Chuyên Gia Trung Quốc: Không thể dựa vào vũ lực để giải quyết tranh chấp

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

Tài liệu tham khảo đặc biệt

Thứ bảy, ngày 26/5/2012

TTXVN (Bắc Kinh 19/5)

“Thời báo hoàn cầu” ngày 11/5 có bài tập hợp ý kiến của các chuyên gia cảnh báo về những sai lầm chiến lược mà Trung Quốc trỗi dậy cần phải nghiêm ngặt phòng tránh và những việc cần làm, trong đó có sai lầm tai hại là dựa vào vũ lực để giải quyết tranh chấp. Dưới đây là ý kiến của các chuyên gia đề cập về vấn đề này.

– Khúc Tinh, Viện trưởng Viện nghiên cứu vấn đề quốc tế Trung Quốc: Một Trung Quốc phát triển nhanh cần phải kiên trì phát triển hòa bình không thể sử dụng vũ lực để giải quyết vấn đề tranh chấp, vì: thứ nhất sự tồn tại của nước Mỹ là một hiện thực mà Trung Quốc không thể né tránh, sự chênh lệch về thực lực tổng hợp giữa Trung Quốc và Mỹ vẫn rất lớn; thứ hai, vũ lực không những không giải quyết được vấn đề, mà thậm chí còn gây ra hậu quả nghiêm trọng hơn; thứ ba, nếu Trung Quốc giữ được nhịp độ phát triển nhanh toàn diện thì rất nhiều vấn đề khác sẽ có thể dễ dàng được giải quyết; thứ tư, nếu xảy ra chiến tranh sẽ đem lại nhiều tổn thương tai hại lơn cho kinh tế xã hội, làm mất đi lợi thế phát triển nhanh. Tuy nhiên, không sử dụng vũ lực không có nghĩa là để mặc cho người khác tha hồ xâu xé, cũng không có nghĩa là chúng ta hoàn toàn không sử dụng nhiều biện pháp để giải quyết vấn đề hiện thực. Nói tóm lại, chúng ta mãi mãi phải giữ cho được mình là dân tộc lớn hòa bình nhưng trong những sách lược cụ thể cần có những ứng xử linh hoạt.

– Hoàng Nhân Vĩ, Phó viện trưởng Viện khoa học xã hội Thượng Hải: Trong 10 đến 20 năm tới Trung Quốc có thể bước vào thời kỳ nguy hiểm chiến lược, nhưng vẫn phải đặt cơ hội chiến lược lên hàng đầu, nguy hiểm chiến lược ở hàng thứ yếu. Chỉ có như vậy mới có thể vượt qua thời kỳ nguy hiểm chiến lược. Hòa bình không chỉ có nghĩa là giữa các nước lớn không xảy ra đại chiến thế giới, mà còn đòi hỏi Trung Quốc không được đối đầu với cả thế giới phương Tây, không đối đầu với phân lớn các quốc gia không thể là hình ảnh của một quốc gia hiếu chiến trong dư luận quốc tế.

– Cung Lực, Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế, Trường Đảng Trung ương Trung Quốc: Đối với sự can thiệp và thách thức từ bên ngoài, Trung Quốc càng phát triển thì biện pháp chống kiềm chế càng nhiều, việc bảo vệ hòa bình cũng sẽ càng có lợi. vấn đề mấu chốt hiện nay là phải kiên trì nhận định chiến lược “hòa bình và phát triển là chủ đề của thời đại”. Trung Quốc gần 30 năm nay tuy phát triển nhanh nhưng trước mắt vẫn chưa chuyển hóa được thực lực tổng hợp qua phát triển nhanh thành khả năng giải quyết vấn đề, đặc biệt là khả năng giải quyết các vấn đề quốc tế.

