CXN*_040312_1460_Từ con tàu Hoa Sen của Vinashin, một cách nhìn đơn giản tại sao tham nhũng phá banh nền kinh tế VN này.

D8ang8 lần đầu: 03.04.2012
Châu Xuân Nguyễn
(Xin phổ biến rộng rãi)
Một cái nhìn rất đơn giản, những bài tôi viết đem kinh tế vĩ mô cho những người mua thúng bán bưng, 90 triệu dân tộc VN (cách viết 90 triệu, tiếng Anh gọi là figuratively speaking có nghĩa là dùng con số để người đọc thấy là thông điệp cho toàn dân, (nhấn mạnh câu chử) mặc dầu trong vài tháng tới chỉ khoảng 10.000 người đọc thôi, nhưng 9 tháng sau, có thể nhiều người (90 triệu ???) sẽ biết tới tôi và vào blog tôi, tìm ngay bài này đọc thì người ta sẽ tự nhủ , Àh há, Ông CXN đã viết bài này để gửi thông điệp cho mình nhưng mình chưa đọc được, bây giờ đọc được rồi…Chuyện này xảy ra cho hàng ngàn bạn đọc bây giờ, họ nói là bây giờ mới biết đến anh Châu, đọc bài củ v.v..)
Chúng ta ai cũng biết ít nhiều về chiếc tàu Hoa Sen, dùng làm du thuyền, vận tải ô tô từ Bắc vào Nam nhưng không thành, nằm đắp chiếu mà phải trả tiền ụ, tiền bảo trì v.v…Chiếc tàu đó được mua bởi Ông Phạm văn Bình, TGĐ Vinashin, người vừa bị kết án 20 năm tù ở Hải Phòng.
Tôi phải đặt hàng loạt giả sử để bạn đọc nhìn được chuỗi tham nhũng phá hại nền kinh tế này.
Giá chiếc tàu đó được mua là 60 triệu euro (gọi là 60 triệu triệu usd cho dễ nói chuyện). Giá trị thực là 30 triệu usd. Phạm thanh Bình và Nguyễn tấn Dũng bỏ túi 30 triệu usd, NTD bỏ túi 20 triệu và PTBinh bỏ túi 10 triệu. Nói là bỏ túi chứ 3 Dũng bỏ vào tk Thụy sĩ và PT Bình chuyển tiền cho con hay cháu gì đó đang du học tại Mỹ (hay Úc).
60 triệu usd lấy từ đâu ??? Từ dự trữ usd hay từ xuất khẩu, hay từ Vietcom mượn của NH ngoại quốc Hongkong anh Shanghai Banking Corp. (HSBC).
Tàu Hoa sen về VN, sửa thêm 10 triệu usd nhưng không hiệu quả để vận hành vì tiền bán vé tất cả cũng không đủ tiền mua dầu Diesel để vận hành. Vậy là Hoa Sen nằm Ụ và đắp chiếu.
Trong một nền kinh tế thị trường, một hãng hàng không mua 1 phi cơ hay hảng đường sắt mua một đầu tàu hỏa thì họ dùng phi cơ và đầu tàu hỏa để kinh doanh, giả sử phi cơ 40 triệu usd và tàu hỏa cũng 40 triệu usd. Hãng hàng không và hãng tàu sắt dùng phi cơ và đầu tàu cùng chạy đường HN-SGN và trở về. Tiền bán vé phi cơ, tàu sắt, sau khi trừ chi phí nhân công, nhiên liệu, chiết khấu, thuế v.v..rồi trả tiền lời và một phần vay, giả sử 11 triệu usd/tháng cho 10 tháng là 44 triệu, sau đó còn lời 2000 usd/năm thôi. Nhưng nhà nước thâu thuế, dân có công ăn việc làm, Vietcom bank có tiền trả định kỳ là 11 X 2 triệu tháng, Vietcom trả HBSC, tất cả đều vui vẻ, kinh tế suông sẻ, góp phần tăng GDP nữa.
Trở lại chuyện tàu Hoa Sen, vậy là 30 triệu usd vào NH thụy sỹ và NH Mỹ, 40 triệu usd nằm phơi nắng và 90 triệu người dân phải mất một phần tiền thuế của họ (thay vì 11 triệu mỗi tháng vào an sinh xã hội) phải trả cho nhà băng Vietcom rồi trả cho HSBC. Vậy là nền kinh tế mất đi 70 triệu usd dự trữ và người dân phải trả thêm mỗi tháng, hoặc là phải làm việc nhiều hơn hay trả thuế cao hơn hay mất đi vài bệnh viện….
