KT – 772 – 051912 – Tính chi phí tái cấu trúc: Hoàn toàn có thể

Ngọc Trân 

Theo:vpbs

( Lời bình): – Tại sao bọn chúng không nói thật cho người dân biết (và tất cà BCT, BBT, TWĐ để tường) để cùng nhau tìm lối thoát vì nếu không có tiền, không có nguồn lực thì không cải cách được.
Chỉ có đường duy nhất là phải cải cách triệt để, nếu không thì trong 20 hay 50 hay 100 năm tới sẽ tham nhũng, sẽ hoang phí làm VN tụt hậu càng xa hơn nữa với thế giới.
Chúng ta phải biết cần bao nhiêu tiền để tái cấu trúc NH, DNNN, đầu tư công, nếu không có tiền thì chúng ta phải tìm cách vay mượn hay tiết kiệm để có tiền mà làm việc tối cần thiết cho nền kinh tế này.

KT – 712 – 043012 – Bộ trưởng Kế hoạch: ‘Khó tính chí phí cho đề án tái cơ cấu’

Cong lưng ra để bảo vệ 3 Dũng cứ ngỡ rằng “còn đảng còn mình”, ai dè 3 Dũng làm “mất đảng mất mình” luôn. Ngày đó sẽ xẩy ra trong năm 2012 này đây, ko lâu đâu, doanh nghiệp phá sản và họ biết (qua đọc bài trang này) là suy thoái sẽ là 7 năm thì 90 triệu dân sẽ hành động, Cựu chiến binh đã kêu gọi dân oan biểu tình rồi đấy, có dám đàn áp cựu chiến binh hay không ???

CP hậu CS của Chau Xuan Nguyễn sẽ không có chuyện học tập cải tạo, đó là lời hứa của tôi và Nhóm Vì Dân với Bộ Đội và cán bộ.
ĐCS không sụp nhanh năm nay mới là lạ.
Nếu người VN may mắn, đuổi được bọn cai trị và đô hộ khỏi VN thì những nhà cửa mà chúng bỏ của chạy lấy người còn rẻ nữa

Khi CP Hậu CS tiếp thu, một sự dân chủ, công bằng và minh bạch, trung thực sẽ đem lại lòng tin cho 90 triệu dân VN cùng thế giới tự do. Từ đó, 1 hay 2 năm sau thì kinh tế sẽ trỗi dậy và giá BĐS sẽ cao gấp mấy lần bây giờ vì tất cả VKHN đều muốn về VN sống và phục vụ.

Hiện giờ chỉ có dân đen là chịu khổ thôi, còn tư bản đỏ và cánh hẩu, vây cánh của chúng nó vẫn sung sướng.
Châu Xuân Nguyễn

Melbourne
19.05.2012

———————————————————————————–

http://www.vpbs.com.vn/News/2012/5/16/199672.aspx

Tính chi phí tái cấu trúc: Hoàn toàn có thể
Nhịp Cầu Đầu Tư – 16/05/2012 1:58:33 CH        –

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh nói rằng: “Để tính toán cụ thể chi phí cho đề án tái cấu trúc nền kinh tế thì hơi khó”. Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế cho rằng hoàn toàn có thể tính được chi phí này.

Nghị trường Quốc hội mấy tuần qua nóng lên với rất nhiều chủ đề bàn luận, nhưng gây nhiều luồng ý kiến trái chiều nhất có lẽ là câu chuyện chi phí tái cấu trúc nền kinh tế. Chi phí này liệu có quá khó để tính toán như một vị bộ trưởng đã phát biểu?

Trong suốt quá trình phát triển hơn 25 năm qua kể từ sau Đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã bộc lộ nhiều yếu kém. Kinh tế tăng trưởng chủ yếu do đầu tư nhiều vốn và khai thác tài nguyên mà hiệu quả chưa cao. Hầu như không có nhiều sản phẩm công nghiệp chế biến.

Theo Tổng cục Thống kê, trong số 26 sản phẩm, nhóm sản phẩm đóng góp từ 1% tổng sản phẩm nội địa (GDP) trở lên phần lớn đều từ khu vực nông nghiệp và khai thác tài nguyên. Và trong số 21 sản phẩm, nhóm sản phẩm đóng góp từ 0,5% đến 1% GDP, có đến một nửa là các sản phẩm sơ chế.

