CXN*_111511_1306_Thấy gì qua thất bại kinh tế của Ý (Berlusconi)

Đăng lần đầu: 15/11/2011  Để lại phản hồi Go to comments

Châu Xuân Nguyễn

Trước hết, tóm tắt sự thất bại về kinh tế của một thể chế dân chủ (quá nhiều dân chủ mà không có đủ chế tài).

Nền kinh tế của Ý nợ 2 600 tỉ usd, GDP là   2 245 tỉ usd GDP/đầu người là 37 046 usd……….  2011 estimate  –  Total $2.245 trillion[3] (8th)  –  Per capita $37,046[3] (24th)

Nợ công là 116% (VN nếu tính luôn cả nợ DNNN và bảo lãnh cũng tiến sát 100%).

Tại sao lại thê thảm như thế này. Đọc những điều sau đây:

1. Trích:”17 năm trước, khi bước chân vào chính trường, ông Berlusconi tự nhận là người viễn chinh thị trường tự do, một người theo chủ nghĩa tự do. Nhưng thực tế ông hành động ngược lại.” hết trích.

2. Trích:”Thủ tướng Italy Silvio Berlusconi hầu như không có khả năng nói với cử tri về những điều tồi tệ.” hết trích.

3. Trích:”đánh dấu bằng những cáo buộc tham nhũng, bê bối tình dục, thất bại kiểm soát nợ công… 30 tháng cuối trên cương vị Thủ tướng, ông cố níu kéo quyền lực với sự gan lì, “mũ ni che tai”. Sự trì hoãn ra đi của ông khiến các thị trường trở nên hỗn loạn, với việc chi phí nợ của Italy gia tăng gần tới 7%, mức khiến Hy Lạp, Ireland và Bồ Đào Nha phải nhờ tới các gói cứu trợ của châu Âu.” hết trích

4. Trích:”Ông tự biến mình trở thành nhà lãnh đạo lâu nhất của đất nước thời hậu chiến bằng cách không ngừng đưa ra các tuyên bố lạc quan với khu vực cử tri có xu hướng nhìn về khía cạnh tươi sáng. Ông hầu như không có khả năng để nói với họ về những điều tồi tệ.” hết trích

5. Trích:”Chính phủ của ông cũng không có khả năng có được sự đồng thuận, thông qua quốc hội, về những biện pháp cần thiết. Ông dẫn dắt một nội các không có tư tưởng kinh tế rõ ràng” hết trích

6. Trích:”Và, sự ra đi của ông Berlusconi có thể giúp Italy cơ hội phá vỡ nhiều năm trì trệ về xã hội, kinh tế và chính trị. ” hết trích

Đọc nhanh qua 6 điều trên thì thấy rất rõ là “lừa gạt và nói dối cử tri” ở Tây Âu là đi đến thất bại, sụp đổ cả một nền kinh tế, và điều 6. chứng tỏ rằng khi một thể chế (regime) làm cản trở quá trình phát triển là người dân thẳng tay, không ngần ngại qua Đại Biểu QH của họ truất phế thể chế giữa nhiệm kỳ. Lợi ích của dân tộc bao giờ cũng đặt ưu tiên 1, trên tất cả, kể cả đảng, cá nhân, nhóm lợi ích.

Phân tích kỹ sẽ thấy:

1. Trích:”17 năm trước, khi bước chân vào chính trường, ông Berlusconi tự nhận là người viễn chinh thị trường tự do, một người theo chủ nghĩa tự do. Nhưng thực tế ông hành động ngược lại.” hết trích.

17 năm là một thời gian quá dài để nắm quyền, VN nên có cao nhất là 2 nhiệm kỳ 5 năm. Vì ngồi lâu trên ghế quyền lực, đảng đối lập suy yếu nên không thể “chống đối ” hữu hiệu với vô trách nhiệm của ngân sách, chậm cải tiến v.v..

CP dân chủ thường dùng ngân sách để lo cho dân để được tái đắc cử (nếu dùng từ ngữ thô thiển là “mua phiếu”), chính vì điều này (đầu tư công ở những nơi phiếu thấp, an sinh xã hội, y tế quá thoáng nhưng ngân sách không kham nỗi gây ra nợ công lớn v.v..). Điều này chúng ta thấy ở Obama, Julia Gillards (tiếng Anh là “pork barreling”).

