CXN_062912_1612_TS Alan Phan: Vận hành kinh tế tốt hay không nhờ vào kiến thức và kinh nghiệm

Châu Xuân Nguyên
Bài viết này của TS Alan Phan mà tôi rất tâm đắc, đó là vận hành kinh tế giỏi không cần bằng cấp TS hay cao chót vót, bằng cấp thật hay giả mà phải tiên quyết là kiến thức và kinh nghiệm. Kiến thức là có học hỏi thực tiễn và có đầu óc suy luận tại sao một sự thay đổi chính sách như thế thì ảnh hưởng tới nền kinh tế như thế nào (như khi tăng lãi suất, vài Tiến sĩ kinh tế VN còn dám phát biểu rằng sẽ tăng lạm phát vì giá đầu vào tăng, nhưng họ không có kiến thức rằng khi lãi suất tăng cao, không ai có tiền mua sản phẩm nhiều nữa (vì phải trả nợ nhà, nợ xe tăng cao do lãi suất tăng cao) nên sức mua yếu đi, sản phẩm không bán chạy nên DN sẽ giảm sản suất, đóng cửa hay phá sản (như bây giờ), vì vậy nên những DN còn lại phải hạ giá để bán chạy hàng, vì hạ giá nên CPI giảm, tức là lạm phát giảm (như hiện tại)).
Kinh nghiệm là những điều mình thực tế vận hành như CEO của một DN, biết khi tăng lãi suất phải làm gì để khỏi phá sản, biết phải giảm sản suất để giảm tồn kho, biết phải làm gì khi tỷ giá tăng cao và xuống thấp…Có những kinh nghiệm này thì khi thay đổi chính sách, người vận hành sẽ biết thị trường sẽ “diễn biến” (behave) như thế nào (thí dụ điển hình là khi Nguyễn văn Bình siết tín dụng, lãi suất thành thực âm so với lạm phát hồi tháng 9.2011, tôi dự báo là nhà đầu tư sẽ rút tiền tiết kiệm làm nhà băng mất thanh khoản và cho dầu cho vay với lãi suất 25% cũng không có tiền cho vay, nó diễn biến đúng như tôi dự báo đến đầu năm 2012 mới giải tỏa, làm hằng trăm ngàn DN phải phá sản trong thời gian này và ngay tới bây giờ, hàng trăm ngàn DN vẫn bị ảnh hưởng bởi quyết định đó)

CXN*_011512_1367_Vài lời gửi Thống Đốc Bình về việc trần lãi suất thực âm 14% là thất bại

Trích:”Ngày 08.09.2011, TĐ quyết định dùng biện pháp mạnh là sẽ trảm Lãnh đạo NH nào vay tiền tiết kiệm hơn 14% Ngân hàng vượt trần lãi suất huy động: “Trảm” lãnh đạo ngày 08.09.2011.

Lúc đó tôi có viết một bài cảnh báo rằng lạm phát y/y là 21% mà có lãi suất thực âm với lạm phát thì người dân sẽ rút tiền tiết kiệm mà mua và trữ vàng và usd để chống lạm phát 21% thay vì giữ tiền vnd ham lời 14%, ai ngu nhất cũng biết điều đó, chỉ trừ Thống Đốc là không biết.CXN*_082411_1207_“Lãi suất thực dương” Thống Đốc NHNN đã lỡ lời hay người ta hiểu sai ý?

Kết quả là người dân rút tiền hàng ngàn tỉ vnd mỗi ngày từ các nhà băng lớn tới nhỏ bắt đầu từ đầu tháng 09.2011.

Sự mất thanh khoản này làm nhà băng không có vnd để cho vay trong lúc hàng trăm ngàn doanh nghiệp đang khát vốn (có 50 ngàn doanh nghiệp đã phá sản rồi lúc tháng 09.2011) và họ sẵn sàng vay ở 23, 25% mặc dầu lúc đó Thống Đốc có hứa là lãi suất sẽ sụt từ 23% còn 17-19%.

