KT – 812 – 060412 – Sản xuất, chế tạo: Nhiều ngành ngắc ngoải… chờ chết?

Mai Thanh

Theo:biz.cafef

( Lời bình): – Bài báo này viết ngày 17.05.2012 nói là những DN sản xuất và chế tạo đang ngoắc ngoải…Ngoắc ngoải thì dân dân phải chết thôi nếu từ đây đến cuối năm không có sức mua.

Các bạn thấy tài năng của 3D chưa ??? Báo lề phải rất ủng hộ tôi, những gì tôi viết, họ lấy ý, sửa lại và đăng lên, vậy là ý tưởng của tôi đến 90 triệu người dân.
Như khi tôi viết là phá sản sẽ không cách nào ngưng được thì họ ra ngoài làm phóng sự những ngành nghề sắp chết, nhưng KCX đóng cửa để chứng minh những lời tôi nói là đúng.

CXN*_041112_1467_Chiến trận KT của CS như lúc VNCH di tản vùng Kontum Pleiku triền miên

Trích:”Bây giờ họ họp, họ tọa đàm liên miên và họ biết là làn sóng phá sản là không có cách nào ngưng được. Sở dĩ tôi có sự so sánh vì tôi đang đọc và xem video những ngày cuối của 30.04.75 và đọc về chiến trận Kontum Pleiku, QLVNCH biết rằng họ không chặn được làn sóng CSBV vì B52 không còn, Đệ thất hạm đội không còn yểm trợ được nữa, chỉ có cách rút khỏi vùng 2 mà thôi.
Quay về chiến trận KT của ĐCS, ai ai cũng đều biết B52 (usd) không có, tiền thì thiếu hụt mọi nơi, ngay cả chuyện tếu hài ACB có 3 tỉ usd cũng là chuyện bịa để giữ tinh thần suy nhược của binh sĩ KT (những DN sắp phá sản, đào ngủ v.v…). Nếu ACB có 3 tỉ usd mà cho vay không được thì họ huy động vốn 16, 17% làm gì ???? Bầu Kiên bưng bô CS làm hại người dân đây.
Đọc bài này sẽ thấy họ họp trong những quyết định lẫn quẫn, muốn cứu nhưng kẹt vĩ mô cái này, cái nọ, cỗ máy cổ lổ sỉ đang nhận chìm chính họ đây và những người họp tọa đàm này biết tỏng là sẽ thất thủ thôi vì thế giới không giúp họ (điều này thấy rõ khi DN ngoại quốc bỏ rơi ĐCS, họ khăn gói quả mướp ra đi từ 2 năm nay (y như Mỹ ký Hiệp định Paris 37.03.1973 để mất nước 1975.))
Trích:”Cần xây dựng chương trình cải cách tổng thể, có bộ máy chỉ đạo và điều hòa phối hợp chung thay vì các đề án tái cấu trúc từng lĩnh vực riêng biệt, rời rạc” hết tríchTin tức từ chiến trường về và tiên đoán là xám xịt. Trich:”Về tình hình kinh tế, có 2 luồng ý kiến đánh giá khác nhau với khoảng cách khá xa nhau, có lúc trái ngược: Một luồng cho rằng nền kinh tế nước ta đang ở giai đoạn khó khăn hơn năm 2011; tăng trưởng đình trệ và lạm phát cao; sức mua trong nước giảm sút và xuất khẩu gặp nhiều khó khăn; số doanh nghiệp (DN) đình chỉ hoạt động hoặc tuyên bố phá sản cao hơn bao giờ hết; việc làm, thu nhập của người lao động bị giảm sút; đời sống người dân ở thành thị và nông thôn thêm vất vả. Đáng chú ý, đại điện Tập đoàn Than – Khoáng sản cho rằng năm 2012 chưa phải là đáy mà trong năm tới có thể sẽ còn khó khăn hơn.” hết trích
Và đây:”Luồng ý kiến ngược lại nhấn mạnh những chuyển biến tích cực của nền kinh tế như lạm phát đang được kiểm soát và thấp hơn nhiều so với năm trước, lãi suất đã bắt đầu giảm, sản xuất công nghiệp có xu thế hồi phục…” hết trích…Điều này như nói là chúng ta còn đạn thì rút làm gì, đừng nản. Xu thế hồi phục như ở Long Khánh nhưng khí thế phá sản vẫn ào ào tới theo thời gian.