Và ông Nguyễn Đình Cung, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Quản lý Kinh tế, cho rằng: “Tái cấu trúc chính là chìa khóa để thoát cái bẫy tăng trưởng thiếu bền vững”.

Bộ trưởng nói không

Muốn tái cấu trúc nền kinh tế thì cần phải có tiền. Theo ông Nguyễn Văn Giàu, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội, việc tính toán chi phí để thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng là hết sức cần thiết. Nhất là trong điều kiện của Việt Nam với nguồn lực bị hạn chế, cả về tài chính và nhân lực, tính toán trước chi phí sẽ góp phần xác định những nội dung cần ưu tiên thực hiện, tránh dàn trải, lãng phí.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh nói rằng “để tính toán cụ thể chi phí cho đề án hết bao tiền thì hơi khó”.

Ông lưu ý, chỉ có thể phác thảo con số ước chừng theo phần trăm GDP, nhưng không thật chính xác và không mang nhiều ý nghĩa. Hơn nữa, quá trình này lại gắn với sự chuyển dịch của nền kinh tế nên yêu cầu tính tổng chi phí là rất khó. Vị Bộ trưởng cho biết, Chính phủ sẽ nghiên cứu định hướng tái cơ cấu, lĩnh vực nào sẽ dùng nguồn lực nào, tính toán cụ thể cho từng lĩnh vực, nhưng chi phí tổng thể thì chỉ có thể “dự báo tương đối”.

Không phải ai cũng đồng tình với lý giải của người đứng đầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Theo đại biểu Quốc hội Trương Thị Mai, chi phí cải cách kinh tế để vượt qua khủng hoảng ở các nước trên thế giới thường ở mức 5-10% GDP, thậm chí có nơi tới 30-40% GDP. “Đề án của chúng ta cần làm rõ điều này, trong đó cho biết Nhà nước bỏ ra bao nhiêu, doanh nghiệp bỏ ra bao nhiêu, xã hội tham gia thế nào”, bà nói.

Chuyên gia nói có

Trên thực tế, hoàn toàn có thể tính được chi phí này, dù không thể chính xác một cách tuyệt đối. Và thực tế cũng không ai đòi hỏi con số tuyệt đối. Đề án tái cấu trúc nền kinh tế nhấn mạnh đến 3 nội dung: tài chính – ngân hàng, đầu tư công và  doanh nghiệp nhà nước. Vậy nên, không cần đến chuyên gia cũng có thể tính ra con số tổng bằng cách tính chi phí tái cấu trúc từng lĩnh vực và cộng lại.

Trước đó, theo tính toán của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, chi phí cho tái cơ cấu ngành ngân hàng sẽ vào khoảng 5% GDP, tương ứng 5-6 tỉ USD. Tuy nhiên, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia Lê Xuân Nghĩa cho rằng, chỉ cần 3-4 tỉ USD là đủ.

Theo ông Nghĩa, số tiền này nên trích từ nguồn dự phòng rủi ro của các ngân hàng thương mại, phát hành trái phiếu chính phủ và các nguồn khác từ Ngân hàng Nhà nước.

Về phần doanh nghiệp nhà nước, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ dự kiến sẽ cần 55.000-65.000 tỉ đồng, tức khoảng 2,5-3 tỉ USD, tương đương 2-2,5% GDP, để tái cơ cấu nợ, xử lý lỗ, giải quyết lao động dôi dư, cấp vốn cho một số tổ chức…

Tương tự như trên, hoàn toàn có thể tính toán chi phí để tái cơ cấu đầu tư công. Trên thực tế, tái cấu trúc đầu tư công chính là sắp xếp lại các khoản đầu tư, cắt giảm đầu tư công và đầu tư sao cho hiệu quả.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng, các dự án đầu tư công hiện nay thất thoát, lãng phí rất lớn. Chẳng hạn, đường sá làm tốn rất nhiều tiền nhưng mới 2 -3 tháng đã hỏng. Nếu giám sát tốt, tăng chất lượng đầu tư, chi phí sẽ giảm xuống rất nhiều. “Khi đó Nhà nước chẳng mất gì để tái cấu trúc đầu tư công cả”. Và theo bà, chỉ với cách giám sát chặt chẽ hiệu quả đầu tư, Nhà nước đã có thể giảm đến 30% chi phí đầu tư công mà nền kinh tế vẫn vận hành tốt.
Ngọc Trân

Bình luận về bài viết này