CS và dân chủ cùng chung một ý tưởng và phong cách để được tái bổ nhiệm, 2 bên đều “lo lót” người bầu cho họ. Điều khác biệt là với ĐCS, người bầu cho họ là BCT, BCHTW đảng và đảng viên, điều này tạo nên cánh hẩu và bổng lộc được ban phát cho cánh hẩu này, phần còn lại của dân đen bị thiệt thòi như phải trả nợ Vinashin, trả nợ tham nhũng do đám cầm quyền và cánh hẫu tạo ra, thả lõng tín dụng cho cánh hẫu, bổ nhiệm COCC của cánh hẫu v.v..điều này chúng ta thấy rõ trong xã hội VN, cánh Trương Tấn Sang, cánh Nguyễn tấn Dũng, cánh Nguyễn phú Trọng, cánh Nông Đức Mạnh v.v..

Ngược lại, phe dân chủ thì có những chương trình rộng lượng vế y tế, an sinh xã hội, xây trường, bệnh viện, đường xá v.v..để mua lòng cử tri khi ngân sách không kham nỗi (phần nhiều không có dính vào tham nhũng). Nếu có đối lập chế tài hữu hiệu thì khi ra ngân sách, đối lập sẽ lên tiếng là mượn nợ công cho đường xá là chưa cần, cho “đường sát cao tốc 55 tỉ usd” là chưa cần. Nhờ đối lập thì CP mới không vung tay quá trán trong ngân sách (Ý mang nợ 2600 tỉ usd, GDP 2245 tỉ usd).

Vì vậy nếu người dân muốn phát triển, muốn nhà cầm quyền lo cho cuộc sống kinh tế của họ thì phải vất đảng CS, còn thể chế này là dân đen còn thiệt hại. Tuy nhiên, chọn chế độ dân chủ phải có đối lập hữu hiệu để kiềm chế, chế tài CP, đó là nguyên tắc dân chủ tốt nhất. Đừng nghe lời ĐCS muốn giữ độc quyền lãnh đạo nên tung tin là Thái Lan dân chủ thì loạn lạc, biểu tình bất ổn v.v…(nền dân chủ của Thailan còn sơ khai lắm).

Ngược lại với rất nhiều người khuyên tôi là chính trị phải xảo trá, dối lừa và tôi luôn luôn nói là chính trị hay bất cứ lãnh vực của cuộc sống (làm ăn, bạn bè, người thân v.v..) thì thật thà vẫn là kế sách tuyệt vời nhất (vì tôi chứng kiến rất nhiều chính trị gia Úc, Mỹ chỉ vì nói dối 1 lời thôi là sự nghiệp chính trị của họ đi đong. Tôi không phải thât thà vì chính trị mà bản tính tôi là thật thà, luôn luôn nói thật 100%, nếu không nói thật được vì an ninh, vì chiến thuật hay chiến lược thì không nói chứ không bao giờ nói láo).

Chính trị xảo trá là chính trị ĐCS, họ nhầm khi nói tôi là thơ ngây chính trị. Tôi muốn hướng xã hội VN tới một xã hội tốt, không nói dối, xảo trá lẫn nhau thì tôi phải làm gương. Chuyện không được nói dối tôi thực hành với cty tôi, với NV Vn và thành công mỹ mãn, sau 1 hay 2 năm thì không ai dám nói láo nữa vì sẽ bị đuổi việc với lương rất cao.

Khi ứng cử, ông Berlusconi hứa cải tổ nhưng khi nhậm chúc thì thay đổi, điều này cử tri, quốc hội biết chứ không bỏ qua đâu, chính vì vậy ông không được ủng hộ rộng rãi ở QH

2. Trích:”Thủ tướng Italy Silvio Berlusconi hầu như không có khả năng nói với cử tri về những điều tồi tệ.” hết trích..

Điều này giống Thủ Tướng của ta quá. Cử tri luôn luôn muốn biết sự thật, không ai muốn mình bị gạt, sống trên lầu son nhưng thật sự sắp đổ, phải tái cấu trúc từ DNNN, nhà băng, đầu tư công và thậm chí cả nền kinh tế khi 2 tháng trước đó, tất cả là tốt, là “trên cả tuyệt vời”.