– Tôn Kiến Hàng, Phó chủ nhiệm Trung tâm nghiên cứu Châu Á-Thái Bình Dương, Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế thuộc Trường Đảng Trung ương: Địa vị của Châu Á-Thái Bình Dương trong bố cục chung của thế giới, nhất là địa vị kinh tế đã có sức nặng hơn, trung tâm kinh tế đang dịch chuyển về Châu Á. Chiến lược trở lại Châu Á của Mỹ vừa nhắm mục tiêu vào Trung Quốc, cũng vừa nhằm hợp tác với Trung Quốc. Một mặt, Mỹ trở lại Châu Á đã làm dấy lên một loạt vấn đề ở xung quanh Trung Quốc, đòi hỏi Trung Quốc phải kiên trì con đường phát triển hòa bình, nhưng cũng phái căn cứ vào tình hình xung quanh, đối phó linh hoạt, kiên quyết bảo vệ lợi ích cốt lõi, nếu không sẽ tạo ra ảnh hưởng mặt trái đối với thời kỳ cơ hội chiến lược. Mặt khác, Mỹ hợp tác với Trung Quốc cũng không hoàn toàn xuất phát từ tình ý giả tạo, vì thông qua hợp tác với Trung Quốc, Mỹ có thể có được lợi ích. Vi thế, Trung Quốc phải học cách lợi dụng nhu cầu này cua Mỹ, thay đổi phương thức tư duy, trong khi giữ vững ngọn cờ hòa bình cũng đồng thời áp dụng nhiều biện pháp đi cùng với Mỹ để bảo vệ lợi ích của mình tránh một mực khăng khăng né tránh bất đồng hoặc áp dụng khẩu hiệu giáo điều.

– Cao Tổ Quý, Giáo sư Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế, Trường Đảng Trung ương: Có 5 cặp quan hệ tam giác chồng lấn và đan xen lẫn nhau ảnh hưởng đến xu hướng chiến lược ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, đó là các cặp tam giác Trung – Mỹ – Châu Âu, Trung – Mỹ – Nga, Trung – Mỹ – Ấn, Trung – Mỹ – Nhật, Trung – Mỹ – ASEAN.

Trong 5 cặp tam giác nói trên, có hai mạch chủ chốt, đó là mạch quan hệ Trung – Mỹ và sự điều chỉnh chiến lược giữa Nhật Bản, Ấn Độ và ASEAN. Về quan hệ Trung-Mỹ, trong tương lai xu hướng quan hệ chiến lược của hai nước Mỹ-Trung ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương sẽ quyết định trực tiếp đến xu hướng quan hệ của cả 5 cặp tam giác nói trên. Về việc điều chỉnh chiến lược giữa Nhật Bản, Ấn Độ và ASEAN thì sự phân hóa và tổ hợp của các nước này và cả nhóm của các nước đó sẽ khiến cho cục diện cũ trở nên phức tạp khác thường. Đứng trước những thay đổi như vậy, Trung Quốc cần phát huy ảnh hưởng kinh tế của mình ở khu vực Châu Á- Thái Bình Dương, gắn kết giữa năng lực địa kinh tế với khuôn khổ địa chính trị, đối phó với việc Mỹ thành lập mạng lưới đồng minh và đối tác rộng khắp ở Châu Á-Thái Bình Dương. Ngoài nước Mỹ, phải đồng thời phát triển quan hệ với nhiều nước lớn như Nhật Bản, Ấn Độ, Nga, điều chỉnh lại sách lược xử lý quan hệ nước lớn trước đây.

– Thiệu Phong, Chủ nhiệm Phòng Chiến lược, Ban Nghiên cứu kinh tế và chính trị thế giới-Viện Khoa học xã hội Trung Quốc: Trình độ phát triển tổng thể của quốc gia mới thể hiện sức mạnh mềm của quốc gia đó. Công tác nghiên cứu chiến lược quốc tế của Trung Quốc hiện nay rất cần giải quyết 4 vấn đề sau: Một là vấn đề về thời cơ chiến lược, Trung Quốc cần nắm vững thời cơ chiến lược như thế nào và giải quyết vấn đề lịch sử để lại ra sao; hai là Trung Quốc có rất ít bạn trên thế giới, nên cần phải thông qua thiết lập quan điểm giá trị chung và lợi ích chung, tranh thủ nhiều bạn hơn trong cộng đồng quốc tế; ba là nâng cao hình ảnh quốc tế của Trung Quốc; bốn là tăng cường xây dựng kinh tế, xã hội của quốc gia.

