KT* – 626 – 041312 – Sức tiêu thụ trong nước giảm mạnh

Đăng lần đầu: 13.04.2012

Minh Đức – Nguyễn Hoài

        Theo: vneconomy
(Lời bình): – Khi lạm phát ăn vào tiền đi chợ, tiền xăng, tiền điện, tiền gas thì 90 triệu người dân phải bớt tiêu xài, điều này làm sức mua giảm thiểu rỏ rệt. Mặc dầu chỉ số CPI bị bóp méo, bị phù phép thì sự thật ở những cửa hàng vẫn vạch trần những sự giả dối này.

CXN*_071111_1151_Làm thế nào sống qua cơn suy thoái với ít nhất ảnh hưởng có thể?

Trích:”1. Ý nghĩa của cuộc suy thoái.
Suy thoái lần này có nghĩa là chúng ta sẽ phải đối diện với doanh nghiệp sản xuất cực kỳ khó khăn, TTCK suy sụp nặng nề, BĐS tồn đọng với số lượng khủng khiếp nhất là 2 TP lớn, vì BĐS chậm, nên những ngành nghề hệ lụy như vật liệu xây dựng, trang trí nội thất, sơn, cửa sổ v.v..sẽ ảnh hưởng sâu rộng.
Vì sản xuất chậm, sức mua của đồng bào suy sụp nhiều (vì chủ yếu nếu còn việc, còn lương thì chỉ đủ để đi chợ và trả tiền điện, xăng thì đồng bao giảm nhiều vì đa số sẽ mất việc) nên những siêu thị điện, điện tử sẽ giảm doanh số, không đủ tiền trả mặt bằng nên họ phải phá sản và đóng cửa, hệ lụy là thêm một mảng lao động trông chừng shop phải mất việc.
Rồi những salon xe con và xe gắn máy, như tôi đã nói trên, sức mua gần như zero nên họ phải đóng cửa tạm thời. Nhà hàng quán ăn cũng bị ảnh hưởng rất nặng nề vì người dân sẽ thắt lưng buộc bụng và nấu ăn ở nhà. Quần áo, dày dép đều giảm sản lượng nội địa.
Bọn 19 tập đoàn nợ nhiều mà ko trả nên nhà băng cũng sắp sụp rồi.
Lãi suất quá cao làm doanh nghiệp khó làm ăn có lãi nên họ phải co lại là lẽ đương nhiên, không trách họ được.” hết trích.
Bây giờ, rất nhiều báo trong nước nói về sức tiêu thụ giảm mạnh, hau là sức mua, tiếng Anh là purchasing power.
Công An và quân đội có đứng ra bảo vệ 3 Dũng bất tài này nữa hay không, ngay cả Bộ Chính Trị và Trung Ương đảng nữa, có để 3 Dũng đưa cả đảng CS và 90 triệu dân VN “Xuống Hố Cả Nước” hay không. 3 Dũng có vài tỉ usd trong bank Thũy sĩ mà cô gái rượu Nguyễn thanh Phượng giữ ở Thụy Sĩ rồi, còn Bộ Chính Trị và 200 Ủy Viên Trung Ương có gì không, rồi CA và bộ đội có gì hay không ???
Cong lưng ra để bảo vệ 3 Dũng cứ ngỡ rằng “còn đảng còn mình”, ai dè 3 Dũng làm “mất đảng mất mình” luôn. Ngày đó sẽ xẩy ra trong năm 2012 này đây, ko lâu đâu, doanh nghiệp phá sản và họ biết (qua đọc bài trang này) là suy thoái sẽ là 7 năm thì 90 triệu dân sẽ hành động, Cựu chiến binh đã kêu gọi dân oan biểu tình rồi đấy, có dám đàn áp cựu chiến binh hay không ???
CP hậu CS của Chau Xuan Nguyễn sẽ không có chuyện học tập cải tạo, đó là lời hứa của tôi và Nhóm Vì Dân với Bộ Đội và cán bộ.
ĐCS không sụp nhanh năm nay mới là lạ.
Nếu người VN may mắn, đuổi được bọn cai trị và đô hộ khỏi VN thì những nhà cửa mà chúng bỏ của chạy lấy người còn rẻ nữa

Khi CP Hậu CS tiếp thu, một sự dân chủ, công bằng và minh bạch, thực sẽ đem lại lòng tin cho 90 triệu dân VN cùng thế giới tự do. Từ đó, 1 hay 2 năm sau thì kinh tế sẽ trỗi dậy và giá BĐS sẽ cao gấp mấy lần bây giờ vì tất cả VKHN đều muốn về VN sống và phục vụ.

