mục tiêu chứ không cho vay theo đối tượng. Vay tiền phải có dự án khả thi. Ngân hàng phải giám định từng dự án một để mà cho vay đúng theo mục tiêu của chương trình. Anh nào vi phạm thì phải chịu trách nhiệm về dân sự và hình sự. Việc đó không có gì là khó cả.
Theo ông thì những người đứa ra gói giải pháp có biết điều này không?
Có lẽ phải hỏi Ngân hàng Nhà nước.
Ông có bao giờ đề đạt ý kiến này của mình?
Tôi có nói, nhưng họ cho rằng điều kiện ở Việt Nam mình khác nên chưa thể áp dụng được. Có lẽ là những người có trách nhiệm không hiểu, hoặc hiểu nhưng không dám trình bày ý kiến của mình.
Một vế của nền kinh tế bị chết
Chỉ số giá tiêu dùng quý 1 năm nay được công bố gần như không tăng, ở mức 0,05%, tức là giá cả không tăng, nhưng vì sao không ai vui?
Hàng hóa không có ai mua thì giá cả nó đâu thể tăng được. Làm sao mà vui được. Xưa thấy cái ti vi mới đẹp là mua về để chơi, bán hoặc cho đi ti vi cũ. Nhưng giờ thì không. Từ cái nồi cơm điện đến cái quạt người ta cũng hạn chế mua. Các siêu thị điện máy ế ẩm…
Dường như khó khăn đã ảnh hưởng đến từng cá nhân trong xã hội?
 Đúng vậy, thay vì mua những thứ người ta thích thì người ta chỉ mua những thứ mình cần.
Từ trước đến giờ, đã khi nào xuất hiện những giai đoạn kinh tế khó khăn tương tự như hiện nay chưa thưa ông?
Có. Nhưng không nguy hiểm như bây giờ.
Vậy tình huống xấu nhất của thực trạng kinh tế này có thể là gì?
Tổng sản phẩm quốc nội sẽ thấp, kinh tế đình đốn, không có sản xuất…
Theo ông, khi nào chúng ta có thể hy vọng nhìn thấy một bức tranh kinh tế sáng sủa hơn?
Đến khi nào mà cái đà phá sản của doanh nghiệp được phanh lại, doanh nghiệp bắt đầu làm ăn được. Doanh nghiệp sản xuất ra hàng hóa, tạo ra việc làm, việc làm tạo ra thu nhập. Kinh tế là sản xuất và tiêu dùng chứ có gì đâu. Giờ anh sản xuất bị kẹt chết thì một vế của nền kinh tế bị chết.
Xin cảm ơn ông!
Năm 2009, Chính phủ cũng đã đưa ra gói cứu trợ 20 nghìn tỷ đồng để hỗ trợ 4% lãi suất cho doanh nghiệp. Khi đó, lãi suất trên thị trường là 150% lãi suất cơ bản của ngân hàng nhà nước (lãi suất cơ bản lúc đó là 8%). Nhà nước trả 4% đó cho ngân hàng giúp doanh nghiệp. Sau 2 năm thì tăng trưởng tín dụng lên đến hơn 60%, lạm phát bùng phát. Năm 2010 ta mới hoảng hồn về lạm phát, đến 2011 mới thực hiện kiềm chế lạm phát. Gói cứu trợ này ảnh hưởng đến nền kinh tế ở chỗ không cho vay theo dự án mà cho vay theo đối tượng. Người ta vay về mà không có nghĩa vụ phải dùng đồng tiền đó vào việc gì, mà nó là vốn lưu động nên họ làm gì cũng được. Một số công ty cho vay lại với lãi suất đến 15 – 16%. Thế nên nó mới tạo ra biết bao nhiêu dự án nhà mọc lên xây mọc lên nhan nhản rồi để đó.
Tô Hội ( Kiến Thức.Net )

Bình luận về bài viết này