Lúc đó tôi có viết một lá thư cho TĐ (ngày 28.10.2011) về sự thất bại này và ảnh hưởng của nó tới nền kinh tế VN. CXN*_102811_1274_Vài lời với Thống Đốc NHNNVN Nguyễn Văn Bình

Ngày 08.11.2011 tôi còn viết một bài , nêu rõ chi tiết thời điểm nào thì lãi suất mớ “hy vọng” giảm được còn 17 – 19%, đó là sớm nhất tháng 06.2012

KT – 189 – 110811 – Hy vọng sống cho DN: Bằng chứng và dấu hỏi

trong đó tôi viết:”TĐ NV Bình “quyết định hành chánh” hạ lãi suất cho vay từ 22 ~ 25% còn 17 ~ 19% từ ngày 09.07.2011, đến nay 2 tháng rồi mà vẫn đứng yên, thật ra, nó thụt lùi chứ không đứng yên vì hệ thống ngân hàng bây giờ đang vật lộn (mà không thắng nỗi) với thanh khoản, rồi sát nhập, rồi phá sản, chung quy cũng vì sai làm khi “quyết định hành chánh” lãi suất thực âm CXN – Vài lời với Thống Đốc NHNNVN Nguyễn Văn Bình
Tháng 11 và 12 mà không có thanh khoản cho doanh nghiệp vay sản xuất Tết thì thất bại hoàn toàn, mất 2 tháng Noel, rồi 3 tháng Tết sẽ không có gì xẩy ra nhiều trong mặt trận lãi suất, sát nhập và phá sản ngân hàng tới sau Tết cũng chưa giải quyết thì làm sao có thanh khoản tới tháng 03.2012, rồi cần 2 tháng 3 và 4.2012 để giải quyết ngân hàng, rồi bình ổn 2 tháng nữa, 5,6.2012 mới có thanh khoản, rồi nới bắt đầu 17 ~ 19% lãi suất vay.

Vậy là từ ngày tuyên bố lãi suất vay “phải tuân thủ 17 ~ 19%” là gần 1 năm (từ 07.09.2011 đến tháng 06.2012. Vậy thì bao giờ lãi suất mới giảm về 10%, có ai muốn đoán thử hay không ??? Theo tôi thì 1 năm nữa, tức là giữa 2013.”hết trích.”hết trích.

Sau đây thêm vài thí dụ về sự bất tài của bọn 3 Dũng

CXN*_030712_1440_Trước Tết, NV Bình nói hãy sống với 25% lãi vay và DN đừng trông vào NH cho vay (ref NVB)

Chính vì Bình và 3 Dũng không biết gì nhiều về vận hành kinh tế nên tôi không thể nào dự đoán lâu dài được vì chúng nó thường có quyền và thay đổi nửa chừng, ảnh hưởng rất nhiều tới hệ quả hằng năm sau đó.

CXN*_021712_1409_Tại sao tôi dự báo biến chuyển Kinh Tế từ 3 đến 6 tháng mà không lâu hơn ?????

Trong 4 năm qua viết về kinh tế VN, tôi chỉ dựa vào 2 yếu tố như Tiến Sĩ Alan Phan nói trong bài này, đó là “kiến thức và kinh nghiệm” và chính nhờ nó mà dự báo của tôi là đúng trên 95%. Vận hành kinh tế giỏi hay không là phải biết dự đoán đúng rồi đưa ra những chính sách đúng để nền kinh tế không đi vào suy thoái hay khủng hoảng như bây giờ, hay ít ra cũng làm cho nó không bị kiệt quệ như VN bây giờ, hằng 400 ngàn DN phá sản, hằng triệu người dân thất nghiệp. 

Bọn 3 Dũng luôn luôn tưởng là tiền ngân sách là bất tận nên chúng nó tha hồ ăn cướp, tham nhũng tiền nhân dân. Nếu tôi được tin tưởng và giao trách nhiệm vận hành thì những tên cướp này sẽ biết hậu quả của những gì chúng làm.

CXN*_021512_1406_ĐCS vẫn cứ tưởng tiền của đất nước là bất tận

Melbourne
29.06.2012
Châu Xuân Nguyễn

————————————————————
http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/tuanvietnam/77168/cach-danh-gia-mot-nen-kinh-te.html

Cách đánh giá một nền kinh tế

 Ngoài việc làm cho túi tiền của dân càng ngày càng phồng to, bộ máy lãnh đạo phải tạo thương hiệu, hay “niềm tin” của khách hàng vào chất lượng dịch vụ của mình. Ít nhất là họ phải tin rằng người bán sẽ giao đúng món hàng, đúng giờ và đúng giá… như lời hứa.

Khi nói chuyện kinh tế, nhiều chuyên gia thường lên giọng nghiêm túc và dùng những danh từ khó hiểu nhất pha lẫn những khẩu hiệu chính trị rồi kèm theo những con số thường là do các nhóm lợi ích cung cấp để không ai thấy rõ những mục tiêu riêng của mình và phe nhóm. Thực ra, sự điều hành kinh tế của một quốc gia không khác gì việc điều hành một doanh nghiệp. Một nền kinh tế cũng cần doanh thu (thuế, hàng xuất khẩu, kiều hối…), vốn đầu tư (FDI, FII, dự trữ ngoại tệ, vốn vay..), chi phí (nhân sự, giá vốn hàng hóa hay dịch vụ, hậu cần…), lời hay lỗ (dòng tiền âm hay dương…), tài sản và nợ, thương hiệu (niềm tin và sự thỏa mãn của người dân), mức tăng trưởng v.v…

Do đó, chúng ta có thể đánh giá khả năng thành công hay thất bại của một nền kinh tế dựa trên những chỉ tiêu áp dụng cho doanh nghiệp.

