Ăn nói thế nào với dân?

 

28.05.2012

Lê Thành Tâm

Đó là câu nói của thiếu tướng Nguyễn Viết Nhiên – phó tư lệnh Quân chủng hải quân – khi đề cập những đổ bể ở Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy VN (Vinashin) và Tổng công ty Hàng hải VN (Vinalines).

Đúng là không thể nào giải thích được những gì đã diễn ra ở hai doanh nghiệp nhà nước này. Ở đấy liên tiếp xuất hiện những “kỳ tích” còn khó hơn chuyện “con voi chui lọt lỗ kim”.

>> Xem hồ sơ về Vinalines

1. Suốt nhiều năm liền, ông Dương Chí Dũng – nguyên chủ tịch HĐQT Vinalines – và bộ sậu của ông đua nhau ra nước ngoài mua hàng loạt tàu cũ, trong đó có cả ụ nổi hết đát No83 để trang bị cho dự án nhà máy sửa chữa tàu biển chưa từng có trong quy hoạch, gây thiệt hại hết chục tỉ đồng này đến trăm tỉ đồng nọ. Điều đáng ngạc nhiên là việc mua tàu cũ diễn ra liên tục và luôn trôi chảy, bất chấp các cơ chế kiểm tra, giám sát dẫu chưa thật hoàn thiện nhưng vẫn đủ để kiềm chế được những vụ làm bậy một cách quá “lộ thiên” như ở Vinalines. Thực tế cho thấy, giả sử không có chuyện này chuyện nọ, cứ “thẳng mực tàu” mà làm thì chẳng dễ gì lấy một đồng của Nhà nước đi mua dù là một cây kẹo mút, chứ đừng mơ tới việc vung vít tiền tỉ để tha về hàng đống sắt vụn như ông Dũng đã làm. Tại sao ông Dũng dễ dàng làm được cái chuyện tày trời kiểu “con voi chui lọt lỗ kim”, không những một lần mà nhiều lần? Không khó trả lời câu hỏi này, đây là chuyện “biết rồi, khổ lắm, nói mãi”.

2. Một cán bộ kể lại, cán bộ này được dự kiến sẽ đưa vào danh sách ứng viên ban chấp hành tỉnh đảng bộ, sau đó sẽ đề bạt làm giám đốc sở. Ngay giữa ngày đại hội Đảng, cán bộ này bị đình chỉ tư cách đại biểu chỉ vì một bản tin hơn trăm chữ đăng trên báo tố giác về việc khai man bằng cấp, đồng thời bị loại ra khỏi danh sách ứng cử viên, chờ xác minh cụ thể. Sau đó vị cán bộ này được giải oan nhưng cho tới nay vẫn chưa hết lận đận trong sự thăng tiến.

Trái ngược với sự việc trên, ông Dương Chí Dũng được điều chuyển lên làm cục trưởng Cục Hàng hải khi Vinalines đang bị thanh tra, nói rõ hơn là ngay thời điểm thanh tra sắp kết thúc – tức là mọi chuyện gần như đã rõ ràng. Đây đúng là một sự lạ, lạ tới mức không ai tin nổi. Tuy nhiên, một vị có chức trách ở Bộ Giao thông vận tải vẫn lý giải rằng khi ấy chưa có kết luận về những đổ bể ở Vinalines, nên việc bổ nhiệm ông Dũng là đúng quy trình. Nói vậy là bao biện, là né tránh sự thật. Cứ cho là chưa có kết luận thanh tra nhưng không thể nói lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải không hề biết gì về những sai phạm tày trời của ông Dũng, vì trong quá trình thanh tra chắc chắn cơ quan chức năng đều có những trao đổi với doanh nghiệp và bộ chủ quản. Đó là chưa nói đến việc theo lẽ thường, một người đứng đầu đơn vị đang bị thanh tra thì tất cả mọi việc liên quan đến thăng quan tiến chức đều phải dừng lại, chờ đến lúc có kết luận cụ thể.