Giờ này mà đợi QH xem xét tháng 5 là banh chìa hết rồi, như VNCH trông chờ vào lưỡng viện QH Mỹ thông qua 300 triệu usd khủng hoảng từ Hoa Kỳ, một QH bây giờ cũng muốn buông xuôi 3 Dũng rồi: Trích:”Nhiều vấn đề mới đã được đề ra để Quốc hội xem xét trong kỳ họp tới” hết trích.
Đọc đoạn này như lúc Cố TT Thiệu bàn giao cho TT Trần văn Hương đây, không khác một tí, phải thay đổi để thương thuyết với CS, nhưng CS có còn chịu thương thuyết nữa đâu, chúng chỉ lừa gạt để đẩy TT Thiệu ra để chúng chiếm cho nhanh thôi. Còn giờ này mà mấy ông này bàn về cải cách vĩ mô là quá chậm rồi, 30.04.75 đến đích rồi. Trích:”Các đại biểu đã nhất trí cao, yêu cầu phải bổ sung cải cách thể chế, bao gồm cải cách bộ máy, luật pháp, phương thức hoạt động của bộ máy Nhà nước vào một chương trình tổng thể về đổi mới và cải cách để có thể tiến hành tái cấu trúc kinh tế có hiệu quả. Rõ ràng, không thể cải cách tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước nếu không thay đổi bộ máy của các bộ, các quy chế về đầu tư, đấu thầu…” hết trích.Cải cách này tốn bao lâu ?? 5 năm, 10 năm, 20 năm ?????
Trích:”Cũng không thể tái cấu trúc đầu tư công nếu không làm rõ chế độ trách nhiệm trong đầu tư công, trách nhiệm giải trình trong hệ thống Nhà nước, kể cả vấn đề phân cấp giữa Trung ương và địa phương, ban hành Luật Đầu tư công… Không thể tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại mà không cải cách chức năng, hoạt động của Ngân hàng Nhà nước, tăng cường các thể chế giám sát cũng như sự phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức đó.”hết trích. Đây là lúc rút quân về SG, CS đến Long Khánh và đang bàn có nên rút về vùng 4 ĐBSCL để đánh cố thủ hay không. Giờ này mà nói về cải cách đầu tư công và hệ thống điều hành NHNN là tình hình quá khủng hoảng rồi, cả triệu chuyện đang đến đích chế độ đây, thuế thất thu vì DN phá sản, không đủ chi viện cho Bộ Y tế, GTVT, còn giáo dục thì bỏ quên từ lâu rồi….
Và đây, cuối cùng là họp chuyển quyền từ Ông Trần văn Hương tới Dương văn Minh, bàn giao và thay đổi Nội Các để thương thuyết sao cho ĐCS chấp nhận, nhưng CS có chịu thương thuyết đâu. Còn binh lính 400.000 DN phá sản biết là “viện trợ Quân sự Mỹ” không có thì phải buông súng thôi. 7 năm suy thoái trước mắt như là 400.000 quân Bộ Đội CS đang vây Saigon thôi.
Thế trận KT theo tôi thấy các ngài hội họp liên miên mà không giải quyết được gì cả, tình hình thì xấu thêm, cần giải quyết khẩn cáp thì lại chú ý vào vĩ mô, 2, 3 năm trước thay vì giải cứu vĩ mô thì lại không làm. Bây giờ chửa lửa phá sản không kịp, thất nghiệp tràn trề….
Giữ bài này để cuối năm xem tôi đúng bao nhiêu.
Melbourne
11.04.2012
Châu Xuân Nguyễn” hết trích.
Cong lưng ra để bảo vệ 3 Dũng cứ ngỡ rằng “còn đảng còn mình”, ai dè 3 Dũng làm “mất đảng mất mình” luôn. Ngày đó sẽ xẩy ra trong năm 2012 này đây, ko lâu đâu, doanh nghiệp phá sản và họ biết (qua đọc bài trang này) là suy thoái sẽ là 7 năm thì 90 triệu dân sẽ hành động, Cựu chiến binh đã kêu gọi dân oan biểu tình rồi đấy, có dám đàn áp cựu chiến binh hay không ???
CP hậu CS của Chau Xuan Nguyễn sẽ không có chuyện học tập cải tạo, đó là lời hứa của tôi và Nhóm Vì Dân với Bộ Đội và cán bộ.
ĐCS không sụp nhanh năm nay mới là lạ.
Nếu người VN may mắn, đuổi được bọn cai trị và đô hộ khỏi VN thì những nhà cửa mà chúng bỏ của chạy lấy người còn rẻ nữa