Khi họp để bàn về một dự án hay một doanh nghiệp, hội đồng thẩm định của quỹ đầu tư thường lưu ý đến 4 yếu tố then chốt trong vấn đề khả thi: sản phẩm hay dịch vụ; ban quản trị; kế hoạch tiếp thị và hiệu quả tài chính.

Một quản lý quỹ thông minh thường biết bỏ qua những “gương và khói” (smoke and mirror), những hình thức đánh bóng hoành tráng để che đậy yếu kém và những chi tiết thực sự vô nghĩa với sự thành công của dự án. Các công dân có kiến thức và tầm nhìn cũng phải đánh giá một nền kinh tế thật chính xác, khoa học và cân bằng về hiệu quả của đồng tiền bỏ ra, qua thuế hay nợ công hay tiền in thêm (một hình thức thuế).

Einstein có nhắc chúng ta là “không ngừng đặt câu hỏi”. Sau đây là những câu hỏi của tôi, có thể thiếu sót, nhưng chắc chắn sẽ giúp tôi đánh giá tốt hơn cơ hội và rủi ro trong tương lai nền kinh tế xứ này.

1. Sản phẩm hay dịch vụ trong mô hình kinh doanh

Như một doanh nghiệp, mỗi một quốc gia đều có thế mạnh cạnh tranh và đặc thù dân tộc trong những chủ đạo của nền kinh tế. Với yếu tố địa lý và dân số, Singapore đã thành công khi sử dụng dịch vụ tài chính quốc tế cho xứ sở. Mỹ có mũi nhọn công nghệ cấp cao và thị trường tiêu thụ khủng; trong khi Trung Quốc dựa vào mô hình sản xuất công nghiệp thông dụng cho toàn cầu. Nhật có lợi thế của một văn hóa rất tổ chức để thâu tóm thị trường tiêu dùng chất lượng; trong khi Ấn Độ biết lợi dụng lượng dân số có học, biết Anh ngữ để dành phần thắng trong công nghệ phần mềm.

Việt Nam đang đổ tiền đầu tư nhiều nhất vào lĩnh vực gì? Lĩnh vực đó có sản phẩm hay dịch vụ gì đặc thù hay có lợi thế cạnh tranh gì trên thương trường quốc tế? Chúng ta đang đầu tư dàn trải và xu thời hay chuyên sâu và bền vững? Sự lựa chọn sản phẩm và dịch vụ có thông minh và sáng tạo hay ngu xuẩn và sao chép?

2. Ban quản trị

Hai nhân tố quan trọng của nhà lãnh đạo là kiến thức và kinh nghiệm. Kiến thức đây không phải là bằng cấp, kiếm được từ trường lớp hay đi mua từ chợ, mà là một dòng suy tưởng và phân tích được bổ sung hàng ngày qua đám mây của nhân loại. Kinh nghiệm là những thành quả từ chiến trường thực sự, thua hay thắng, bằng công sức của chính mình và đội ngũ bao quanh.

Hai nhân tố trên sẽ giúp cho nhà lãnh đạo có một tầm nhìn xa, chính xác; cũng như một phán đoán sắc bén hơn khi trực diện những đòi hỏi của tình thế. Dĩ nhiên, lãnh đạo không thể đi xa hơn các nhân tài trong nhóm quản trị; giá trị thực của toàn đội ngũ cộng hưởng sẽ là vũ khí then chốt khi lâm trận.

Cho Việt Nam, ban quản trị kinh tế của chúng ta có hội tụ được những người giỏi nhất về kiến thức và kinh nghiệm để điều hành? Lãnh đạo có đủ tự tin để chiêu mộ những người tài giỏi hơn họ? Nhân sự lãnh đạo được tuyển chọn như thế nào, qua phe nhóm bè phái hay qua các kỹ năng và kinh nghiệm thực sự? Nhìn qua lý lịch và thành tích của 30 người quan trọng nhất đang điều khiển bộ máy kinh tế xứ này, người dân nhận định ra sao?

Và vấn đề đạo đức? Chúng ta có nên bắt chước vài quốc gia đòi hỏi một liệt kê tài sản của các lãnh đạo và gia đình họ, trước và sau khi nắm quyền? Chúng ta có dám để những chuyên gia hay định chế độc lập phân tích và phán xét nhân sự và bộ máy điều hành?