Làm sao dấu được những con số biết nói, những DNNN kêu gào thêm tiền, tăng giá điện, tăng giá xăng, những NH phải xua đuổi khách hàng khi họ muốn rút tiền tiết kiệm của họ, khi nợ công là chủ đề ở quốc hội, quán nhậu, quán cà phê v.v..Đối với tôi, phải nói thật mặt xấu và tốt của nền kinh tế để tập hợp sức dân mà cùng chung tay giải quyết. Vì bưng bít thông tin quá nhiều nên khi NHNN hay tấn Dũng nói điều gì khác tôi thì bạn đọc và báo chí lề phải tin tôi hơn. Khi tôi kêu rút tiền, không mua BĐS, không mua đồ điện tử, không đầu tư TTCK ngược với 3 Dũng kêu gọi gửi vàng, tiền, mua BĐS thì người dân tin ai hơn ??? Chắc chắn là họ không tin 3 Dũng. Vậy thì chính sách bưng bít thông tin có lợi cho CP hay không ??? ĐCS vẫn còn hoạt động như thời bao cấp, phong kiến, họ chưa biết sức mạnh của Internet, của sự thật và họ sẽ học một bài học đắng cay.

Chính tôi viết những bài này để mớm 3 Dũng tuyên bố với người dân nhưng bưng bít vẫn bưng bít.

3. Trích:”đánh dấu bằng những cáo buộc tham nhũng, bê bối tình dục, thất bại kiểm soát nợ công… 30 tháng cuối trên cương vị Thủ tướng, ông cố níu kéo quyền lực với sự gan lì, “mũ ni che tai”. Sự trì hoãn ra đi của ông khiến các thị trường trở nên hỗn loạn, với việc chi phí nợ của Italy gia tăng gần tới 7%, mức khiến Hy Lạp, Ireland và Bồ Đào Nha phải nhờ tới các gói cứu trợ của châu Âu.” hết trích

Những điều cáo buộc này cũng không khác với Thủ Tướng của ta, trừ chuyện bê bối tình dục.

Cố níu kéo quyền lực là điều mà 3 Dũng đang làm, có thể bớt rồi, sửa soạn cho một sự hạ cánh an toàn (sẽ có bài viết về vấn đề này).

Chi phí nợ của VN là 100 ngàn tỉ usd trong một ngân sách 750 ngàn tỉ, ngân sách thu được 7 vnd thì phải dành 1 vnd trả nợ, tỉ lệ này ngày càng cao vì nhiều, rất nhiều món nợ ODA sẽ hết ân hạn. Sự trì hoãn ra đi của 3 Dũng đang làm rối loạn kinh tế của VN rất nhiều.

4. Trích:”Ông tự biến mình trở thành nhà lãnh đạo lâu nhất của đất nước thời hậu chiến bằng cách không ngừng đưa ra các tuyên bố lạc quan với khu vực cử tri có xu hướng nhìn về khía cạnh tươi sáng. Ông hầu như không có khả năng để nói với họ về những điều tồi tệ.” hết trích

Điều này được giải thích ở điều 1. và 2. rồi.

5. Trích:”Chính phủ của ông cũng không có khả năng có được sự đồng thuận, thông qua quốc hội, về những biện pháp cần thiết. Ông dẫn dắt một nội các không có tư tưởng kinh tế rõ ràng” hết trích

Chính vì nói láo quá nhiều (theo tiêu chuẩn Tây Âu) nên ông không được sự ủng hộ của QH và dân. Khi một TT bị mất tín nhiệm, tốt nhất cho dân tộc là từ chức vì với hệ thống dân chủ, mất tín nhiệm là bất cứ dự thảo luật nào cũng bị thách thức, trì trệ chuyện quốc gia. Thường thì chính trị gia khi mất tín nhiệm là họ biết phải từ chức. Ở Ý cũng vậy, TT Nhật cũng 5 hay 6 người từ chức vì bị mất tín nhiệm.

3 Dũng có bị mất tín nhiệm hay không ??? Vậy mà vẫn ngồi lì để cản trở sự tái cấu trúc, điều chỉnh toàn thể nền kinh tế này. 3 Dũng ngồi được bao lâu nữa ????

6. Trích:”Và, sự ra đi của ông Berlusconi có thể giúp Italy cơ hội phá vỡ nhiều năm trì trệ về xã hội, kinh tế và chính trị. ” hết trích

Điều 6. này thì với TT của ta hay ĐCS của ta đều đúng cả, muốn phá vở 66 năm  trì trệ về xã hội, kinh tế và chính trị thì phải vất ĐCS, bọn đô hộ, cai trị này khỏi chính quyền.

