CXN_070512_1620_Ngày hôm nay, một đứa con nít học lớp 5, đi một vòng Chợ Bến Thành

Châu Xuân Nguyễn
Ngày hôm nay, một đứa con nít học lớp 5, đi một vòng Chợ Bến Thành cũng dự báo nền kinh tế này trong 6 tháng cuối năm sẽ ra sao chứ không cần bằng Tiến sĩ Kinh Tế của ông này “TS Trần Hoàng Ngân, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội “.
Nếu ông này nói được như thế này đúng 1 năm trước đây như tôi nói thì hãy huênh hoang, càng phát biểu càng nhục cho cái bằng Tiến Sĩ, Hiệu Trưởng trường Kinh Tế này nọ.

CXN*_070511_1147_Kinh tế VN sẽ bắt đầu suy thoái từ quý 4/2011

Không biết những Ông lớn Tiến Sĩ Kinh Tế của Chánh phủ và quốc Hội đâu mà không dự báo để 400 ngàn DN không bị phá sản và 2 triệu người không bị thất nghiệp ??? Bằng Tiến Sĩ Kinh tế để làm gì vậy, để lòe thiên hạ, rồi khi có suy thoái xẩy ra rồi mới biết và phân tích rằng suy thoái là vì, bởi, tại bị…như thế này, thế nọ ????


Melbourne
05.07.2012
Châu Xuân Nguyễn

———————————————————————————————————

‘Nền kinh tế rơi vào suy giảm kép’

05/07/2012 | 11:49

Biểu hiện rõ nhất là tăng trưởng thấp hơn nhiều so với cùng kỳ, lạm phát quá thấp, thất nghiệp tăng, thu ngân sách giảm…

‘Lạm phát giảm chưa hẳn là tốt’

Dưới đây là phần chia sẻ của TS Trần Hoàng Ngân, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội về tình hình kinh tế Việt Nam hiện nay và các tháng tới.
 Những nghịch lý đang tồn tại trong nền kinh tế, theo ông là những gì?
– Tình hình kinh tế xã hội Việt Nam đang xuất hiện nhiều khó khăn và thử thách. Nền kinh tế của rơi vào giai đoạn suy giảm kép, khi GDP 6 tháng đầu năm chỉ tăng khoảng 4,38%, trong đó, tuy quý II có tăng hơn quý I, nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với cùng kỳ các năm trước. Nếu không có giải pháp kịp thời thì tăng trưởng còn tiếp tục gặp khó.
Cùng với đó, số doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh ngừng hoạt động, phá sản, giải thể ngày càng nhiều, kéo theo tình trạng thất nghiệp gia tăng, thu ngân sách cũng suy giảm.
Điều nghịch lý trong bối cảnh hiện nay là nền kinh tế khó khăn như vậy, nhưng khoản chi ngân sách vẫn theo xu hướng đang tăng lên. Trong 6 tháng đầu năm, tổng thu ngân sách chỉ ước đạt khoảng hơn 346 nghìn tỷ đồng nhưng chi ngân sách vẫn gần 414 nghìn tỷ đồng. Rồi đâu đó vẫn là những đề xuất xây trụ sở này, trụ sở kia từ trung ương đến các tỉnh, thành phố hàng trăm nghìn tỷ đồng. Rồi vấn đề xử lý nợ xấu ngân hàng, cần phải làm nhanh là làm rốt ráo, nếu không nó sẽ đe dọa đến sự an toàn của cả hệ thống ngân hàng Việt Nam, nhưng không hiểu sao vấn đề này vẫn còn chần chừ…
TS Trần Hoàng Ngân.
– Vấn đề nợ xấu xem ra có vẻ là câu chuyện rất “khó xử” giữa Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính vì dường như đang có sự cạnh tranh “ngầm” xem Bộ nào có đủ “sức nặng” hơn để đứng ra gánh vác việc này?
– Theo tôi, Chính phủ cần lập ngay một ủy ban liên bộ để tập trung xử lý nợ xấu đang lớn nhanh và biến tướng gây tác động xấu đến tình hình kinh tế vĩ mô hiện nay. Lãi suất vừa qua tăng cũng vì khâu này, một số ngân hàng yếu kém cũng vì nguyên nhân đó. Nếu chần chừ, tình hình sẽ càng xấu hơn đối với hệ thống ngân hàng.
– Chính phủ mặc dù luôn tuyên bố nhất quán ưu tiên kiềm chế lạm phát nhưng có vẻ lại muốn dốc sức để thúc đẩy cho tăng trưởng hơn?
– Tôi đồng tình với Chính phủ về mục tiêu kinh tế xã hội hiện nay là ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Chính vì vậy, để có thể đảm bảo thực hiện nhất quán mục tiêu này, tôi cho rằng Chính phủ cần chia thành 2 nhóm giải pháp. Nhóm giải pháp ngắn hạn để giải quyết những khó khăn trước mắt và nhóm giải pháp dài hạn có tính ổn định lâu dài để khuyến khích đầu tư, sử dụng vốn hiệu quả, sử dụng các nguồn lực xã hội, góp phần tăng trưởng bền vững.
Về gói giải pháp ngắn hạn thì Chính phủ cũng đã có khá đầy đủ rồi, như các giải pháp miễn giảm giãn thuế, đẩy nhanh tiêu thụ hàng tồn kho, hạ nhanh lãi suất, hỗ trợ xúc tiến thương mại cả trong nước và ngoài nước… Nhưng trong các giải pháp ngắn hạn, vẫn phải tính đến một tầm nhìn dài hạn.
Chẳng hạn, như với vấn đề lãi suất, Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước phải hạ nhanh lãi suất cho vay. Tuy nhiên, cơ quan này cũng cần phải đồng thời cam kết lãi suất sẽ không quay đầu tăng cao trở lại hoặc biến động thất thường trong những năm trước khi, lúc tăng, lúc giảm, khi thì còn 10%, 6% nhưng lúc lên 16%, 18%, 20%.
Có làm được như vậy, doanh nghiệp và nhà đầu tư mới dám vay và yên tâm vay. Chính phủ cũng cần điều hành lãi suất theo lạm phát mục tiêu hoặc theo lạm phát cơ bản ngay để hạn chế bớt những cú sốc từ bên ngoài. Mặt khác, tuy giảm nhanh lãi suất nhưng không thể giảm các điều kiện cho vay, giảm chất lượng tín dụng vì nếu không, vòng luẩn quẩn nợ xấu sẽ tăng trở lại.
– 6 tháng cuối năm được xác định là thời kỳ cấp tập giải ngân đầu tư công. Ông nhìn nhận về tinh thần này thế nào?
– Đẩy mạnh giải ngân đầu tư công là định hướng rất đúng và việc tiếp tục tháo gỡ khó khăn, giải ngân các dự án đầu tư công theo đúng tiến độ và kế hoạch được duyệt, thể hiện quyết tâm rất cao của Chính phủ trong việc thúc đẩy tăng trưởng. Nhưng chỉ đẩy mạnh việc giải ngân thôi hoặc cố giải ngân bằng mọi giá là rất nguy hiểm, cũng giống như việc giảm lãi suất đồng thời giảm cả điều kiện cho vay, để đạt tiến độ.
Vì vậy, đi liền với giải ngân phải là việc hoàn thiện thể chế giám sát đầu tư công theo hướng công khai, minh bạch và hiệu quả, nhất là nâng cao vai trò, trách nhiệm của chủ đầu tư dự án và người cấp phép dự án. Chỉ thị 1792 của Thủ tướng Chính phủ đã thể hiện được tinh thần này rất rõ nhưng để Chỉ thị này được thực thi nghiêm túc, thì các cơ quan chức năng phải rất sát sao.
(Theo VnEconomy)

