KT – 835 – 062212 – Ximăng ế vẫn xây thêm nhà máy (Đồng Bành)

Trần Vũ Nghi

Theo:tuoitre

( Lời bình): – Bài báo dưới đây đăng hồi 30.01.2012, lúc đó, suy thoái BĐS đã đi vào 1 năm, nhưng Tập Đoàn Sông Đà vẫn cố tình xây để có cơ hội rút ruột phần trăm. Tham nhũng của tất cả 21 tập đoàn thật tởm lợm khi cuối cùng thì dân đen và con cháu họ phải trả nợ cho những tham nhũng và bất tài này. Ba Dũng sẽ bị trời tru đất diệt cả gia đình khi tiếp tay với bọn này hút máu dân lành, ngày đó không lâu đâu.

Cong lưng ra để bảo vệ 3 Dũng cứ ngỡ rằng “còn đảng còn mình”, ai dè 3 Dũng làm “mất đảng mất mình” luôn. Ngày đó sẽ xẩy ra trong năm 2012 này đây, ko lâu đâu, doanh nghiệp phá sản và họ biết (qua đọc bài trang này) là suy thoái sẽ là 7 năm thì 90 triệu dân sẽ hành động, Cựu chiến binh đã kêu gọi dân oan biểu tình rồi đấy, có dám đàn áp cựu chiến binh hay không ???
CP hậu CS của Chau Xuan Nguyễn sẽ không có chuyện học tập cải tạo, đó là lời hứa của tôi và Nhóm Vì Dân với Bộ Đội và cán bộ.
ĐCS không sụp nhanh năm nay mới là lạ.
Nếu người VN may mắn, đuổi được bọn cai trị và đô hộ khỏi VN thì những nhà cửa mà chúng bỏ của chạy lấy người còn rẻ nữa

Khi CP Hậu CS tiếp thu, một sự dân chủ, công bằng và minh bạch, trung thực sẽ đem lại lòng tin cho 90 triệu dân VN cùng thế giới tự do. Từ đó, 1 hay 2 năm sau thì kinh tế sẽ trỗi dậy và giá BĐS sẽ cao gấp mấy lần bây giờ vì tất cả VKHN đều muốn về VN sống và phục vụ.

Hiện giờ chỉ có dân đen là chịu khổ thôi, còn tư bản đỏ và cánh hẩu, vây cánh của chúng nó vẫn sung sướng.
Châu Xuân Nguyễn

Melbourne
22.06.2012

——————————————————————————————- 
Thứ Hai, 30/01/2012, 07:40 (GMT+7)

http://tuoitre.vn/Kinh-te/475296/Ximang-e-van-xay-them-nha-may.html

Ximăng ế vẫn xây thêm nhà máy

TT – Sức mua kém, tiêu thụ giảm đã khiến lượng ximăng tồn kho hàng triệu tấn. Thế nhưng năm 2012 tại nhiều nơi các dự án xây dựng nhà máy ximăng vẫn tiếp tục đưa vào vận hành.

 

Sản xuất ximăng tại Công ty cổ phần ximăng Vicem Hà Tiên – Ảnh: Q.K.

 

Tình trạng cung vượt cầu vẫn là bài toán khó giải cho ngành, với nguy cơ thừa lên đến hàng triệu tấn ximăng.

Chật vật tiêu thụ

Dù đã qua năm 2012 được gần một tháng nhưng ông V. – tổng giám đốc một công ty thành viên của Tổng công ty Công nghiệp ximăng VN (Vicem) – thừa nhận “vẫn chưa chốt được kế hoạch sản xuất cho năm 2012 là bao nhiêu vì thị trường tiêu thụ chậm quá”. Với sản lượng tiêu thụ khoảng 4 triệu tấn ximăng trong năm 2011, giảm 6% so với năm trước, ông V. thừa nhận nhà máy chỉ chạy ở mức 85% so với công suất thiết kế.

Theo ông Nguyễn Văn Thiện – chủ tịch Hiệp hội Ximăng VN (VNCA), lượng ximăng tiêu thụ trong năm 2011 ước khoảng 49,5 triệu tấn, giảm xấp xỉ 1 triệu tấn so với năm 2010. “Dự kiến lượng ximăng tiêu thụ năm 2012 cũng không khả quan, chỉ bằng năm vừa rồi hoặc xoay quanh mức 50 triệu tấn là tối đa”, ông Thiện nói.

Là một trong số rất ít doanh nghiệp của ngành ximăng có tăng trưởng trong năm 2011, ông Nguyễn Quang Trung, tổng giám đốc Công ty cổ phần ximăng Fico Tây Ninh, cũng xác nhận năm 2011 là một năm cực kỳ khó khăn của các doanh nghiệp trong ngành.

“Chính sách thắt chặt tài chính đối với lĩnh vực bất động sản, giảm đầu tư công là một trong những nguyên nhân chính khiến ximăng không tiêu thụ được. Điều này có thể lặp lại trong năm nay với nhiều khó khăn còn khó lường hơn năm trước” – ông Trung nhận định.

