CXN*_051212_1503_Chính phủ bất tài thì bất cứ một giải pháp cứu vãn nào cũng trật chìa

Đăng lần đầu: 12.05.2012
Châu Xuân Nguyễn
Ngay ngày đầu ban hành gói dãn thuế GTGT, giảm thuế thu nhập thì không ăn thua gì nếu không bán hàng được, bán giá đặc biệt giảm thì thu nhập càng ít, GTGT càng ít…Ngày 04.05.2012 (1 tuần trước) tôi viết: 

KT – 720 – 050412 – 25.000 tỷ đồng cứu doanh nghiệp: Lớn nhưng đã trúng?

Trích: “Lý do là trong một năm nay, hàng bán không chạy thì doanh thu đâu có lớn mà giảm thuế Doanh Thu thì có xi nhê gì đâu, cũng vậy với chuyện hoãn thuế GTGT, nếu họ bán hàng không nhiều thì hoãn một số tiền tí xíu có giúp gì nhiều hay không ??? Tôi biết cách giúp nhưng tôi điếu chỉ, bao giờ CS sụp rồi thì tôi chỉ.” hết trích.
thì hôm nay, những DN hấp hối xác nhận lại là những biện pháp này không cứu được họ.
CP làm sai, làm bậy, DN phải hấp hối, bây giờ CP loay hoay cứu DN nhưng vì quá bất tài nên bất cứ giải pháp cứu nào cũng tiền mất tật mang như giải pháp hạ lãi suất 2% mà NH không có thanh khoản, không NH nào cho vay thì cũng vậy thôi, bây giờ giãn thuế, giảm thuế khi DN không bán được hàng, không có thu nhập.
Chúng nó chỉ dùng thời giờ thu vén, vơ vét tiền tham nhũng, bây giờ 3 Dũng có hơn 6 tỉ usd rồi, trốn chạy là vừa….
Melbourne
12.05.2012
Châu Xuân Nguyễn

Đâu là “thuốc bổ” phục hồi “sức khỏe” doanh nghiệp?

Thứ Ba, 08/05/2012, 15:31 GMT+7 Bản in Email

(ThiTruongTaiChinh) – Vấn đề nổi cộm trong thời gian gần đây là làm sao cứu doanh nghiệp thoát khỏi tình trạng khó khăn như hiện nay. Bởi hiện tại có quá nhiều doanh nghiệp giải thể, nhiều biện pháp được đưa ra nhưng tựu trung lại thì doanh nghiệp vẫn đang ngày một “yểu” dần và không biết khi nào mới hồi sinh được.

Theo TS Nguyễn Đình Cung – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý Trung ương cho rằng: “Doanh nghiệp cần môi trường ổn định, trong đó các chính sách thuế phí không triệt tiêu lẫn nhau. Để phát triển bền vững cần tạo ra niềm tin cho các luồng đầu tư mới”.

Tính đến 20/4, có gần 82 nghìn doanh nghiệp giải thể, 16 nghìn doanh nghiệp dừng hoạt động và gần 86 nghìn doanh nghiệp dừng hoạt động nhưng không đăng ký.

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho rằng, quý I năm 2012, các chỉ số về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có chiều hướng xấu đi, đặc biệt là chỉ số về lợi nhuận, doanh số, hàng tồn kho, hiệu suất sử dụng máy móc và số lượng lao động. Phần lớn các doanh nghiệp ngừng hoạt động hoặc giải thể là do kinh doanh thua lỗ .

Về gói giải pháp trị 29.000 tỷ đồng, ông Bùi Cao Thạch – Giám đốc Cơ sở mây tre đan Tân Tiến (Ninh Sở, Thường Tín, Hà Nội) nói: “Hơn 1 năm nay doanh số công ty ông rất thấp. Do vậy có được miễn thuế hay không miễn thuế cũng không tác động nhiều tới doanh nghiệp ông. Khó khăn hiện nay của những cơ sở sản xuất mây tre đan là “bị ép giá đầu vào lẫn giá đầu ra”.