Khi CP Hậu CS tiếp thu, một sự dân chủ, công bằng và minh bạch, trung thực sẽ đem lại lòng tin cho 90 triệu dân VN cùng thế giới tự do. Từ đó, 1 hay 2 năm sau thì kinh tế sẽ trỗi dậy và giá BĐS sẽ cao gấp mấy lần bây giờ vì tất cả VKHN đều muốn về VN sống và phục vụ.

Hiện giờ chỉ có dân đen là chịu khổ thôi, còn tư bản đỏ và cánh hẩu, vây cánh của chúng nó vẫn sung sướng.
Châu Xuân Nguyễn

Melbourne
04.06.2012

——————————————————————————————- 

http://biz.cafef.vn/20120516083856468CA47/san-xuat-che-tao-nhieu-nganh-ngac-ngoai-cho-chet-bai-1.chn

Thứ 4, 16/05/2012, 20:40

Sản xuất, chế tạo: Nhiều ngành ngắc ngoải… chờ chết? (Bài 1)

Nếu như những tháng đầu năm 2011 được xem là thời điểm thắng lợi của ngành dệt may VN với việc DN “bội thực” các đơn hàng thì chỉ hết quý 1/2012 toàn ngành dệt may nhanh chóng rơi vào thảm cảnh “đói” việc.
Ngành dệt may đang lâm vào cảnh ‘đói việc’ trầm trọng
Theo Vụ XNK – Bộ Công Thương, do kinh tế thế giới vẫn tiếp tục gặp khó khăn, thu nhập giảm sút dẫn đến việc người tiêu dùng thắt chặt hầu bao tiêu dùng. Vì thế, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may mặc trong 4 tháng qua đạt 4.412 triệu USD, tăng 14,7% so với cùng kỳ. Nhập khẩu nguyên phụ liệu phục vụ cho ngành dệt may về cơ bản giảm cả về lượng và trị giá, trong đó bông giảm 35,7% về trị giá và 10,2% về lượng; sợi các loại giảm 19% về trị giá, 4,8% về lượng; vải giảm 6,8% so với cùng kỳ.

Khó trăm bề

Thông thường thời điểm này hàng năm, dệt may của một số Cty, chuyên sản xuất xuất khẩu các sản phẩm sang thị trường Châu Á và Đông Âu đã nhận được đơn hàng đến hết quý III. Tuy nhiên, năm nay, lượng đơn hàng nhận được mới đến khoảng giữa tháng 5. Thêm vào đó, các DN sợi gặp thêm khó khăn về nhập khẩu bông rơi chải kỹ do thuế suất tăng từ 0% lên 10%, khiến DN phải tăng giá sản phẩm và giảm khả năng cạnh tranh trên chính thị trường nội địa. Song, điều đáng nói là gần như họ không chủ động được, thậm chí đối tác còn tìm cách hủy hợp đồng vì những lỗi nhỏ.

Tiếp chúng tôi tại một xưởng may mặc với số lượng công nhân thưa thớt bên cạnh một số sản phẩm quần áo gia công. Đại diện Cty dệt may sản xuất phục vụ cho thị trường nội địa tại Hưng Yên phân trần, vì phục vụ cho nội địa nên DN chúng tôi đành chấp nhận làm đơn hàng theo thời vụ. Để tránh tình trạng có đơn hàng nhưng vật tư chưa về, Cty phải nhập về trước nên việc quản lý vật tư tồn kho đành phó mặc cho may rủi. Đó là chưa kể phải “nuôi quân” hằng tháng, phòng đơn hàng có đột ngột. Khi chúng tôi đặt câu hỏi, vì sao DN không tìm kiếm những cơ hội gia công lại cho những “ông lớn”, đại diện DN này thẳng thắn cho biết, DN nhỏ không kỳ vọng vào điều này, bởi đơn hàng không đều, vì thế, DN cũng không dám mạnh dạn đầu tư – Đại diện chua xót thừa nhận.