Dù vẫn đặt kế hoạch tiêu thụ 1,6 triệu tấn trong năm 2012, tăng khoảng 10% so với năm 2011, nhưng ông Trung cho rằng mục tiêu có đạt được hay không còn phụ thuộc rất lớn vào đầu ra của thị trường.

Tiếp tục thêm nhiều nhà máy

 

Giá điện bao cấp cho ximăng và thép

Trong phần trả lời chất vấn trước Quốc hội tháng 11-2011 về lĩnh vực điện, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ cho rằng nếu không có mức giá phù hợp sẽ khó lòng thu hút cạnh tranh, không giải quyết được nhu cầu căng thẳng về điện. Cơ chế thị trường lại không cho phép bao cấp tràn lan hoặc bù chéo nhau.

Theo Bộ trưởng Vương Đình Huệ, hiện nay trong cơ cấu giá thành của điện, nếu dựa theo cơ chế bù chéo, giá than tính cho điện chỉ bằng 57-63% so với giá than bán cho các hộ tiêu thụ khác. Ngay trong giá điện vẫn còn bao cấp cho sản xuất thép và ximăng. Theo kết quả kiểm toán nhà nước, năm 2010 sản lượng điện thương phẩm cung cấp cho sản xuất thép và ximăng đã chiếm hơn 11% tổng lượng điện thương phẩm, với giá bán 914 đồng/kWh. Với giá bán này, điện đã bao cấp chéo cho hai ngành này hơn 2.547 tỉ đồng.

 

Trong khi các doanh nghiệp vẫn đang đau đầu tìm cách giải bài toán đầu ra cho khâu tiêu thụ, ngành ximăng vẫn chuẩn bị tiếp nhận một loạt dự án ximăng sắp được đưa vào vận hành. Theo ông Thiện, nếu các dự án “chạy” đúng tiến độ đầu tư, sẽ có thêm 7-8 dự án mới được đưa vào vận hành trong năm nay, với tổng công suất thiết kế xấp xỉ 7 triệu tấn/năm.

Các dự án này đều nằm trong quy hoạch ngành đã được Chính phủ phê duyệt. Theo tính toán của ông Thiện, trong trường hợp có thêm các dự án nói trên, lượng ximăng sản xuất của toàn ngành sẽ đạt trên 60 triệu tấn, bỏ xa nhu cầu sử dụng không dưới 10 triệu tấn. Còn nếu tính trên công suất thiết kế của tất cả các nhà máy đang hoạt động, năng lực sản xuất của toàn ngành có khả năng cung ứng ra thị trường đến 77 triệu tấn/năm, dư đến 27 triệu tấn so với năng lực sử dụng thực tế.

“Áp lực cạnh tranh sẽ càng đè nặng lên vai doanh nghiệp hơn. Đã khó khăn còn chồng chất khó khăn” – ông Phan Đình Quang, trưởng phòng marketing Công ty cổ phần ximăng Fico Tây Ninh, than thở. Theo ông Quang, chính vì quá áp lực như vậy nên phương án xuất khẩu ximăng đã được tính đến.

Theo tính toán của ông Quang, do phải cạnh tranh với sản phẩm của Thái Lan, Trung Quốc, tùy thời điểm giá ximăng xuất khẩu chỉ ở mức 56-68 USD/tấn. “Đây là mức giá không hiệu quả nếu so với giá bán tại thị trường nội địa, hay so với chi phí xuất khẩu bỏ ra” – ông Quang nói.

Tổng giám đốc một đơn vị thành viên của Vicem – doanh nghiệp đã có 100.000 tấn ximăng xuất khẩu sang Campuchia trong năm 2011 – xác nhận việc xuất khẩu ximăng “chỉ là biện pháp tình thế trong bối cảnh thị trường nội địa quá khó khăn”.

Theo ông này, chỉ cần so với các nước Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia… phần lớn dây chuyền sản xuất của họ đã hoàn tất khấu hao, thì các dự án ximăng trong nước vẫn đang loay hoay trả lãi vay, cộng thêm trượt giá từng năm khiến doanh nghiệp buộc phải “đẩy” vào chi phí giá thành, nên khó có giá bán cạnh tranh so với các nước khác.

Theo phân tích của các chuyên gia, khi đã chọn biện pháp tình thế thì không nên khuyến khích và đặc biệt không thể xem xuất khẩu như một giải pháp khi cung ximăng đang vượt cầu rất lớn. Bởi thực tế mặt hàng này tuy “to xác” nhưng giá trị lại thấp và hiệu quả rất ít.

Sâu xa hơn, các loại tài nguyên dùng để sản xuất ximăng phần lớn đều là tài nguyên không tái tạo, nằm ở những nơi có cảnh quan thiên nhiên rất đẹp. Và một đồng ngoại tệ xuất khẩu ximăng thu về cũng đồng nghĩa với môi trường lẫn cảnh sắc xung quanh đang dần bị bán đi, vĩnh viễn không có ngày trở lại.

TRẦN VŨ NGHI

Bình luận về bài viết này