Hiện giờ chỉ có dân đen là chịu khổ thôi, còn tư bản đỏ và cánh hẩu, vây cánh của chúng nó vẫn sung sướng.
Châu Xuân Nguyễn

Melbourne
13.04.2012

———————————————————————————–

http://thitruongtaichinh.vn/index.php?r=public/index&news_id=23152

Sức tiêu thụ trong nước giảm mạnh

Thứ Tư, 11/04/2012, 14:59 GMT+7 Bản in Email

(ThiTruongTaiChinh) – Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế trong quý 1/2012 chỉ đạt 4%, thấp xuống rất nhiều so với quý trước đó và cùng kỳ năm ngoái, tương ứng là kém hơn 2 điểm phần trăm và khoảng 1,6 điểm phần trăm.

Giảm mạnh

Số liệu thống kê của các cơ quan chức năng cho thấy, tiêu thụ trong nước quý I/2012 có xu hướng tăng chậm lại so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo công bố của Tổng cục Thống kê, tốc độ tăng tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng (gọi chung là tổng mức bán lẻ), vốn là phần chủ yếu của tiêu thụ trong nước – tính theo giá thực tế quý I/2012 – đã có xu hướng chậm lại so với quý I/2011.

Tổng mức bán lẻ tính theo giá thực tế thì tăng khá, nhưng nếu loại trừ yếu tố tăng giá tiêu dùng bình quân so với cùng kỳ năm trước (15,95%), thì chỉ còn tăng hơn 5%. Tốc độ tăng này có 2 điểm khác so với mấy năm trước. Đó là thấp hơn  so với quý I/2011 (8,7%) và thấp tương đối xa so với bình quân quý I của các năm trong giai đoạn 1992 – 1995 (tăng 13,3%), giai đoạn 1996 – 2000 (tăng 7,9%), giai đoạn 2001 – 2005 (tăng 11,8%) và giai đoạn 2006- 2010 (tăng 14%)…

Thứ hai, cơ cấu tổng mức bán lẻ, xét theo thành phần kinh tế thì cá thể vẫn còn chiếm tỷ trọng cao nhất (49,5%). Nếu theo ngành hoạt động, thì thương nghiệp hàng hoá chiếm tỷ trọng cao (77,9%); các ngành dịch vụ (gồm khách sạn, nhà hàng, du lịch, dịch vu,ï chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ (22,1%).

Tác động về nhiều mặt

Sức tiêu thụ giảm đã tác động đến nhiều mặt, trước hết là số lượng hàng tồn kho tăng cao đến mức báo động. Hàng tồn kho tăng là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến nhiều doanh nghiệp giải thể.  12000 doanh nghiệp giải thể là một con số không nhỏ. Lượng hàng tồn kho tăng chứng tỏ doanh nghiệp không kiếm được doanh thu, không có tiền trả nợ ngân hàng đúng kì hạn. Giải thể là điều đương nhiên!

Cụ thể hàng  tồn kho tăng lên đến 34,9%; chỉ số sản xuất công nghiệp tăng thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm trước (4,1% so với 9,3%). Tăng trưởng GDP của toàn bộ nền kinh tế cũng như của các nhóm ngành đều thấp hơn quý I/2011 (GDP quý I/2012  tăng 4% so với mức tăng GDP 5,57% của qúy I/2011; nhóm ngành nông, lâm nghiệp – thuỷ sản tăng 2,84% so với mức tăng 3,65% của quý I/22011)…

Thứ hai, góp phần làm giảm áp lực mất cân đối quan hệ cung – cầu, mất cân đối tiền – hàng, một yếu tố cơ bản, trực tiếp tác động đến lạm phát. Chính lạm phát đã làm cho người tiêu dùng “thắt lưng buộc bụng” và việc “thắt lưng buộc bụng” của người tiêu dùng lại có tác dụng kiềm chế lạm phát. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho CPI tháng 3/2012 tăng thấp hơn so với 19 tháng trước đó và quý I/2012 thấp thứ 2 so với quý I trong vòng 9 năm qua.

Thứ ba, làm cho nhập siêu trong 3 tháng đầu năm nay giảm so với cùng kỳ năm ngoái, cả về kim ngạch tuyệt đối (251 triệu USD so với 3.334 triệu USD), cả về tỷ lệ nhập siêu so với kim ngạch xuất khẩu (1% so với 16,8%). Nhập siêu giảm đã làm cho cán cân thương mại được cải thiện, góp phần cải thiện cán cân thanh toán tổng thể, góp phần làm cho dự trữ ngoại tệ tăng khá, trong khi tỷ giá VND/USD lại giảm (quý I/2012 giảm 0,99%).