3. Kế hoạch tiếp thị

Một nhà hiền triết Trung Quốc dạy, “Muốn thống trị thiên hạ thì hãy phục vụ mọi người”. Phục vụ và đáp ứng được nhu cầu để khách hàng thỏa mãn là một kế hoạch tiếp thị thành công. Đây thực sự là một hành động liên tục, chứ không phải một vài khẩu hiệu khôn ngoan hay một cô người mẫu đẹp mắt trong một phút quảng cáo trên TV.

Trong nền kinh tế quốc gia, người dân là khách hàng, là nhà đầu tư và các quan chức là người bán hàng. Mục tiêu là sự thỏa mãn của “Thượng Đế”. Ngoài việc làm cho túi tiền của dân càng ngày càng phồng to, bộ máy lãnh đạo phải tạo thương hiệu, hay “niềm tin” của khách hàng vào chất lượng dịch vụ của mình. Ít nhất là họ phải tin rằng người bán sẽ giao đúng món hàng, đúng giờ và đúng giá… như lời hứa.

Trong các dịch vụ của chính phủ, quan trọng là công ăn việc làm, an ninh, y tế, giáo dục, môi trường, văn hóa và bảo hiểm xã hội cho những người kém may mắn. Ngoài ra, một nhiệm vụ “mềm” nhưng cần thiết là tạo niềm tin vào tương lai cho khách hàng với sự minh bạch, trung thực và sáng tạo.

Các lãnh đạo kinh tế ở Việt Nam đã đáp ứng được nhu cầu này chưa? Những người dân đang sinh hoạt hàng ngày có “tin” vào những giải pháp đề nghị, những dự án dài hạn, những thực thi luật lệ, những tiêu xài đa dạng của chính phủ? Cụ thể hơn, họ có tin là chính phủ đang làm tất cả để bảo đảm giá trị của đồng tiền VN, để khả năng thu nhập và mua sắm gia tăng đều đặn, để môi trường sống phù hợp với sức khỏe công cộng, để xã hội bớt bức xức về tệ nạn văn hoá?

4. Hiệu quả tài chính

Sau cùng, mọi nhà đầu tư đều muốn đồng tiền của mình được sử dụng hiệu quả và sinh lợi thường trực. Ngoài các con số về lợi nhuận và doanh thu, họ quan tâm nhất đến chỉ số hoàn trái (ROI: return on investment). Dù kế hoạch, ban quản trị, kỹ năng tiếp thị…có hay giỏi đến đâu, nhà đầu tư sẽ cho là vớ vẩn (BS) nếu công ty liên tục thua lỗ.

Câu hỏi người dân thường đặt ra cho mọi chính phủ là “trong nhiệm kỳ của ông hay bà, đời sống chúng tôi có khả quan hơn không?”. Về vật chất, về sức khỏe, về tinh thần, về tương lai con cái…tôi có nhiều hy vọng và lạc quan hơn không? Các ông bà đã đem tiền thuế, tiền nợ công, tiền các ông bà tự in ra…đầu tư vào những thứ gì và hiệu quả tài chính của chúng là thế nào? Các ông bà tiêu xài trong tiết kiệm và cẩn trọng số tiền của chúng tôi hay thích đi xây những văn phòng hoành tráng, mua những siêu xe, mở những tiệc tùng liên tục.. để hưởng thụ?

Dĩ nhiên, còn rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kết quả của bất cứ dự án đầu tư nào. Thời thế, may mắn, quan hệ, biến động xã hội, thiên tai…đều có thể trở thành những tác động chủ yếu. Nhưng chúng ta phải tùy thuộc vào những phân tích định lượng nêu trên để đánh giá cơ hội thành công của dự án; cũng như những rủi ro khiến chúng ta “tiền mất tật mang”.

Do đó, qua lăng kính của 4 góc nhìn chính, người dân có thể đoán được là các nhà lãnh đạo kinh tế Việt Nam có đủ khả năng đưa con thuyền này vượt sóng cao, ra biển lớn, ganh đua ngang hàng với mọi đối thủ và đối tác trong ngôi làng toàn cầu? Hay là chúng ta phải cầu nguyện mỗi ngày?

T/S Alan Phan

1 comments on “CXN_062912_1612_TS Alan Phan: Vận hành kinh tế tốt hay không nhờ vào kiến thức và kinh nghiệm

  1. Thế mạnh cạnh tranh đặc thù của VN là như Nguyễn Minh Triết đã PR: “Việt Nam có nhiều con gái đẹp”.

Bình luận về bài viết này