KT – 818 – 060712 – Nợ xấu ngân hàng khó tìm người mua

Thanh Thanh Lan

Theo:vnexpress

( Lời bình): – Cái chuyện mua nợ này rắc rối lắm, nó sẽ làm tình hình rối thêm vì có rất nhiều nhóm lợi ích, NH, DNNN, Bộ Tài Chánh, Luật quốc hội để phát mãi dụng cụ trả nợ v.v..

Trích:”Những tay này thì dốt đặc về hệ thống tài chánh và rũi ro trong tài chánh hoạt động.
Thị trường mua bán nợ xấu khoảng 400.000 DN sắp phá sản có nợ xấu bình quân 3 tỉ mỗi DN là 1.2 triệu tỉ cần để mua nợ, cần 400.000 cty như DATC, nội nợ xấu của nhà băng không là gần 400.000 tỉ với 130 nhà băng và tổ chức tín dụng. Làm sao trong năm nay mở cửa khoảng 100.000 cty mua nợ với đầy đủ kinh nghiệm về những máy móc sản xuất vẫn còn tốt nhưng phải bán rẻ mạt vì những ngành nghề khác không dùng, còn cùng một ngành nghề thì cty có khả năng xử dụng cũng đã có máy này và cũng đang khó khăn tìm thị trường cho thành phẩm của mình.
Còn chuyện cty mua nợ như DATC ứng 250 tỉ cho Bianfishco, rồi trị giá là 280 tỉ, ấn hành trái phiếu 10 năm bởi Bianfishco2, mệnh giá 280 tỉ + lãi 10 năm thành 560 tỉ.
Bianco2 năm đầu làm tốt, trả lãi suất trái phiếu tốt, năm 2, thị trường Âu Châu và Mỹ châu họ ăn cá Bianfishco2 trúng độc, cả thị trường xuất khẩu cá sụp và Bianfishco2 lỗ lã, không trả lãi suất trái phiếu năm 2 được mà không vực dậy nỗi nữa thì sao ??? Vậy thì phải có bảo hiểm rủi ro, vậy thì thêm 15% trong 560 tỉ này nữa.
Rồi, thí dụ năm 2, năm 3 làm ăn thật khá, một Phạm thị Diệu Hiền gối đầu tiền cá, xây nhà máy chế tạo thơm (khóm hộp, như nhà máy Collagen), rồi đầu tư viện nghiên cứu cá lóc, rồi mua máy bay như bầu Đức (ko mua rolls Royce như Diệu Hien 1) Rồi 4 đám cưới cho 4 đứa con, rồi thay vì năm 3 đổ nợ 1500 tỉ như DH1 bây giờ DH2 đổ nợ 3000 tỉ, rồi đi Phi Châu chữa bệnh Sida thì ai lãnh 650 tỉ trái phiếu này đây ??? Rồi sẽ mua nợ cty Diệu Hiền 2 thành Diệu Hiền 3 ????
Chuyện mua nợ không là chuyện đơn giản đâu. Ở Úc và Mỹ, cty mua nợ đếm trên đầu ngón tay.
Họ chọn phương pháp dễ, nhanh và sạch hơn, đó là…PHÁ SẢN doanh nghiệp rồi bắt đầu lại. Thức tỉnh đi mấy ông nội XHCN, làm theo kinh tế thị trường là thằng nào thất bại là phá sản nó và cho nó ra đường móc bọc mà sống….”hết trích.
Và bài báo này viết theo như thế này. Trích:”Tuy nhiên, với khối lượng nợ xấu đồ sộ như hiện nay, các chuyên gia bày tỏ lo ngại về năng lực của cả DATC lẫn AMC. DATC có vốn điều lệ khiếm tốn (2.481 tỷ đồng).”hết trích.
Phải cần rất nhiều chuyên gia định giá để giải quyết nợ xấu của hơn 100 tổ chức tín dụng…thời gian là rất lâu, đó là điều mà DN phá sản không đợi được. Hãy nghe họ nói đây: Trích:”Phó tổng giám đốc DATC khẳng định: “Không ai có đủ vốn ngay một lúc để mua lại khối nợ đó cả. Vấn đề là sẽ có những cơ chế để xử lý dần. Hiện DATC đang tiến hành đàm phán mua 5.000 tỷ đồng nợ xấu của nhiều ngân hàng, trong đó chủ yếu tập trung ở khối các ngân hàng lớn”. Ông Phạm Mạnh Thường nói thêm, sắp tới khi mua lại những khoản nợ quy mô lớn, với sự cho phép của Chính phủ, công ty sẽ khắc phục bằng cách phát hành trái phiếu nợ cho chính các ngân hàng.”hết trích. Tức là họ làm dần dần, từng NH một như vụ Bianco vậy, tới bây giờ vẫn còn dây dưa (6 tháng rồi, nên giải quyết 37 tỉ usd nợ xấu (750 ngàn tỉ vnd) phải rất nhiều khó khăn hơn 5 ngàn tỉ như cty này đang làm.Để giải quyết hết hơn 100 nhà băng tốn bao lâu ??? 20 năm ??? Lúc đó thì tình trạng 600.000 DN sẽ ra sao ???
Hãy nghe Vũ viết Ngoạn phát biểu để biết số nợ xấu NH là hơn 100 ngàn tỉ rất nhiều. Trích:”Tiến sĩ Vũ Viết Ngoạn, Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, bày tỏ ủng hộ phương án này: “Khối lượng nợ xấu hiện tương đối lớn trong khi quy mô của DATC còn ở mức độ khiêm tốn, bản thân các AMC thì vốn nhỏ nên cũng chưa xử lý được. Do đó, đây là giải pháp rất cần thiết và nên làm. Công ty sẽ mua lại các khoản nợ giúp ngân hàng làm sạch bảng cân đối tài sản, đồng thời giúp doanh nghiệp có điều kiện tiếp cận nguồn vốn”.
Dù tán thành phương án trên nhưng Tiến sĩ Vũ Viết Ngoạn cảnh báo không nên quá kỳ vọng vào khả năng công ty mua bán nợ quy mô 100.000 tỷ đồng của Ngân hàng Nhà nước có thể giải quyết nợ xấu ngay lập tức.” hết trích
Giả sử bây giờ có 100 cty mua nợ và giải quyết xử lý cho NH trong vòng 5 năm. Bây giờ cty này bỏ tiền ra mua nợ thì phải thu nợ của lại tập đoàn chứ. Họ mua với giá 33$/100$ nợ thì họ phải thu lại ít nhất 40$/100$ nợ mới có lời. Rồi TĐ như Vinashin, EVN không có tiền hết tiền vì tham nhũng thì lấy đâu làm tiền trả 40$/100$ nợ này ??? Cty mua bán nợ có quyền siết nợ và phát mãi máy móc sản xuất hay thành phẩm hay không ??? Nếu không có luật lệ nói cho họ biết ngay bây giờ là họ có quyền đó hay không thì làm sao họ tính giá mua nợ được ??? Ví dụ nếu luật cho quyền họ siết thì họ mua với giá 50$/100$, nếu không được, phải chờ thêm 10 năm nữa thì giá mua nợ phải là 15$/100$…Rất phức tạp mà không ai có đủ kinh nghiệm và quy mô và vốn cả, chỉ là một nhóm ăn tục nói phét chứ không làm gì được cả, chúng nó câu giờ để vơ vét thêm thôi.