Melbourne
15.11.2011

Châu Xuân Nguyễn

Cập nhật 15/11/2011 06:04:00 AM (GMT+7)
Di sản Berlusconi
Cuối cùng, Thủ tướng Italy Silvio Berlusconi đã chấp thuận từ chức. Nhưng “di sản” mà ông để lại sẽ còn ảnh hưởng tới nền chính trị Italy không chỉ ngày một, ngày hai.

>> Thủ tướng Italia đổi chức lấy cải cách?
Trong nhiều vở opera, người anh hùng bị thương thường mất nhiều thời gian mới tìm đến được cái chết. Khác họ, ngày 8/11, Thủ tướng Italy Silvio Berlusconi – chính trị gia mất điểm liên tục nhiều tháng qua – đã tới gặp Tổng thống Italy Giorgio Napolitano để sớm dọn đường cho mình “về vườn”.


Thủ tướng Italy Silvio Berlusconi hầu như không có khả năng nói với cử tri về những điều tồi tệ. Ảnh: WordPress
“Cú đấm” cuối cùng hạ gục ông Berlusconi chính là việc ông mất thế đa số ở Hạ viện, sau cuộc bỏ phiếu ngân sách cũng trong ngày 8/11. Mặc dù giành được lá phiếu ngân sách 2010 nhưng ông Berlusconi chỉ có 308 phiếu ủng hộ, thấp hơn mức 316 phiếu để giành đa số tuyệt đối ở Hạ viện.
Ông Berlusconi khẳng định không tái tranh cử, kể cả khi Italy tổ chức bầu cử sớm. Ngày 13/11, sau khi đã đệ đơn từ chức lên Tổng thống, ông Berlusconi chính thức rời  cương vị Thủ tướng. Sự việc diễn ra ngay sau khi Quốc hội Italy chấp thuận kế hoạch cải cách do Liên minh châu Âu hậu thuẫn.

Trong một thập kỷ điều hành Italy, ông đã thực sự tạo ra “dấu ấn Berlusconi”, được đánh dấu bằng những cáo buộc tham nhũng, bê bối tình dục, thất bại kiểm soát nợ công… 30 tháng cuối trên cương vị Thủ tướng, ông cố níu kéo quyền lực với sự gan lì, “mũ ni che tai”. Sự trì hoãn ra đi của ông khiến các thị trường trở nên hỗn loạn, với việc chi phí nợ của Italy gia tăng gần tới 7%, mức khiến Hy Lạp, Ireland và Bồ Đào Nha phải nhờ tới các gói cứu trợ của châu Âu.

Bệnh nan y

Có 2 lý do để thấy vấn đề của Italy chính là ông Berlusconi. Thứ nhất là sự ác cảm của ông Belusconi với vấn đề cải tổ. 17 năm trước, khi bước chân vào chính trường, ông Berlusconi tự nhận là người viễn chinh thị trường tự do, một người theo chủ nghĩa tự do. Nhưng thực tế ông hành động ngược lại.

Sự can thiệp một cách dứt khoát nhất của ông trong kinh tế là vào năm 2008, khi ông ngăn cản việc bán hãng hàng không sắp phá sản Alialia cho Air France. Với niềm tin ái quốc, ông Berlusconi khi đó cho rằng Alialia có thể tiếp tục nằm trong tay người Italy. Trước nhiều khó khăn, ông đã tập hợp một số doanh nghiệp Italy để tiếp quản Alialia, giúp hãng này độc quyền khai thác tuyến bay Rome – Milan có lợi nhuận cao nhất. Đây rõ ràng không phải hành động của một người ủng hộ thị trường tự do.

Sự kháng cự của ông Berlusconi với việc cải tổ cơ cấu dường như làm các vấn đề của Italy ngày càng trầm trọng. Ông tự biến mình trở thành nhà lãnh đạo lâu nhất của đất nước thời hậu chiến bằng cách không ngừng đưa ra các tuyên bố lạc quan với khu vực cử tri có xu hướng nhìn về khía cạnh tươi sáng. Ông hầu như không có khả năng để nói với họ về những điều tồi tệ.