Khó ở phía “cầu”

Vụ trưởng Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) Bùi Hà chỉ rõ: tiêu thụ chậm, tồn kho tăng cao, lãi suất còn khó khăn để doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến sử dụng được, nên sản xuất tăng thấp.

Nhìn về phía nhập khẩu, dù lạc quan với thâm hụt thương mại thấp, ông Hà cũng lưu ý rằng, với đặc thù nền kinh tế Việt Nam phải nhập khẩu nhiều thiết bị, nguyên, nhiên liệu đầu vào sản xuất thì tình hình như hiện nay đang phản ánh sản xuất trong nước trì trệ.

“Đầu tư của khu vực tư nhân khó khăn, thi trường bất động sản sụt giảm, công nghiệp chế biến khó cả đầu vào và đầu ra nên nhập khẩu đầu vào máy móc thiết bị… giảm”, ông Hà lưu ý diễn biến này.

Từ góc nhìn quản lý ngành, Bộ Công Thương cũng đồng tình với quan điểm trên. Một đại diện của Bộ tại hội nghị dẫn thêm thông tin, khó khăn về kinh tế khiến cho nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm điện tử, điện lạnh sụt giảm. Tiêu thụ xi măng, sắt thép cũng chịu ảnh hưởng nặng nề do giá trị sản lượng ngành xây dựng giảm sâu.

“Ngành công nghiệp chế biến, nếu trừ đi sản lượng xuất khẩu thì số bán hàng trong nước thậm chí có thể là âm”, ông Bùi Hà lưu ý thêm.

Với sản xuất nông nghiệp, Phó vụ trưởng Vụ Kế hoạch (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) Nguyễn Thị Hồng cũng có thêm những quan ngại cho tiêu thụ của ngành mình.

Tình hình xuất khẩu nông sản đang có nhiều khó khăn, bà cho biết, kim ngạch 3 tháng đầu năm chỉ tương đương với cùng kỳ năm ngoái, trong khi cả nước tăng tới 23,6%. Đáng chú ý là giá gạo, cà phê, cao su, sắn là những mặt hàng kim ngạch xuất khẩu lớn đều có xu hướng giảm giá.

Cho nên, các ý kiến phát biểu đều tỏ ra quan ngại về khả năng đạt tốc độ tăng trưởng 6-6,5% trong năm nay, nếu như tăng trưởng công nghiệp không được cải thiện. Hay, theo kế hoạch năm nay, mức bình quân phải đạt đối với kim ngạch xuất khẩu các tháng tới là 9,36 tỷ USD/tháng có quá sức?

Vụ trưởng Bùi Hà “vớt vát”, tình hình kinh tế tháng 1 và 2 có xấu, nhưng tháng 3 đã có chuyển biến. “Tôi nghĩ, những chuyển biến trong tháng qua có tác động của chính sách tiền tệ, đặc biệt là việc hạ lãi suất”, ông nói.

Một cách tổng quan nhất, sản xuất đang khó tăng do tiêu thụ thấp, cả ở hai chiều nội và ngoại. Nhưng phía các cân đối vĩ mô như lạm phát, thâm hụt thương mại, bội chi ngân sách… đều khả quan hơn.

Thêm vào đó, sự ổn định của tỷ giá kể từ đầu năm, lãi suất đang có tín hiệu giảm… là những nhân tố tích cực để củng cố lòng tin người dân và doanh nghiệp vào điều hành của Chính phủ, ông Vụ trưởng Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân phân tích thêm.

Chí Hải

1 comments on “KT* – 626 – 041312 – Sức tiêu thụ trong nước giảm mạnh

  1. TẨY CHAY KHU ĐÔ THỊ ECOPARK
    NHỮNG AI CÓ Ý ĐỊNH MUA NHÀ Ở KHU ĐÔ THỊ ECOPARK XIN HÃY CẨN THẬN .
    chúng tôi là người dân Văn giang thề quyết tâm đấu tranh cho công bằng xã hội .nếu bè lũ độc tài cố tình bảo kê cho ecopark thì chúng tôi buộc lòng phải dùng võ bẩn :rải phân tươi trường kỳ khắp các ngả đường ra vào khu ecopark ,biến khu đô thị sinh thái thành khu đô thị phế thải .

Bình luận về bài viết này