CXN_042812_1479_”Stop reinventing the wheel”_Cục nợ chỉ đẩy lòng vòng chứ không bao giờ biến mất trừ khi PHÁ SẢN

Cong lưng ra để bảo vệ 3 Dũng cứ ngỡ rằng “còn đảng còn mình”, ai dè 3 Dũng làm “mất đảng mất mình” luôn. Ngày đó sẽ xẩy ra trong năm 2012 này đây, ko lâu đâu, doanh nghiệp phá sản và họ biết (qua đọc bài trang này) là suy thoái sẽ là 7 năm thì 90 triệu dân sẽ hành động, Cựu chiến binh đã kêu gọi dân oan biểu tình rồi đấy, có dám đàn áp cựu chiến binh hay không ???
CP hậu CS của Chau Xuan Nguyễn sẽ không có chuyện học tập cải tạo, đó là lời hứa của tôi và Nhóm Vì Dân với Bộ Đội và cán bộ.
ĐCS không sụp nhanh năm nay mới là lạ.
Nếu người VN may mắn, đuổi được bọn cai trị và đô hộ khỏi VN thì những nhà cửa mà chúng bỏ của chạy lấy người còn rẻ nữa

Khi CP Hậu CS tiếp thu, một sự dân chủ, công bằng và minh bạch, trung thực sẽ đem lại lòng tin cho 90 triệu dân VN cùng thế giới tự do. Từ đó, 1 hay 2 năm sau thì kinh tế sẽ trỗi dậy và giá BĐS sẽ cao gấp mấy lần bây giờ vì tất cả VKHN đều muốn về VN sống và phục vụ.