Mấy lần ông đến Ngân hàng chính sách địa phương vay vốn nhưng gặp khó, lúc thì hết vốn, lúc thì không đủ tiêu chuẩn. Đã nhiều lần ông kiến nghị với Hiệp hội mây tre đan, cũng như nêu kiến nghị mỗi khi có cơ hội nhưng “không vẫn hoàn không”, tự bơi đi kiếm từng hợp đồng chục triệu đồng còn hơn là ngồi chờ chính sách, “chờ sung rụng thì mình đã rụng trước sung”.

Ông Phạm Đình Đoàn – Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Tập đoàn Phú Thái cũng trình bày quan điểm: nhiều doanh nghiệp phá sản chỉ trong tích tắc do mất cân đối về tài chính. Do vậy nếu như Chính phủ quyết tâm hỗ trợ doanh nghiệp thì nên làm thật nhanh, không chờ đợi nữa. Nếu quyết tâm hơn thì nên tiến hành cắt giảm thuế VAT xuống 5%, giảm hẳn thuế TNDN từ 25% xuống còn 20% luôn. Cộng đồng doanh nghiệp đang chờ chính sách quyết liệt từ Nhà nước. Hiện nay doanh nghiệp đang lỗ thì họ không cần giảm thuế nữa.

Ông Trần Quốc Mạnh, Phó Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến TP. Hồ Chí Minh cho rằng: “Tình hình sản xuất kinh doanh trong quý 2 sẽ gặp khó khăn sâu hơn, vì vậy, trong khi doanh nghiệp rơi vào tình trạng khó khăn cực điểm thì hỗ trợ được 1 đồng cũng rất quý”.

Nhà nước nên tìm hiểu xem doanh nghiệp đang khó ở điểm nào để có những biện pháp hỗ trợ cụ thể, kịp thời. Trong tình hình hiện nay, Chính phủ nên thành lập một tổ chức cho đứng ra giám sát, mua lại nợ cho doanh nghiệp, khi nào doanh nghiệp khỏe mạnh doanh nghiệp sẽ tự trả nợ.

“Bản thân 29 ngàn tỷ đồng là không nhiều vì vậy, cần chọn đúng những doanh nghiệp đang gặp khó khăn thật sự do những nguyên nhân chủ quan nhưng vẫn có khả năng “đứng dậy” và khả năng cạnh tranh cao. Khi thực hiện gói hỗ trợ này phải tránh hình thức tiếp cận gói hỗ trợ bằng các mối quan hệ thân quen, mặc cả, “đi đêm” nên thực hiện minh bạch, đúng quy trình và tiêu chuẩn. Có như vậy mới tạo được lòng tin cho doanh nghiệp”, bà Phạm Chi Lan, chuyên gia kinh tế khẳng định.

PGS.TS Trương Quang Thông, Đại học Kinh tế Hồ Chí Minh khẳng định gói giải pháp chưa thể giải quyết những khó khăn nội tại của nền kinh tế, của các doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay. Gói giải pháp lớn nhất liên quan đến thuế VAT và thuế TNDN hình như có lợi hơn cho các doanh nghiệp làm ăn thuận lợi, tức là có nhiều doanh thu và lợi tức.

Còn đại đa số các doanh nghiệp đang hấp hối, thì liều “thuốc bổ” đó có lẽ chưa thiết thực bằng “thuốc bệnh”. Bên cạnh đó, gói giải pháp cũng chưa thể giải quyết một trong những nguyên tắc quan trọng mà Thủ tướng đã kết luận, đó là việc hỗ trợ phải gắn với tái cơ cấu nền kinh tế, đặc biệt là tái cơ cấu doanh nghiệp. Việc miễn, giảm, giãn thuế làm sao có thể tác động đến tái cơ cấu nền kinh tế?

Có thể, gói giải pháp sẽ hỗ trợ một bộ phận doanh nghiệp, hộ kinh doanh nào đó, còn những tác động kinh tế vĩ mô theo kỳ vọng, vẫn còn là một bài toán khó, chưa thể có lời giải.

Chí Hải

Bình luận về bài viết này