7 comments on “CXN_070512_1620_Ngày hôm nay, một đứa con nít học lớp 5, đi một vòng Chợ Bến Thành

  1. He he he , làm tiến sĩ kinh tế ở VN coi bộ cũng dể quá phải không anh Châu ? Cứ việc ngồi rung đùi nói dóc cho đã , câu giờ chờ xem tình hình diển biến tới đâu rôi nương theo đó mà nói , mà bình loạn lung tung . Dỉ nhiên là chỉ nói , bình loạn những sự việc đã xảy ra rồi chứ không dại gì mà dự báo trước vì có biết gì đâu mà dự báo trước .
    Nếu có nhiều tiền chắc tôi cũng ra chợ mua vài cái bằng tiến sỉ kinh tế để sáng sáng ra quán cafe bình loạn về nền kinh tế nước nhà cho tụi bạn nó nể mặt .

  2. Thông cảm cho tiến sĩ VN Hoàng Ngân ! Ổng sợ ở tù !Không ai nuôi vợ con mình .Ổng chấp nhận mọi người chửi rủa ,cho là hèn hạ .Nhưng xui cho các thế hệ sinh viên học trò của ổng bị thui chột ,hèn hạ lây .

  3. 650 usd+mot it kien thuc kinh te an cap cua anh Chau:lu VC nay lam tien si kinh te duoc roi,nhung anh Chau co dong y khong,hehe..,dung truy to lu no anh Chau nhe!

  4. THE P.M DUNG RELATIVE CORRUPTION IN VIET NAM???

    http://blog.yahoo.com/_MIGBSHJT6AS63B7H4GNPBUXNRA/articles/742243/index

    Nói thật với các bạn:

    Vay vốn ODA là để xây dựng và phát triển đất nước.

    Ra làm ăn nhất là với người nước ngoài thì Tiền của nhà đầu tư phải được theo dõi và báo cáo rõ ràng…

    Lại xét đến người đi vay thì phải có trách nhiệm báo cáo và trả tiền cho nhà đầu tư.

    Nếu để xảy tham nhũng thì sẽ rất khó khăn cho nhân dân do phải đóng thuế trả nợ vay nước ngoài.

    Nếu không có tiền thì phải in thêm tiền. In tiền nhiều thì tiền sẽ mất giá.

    Cho nên, chúng ta bắt buộc phải làm việc có trách nhiệm và tránh để tham nhũng ăn tàn mạt đất nước…hại bà con phải trả nợ hoài không hết cho đến đời con cháu…

    Tất cả những nhân tố này dẫn đến việc tôi bị hại, bị xâm hại quyền con người 1 cách rừng rú và không có pháp luật.

    Nhưng vì tôi làm là vì lương tâm và trách nhiệm, góp 1 phần nhỏ xây dựng đất nước minh bạch hơn cho tương lai của Việt Nam .
    Vì nếu làm ăn gian dối, phi pháp thì người nước ngoài sẽ không cho vay nữa và sẽ mất lòng tin trên trường quốc tế.

    Như vậy, đất nước sẽ nghèo nàn hơn do tham nhũng. Tin rằng các bạn cũng hiểu được điều này!

Bình luận về bài viết này