Vinashin không những chỉ tham nhũng tàu Hoa sen thôi, còn nhà máy nhiệt điện tháo rời công nghệ củ từ Hàn Quốc về HP, nhà máy này bị giả giấy hải quan, môi trường v.v.. cứ cho là giá trị tham nhũng này bằng 10 chiếc tàu Hoa sen, là 600 triệu usd.
Còn vụ Vinashin mua đất ở DBSCL, hằng ngàn mẫu với giá 10.000 vnd/m2 và kê giá thành 20 triệu/m2 trong sổ sách, tham nhũng kiểu 50 hay 100 tàu Hoa sen. Khi Vinashin phá sản, kêu người nông dân trả đất lại lấy 10.000 $/m2 người ta không thèm lấy lại, nhà nước ôm hàng chục ngàn m2 vô giá trị vì không ai mua cả.
Vinashin phá sản 86 ngàn tỉ tức là 4.3 tỉ usd tương đương 61 chiếc tàu Hoa sen.
Bây giờ Hoa sen không có khả năng trả lãi và vốn cho Vietcom bank. Vietcom bank phải huy động vốn thay vì 13% thì phải lén lút trả 20% cho tiền huy động và chỉ huy động đủ để trả vốn và lãi cho HSBC thôi, không có dư tiền cho 200 ngàn doanh nghiệp tư nhân đói vốn sắp phá sản cần vay với lãi suất 17, 19%/năm. Hệ thống NH bị nợ xấu của DNNN và BĐS (cũng đắp chiếu trầm trọng) nên mất thanh khoản. NHNN phải tìm usd , chạy tiền để phụ Vietcom bank trả HSBC chứ, đâu có quỵt được.
Đó là 1 Vinashin, 1 tập đoàn, 3 Dũng trách nhiệm 21 tập đoàn, cái nào cũng “chúa chổm” không thua Vinashin như EVN, Than Khoáng sản, Vinalines, Sông Đà, Xăng dầu và Dung Quốc v.v… Tất cả là 65 tỉ usd nợ mà 3 Dũng công nhận, có thể lên tới 100 tỉ usd nợ.
Đó là lý do tại sao giờ đây lãi suất xuống từ 14% còn 13% mà nhà băng mất thanh khoản, không cho vay 200 ngàn DN sắp phá sản với lãi suất 17, 19% được, tất cả vì DNNN và BĐS nhà nước.
Bây giờ nghĩ xa hơn một tí nữa, ví dụ VN Airlines có 200 phi cơ, mỗi chiếc bằng 2 chiếc Hoa sen, nếu, chỉ nếu thôi nhé, tham nhũng ăn hết 200 chiếc phi cơ này (tương đương 400 tàu Hoa sen) thì sao ???. Thì VN sẽ không có một hãng hàng không, muốn đi lại thì phải đi bằng xe đò…..
Hãy đặt câu hỏi tại sao 3 Dũng phải bán 50% của Dung Quốc ??? Có phải hết usd rồi hay không ???? Đâu đó đấy bạn àh….Tập đoàn và TCTY là những bộ máy hút tiền rất mạnh, Vinashin mới hút 300 tỉ với lãi suất zero, cty lương thực , thực phẩm mới vay 10 ngàn tỉ, 500 triệu usd với lãi suất zero…200 ngàn DN tư nhân muốn vay 200 ngàn tỉ với lãi suất 22% mà không được và 1.6 triệu lao động buộc phải đi lông nhông thất nghiệp.
Đây là viễn ảnh mà Mỹ, Úc rất sợ tham nhũng, tham nhũng là vô giá, 30 triệu usd cho 1 tàu hoa sen cũng được, 50 triệu cơi giá thêm cũng được vì là quyền của họ theo điều 4 hiến pháp, thậm chí 100 triệu cũng được nốt… Còn nếu tôi là cty sơn tàu Hoa sen thì tôi “ăn’ được bao nhiêu ??? Ít hơn tí xíu với thằng sơn đối thủ cạnh tranh với tôi thôi, giá nó 60 ngàn usd sơn tàu, giá tôi 55 ngàn, rẻ hơn nó tí xíu chứ có dám hét giá 30 triệu usd đâu ????
