CXN_051312_1505_Bây giờ có máy in usd cũng cứu không kịp nữa chứ đừng ba hoa chích chòe nữa

Châu xuân Nguyễn
Hãy nghe thằng này nó xạo về tái cấu trúc hệ thống NH, hoàn toàn không dám mở miệng về nợ xấu hay phải tốn bao nhiêu để tái cơ cấu và chúng nó có tiền để tái cơ cấu hay không.
 

Trích:”Anh Tư cho Nguyễn văn Bình mang SJC về dâng cho Anh Ba, nhưng phải thực hiện ‘Kết Kim’ toàn Dân. Và vụ ‘Kết Kim’ này thì  phe Anh Tư có lợi nhiều lắm. Nguyễn văn Bình bao năm làm ở Liên Xô rồi Nga sau này kiếm được khá nhiều khi liên kết với bọn ‘Sói Nga và Đông Âu’. Bình tham gia tất cả vụ buôn lậu lớn nhỏ (Marlboro, quần áo, mì gói) và chuyển Tiền – Hàng từ VN, Trung Quốc sang Nga và Đông Âu.   Nhóm ‘Sói Nga- Đông Âu’ bây giờ đầy ở VN như  Hùng Anh Techcombank , Quang Masan, Huy Cty Bình Thiên An (Diamond Island-chồng Diễm My) ,Vượng Vincom…Thống Đốc Bình không phải là ‘đói kém’ để ngửa tay ‘ăn phong bì’. Anh ruột của Bình cũng là 1 tay khá Giàu tại Hà Nội.Thống Đốc Bình chịu chơi với nhóm Mafia Banking vì những phi vụ ngang tầm Quốc gia và Lợi nhuận thì cực Khủng như thâu tóm Bank, Kết Kim.” hết trích.

Chính thằng Bình này tuyên bố trong quý đầu năm 2012 sẽ sát nhập 8 NH, bây giờ đến giữa năm mà có sát nhập được NH nào đâu ??? Lý do là khi sát nhập phải xử lý nợ xấu mà nợ xấu lên đến 37 tỉ usd làm sao lấy tiền đâu mà xử lý, vì vậy mới phải kéo dài lê thê rồi thì BĐS sẽ phá sản, tới tháng 6 hay tháng 9 này thì DN sẽ phá sản hơn 2/3 (400.000/600.000) và thất nghiệp sẽ là tăng thêm 2 triệu trong năm 2012 này.
Bất ổn chính trị sẽ theo đó gia tăng và hy vọng là người dân sẽ đứng lên biểu tình giải thể ĐCS trong năm nay.
Cho dầu giờ phút này ĐCS có in tiền usd cũng không kịp trận Hồng Thủy phá sản và bất ổn chính trị này (như 3 Dũng từng tuyên bố).
Tôi không nghĩ ĐCS qua khỏi con trăng này chứ nói gì đến “mục tiêu phát triển bền vững, dài hạn”.
Melbourne
13.05.2012
Châu Xuân Nguyễn

———————————————————————-

http://tintuc.vnn.vn/vdco/kinh_te/nh_ck/481806/tai-co-cau-huong-toi-muc-tieu-phat-trien-ben-vung-dai-han.htm

Thứ Bảy, 12/05/2012 10:57

Tái cơ cấu, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, dài hạn

 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình

TCTD nào không thực hiện cơ cấu lại một cách nghiêm túc và triệt để, có thể được xem như bỏ qua cơ hội lớn cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh và chuẩn bị hành trang cho “cuộc chơi” lớn trong thời gian tới mà đòi hỏi về tính chuyên nghiệp, tính cạnh tranh, tính hiệu quả cao hơn.

Đó là một trong những điểm nhấn quan trọng được Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình chia sẻ với ĐTCK xung quanh chủ đề cơ cấu lại TCTD và diện mạo của hệ thống ngân hàng sau tái cơ cấu.

Xin Thống đốc chia sẻ những kết quả ban đầu của quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thời gian qua?

Về cơ bản, NHNN đã kiểm soát được tình hình của các NHTMCP yếu kém thông qua các biện pháp nghiệp vụ theo quy định của pháp luật. Vì vậy, nguy cơ rủi ro gây mất an toàn hệ thống đã được giảm thiểu. An ninh, chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Hoạt động thị trường tiền tệ, tín dụng diễn ra bình thường và theo chiều hướng tích cực hơn kể từ khi triển khai các biện pháp cơ cấu lại các TCTD. Kỷ cương, kỷ luật thị trường tiền tệ được nâng cao.

Một số NHTMCP đã và đang tiến hành sáp nhập, hợp nhất theo nguyên tắc tự nguyện, đồng thời,  tích cực triển khai các giải pháp cơ cấu lại tài chính, hoạt động và quản trị sau sáp nhập, hợp nhất. Nhiều NHTMCP yếu kém đã và đang tích cực kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư, tăng vốn và tham gia xử lý những khó khăn tài chính, đổi mới hệ thống quản trị. Trong tương lai gần, thị trường sẽ tiếp tục chứng kiến các giao dịch sáp nhập, hợp nhất, mua lại TCTD trên cơ sở tự nguyện với sự giám sát chặt chẽ của NHNN.

