CXN*_041312_1469_Cần giải pháp giải cứu doanh nghiệp (Châu Xuân Nguyễn có lời giải hay không ???)

Đăng lần đầu: 13.04.2012
Châu Xuân Nguyễn
Dĩ nhiên là tôi có lời giải. Nếu là một người biết trước cơn bệnh này từ 3 năm nay, tại sao có căn bệnh suy thoái này, dự báo từng trạng thái hằng tháng của triệu chứng bệnh thì phải có lời giải chứ.
Tôi có lời giải là đúng phóc để chửa trị và tôi quan sát cả năm nay để nhìn xem có ai có giải pháp đúng như tôi hay không thì thành thật mà nói, với tất cả “chiên da” ở VN và những Việt kiều Tiến sĩ kinh tế ở ngoại quốc về cũng không ai có giải pháp cho vấn nạn này, đơn giản vì họ không có kinh nghiệm, không có cái nhìn.
Nhưng tôi có nói ra hay không, không bao giờ cho tới khi những điều kiện tôi đặt ra được thỏa mãn.
Giải pháp tôi là cần phải thay đổi cả một xã hội VN, thay đổi tư duy về đạo đức công việc, VSATTP, ứng xử, Cảnh sát, tham nhũng, hành chánh, luật, công thương, y tế, giáo dục, quân sự, lao động, hưu trí, an sinh xã hội v…v…nói chung là cả một xã hội phải tiến tới trạng thái văn minh như Úc, Mỹ, lối sống, thu nhập sẽ theo kiểu mẫu văn minh và nếu trong 10 năm đầu, đạt được 50% là quá thành công. Tất cả những Người Việt tị nạn sau 10 năm là họ hội nhập văn minh Mỹ, Úc, Âu Châu rất dễ mặc dầu còn vướng bận ngôn ngữ.
Đây là một chuyện lớn, rất lớn và tôi đã bàn với nhiều thành viên cốt lõi của Nhóm Vì Dân và họ đều đồng ý rằng muốn thực hiện thì tôi phải lãnh đạo (đơn giản vì tôi thuyết phục họ một lộ trình tôi muốn dẫn 90 triệu người dân đến một xã hội thực tế ấm no, văn minh, công bình, minh bạch hơn hẳn bây giờ) và họ đã ủng hộ sự lãnh đạo của tôi, có nghĩa là tôi không bị challange (thách thức) với chức vụ Lãnh đạo này.
Tôi đã nói rõ với họ rằng những gì tôi muốn làm cho dân tộc VN thì tôi phải là big boss mới thực hiện được và một là tôi là big boss, hai là tôi trở về làm business (làm doanh nghiệp) và họ chấp nhận lúc này, sau này có thể họ bầu nhau đá tôi ra nếu tôi không làm tròn bổn phận của tôi hay có ai khác tài giỏi hơn.
Và đối với 90 triệu dân sẽ có cơ hội tham gia bầu cử một chính phủ hậu CS thì tôi cũng nói y như thế, một là giao tôi đổi mới hoàn toàn cuộc sống của dân tộc để ít nhất bắt kịp láng giềng trong thời gian 5 năm tới và 5 năm sau sẽ vượt xa hơn nữa. Nếu không được top job thì tôi không muốn phí thời giờ của tôi làm Bộ Trưởng này, Bộ Trưởng nọ.
Vì nhửng thay đổi (reform) của tôi sẽ rất gốc rể (grass roots) như bỏ hộ khẩu (hộ khẩu chỉ dùng thời 1945 để bóp hầu bao người dân qua tem phiếu chứ không có công dụng gì cả), Úc, Mỹ không có hộ khẩu, không có tạm trú, tạm vắng. Khi đưa chương trình này ra, những tướng Công An già sẽ chống đối (vì đó là nồi cơm tham nhũng của họ mà, nồi cơm vòi vĩnh, làm khó dể người dân), tôi phải có quyền lực để nói với họ rằng thế giới văn minh ở Úc và Mỹ đều không dùng nó. Họ sẽ hỏi tôi rồi làm sao kiểm soát tội phạm, tôi sẽ nói rằng bên đây có data base của từng người một, Mỹ có data base của 300 triệu người mỗi người chỉ có một con số là social security number, ai cướp của giết người có DNA là họ truy được hết, từ phòng mạch BS tư, phòng răng v.v..tất cả được lưu giử, không cần CMND, rườm rà, Úc không có một căn cước nào cả, chỉ có giấy phép lái xe thôi, tối muốn ngủ đâu cũng được, không ai cần biết nhưng đả thương hay giết người là họ truy ra. Nếu một lãnh đạo xuất thân từ trong nước thì những ông Tướng Công An hù dọa và vì không có kinh nghiệm sống ở Hải ngoại thì lãnh đạo đó sẽ phải đầu hàng tướng CA về ý tưởng, rồi đâu vẫn hoàn đấy, trở lại cộng sản nữa mà thôi.