Chính phủ của ông cũng không có khả năng có được sự đồng thuận, thông qua quốc hội, về những biện pháp cần thiết. Ông dẫn dắt một nội các không có tư tưởng kinh tế rõ ràng. Thách thức đặt ra với Tổng thống Napolitano sẽ là tìm ra một chính phủ Italy vừa có được sự ủng hộ rộng rãi lại vừa có một chương trình nghị sự chi tiết, rõ ràng.

Thậm chí việc ông Berlusconi ra đi chỉ là chuyện “một sớm một chiều” thì cuộc bầu cử khó có thể diễn ra cho tới tháng 1. Nhưng nếu ông Napolitano không kêu gọi một cuộc bầu cử thì ông có thể tìm sự hỗ trợ cho một giải pháp khác. Nhiều người đã thiên về chính phủ “kỹ trị”, kiểu như chính phủ từng do Lamberto Dini dẫn dắt thay thế chính quyền đầu tiên của ông Berlusconi vào năm 1995. Trong đó, Bộ trưởng Nội vụ là một thẩm phán, Bộ trưởng Quốc phòng là một vị tướng… Ông Napolitano rõ ràng đã có một người mà ông mong muốn sẽ làm Thủ tướng cho một chính quyền như thế. Đó là cựu ủy viên hội đồng của Liên minh châu Âu, Mario Monti.

Ngày 9/11, Tổng thống Italy đã trao cho ông Monti một vị trí trong quốc hội, và đây dường như là bước đầu tiên hướng tới việc mời ông thiết lập một chính phủ mới.

Chính phủ mới đồng nghĩa với cải cách?

Một sự bổ nhiệm như vậy có thể khiến thị trường “thỏa mãn”. Ông Monti là một nhà kinh tế tân tự do, lỗi lạc, viện trưởng Đại học danh tiếng Bocconi ở Milan, cựu ủy viên hàng đầu của EU. Ông được mô tả là con người thận trọng, dè dặt, gần như tương phản với cá tính của ông Silvio Berlusconi, chính khách kiêm doanh nhân thích khoa trương, ăn chơi xa xỉ. Giới đầu tư hy vọng ông Monti và các bộ trưởng của ông sẽ đưa ra các văn bản dự thảo hiệu quả, hợp lý. Nhưng các văn bản ấy chỉ có thể trở thành luật với sự phê chuẩn của quốc hội. Theo James Walston, giáo sư quan hệ quốc tế Đại học American ở Rome: “Nếu Monti có bất kỳ cảm giác nào, ông ấy sẽ không đảm nhận công việc cho tới khi ông có thể đếm được đa số ủng hộ trong quốc hội”.

Nhưng đối tác liên minh của ông Berlusconi, Liên đoàn phương Bắc, vẫn kiên quyết phản đối một chính phủ kỹ trị, và rất nhiều nghị sĩ trong đảng PDL cầm quyền cũng không tán thành ý tưởng này. Một liên minh lớn kiểu Đức, dẫn đầu là ông Monti hoặc một chính khách đứng tuổi hơn được tôn trọng kiểu như nhân vật đảng xã hội Giuliano Amato, có thể là một giải pháp khác cho Italy đang đứng trước lời giải khó khăn. Nhưng sự bất đồng trong nền chính trị Italy sẽ sâu hơn và cay đắng hơn thời hậu Berlusconi. Và một chính phủ bất đồng liệu có thể tiến hành một chương trình cải cách táo bạo và quyết liệt?

Ngoài những vấn đề trực tiếp chính trị và kinh tế, còn nhiều chuyện khác xuất phát từ sâu bên trong xã hội Italy, cần nhiều thời gian hơn để giải quyết. Sự lưu trú của ông Berlusconi đã cản trở quá trình đổi mới, không chỉ trong chính trị mà còn về kinh tế và xã hội sau sự sụp đổ trật tự hậu chiến mà phe Dân chủ Thiên chúa giáo của Italy chiếm ưu thế những năm 1990. Ông thừa hưởng những cử tri của phe này từ các nhà kinh doanh nhỏ, tới hộ nông dân, chuyên gia tự do, công nhân lao động tự do… và không bao giờ nói với họ rằng, họ phải bước ra khỏi thế giới mà họ nhìn lại với sự trìu mến: đó là những năm đầu 1960 khi Italy trở thành mảnh đất “phép màu kinh tế” thời hậu chiến.