Hiện giờ chỉ có dân đen là chịu khổ thôi, còn tư bản đỏ và cánh hẩu, vây cánh của chúng nó vẫn sung sướng.
Châu Xuân Nguyễn

Melbourne
07.06.2012

——————————————————————————————-

Trong khi nợ xấu tiếp tục tăng gây ứ đọng vốn trong hệ thống ngân hàng thì vấn đề giao cho cơ quan nào mua và xử lý khối tài sản hàng chục nghìn tỷ đồng này vẫn còn gây nhiều tranh cãi.
Có cách lãi lớn nếu Chính phủ mua nợ xấu ngân hàng
Ngân hàng nguy cơ trở thành ngáo ộp

Sáng 31/5, Ngân hàng Nhà nước chủ trì cuộc họp với nhóm “G14” các ngân hàng đứng đầu hệ thống. Thông tin quan trọng được đưa ra là Ngân hàng Nhà nước dự kiến lập một công ty mua bán nợ xấu. Dự kiến, công ty này sẽ có đủ nguồn lực để làm sạch khoảng 100.000 tỷ đồng nợ xấu trong hệ thống.
Tính đến cuối năm 2011, theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, nợ xấu toàn hệ thống chiếm 3,5%. Tuy nhiên, báo cáo tài chính quý I/2012 của các ngân hàng thương mại niêm yết cho thấy, tỷ lệ nợ xấu tiếp tục gia  tăng. Đến hết tháng 3/2012, tỷ lệ nợ xấu của cả 9 ngân hàng niêm yết đều  tăng so với đầu năm, cá biệt có Habubank, nợ xấu lên tới 9,7%. Như vậy, trong khi tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống vẫn âm thì nợ xấu lại không ngừng tăng mạnh. Nhiều chuyên gia cho rằng quá nhiều nợ dưới chuẩn là nguyên nhân chính khiến dòng tín dụng chưa được khơi thông.
Trước đó, trong đề án tái cơ cấu ngân hàng được Thủ tướng phê duyệt, một trong những phương án xử lý nợ xấu là bán nợ có tài sản đảm bảo cho Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng doanh nghiệp (DATC) trực thuộc Bộ Tài chính. Ngoài ra, bản thân các ngân hàng thương  mại hiện có sẵn một mô hình để xử lý nợ xấu của riêng mình gọi là các công ty quản lý nợ và khai thác tài sản (AMC).
Tuy nhiên, với khối lượng nợ xấu đồ sộ như hiện nay, các chuyên gia bày tỏ lo ngại về năng lực của cả DATC lẫn AMC. DATC có vốn điều lệ khiếm tốn (2.481 tỷ đồng). Nhiều người đặt câu hỏi khó khả thi nếu giao cho Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của Bộ Tài chính đứng ra mua lại nợ xấu.
Phản hồi về những lo ngại này, ông Phạm Mạnh Thường, Phó tổng giám đốc DATC khẳng định: “Không ai có đủ vốn ngay một lúc để mua lại khối nợ đó cả. Vấn đề là sẽ có những cơ chế để xử lý dần. Hiện DATC đang tiến hành đàm phán mua 5.000 tỷ đồng nợ xấu của nhiều ngân hàng, trong đó chủ yếu tập trung ở khối các ngân hàng lớn”. Ông Phạm Mạnh Thường nói thêm, sắp tới khi mua lại những khoản nợ quy mô lớn, với sự cho phép của Chính phủ, công ty sẽ khắc phục bằng cách phát hành trái phiếu nợ cho chính các ngân hàng.
Ông Nguyễn Xuân Thành – Giám đốc Chính sách công Chương trình giảng dạy Fullbright – cho rằng, muốn xử lý nợ xấu bằng cách này, DATC phải được cấp nhiều vốn ngân sách để dọn dẹp nợ. “Liệu họ làm tốt hơn ngân hàng không? Bản thân các nhà băng hiểu con nợ của mình hơn cả còn không đòi được thì công ty xử lý nợ này sẽ còn gặp rất nhiều khó khăn”, ông Thành hoài nghi.
Đánh giá về vai trò của các AMC – Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc mỗi ngân hàng – một chuyên gia nhìn nhận: “Mô hình AMC tại Việt Nam thực chất chưa xử lý được nợ xấu mà mới chỉ làm những giao dịch mang tính chất kế toán. AMC mới làm công việc là giúp nhà băng chuyển nợ xấu sang đó để nợ xấu trên báo cáo tài chính của ngân hàng đẹp hơn mà thôi”.