Tuy nhiên, một số ý kiến còn nghi ngờ về hiệu quả của việc hợp nhất, sáp nhập các ngân hàng, cho rằng đây là phép cộng các ngân hàng yếu kém. Thống đốc nghĩ sao về ý kiến này?

Tôi xin khẳng định, Chính phủ và NHNN không coi sáp nhập, hợp nhất là điểm kết thúc hay mục tiêu của cơ cấu lại TCTD. Việc sáp nhập, hợp nhất giữa các TCTD lành mạnh với nhau; giữa TCTD lành mạnh với TCTD yếu kém; giữa các TCTD yếu kém với nhau không phải là phép cộng số học. Sáp nhập, hợp nhất chỉ là biện pháp cơ cấu lại pháp nhân, vì vậy, nó cũng chỉ là một trong nhiều biện pháp cơ cấu lại và trong nhiều trường hợp chỉ là bước đi đầu tiên trong chuỗi các hoạt động cơ cấu lại TCTD cụ thể. Quá trình cơ cấu lại các TCTD được tiến hành toàn diện trên các mặt (tài chính, hoạt động và quản trị) đối với cả TCTD lành mạnh và TCTD yếu kém với biện pháp, lộ trình phù hợp với đặc điểm cụ thể của TCTD và nội dung của Đề án Cơ cấu lại các TCTD đã được phê duyệt tại Quyết định số 254/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 1/3/2012.

Mọi TCTD đều phải xây dựng phương án cơ cấu lại để báo cáo NHNN và chịu sự giám sát thực hiện của NHNN. Do đó, sau khi sáp nhập, hợp nhất, TCTD phải thực hiện các biện pháp cụ thể cơ cấu lại tài chính, hoạt động và quản trị theo phương án đã đề ra để bảo đảm đáp ứng đầy đủ các chuẩn mực an toàn hoạt động theo quy định của pháp luật. Nguyên tắc xử lý các TCTD yếu kém về cơ bản theo trình tự trước hết bảo đảm khả năng chi trả của TCTD, áp dụng các biện pháp kiểm soát, giám sát thích hợp, thực hiện sáp nhập, hợp nhất tự nguyện hoặc bắt buộc (khi cần thiết) và cơ cấu lại tài chính, quản trị, hoạt động.

Vậy, NHNN sẽ làm gì để nâng cao chất lượng quản trị ngân hàng sau cơ cấu lại nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển lành mạnh của nền kinh tế hội nhập của Việt Nam?

Rút kinh nghiệm từ chương trình cơ cấu lại NHTM lần trước và xuất phát từ thực tiễn hoạt động ngân hàng trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập quốc tế, Đề án Cơ cấu lại các TCTD giai đoạn 2011-2015 hết sức coi trọng vấn đề cơ cấu lại và nâng cao năng lực quản trị của TCTD, nhằm khắc phục những yếu kém về quản trị, điều hành hiện nay của TCTD và đổi mới hệ thống quản trị ngân hàng theo hướng áp dụng các thông lệ, chuẩn mực quốc tế phù hợp với điều kiện Việt Nam. Theo đó, một số giải pháp sau đây sẽ được triển khai:

Thứ nhất, tăng tính minh bạch trong hoạt động ngân hàng thông qua việc áp dụng cơ chế mới về công bố thông tin của các TCTD; đẩy mạnh niêm yết cổ phiếu các NHTMCP trên TTCK; tăng tính đại chúng của NHTMCP.

Thứ hai, các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước là cổ đông hoặc có vốn góp tại các TCTD phải có kế hoạch hợp lý thoái vốn đầu tư và chấm dứt kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng;

Thứ ba, hạn chế sự chi phối, thao túng của cổ đông lớn đối với NHTMCP; kiên quyết xử lý đối với các cổ đông lớn, người có liên quan vi phạm quy định về giới hạn sở hữu cổ phần tại NHTMCP và các TCTD sở hữu vốn chéo lẫn nhau. Cổ đông, nhà đầu tư, TCTD vi phạm quy định về góp vốn, mua, sở hữu vốn, cổ phần phải được xử lý theo quy định của pháp luật;

Thứ tư, nâng cao các điều kiện, tiêu chuẩn về năng lực quản trị, kinh nghiệm công tác và trình độ chuyên môn đối với các chức danh lãnh đạo, quản lý chủ chốt của các TCTD;

Thứ năm, triển khai các quy trình, chính sách kinh doanh nội bộ lành mạnh; áp dụng có hiệu quả các phương thức quản trị, điều hành tiên tiến phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế và quy định của pháp luật; phát triển các hệ thống quản trị rủi ro phù hợp với các nguyên tắc, chuẩn mực của Ủy ban Basel, trong đó, tập trung vào các hệ thống quản trị rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường (giá cả, lãi suất, tỷ giá) và rủi ro tác nghiệp.