Ví dụ, người Italy không thể tìm ra một tiệm giặt khô mở cửa vào thứ bảy; trong khi phải trả hàng nghìn euro làm thủ tục hành chính mua một căn nhà; buộc phải chấp nhận dịch vụ xe buýt địa phương độc quyền, sau đó tất cả là vì Berlusconi – và những người khác đã dẫn dắt Italy đi qua những thập niên với sự độc quyền, bóp nghẹt cạnh tranh.

Những nỗ lực dũng cảm đã được thực thi để cải cách lương hưu và giáo dục. Chính phủ sắp mãn nhiệm đã được coi là thành công trong việc đối phó với nạn phạm tội có tổ chức. Nhưng Italy vẫn còn những căn bệnh trầm kha. Xã hội với quy ước bất thành văn giữ quá nhiều phụ nữ kết hôn ở nhà, làm giới hạn quy mô lực lượng lao động. Hệ thống pháp lý cồng kềnh, với trung bình một vụ kiện dân sự kéo dài tới 9 năm, rất cần một cuộc “đại tu” để lấy lại lòng tin ở giới đầu tư.

Một Italy của ông Berlusconi sẽ được chuyển giao cho người kế nhiệm đã xếp thứ 87 trong khảo sát Môi trường kinh doanh thuận lợi của Ngân hàng Thế giới, sau Albania. Trong chỉ số mới nhất của tổ chức Minh bạch Quốc tế về tham nhũng, Italy đứng thứ 67. Rwanda và một số quốc gia châu Phi khác còn trong sạch hơn.

Và, sự ra đi của ông Berlusconi có thể giúp Italy cơ hội phá vỡ nhiều năm trì trệ về xã hội, kinh tế và chính trị.

Share this:

Like this:

Be the first to like this post.
  1. Dân Thanh Hóa
    15/11/2011 lúc 09:33 | #1

    Thấy rõ nhất ở con người ông Berlusconi là…không làm được thì TỪ CHỨC ngay!

  2. Danviet
    15/11/2011 lúc 09:53 | #2

    “””….thật thà vẫn là kế sách tuyệt vời nhất (vì tôi chứng kiến rất nhiều chính trị gia Úc, Mỹ chỉ vì nói dối 1 lời thôi là sự nghiệp chính trị của họ đi đong. Tôi không phải thât thà vì chính trị mà bản tính tôi là thật thà, luôn luôn nói thật 100%, nếu không nói thật được vì an ninh, vì chiến thuật hay chiến lược thì không nói chứ không bao giờ nói láo).”””- CXN
    Rất tán thành ý kiến anh CXN !!! “”thật thà vẫn là kế sách tuyệt vời nhất”” thật thà là minh bạch, là phát triển, là thu phục mọi kẻ thù, gia tăng người bạn tốt, đồng minh tốt, gia tăng sức mạnh tinh thần và vật chất….

  3. KENT
    15/11/2011 lúc 10:34 | #4

    Trong ảnh trên cùng là hình Thủ Tướng Ý đang nhắm mắt chắp tay cầu nguyện cho 3 Dũng hãy hành động như mình.

  4. Hà Nội 9
    15/11/2011 lúc 12:36 | #5

    Quy luật đào thải liên tục diễn ra ở các nước Tư bản giãy chết, còn ở Việt Nam thì Đỉnh cao trí tuệ thay nhau lên lãnh đạo. Nước mình lãnh đạo giỏi thế: toàn Tiến sỹ, Thạc sỹ … mà sao mãi không thấy giàu lên nhỉ.

    • 15/11/2011 lúc 14:00 | #6

      cho nên có thể thấy rằng, “đảng ta” có liên tục từ chức chăng nữa cũng chẳng có gì khác biệt…trông chờ ở csVN thì chỉ hát mãi bài ca “vượt khó”…

    • 15/11/2011 lúc 16:08 | #7

      Càng từ chức nhiều càng thấy sự bất tài,
      Thân ái,
      Chau Xuan Nguyen

  1. 18/11/2011 lúc 08:24 | #1
  2. 18/11/2011 lúc 09:26 | #2
  3. 21/11/2011 lúc 21:41 | #3
  4. 21/11/2011 lúc 21:45 | #4
  5. 22/11/2011 lúc 04:50 | #5

Bình luận về bài viết này