Cho đến nay, chưa có thông tin nào cho thấy cơ quan thanh tra có động thái ngăn cản việc bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng làm cục trưởng Cục Hàng hải. Nếu đúng như vậy thì cơ quan thanh tra vẫn chưa làm tròn chức năng ngăn ngừa sai phạm, không lên tiếng khuyến cáo, thậm chí không thẳng thắn đấu tranh với việc bổ nhiệm một nhân vật mà họ đang dự định đề nghị chuyển hồ sơ qua cơ quan công an để điều tra. Người đời thường nói “im lặng là đồng tình”, sự im lặng này đã tạo điều kiện cho ông Dũng “bỏ của chạy lấy người” một cách ngoạn mục, để lại nợ nần chồng chất khó khăn cho người kế nhiệm.

3. Theo lời đại tá Trần Duy Thanh – cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, khi chưa có quyết định khởi tố bị can, cơ quan điều tra nhiều lần triệu tập ông Dũng và những người khác để thẩm vấn. Ông Thanh khẳng định ông Dũng và những người bị triệu tập đều thừa nhận có hành vi phạm tội cố ý làm trái trong việc mua ụ nổi No83 cũng như lập nhà máy sửa chữa tàu biển. Điều đó đồng nghĩa với việc ông Dũng đã vào “tầm ngắm” của cơ quan điều tra. Bình thường những đối tượng như thế luôn được theo dõi chặt chẽ, nếu có biểu hiện trốn chạy là lập tức bị bắt khẩn cấp. Chuyện không bình thường ở đây chính là việc cơ quan điều tra để ông Dũng chuồn mất trước lúc có lệnh khởi tố, bắt tạm giam có một ngày. Và như vậy là cho đến phút chót, ông Dũng vẫn kịp một lần nữa làm chuyện “con voi chui lọt lỗ kim”.

Hết Vinashin đến Vinalines, nếu cứ để đổ bể như thế thì quả là rất khó ăn nói với dân.

Theo: Tuổi trẻ

.

3 comments on “Ăn nói thế nào với dân?

  1. Qua vụ này nữa thì càng chứng tỏ bọn chúng là tổ chức tội phạm Mafia liên kết chặt chẽ từ thằng cấp thấp đến bọn cao chót vót, phương cách nào đây để tiêu diệt bọn sâu dân, mọt nước này? Chỉ tại thằng dân ngu quá lợn!

  2. Bản chất của bọn chúng vốn:KHÔNG nhìn Dân dưới lăng kính “Tốt đẹp,Sáng”đã lâu rồi thì nói chi đến chuyện khó hay không nói với Dân?
    Bản Chất của bọn chúng vốn dĩ là :Hèn với Giặc- Ác với Dân hơn 7 thập niên rồi!thì làm gì có chuyện Khó nói với Dân?
    Không tin ư?Cứ điểm mặt những thằng nghị Gật trong cái “cuốc hội”thì sẽ rõ ngay thôi mà?
    Vậy kết luận rằng:Dân là loại “xa xỉ” và cũng là thứ để bọn chúng “ngồi trên đầu” từ thời đồ đá(CCRĐ.1956-công hàm 14/9/58)cho đến nay về tất cả mọi phương diện…từ Văn Hóa GD,Kinh tế cho đến Đất Đai và Biển…….!Nếu làm một cuộc TRƯNG CẦU DÂN Ý thì sẽ thấy ngay mà…..Nhưng!với một điều kiện : Dưới sự Giám Sát của Quốc Tế ….!

  3. http://lenguyenhuytran.com/2012/05/28/nen-hay-khong-nen-xay-nha-may-dien-hat-nhan-o-vn/(Nên hay không nên xây nhà máy điện hạt nhân ở VN?)
    Chuyện xây nhà máy ĐHN là chứng cứ điển hình nhất cho thấy Bản Chất của nó(Vẹm)đấy!
    Khó ăn nói với Dân thế mà vẫn Làm?Tiền của ở đâu ?Không phải tiền của Dân,mồ hôi nước mắt của Dân là gì?
    Nhìn lại Nhật xem ?Họ đã “giải quyết sự cố ra sao với các Lò ĐHN”trên xứ sở tiên tiến và kỹ thuật như thế….mà còn phải”chịu Phép”Hủy đấy!
    Câu hỏi được đặt ra cho cái Đảng CSVN(vẹm)là:Có Đui,có Chột và có Điếc không mà vẫn “ngoan cố”để Cố xây nhà máy ĐHN tại Ninh Thuận?

Bình luận về bài viết này