Đến năm 2015, chuẩn mực Basel II sẽ được áp dụng trong hệ thống ngân hàng Việt Nam; phát triển các hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ; thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro phù hợp với thông lệ quốc tế và mức độ rủi ro tín dụng; nâng cao năng lực đánh giá, thẩm định tín dụng và quản lý, giám sát rủi ro tín dụng của TCTD; đổi mới và nâng cao hiệu quả hệ thống kiểm soát, kiểm toán nội bộ; cơ cấu, sắp xếp lại các bộ phận chức năng kinh doanh, quản trị, điều hành; sắp xếp, bố trí hợp lý cán bộ và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý và kinh doanh ngân hàng có trình độ cao, ý thức trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp tốt.

Để đảm bảo một hệ thống ngân hàng vững mạnh trong tương lai, NHNN có những khuyến cáo gì đối với hoạt động của các NHTM?

Các TCTD cần nhận thức sâu sắc rằng việc bảo đảm an toàn, hiệu quả hoạt động của TCTD là trách nhiệm của chủ sở hữu, hội đồng quản trị TCTD vì lợi ích của chính mình, lợi ích của người gửi tiền và nhà đầu tư, lợi ích của hệ thống ngân hàng và nền kinh tế.

Hiện nay, các TCTD và ngành ngân hàng đang đứng trước những vận hội to lớn cho sự phát triển nhưng cũng phải đối mặt với không ít những yếu kém bên trong và thách thức bên ngoài. Cơ cấu lại cần được xem như là cơ hội giúp các TCTD khắc phục những khó khăn, yếu kém và củng cố, phát triển các yếu tố nền tảng bảo đảm cho TCTD hoạt động an toàn, hiệu quả, bền vững và có khả năng cạnh tranh tốt hơn.

Vì vậy, đẩy mạnh cơ cấu lại là nhiệm vụ chiến lược và yêu cầu cấp bách đối với từng TCTD từ nay đến năm 2015. TCTD nào không thực hiện cơ cấu lại một cách nghiêm túc và triệt để có thể được xem như bỏ qua cơ hội lớn cho sự nâng cao năng lực cạnh tranh và chuẩn bị “hành trang” cho “cuộc chơi” lớn  trong thời gian tới mà đòi hỏi về tính chuyên nghiệp, tính cạnh tranh, tính hiệu  quả cao hơn trong hoạt động của mỗi TCTD.

Tôi đề nghị các TCTD quán triệt đầy đủ, sâu sắc, đồng thời, tự xây dựng và triển khai quyết liệt, triệt để phương án cơ cấu lại với các nội dung, giải pháp phù hợp với điều kiện cụ thể của TCTD và nội dung của Đề án Cơ cấu lại các TCTD. Các TCTD phải chủ động tự cơ cấu lại chính mình. NHNN sẵn sàng áp dụng biện pháp can thiệp, kể cả các biện pháp cứng rắn, mang tính bắt buộc để bảo vệ tài sản, quyền lợi của Nhà nước và nhân dân, bảo đảm an toàn của hệ thống các TCTD. Nhà nước và NHNN kiên quyết xử lý những TCTD yếu kém, đe doạ sự an toàn của hệ thống các TCTD.

Hồng Dung (ĐTCK)

vinacorp.vn

6 comments on “CXN_051312_1505_Bây giờ có máy in usd cũng cứu không kịp nữa chứ đừng ba hoa chích chòe nữa

  1. Anh chàng này trước quốc hội phát biểu chủ trương kết kim vì”quốc tế dân sinh” nay tái cơ cấu NH cũng vì “quốc tế dân sinh” nữa rồi chứ không phải vì quốc kế dân sinh. Thống đốc NH mà từ vựng kinh tế thấy thảm quá ! Huống gì việc làm đáng tế thành tệ.

  2. Anh Châu nói thế nào chứ theo tôi thấy thì cả một “hệ thống&Tổ chức”của chúng nó “GOM”hết “tiền túi”của bọn nó lại….thì sẽ có mà?Đành rằng bọn chúng ba hoa chích chòe,bốc phét …nhưng chúng có dám “hùn nhau”để cứu TCTD…..không ?
    “……Các TCTD phải chủ động tự cơ cấu lại chính mình. NHNN sẵn sàng áp dụng biện pháp can thiệp, kể cả các biện pháp cứng rắn, mang tính bắt buộc để bảo vệ tài sản, quyền lợi của Nhà nước và nhân dân, bảo đảm an toàn của hệ thống các TCTD. Nhà nước và NHNN kiên quyết xử lý những TCTD yếu kém, đe doạ sự an toàn của hệ thống các TCTD.”
    Và……Giẫy Chết là điều không tránh khỏi?

  3. Cho nó sụp đổ con mẹ nó hết ngân hàng đi
    Cháy nhà mới lòi ra mặt chuột, khi đó cho một chúng ăn thuốc chuột cho nó tiệt chủng má nó hết đi, đặc biệt là những con chuột cống bự 3D, Thăng, Đại Quang…

Bình luận về bài viết này