Mỹ, Úc , nước văn minh chỉ chọn một chánh phủ trung thực và minh bạch thôi (àh còn phải tài giỏi, phải hơn nhiều ông Tiến sĩ danh dự Hàn Quốc, cựu y tá 3 Dũng)
Melbourne
03.04.2012

Châu Xuân Nguyễn

Ngày 02.04.2012, 10:00 (GMT+7)
Bình luận kinh tế đầu tuần
Khơi thông dòng vốn để đối phó nguy cơ đình đốn
SGTT.VN – Tăng trưởng GDP trong quý 1/2012 đã sụt giảm mạnh xuống mức 4%, mức thấp nhất trong vòng ba năm qua và chỉ cao hơn một chút so với mức tăng trưởng GDP của quý 1/2009. Trong khi đó, chỉ số giá tiêu dùng tháng 3.2012 mặc dù đang trong xu hướng giảm nhưng tính theo năm vẫn đang ở mức cao, tăng 14,15% so với cùng kỳ năm trước, hơn rất nhiều mức 11,25% của tháng 3.2009.
Như vậy, sau ba năm thực hiện chính sách kích cầu, nền kinh tế gần như đã rơi trở về điểm xuất phát cũ – khi khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 diễn ra.
Nền kinh tế có nguy cơ rơi vào tình trạng đình đốn
Chính phủ phải giải quyết được tình trạng ách tắc của vòng quay vốn trong nền kinh tế, nhưng không gây ra thâm hụt ngân sách nhà nước. Ảnh: L.Q.N
Tăng trưởng kinh tế chậm trong khi lạm phát vẫn duy trì ở mức cao đang tác động lớn đến hầu hết tất cả đối tượng trong nền kinh tế. Người tiêu dùng phải thắt chặt hầu bao do thu nhập không theo kịp sức tăng của giá cả hàng hoá. Nhà sản xuất còn khốn khổ hơn nhiều khi chi phí đầu vào tăng nhanh nhưng lại không thể tăng giá bán đầu ra tương ứng do khó khăn trong khâu tiêu thụ hàng. Theo tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng bình quân quý 1/2012 tăng 15,95% so với cùng kỳ năm trước, trong khi chỉ số giá sản xuất hàng nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 21,25%, chỉ số giá nguyên, nhiên, vật liệu cho sản xuất tăng 18,92% và chỉ số giá cước vận tải tăng 18,71% so với cùng kỳ năm trước.
Hậu quả là, nếu trong chín tháng đầu năm 2011 đã có khoảng 49.000 doanh nghiệp bị phá sản thì chỉ riêng ba tháng đầu năm 2012, số doanh nghiệp khó khăn, phải giải thể, tạm ngừng hoạt động lên đến con số gần 12.000.
Đi tìm giải pháp hỗ trợ nền kinh tế
Sự sụt giảm của GDP quý 1/2012 nếu không sớm đưa ra các giải pháp để hỗ trợ sẽ có thể khiến tăng trưởng của nền kinh tế tiếp tục bị suy giảm trong các quý còn lại của năm 2012.
Tình trạng lạm phát đình đốn này đang đẩy Chính phủ vào thế tiến thoái lưỡng nan khi không thể tiếp tục đưa ra một gói kích cầu như năm 2009 được nữa. Khác với năm 2009, năm nay giá cả các hàng hoá cơ bản trên thế giới như dầu thô, kim loại, ngũ cốc, v.v. đều ở mức cao. Ở trong nước, các mặt hàng như xăng dầu, điện, than… vẫn có mức giá thấp hơn nhiều so với giá thị trường thế giới và khó tránh khỏi tăng giá trong thời gian tới. Chính vì vậy, chỉ số giá tiêu dùng vẫn chưa thể tạo đà giảm bền vững như mong đợi. Nếu lựa chọn tiếp một gói kích cầu nữa, tăng trưởng kinh tế có thể chỉ cải thiện được đôi chút nhưng rủi ro lạm phát tăng mạnh trong năm tới là điều khó tránh khỏi.
Để có thể hỗ trợ nền kinh tế lúc này, Chính phủ cần phải đưa ra những biện pháp nhằm giải quyết căn nguyên gây ra tình trạng lạm phát đình đốn. Đó là phải giải quyết được tình trạng ách tắc của vòng quay vốn trong nền kinh tế, nhưng không gây ra thâm hụt ngân sách nhà nước.