– Vương Hồng Tục, Chủ nhiệm Phòng nghiên cứu ngoại giao Trung Quốc, Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế thuộc Trường Đảng Trung ương: Trong khi hoạch định chiến lược quốc tế, môi trường trong nước và môi trường quốc tế đều quan trọng như nhau. Tình hình phát triển của Trung Quốc hiện đang mất cân bằng, sức mạnh mềm về văn hóa lạc hậu nhiều so với phát triển kinh tế, địa vị Trung Quốc ở vào thể yếu về quyền phát ngôn và dư luận quốc tế. Trong tình hình nói trên, chiến lược cơ bản của Trung Quốc được hoạch định trong những năm 80 của thể kỷ trước vẫn cần phải tiếp tục thực hiện. Tuy nhiên cần phải căn cứ theo tình hình mới và đặc điểm mới đế điều chỉnh thích hợp. Hiện nay Trung Quốc vẫn chưa có chiến lược văn hóa quốc tế một cách có hệ thống.

– Trương yến Sinh, Tổng thư ký Hội đồng học thuật – Ủy ban phát triển và cải cách quốc gia: Trong vài năm tới, với tốc độ phát triển như hiện nay thì kinh tế Trung Quốc sẽ vượt Mỹ. Trong tiến trình đó, giữa Trung Quốc và Mỹ sẽ xuất hiện tình trạng cạnh tranh, Mỹ sẽ bằng mọi cách cản trở Trung Quốc, vì thế đối với Trung Quốc, đây là thời kỳ then chốt trong quá trình phát triển của một nước. Nếu Trung Quốc muốn đối phó được với triển vọng bất lợi như hiện nay thì phải thay đổi phương thức phát triển của 30 năm trước để xây dựng mô hình phát triển trên cơ sở các quy tắc và pháp chế, chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế theo mô hình hướng ngoại sang mô hình quốc tế hóa với các yếu tố về nhân tài, thị trường, tư bản, ngành nghề, tiếp cận với các quy chế quốc tế về các phương diện thể chế, chiến lược và kết cấu, trong đó trung tâm là thay đổi thể chế.

– Vương Phàm, Trợ lý Viện trưởng Học viện Ngoại giao Trung Quốc: Xét từ hiện trạng quyền lực và chính trị ở khu vực Châu Á thì tư duy chiến tranh lạnh không thể loại bỏ được, Trung Quốc cần phải giảm bớt ảnh hưởng tiêu cực của tư duy chiến tranh lạnh, dự báo đề phòng và kiểm soát khủng hoảng, đi đến nhận thức chung với Mỹ trong bối cảnh duy trì hiện trạng ở Châu Á. Một mặt tăng cường hợp tác an ninh đa phương, mặt khác tăng cường hợp tác an ninh phi truyền thống, tận dụng triệt để hiện tượng cộng sinh ở Đông Á, giải quyết tốt vấn đề phát triển cân bằng ở Đông Á./.

3 comments on “Chuyên Gia Trung Quốc: Không thể dựa vào vũ lực để giải quyết tranh chấp

  1. Đúng như tôi thường nghĩ , chiến sỉ hải quân ta cứ mãi lo hội họp , học tập theo tấm gương “ bác” , trồng rau nuôi gà cải thiện bửa ăn , rồi còn lo miệt mài tập tành ca hát nữa ,…Ôi ! trăm công ngìn việc , gian nan cực khổ biết bao nơi tuyến đầu tổ quốc nên đâu còn thì giờ đâu mà lo bảo vệ NGƯ DÂN – CÁC CHIẾN SĨ MẶC ÁO NGƯ DÂN đang ngày đêm bám biển , khẳng định chủ quyền biển đảo của VN bằng ..LƯỚI , bằng những chiếc thuyền gổ củ kỷ , mong manh .
    Ôi! Ngao ngán cái tựa đề , chán không muốn đọc , chỉ đưa lên để biết vì sao ngư dân VN ta cứ triền miên bị bọn Tàu đánh đập , bắt giử đòi tiền chuộc thế thôi .

    “ Một buổi sinh hoạt dân chủ ở Trường Sa ”

    Các chiến sĩ ở đảo Trường Sa Lớn tập văn nghệ cho chương trình “Chúng tôi là chiến sĩ”

    http://www.baomoi.com/Home/DoiNoi-DoiNgoai/www.qdnd.vn/Mot-buoi-sinh-hoat-dan-chu-o-Truong-Sa/8556526.epi

  2. BỞI VẬY CHO NÊN NGƯ DÂN TA MỚI LÂM VÀO TÌNH CẢNH NHƯ THẾ NÀY ĐÂY :

    Quảng Ngãi: Ngư dân khánh kiệt (28/05/2012)