Ông Phạm Hưng – Giám đốc đối ngoại Hiệp hội dệt may VN chia sẻ, đối với các DN nhỏ và vừa trong ngành dệt may nhân sự hiện nay cũng là câu chuyện khiến DN phải đau đầu. Trong khi đó, trong cơ cấu giá thành may gia công, lương công nhân chiếm tới 65%, chính sách mới về điều chỉnh tiền lương bắt đầu tháng 10 tới cũng đang tạo nhiều áp lực cho DN, nhất là những DN lớn có hàng nghìn lao động. Bên cạnh những khó khăn nội tại, các DN dệt may hiện đang lo lắng về sự ổn định của đơn hàng trong những tháng cuối năm.

Mong chờ hỗ trợ thiết thực

 

Hoạt động kinh doanh của nhiều DN dệt may chưa dựa trên chiến lược bài bản và mang tính dài hạn.

Chia sẻ cùng DĐDN, nhiều DN ngành dệt may kỳ vọng về 5 gói giải pháp cứu DN mà Bộ Tài chính vừa công bố. Tuy nhiên, những DN này cho rằng họ đang làm ăn thua lỗ thì lấy gì để đóng thuế thu nhập DN vì vậy việc được gia hạn hay giảm không có ý nghĩa với chúng tôi. Một DN dệt may chia sẻ, có lãnh đạo chi nhánh ngân hàng nói với tôi rằng: hàng ngày có hàng trăm DN đến xin vay vốn nhưng ngân hàng không dám cho vay vì họ vay quá nhiều tiền và vay ở nhiều ngân hàng, có cho vay các DN cũng khó trả nợ. Vì vậy, chúng tôi rất mong vào những động thái thiết thực, cụ thể sắp tới của cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực vốn để DN có thể dễ “thở” hơn. 

Bà Dương Thị Ngọc Dung – Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn dệt may thẳng thắn: các giải pháp đưa ra từ gói cứu trợ của Bộ Tài chính là rất toàn diện nhưng không mang lại lợi ích sát sườn cho DN dệt may. Vì theo bà Dung, các DN ngành dệt may đang đôn đáo tìm đơn hàng. Nhiều chính sách thiết thực cho DN dệt may đã từng sử dụng thành công ở năm 2009 thì Bộ Tài chính không đề xuất áp dụng. Đơn cử như khoản có tác dụng trực tiếp giảm chi phí đầu vào cho DN là giảm 50% tiền thuê đất thì bộ lại dành cho ngành thương mại, dịch vụ mà không ưu tiên cho ngành sản xuất.

Tại cuộc làm việc mới đây với Hiệp hội dệt may VN, đại diện lãnh đạo Bộ Công Thương cho biết, để xuất khẩu hàng dệt may tiếp tục tăng trưởng trong những tháng tiếp theo cũng như việc nhanh chóng vượt khó ổn định sản xuất kinh doanh, các DN dệt may cần triển khai một số biện pháp giảm dần sự phụ thuộc vào các đơn hàng gia công, tập trung nâng cao tỉ lệ làm hàng xuất khẩu theo phương thức FOB, ODM…

Tuy nhiên, không ít chuyên gia cho rằng, dường như hoạt động kinh doanh của nhiều DN dệt may chưa dựa trên chiến lược bài bản và mang tính dài hạn, mà chủ yếu là kiểu kinh doanh “đánh quả” hay nói thẳng ra là kinh doanh theo kiểu đánh bạc. Vì thế, lợi nhuận không thấy đâu mà chỉ thấy ngày càng… ngắc ngoải.

Theo Mai Thanh

Diễn đàn doanh nghiệp

2 comments on “KT – 812 – 060412 – Sản xuất, chế tạo: Nhiều ngành ngắc ngoải… chờ chết?

Bình luận về bài viết này