Trên đây là 2 thí dụ, ngành hành chánh sẽ có hàng triệu chuyện để thay đổi, ở Úc, Mỹ có ai kêu ca về hành là chính hay không ??? Không. Tại sao họ làm được, vì mỗi lãnh đạo mới lên đều sửa cho hệ thống khá hơn chứ không ngồi ù lì như CS xài luật, nghị định, cơ chế hàng 66 năm vẫn dùng vì sợ thay đổi (reform).
Tôi trình bày rất nhiều với nhóm Vì Dân và họ đồng ý với tôi, khi có cơ hội tranh cử, tôi sẽ đưa ra tất cả những chánh sách, những đường lối để thay đổi (complete reform) hoàn toàn cuộc sống của 90 triệu dân tộc VN.
Tùy theo đại đa số, nếu họ thấy thuyết phục và muốn làm như tôi trình bày thì họ sẽ bầu cho tôi và tôi sẽ đồng hành cùng 90 triệu dân tiến tới một xã hội ấm no, thu nhập cao, công bình, văn minh và minh bạch trong mọi chuyện.
Sẽ có cơ hội trình bày nhiều hơn với quý vị trong những tháng năm sắp tới trong lúc chờ ĐCS sụp.
Melbourne
13.04.2012
Châu Xuân Nguyễn
Cần giải pháp giải cứu doanh nghiệp
Thứ sáu, 13/04/2012, 01:09 (GMT+7)
Theo các chuyên gia, với đà giảm lãi suất rất chậm hiện nay, có thể dự đoán xu hướng tăng mạnh số lượng doanh nghiệp (DN) tuyên bố phá sản, đóng cửa, tạm ngưng hoạt động trong thời gian tới. Chính vì vậy, việc ổn định vĩ mô và phục hồi tăng trưởng không dừng lại chủ yếu ở nhiệm vụ kiềm chế lạm phát mà phải bổ sung một nhiệm vụ quan trọng khác với mức độ ưu tiên ngày càng cao. Đó là chống đình đốn kinh tế, tập trung sức để cứu khu vực DN.Lãi suất cho vay giảm dần sẽ giúp doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: Cao ThăngThúc đẩy sản xuất kinh doanhPGS-TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, cho rằng, khi đề cập đến sự giảm sút sức khỏe DN hiện nay, điều quan trọng nhất chưa hẳn thể hiện ở số lượng DN phá sản hay đóng cửa. Cái đáng lo ngại hơn là tình trạng đa số DN đang cắt giảm công suất hoạt động với mức độ cắt giảm ngày càng tăng. Đây mới đích thực là phần chìm của tảng băng khó khăn mà các DN Việt Nam đang gặp phải.Khác những năm trước, tình trạng đình đốn sản xuất đã khiến khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế, suy giảm mạnh. Sau một thời gian dài nền kinh tế khó khăn, tình hình tài chính nhiều DN xấu đi nghiêm trọng. DN không đáp ứng đủ điều kiện để vay vốn ngân hàng. Trong khi đó, các ngân hàng càng thận trọng hơn trong hoạt động cho vay. Diễn biến kinh tế quý 1 cho thấy tình hình kinh tế đã và đang có những thay đổi nhanh và mạnh theo chiều hướng xấu, đòi hỏi phải đánh giá lại thực chất, xem xét xu hướng và triển vọng ngắn hạn để có những quyết sách phù hợp.Ông Trần Đình Thiên cũng cho rằng, cần giảm lạm phát thấp hơn (có thể khoảng 6% – 7%) để trên cơ sở đó giảm lãi suất xuống tới mức bảo đảm cho khối DN đang “khát” vốn và khả năng hấp thụ vốn rất yếu có thể tiếp cận được vốn dễ dàng. Hiện nay, nhiều ý kiến cũng như nhiều DN cho rằng mức lãi suất cho vay nếu có kéo giảm xuống 13% – 14%/năm (hiện tại 17% – 18%/năm, thậm chí 19% – 20%) vẫn là quá cao, không giúp đa số DN đang gay go có thể tiếp tục “sống”, chưa nói cải thiện tình hình. Bởi so với mặt bằng lãi suất cho vay bình quân tại một số nước trong khu vực (Ấn Độ khoảng 10%, Philippines 7,3%, Thái Lan 6,9%, Trung Quốc 6,6%, Singapore 5,4%), mức lãi suất cho vay bình quân của Việt Nam quá cao. Đây là gánh nặng quá lớn, làm giảm đáng kể sức cạnh tranh của các sản phẩm và DN Việt Nam, vốn đang rất yếu.