Mua bán nợ xấu, nợ quá hạn để khơi thông nguồn vốn
Để có thể hỗ trợ nền kinh tế lúc này, Chính phủ cần phải đưa ra những biện pháp nhằm giải quyết căn nguyên gây ra tình trạng lạm phát đình đốn. Đó là phải giải quyết được tình trạng ách tắc của vòng quay vốn có nguyên nhân lớn từ các khoản nợ xấu và nợ quá hạn của hệ thống các tổ chức tín dụng, nhưng không gây ra thâm hụt ngân sách nhà nước.
Hiện nay, Chính phủ và ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang chú trọng xử lý các khoản nợ xấu của các ngân hàng thương mại (NHTM). Tuy nhiên, bên cạnh vấn đề nợ xấu tăng cao hơn so với năm 2010, vấn đề đáng lo ngại khác là tỷ lệ nợ quá hạn của nhiều NHTM đang gia tăng tới mức báo động. Nợ quá hạn đồng nghĩa dòng vốn tạm thời không trở lại hệ thống NHTM, từ đó cũng không thể được tiếp tục trở lại nền kinh tế, khiến cho vòng quay vốn không thể mở rộng.
Để có thể xử lý các khoản nợ xấu và nợ quá hạn này, Chính phủ và NHNN có thể thành lập hoặc cho phép thành lập các doanh nghiệp mua lại các khoản nợ quá hạn tại các ngân hàng. Những khoản nợ quá hạn mà nhiều khả năng khó có thể thu hồi được có tính chất tương tự nợ xấu sẽ được các NHTM lựa chọn để bán cho các doanh nghiệp mua bán nợ này.
Để thực hiện việc làm sạch các khoản nợ xấu và nợ quá hạn của hệ thống các tổ chức tín dụng, rõ ràng Việt Nam cần phải có một dòng vốn “sạch” tương đối lớn từ bên ngoài bơm vào, ước tính lên đến 250.000 – 300.000 tỉ đồng (tương ứng với tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn khoảng 10 – 12% tổng dư nợ). Dòng vốn này có thể đến từ nước ngoài hoặc từ ngân sách Nhà nước.
Hiện nay chúng ta có công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp (DATC) thuộc bộ Tài chính. Chính phủ có thể thành lập thêm công ty mua bán nợ hoặc cấp thêm nguồn vốn mới cho DATC để thực hiện một phần nhiệm vụ mua lại nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, để không làm tăng cung tiền cũng như làm tăng bội chi ngân sách thì nguồn vốn bổ sung này sẽ không phải là nguồn vốn phát hành trái phiếu vay NHNN, mà là từ việc cắt giảm các khoản chi của ngân sách nhà nước, đặc biệt là các khoản chi thường xuyên.
Theo các số liệu của tổng cục Thống kê và bộ Tài chính, chi thường xuyên hiện nay đã tăng từ mức khoảng 16 – 17% GDP trong giai đoạn 2000 – 2005, lên xấp xỉ 20 – 21% GDP trong những năm gần đây. Nếu có thể giảm dần tỷ lệ này xuống về quanh mức cũ như đã thực hiện được trong giai đoạn từ 2000 – 2005, thì ngân sách sẽ dôi ra được khoảng 3% GDP, tức khoảng 70.000 tỉ đồng. Đây là một khoản tiền tương đối lớn để đóng góp vào quỹ mua bán nợ xấu, nợ quá hạn của hệ thống tín dụng.
Tuy nhiên, ngay cả khi có thể giảm chi thường xuyên để được khoản tiền trên thì con số này mới chỉ chiếm khoảng 25 – 30% số nợ xấu, nợ quá hạn mà hệ thống tín dụng hiện nay phải giải quyết. Trong khi nguồn lực của các doanh nghiệp trong nước rất hạn chế thì để có thêm nguồn tiền mới, không còn cách nào khác là phải tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nước ngoài vào thành lập các doanh nghiệp mua bán nợ.
Tất nhiên, không nhất thiết phải huy động đến hàng chục tỉ USD từ nước ngoài để mua lại toàn bộ nợ quá hạn và nợ xấu còn lại của hệ thống ngân hàng. Chỉ cần một phần trong số đó được đưa vào nền kinh tế cũng sẽ tạo ra được những kích thích đáng kể, giúp dòng vốn trong nền kinh tế được khơi thông. Nhiều doanh nghiệp sẽ hồi sinh trở lại, làm ăn có lãi và có thể trả lại được các khoản nợ quá hạn, làm cho tỷ lệ nợ quá hạn hiện nay giảm đi đáng kể.
Nguyên Minh Cường

Bình luận về bài viết này