    Thời gian qua đã có rất nhiều tàu thuyền của ngư dân Việt Nam, nhiều nhất là ngư dân Quảng Ngãi đã bị phía Trung Quốc bắt giữ, thu tàu, tịch thu hải sản, đòi tiền chuộc đã khiến cho nhiều ngư dân lâm cảnh trắng tay, nợ chồng lên nợ.

    http://daidoanket.vn/index.aspx?Menu=0&chitiet=50756&Style=1

  3. Đảng CSVN vì sự sống còn đã tiếp tay cho giặc tàu thao túng Biển Đông, CQCSVN thay vì đưa sự vi phạm chủ quyền ra Quốc tế ngược lại họ chỉ đối thoại với TQ, đây là điều cho thấy đảng CSVN luôn là tay sai cho TQ cũng là điều mong muốn của CSTQ, nó có nghĩa là tiếp tay cho TQ thôn tính Biển Đông, những hình thức như “Các chiến sĩ ở đảo Trường Sa Lớn tập văn nghệ cho chương trình “Chúng tôi là chiến sĩ” là đánh lừa dư luận để tạo sự yên lặng trong dân chúng, trong khi đó TQ lại ngày càng dở mọi thủ đoạn thôn tính rõ rệt Biển Đông.
    Thật khôi hài cho chuyện bảo vệ quốc gia lãnh thổ, quân đội thì im lặng, nhà nước thì sử dụng lực lương ngư dân du kích chiến trên biển Đông, Nghệ thuật quân sự của CSVN nghỉ rằng họ có thể đánh du kích trên biển? Ngư dân làm gì khi TQ bắt? họ có gì trong tay ngoài chiếc ghe thuyền gổ bé tí teo? Hay Chính quyền CSVN cho rằng du kích biển là thu thập tin tức tình báo chuyên dùng để báo cáo tàu thuyền TQ? HayCSVN đem ngư dân bỏ biển? hay đây là “mưu” giử nước mà tàu không biết? khôi hài.
    Về kinh tế:TQ quậy nát kinh tế VN làm cho VN kinh tế yếu đuối không đủ sức chống lại họ, làm cho VN lệ thuộc mọi mặt.
    Về chính trị TQ mưu lược nắm lấy đảng CSVN để thực hiện mục đích bành trướng.
    Về quân sự càng ngày TQ càng rõ rệt sử dụng sức mạnh để trấn giử trái phép lảnh thổ VN.
    Trên lảnh vực quân sự kịch bản nếu chiến tranh sảy ra là điều chắc chắn VN sẽ mất hết các hải đảo dọc theo biển Đông. Trên trân địa chiến TQ sẽ dùng các đạo quân khổng lồ chiếm Hà Nội trong 15 ngày dựa vào các trục lộ biên giới phía Bắc đã được TQ và VN dùng làm đường khai thông hàng hóa. Tây nguyên thì xem như căn cứ tập kết dựa vào khả năng vận chuyển quân sự to lớn của TQ để đánh vào miền Nam.
    TQ không cần đánh VN, TQ chỉ cần nắm lấy đảng CSVN thì VN đã trở thành bàn đạp cho TQ chiếm biển Đông và tài nguyên biển.

    Bài Viết trên đánh lừa dư luận quốc tế, rằng họ không sử dụng sức mạnh tổng lực quân đội.
    Thực tế rỏ ràng TQ đã sử dụng sức mạnh quân sự và dân sự để bành trướng bá quền tại Á châu Thái Bình Dương.
    TQ không còn lựa chọn nào ngoại trừ chiếm biển Đông, họ bị bao vây tứ phía, kinh tế TQ lê thuộc dầu hỏa khí đốt đó là điều tại sao họ đem dàn khoang khổng lồ khai thác bất hợp pháp tại biển Đông. Chiến tranh ở biển Đông chắc chắn sẽ xãy ra theo cách gọi của TQ là “Chiến Tranh Cục Bộ” nó có nghĩa là cuộc chiến tranh nhỏ nhưng chắc chắn.không nhiều rủi ro hơn là cuộc chiến tranh tổng lực của TQ.
    Chiến tranh không chỉ là dùng quân sự, để thực hiện ý đồ, cuộc chiến ngày nay tại biển Đổng là cuộc chiến tranh trên tất cả mọi mặt từ Kinh Tế, Chính Trị và Quân sự.

Bình luận về bài viết này