Vì vậy, giải pháp Ngân hàng Nhà nước đứng ra lập thêm công ty mua bán nợ quốc gia được nhiều ý kiến đồng thuận hơn cả. Tiến sĩ Vũ Viết Ngoạn, Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, bày tỏ ủng hộ phương án này: “Khối lượng nợ xấu hiện tương đối lớn trong khi quy mô của DATC còn ở mức độ khiêm tốn, bản thân các AMC thì vốn nhỏ nên cũng chưa xử lý được. Do đó, đây là giải pháp rất cần thiết và nên làm. Công ty sẽ mua lại các khoản nợ giúp ngân hàng làm sạch bảng cân đối tài sản, đồng thời giúp doanh nghiệp có điều kiện tiếp cận nguồn vốn”.
Chủ nhiệm Ủy ban giám sát tài chính quốc gia - Vũ Viết Ngoạn - ủng hộ quan điểm Ngân hàng Nhà nước lập công ty mua bán nợ quốc gia. Ảnh: Nhật Minh.
Chủ nhiệm Ủy ban giám sát tài chính quốc gia – Vũ Viết Ngoạn – ủng hộ quan điểm Ngân hàng Nhà nước lập công ty mua bán nợ quốc gia. Ảnh: Nhật Minh.
Dù tán thành phương án trên nhưng Tiến sĩ Vũ Viết Ngoạn cảnh báo không nên quá kỳ vọng vào khả năng công ty mua bán nợ quy mô 100.000 tỷ đồng của Ngân hàng Nhà nước có thể giải quyết nợ xấu ngay lập tức.Từng là Tổng giám đốc ngân hàng hàng đầu Việt Nam Vietcombank, ông Ngoạn đề xuất nên có cơ chế hoạt động, quy chế mua bán tài sản rõ ràng để không làm thất thoát vốn Nhà nước. “Cần làm sao để công ty này không lỗ bởi nếu họ thua lỗ thì ngân sách Nhà nước phải gánh chịu”, ông nói thêm.
Trong giai đoạn khủng hoảng 1999-2001, Trung Quốc cũng từng giải quyết nợ xấu bằng cách này. Trung Quốc đã cho phép thành lập những ngân hàng chuyên xử lý nợ xấu (gọi là bad-banks). Các ngân hàng này được trao những quyền ngoại lệ vì họ đại diện cho ngân hàng liên quan cũng như cho lợi ích hợp pháp của quốc gia. Tuy nhiên, là người có kinh nghiệm khi tham gia tái cơ cấu ngân hàng Trung Quốc, ông Keith Pogson, CEO Dịch vụ tài chính ngân hàng của Ernst & Young châu Á – Thái Bình Dương, cảnh báo, rất khó để mua lại các khoản nợ xấu với giá trị 100%. “Vấn đề là luật pháp Việt Nam không cho phép bán tài sản quốc gia dưới giá trị sổ sách. Đây là một thách thức lớn khi giải quyết nợ xấu, nợ dưới chuẩn”, ông nói.
Bên cạnh đó, phương án cho ngân hàng nước ngoài vào cuộc mua lại nợ xấu cũng đã từng được tính đến. Tuy nhiên, theo chuyên gia Nguyễn Xuân Thành, bản thân các ngân hàng nước ngoài sẽ không sẵn sàng mua nợ xấu dù họ rất khoái mua lại ngân hàng của Việt Nam. “Các ngân hàng yếu kém mà để nước ngoài mua thì họ sẽ trả rẻ vì không hấp dẫn. Nên để Nhà nước trực tiếp đứng ra xử lý, có thể bằng cách dùng vốn ngân sách bơm trực tiếp cho ngân hàng yếu kém và đặt họ trong điều kiện giám sát đặc biệt”, vị này nói.
Bàn về vấn đề nợ xấu của Việt Nam, ông Keith Pogson cũng khuyến nghị hãy để những ngân hàng đầu tư vào cuộc xử lý nợ xấu. “Lúc đó họ sẽ biết phải làm gì với nợ xấu và định giá chúng. Ở Trung Quốc, có rất nhiều thương vụ bán đấu giá những khoản nợ xấu như vậy. Thời gian đầu có thể chỉ thu được 17-24% giá trị tài sản nhưng sau đó chúng đều là những khoản sinh lời rất tốt”, ông Keith nói.
100.000 tỷ đồng xử lý nợ xấu: Không lo gây lạm phát
Thanh Thanh Lan

1 comments on “KT – 818 – 060712 – Nợ xấu ngân hàng khó tìm người mua

  1. Dàn lãnh đạo kinh tế CSVN làm gì có phẩm chất vì dân để giải quyết nợ xấu chưa kể trình độ quản lý kinh tế tồi như bao năm đã chứng minh. Kinh tế tồi tệ, nợ xấu nặng nề, ứng phó chậm chạp, chạy theo nhóm lợi ích, nặng đuôi XHCN… thì làm gì giải quyết nỗi ! Chờ xem, rồi mọi chuyện cũng đi vào ngõ cụt. Chúng thừa biết nền kinh tế đang tuột dốc và vì khộng cải tổ tận gốc rễ nên để tồn tại hay câu giờ (theo cách ví của anh CXN) chúng sẽ dùng mọi chiêu bài để tìm cách cứu bất chấp hậu quả cho doang nghiệp vừa và nhỏ cùng người dân miễn sao có lợi cho chúng. “TRỜI SẼ BẤT DUNG GIAN THÔI”.

Bình luận về bài viết này