Hỗ trợ doanh nghiệp vượt khó

Trong một đề xuất toàn diện hỗ trợ DN, bà Phạm Thị Thu Hằng, Tổng thư ký VCCI, nêu điểm quan trọng đầu tiên là Chính phủ tiếp tục quyết liệt tập trung chỉ đạo ổn định kinh tế vĩ mô, từng bước có biện pháp hiệu quả để kiểm soát, kiềm chế lạm phát trong thời gian sớm nhất, hướng tới việc giảm lãi suất xuống mức hợp lý.

Bên cạnh đó, các cơ quan nhà nước cần tăng cường công tác dự báo thị trường trong và ngoài nước để điều chỉnh chính sách kịp thời, hạn chế khả năng nợ xấu tại các ngân hàng có thể dẫn đến tình trạng chỉ số tín nhiệm quốc gia bị giảm và hệ quả DN gặp khó khăn khi vay vốn nước ngoài. Tiếp tục giãn thuế và xem xét khả năng giảm thuế thu nhập DN đối với DN hoạt động trong một số lĩnh vực…

Ở khía cạnh khác, dùø quan ngại trước thực tế đang rất khó khăn của DN, theo Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương Lê Xuân Bá, số DN phá sản, giải thể cũng chưa hẳn là nhiều và bản thân DN yếu kém tại sao phải cứu? Nằm trong các giải pháp hỗ trợ DN vượt khó, cùng với việc hạ trần lãi suất còn 12%, Ngân hàng Nhà nước đã yêu cầu các tổ chức tín dụng chủ động phối hợp với khách hàng vay để tháo gỡ khó khăn trong việc trả nợ và tiếp cận vốn. Có như vậy mới tạo điều kiện cho DN từng bước phục hồi, duy trì và mở rộng sản xuất – kinh doanh, đảm bảo khả năng trả nợ, giảm nợ xấu. Song song đó, tiếp tục xem xét cho vay mới đối với khách hàng vay vốn có hiệu quả và đảm bảo khả năng trả nợ. Theo đại diện một số DN, trong bối cảnh nhiều DN khó khăn và đứng trước nguy cơ phá sản như hiện nay, việc hạ lãi suất được coi là một phương thuốc để cứu DN nhưng vẫn chưa đủ.

Nỗ lực tự thân

Theo các chuyên gia, để vượt qua khó khăn năm 2012, DN cần rà soát lại kế hoạch kinh doanh gắn liền với kế hoạch tài chính (tập trung vào những sản phẩm có khả năng tăng trưởng, tiêu thụ nhanh để thu hồi vốn sớm), mở rộng thị trường nội địa, xâm nhập thị trường bên ngoài (như Trung Quốc, Hàn Quốc…). Bên cạnh đó, các DN cần khai thác tối đa năng lực sản xuất và nhu cầu thị trường để đáp ứng các sản phẩm thiết yếu cho nền kinh tế. Theo Viện Phát triển doanh nghiệp, các DN cần tiếp tục thực hiện tái cấu trúc, tập trung vào yếu tố nâng cao năng suất lao động, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ. Quan trọng hơn phải đa dạng nguồn vốn không quá phụ thuộc vào ngân hàng và cơ cấu lại danh mục sản phẩm để đảm bảo duy trì được thị trường chính, khách hàng lâu dài…

“DN nhất là DN nhỏ và vừa cần chủ động trong việc xây dựng phương án, phương thức đầu tư phù hợp với năng lực về vốn, công nghệ và con người. Đặc biệt, cần minh bạch tài chính. Kinh nghiệm một số DN đã vay vốn thành công cho thấy, trước hết họ cần phải thuyết phục được ngân hàng về hiệu quả của phương án một cách rõ ràng như: khó khăn và thuận lợi của dự án, chi phí ban đầu, doanh thu, kế hoạch trả nợ…”

PGS-TS Nguyễn Thị Mùi,
Ngân hàng TMCP Công thương

Hà My
http://www.sggp.org.vn/kinhte/2012/4/286015/

9 comments on “CXN*_041312_1469_Cần giải pháp giải cứu doanh nghiệp (Châu Xuân Nguyễn có lời giải hay không ???)

  1. theo dõi các bài viết của anh bấy lâu tôi rất ngưỡng mộ anh vì cái tài và cái tâm của anh.tuy ở xa tổ quốc nhưng anh vẫn luôn rất trăn trở cho cuộc sống của đa số đồng bào trong nước việt, tôi rất mong anh sẽ có cơ hội về nước để chung tay giúp cho nước nhà sớm bằng các bạn hàng xóm thì nhân dân đời đời ghi nhớ công ơn của anh

  2. Nếu nói như Ông CXN thì Việt nam cần phải làm một cuộc cách mạng thay đổi hệ thống chính trị rồi còn gì ? Kinh tế bê bết như hiện nay ,việc giải quyết phải từ từng bước linh hoạt thay đổi hệ thống chính trị hiện tại bằng các hành động tất yếu chứ không tự nguyện.
    1- Sức SX bị trói không phù hợp với quy mô và trình độ xã hội hiện nay
    2- Không huy động được nguồn lực vật chất ( ngoại tệ , Vàng v.vvv ) của người dân trong và ngoài nước
    3- Niềm tin bị xói mòn
    Giải pháp cơ bản để ĐCS tự cứu mình và kinh tế trong khả năng là
    Cần công nhận Quyền sở hửu cá nhân về đất đai .
    Tự do báo chí
    Nhưng ĐCS có thể cho Tự do báo chí nhưng Quyền sở hửu cá nhân về đất đai thì khó thực hiện bởi vì nó còn quan trọng hơn cả điều 04 Hiến pháp. Nếu công nhận Quyền sở hửu cá nhân thì điều 04 Hiến pháp không còn tác dụng mạnh nửa.

    • Bất ai có thực tài (tùy theo khả năng mà tôi chỉ định) và muốn phục vị người dân, trong sạch, minh bạch là tôi cần sự giúp đở của họ,
      Thân ái,
      Chau Xuan Nguyen

  3. Dung, nguoi tai trong mot quoc gia luc nao cung co thua. Nhung ho khong duoc trong dung va den dap xung dang nen ho tro ve lam dan thuong ma thoi. Che do chi biet keo be keo phai an tan mat dat nuoc lam sao trong dung nhan tai. Nong dan ho chi lo lam an ho khong biet gi ve tinh hinh dat nuoc ca va lai bi bung bit thong tin nen ho cu nghi rang nhu the la tot lam roi.

    • @haynghe,
      Bạn nói đúng, dưới CP CXN, người tài, trung thực, ko nói láo sẽ dc trọng dụng, ko bè phái, tôi chỉ có 1 bè phái là 90 triệu ng dân,
      Thân ái,
      Châu Xuân Nguyen

  4. Đây là ưu điểm mà cũng là yếu điểm tử huyệt của tụi nó. Anh Châu đang đánh vô yếu điểm này đấy?

Bình luận về bài viết này